Cầu thủ nào việt nam ra nước ngoài thi đầu năm 2024

21 năm trước khi Quang Hải tới Pháp, Lê Huỳnh Đức là cầu thủ Việt Nam đầu tiên ra nước ngoài chơi bóng theo dạng cho mượn từ Công an TPHCM tới Chongqing Lifan (Trung Quốc).

Lê Huỳnh Đức là cầu thủ Việt Nam đầu tiên ra nước ngoài chơi bóng.

Huỳnh Đức biết sẽ không ở Trung Quốc lâu nên không mang theo vợ con. Thậm chí, bản hợp đồng của Huỳnh Đức không có gì bí mật cả, đây là bản hợp đồng mang nặng tính thương mại.

Tuy nhiên nếu lục tìm các trang viết bằng tiếng Trung, nhiều người sẽ bất ngờ trước sự ngưỡng mộ mà các fan Trung Quốc dành cho “Xuande” (tức Huỳnh Đức, do ban đầu họ phiên âm nhầm). Một bài viết trên KkNews cho biết hàng ngàn người hâm mộ bất chấp nắng hè để tới xem các buổi tập của Chongqing Lifan, nơi Huỳnh Đức khiến các đồng đội thay đổi cách nhìn nhận bằng khả năng chạy chỗ và ghi bàn thính nhạy.

Sự phấn khích còn cao hơn nữa trong trận đấu với Shanghai Shenhua ngày 15/07/2001, Huỳnh Đức vào sân phút 79. Phút 88, anh nhận đường chuyền từ cánh phải và đưa bóng vào lưới, trở thành cầu thủ Việt Nam đầu tiên ghi bàn bên ngoài lãnh thổ (cấp độ CLB).

Tổng thời gian thi đấu của Huỳnh Đức chỉ có 70 phút và 1 pha lập công.

Chỉ có điều pha lập công này không giúp Huỳnh Đức ra sân nhiều hơn. Như đã nói, HLV Lee Jang-soo không có kế hoạch dành cho bản hợp đồng thương mại. Sau nửa năm với 4 lần ra sân, tổng cộng 70 phút thi đấu và 1 bàn thắng, Huỳnh Đức rời Trung Quốc.

Sau Huỳnh Đức không ít cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài thi đấu. Tuy nhiên thành công rất hạn chế. Đoàn Văn Hậu chỉ xuất hiện 4 phút trong 10 tháng ở SC Heerenveen (Hà Lan), Công Phượng ra sân 17 lần trong 3 lần xuất ngoại, chủ yếu từ ghế dự bị, không khá hơn nhiều Lương Xuân Trường (11 trận) hay Nguyễn Tuấn Anh (2).

Ở vị trí thủ môn, Đặng Văn Lâm có lợi thế hơn khi bắt chính 38 trận cho MuangThong (Thái Lan). Nhưng chuyển sang Nhật Bản khoác áo Cerezo Osaka, anh chỉ 5 lần đứng trong khung gỗ. Vì vậy Công Vinh vẫn đang là cầu thủ làm tốt nhất khi chơi bóng ở môi trường đỉnh cao. Anh có 11 lần ra sân cho Consadole Sapporo (Nhật Bản), ghi 2 bàn và kiến tạo 2.

Hợp đồng giữa Hoàng Đức và Thể Công Viettel sẽ hết hạn vào tháng 11/2024. Trong thời gian qua, đôi bên đã có nhiều cuộc đàm phán để gia hạn nhưng không tìm được tiếng nói chung. Theo các nguồn tin uy tín, Hoàng Đức và Thể Công Viettel cuối cùng đã đi đến quyết định chia tay nhau.

Nguyễn Hoàng Đức là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất Việt Nam hiện nay.

Rời CLB gắn bó từ nhỏ, Hoàng Đức gần như chắc chắn sẽ xuất ngoại. Đương kim Quả bóng vàng Việt Nam từng muốn sang nước ngoài thi đấu từ 2 năm trước nhưng không thành. Cho đến bây giờ, anh vẫn thi thoảng nhắc đến với nhiều sự tiếc nuối. Theo Hoàng Đức, đó là thời điểm đẹp nhất để anh gia nhập một giải đấu lớn hơn V.League, bởi lẽ anh vẫn còn trẻ và giàu tham vọng cũng như khát khao chứng tỏ bản thân.

Đó cũng là lúc Hoàng Đức được cựu HLV tuyển Việt Nam, Park Hang-seo giới thiệu cho các CLB Hàn Quốc. Sau đó, mong muốn của Hoàng Đức đã vơi bớt và đó là lý do anh ngồi vào bàn đàm phán với Thể Công Viettel khi hợp đồng sắp hết hạn. Tuy nhiên, việc không đạt được thỏa thuận với Thể Công Viettel sẽ thúc đẩy Hoàng Đức nghĩ lại về chuyện xuất ngoại. Tiền vệ quê Hải Dương có lẽ sẽ quyết tâm hơn khi “đàn anh” Quang Hải cũng rục rịch chuyển sang Nhật Bản.

Tương tự như Hoàng Đức, bản thân Quang Hải ưu tiên việc ở lại CLB Công an Hà Nội nhưng không đạt được thỏa thuận gia hạn. Quang Hải nhận được một số đề nghị từ các CLB khác ở V.League, nhưng anh không hứng thú với bất cứ đội bóng nào. Đây là điều dễ hiểu, bởi lẽ ngôi sao quê Đông Anh đã giành mọi danh hiệu quốc nội cùng Hà Nội FC và CLB Công an Hà Nội. Đến Nhật Bản sẽ là bước tiến cho phần còn lại của sự nghiệp tiền vệ nhỏ con này.

Sẽ rất thú vị nếu Quang Hải và Hoàng Đức lần lượt rời khỏi V.League trong năm nay. Đó không phải bước lùi của giải đấu cao nhất Việt Nam mà ngược lại, là những dấu hiệu cho sự phát triển mà giới mộ điệu mong mỏi từ lâu. Tên tuổi và tài năng của bộ đôi tiền vệ này đủ sức kích hoạt làn sóng xuất ngoại cho cầu thủ Việt Nam.

Trong quá khứ, các cầu thủ Việt Nam xuất ngoại theo các hợp đồng đậm chất thương mại nhiều hơn chuyên môn. Họ cũng ra đi theo dạng đơn lẻ, không tạo ra hiệu ứng đủ lớn. Bản thân Quang Hải từng khiến người hâm mộ Việt Nam phát sốt khi chuyển đến Pau FC vào mùa hè 2022, nhưng anh lại không thể duy trì cơn sốt đó vì đánh mất vị trí ở đội hình một CLB nước Pháp.

Kích hoạt làn sóng xuất ngoại

Muốn tạo ra làn sóng xuất ngoại cho cầu thủ Việt Nam, những người đi trước phải thành công. Cho đến thời điểm này, có lẽ chỉ có Đặng Văn Lâm từng gây tiếng vang rõ ràng ở giải đấu ngoài V.League. Văn Lâm đã có 2 năm bắt chính cho Muangthong United của Thái Lan, nhưng vị trí thủ môn khiến anh không thể trở thành hiện tượng đủ lớn. Lê Công Vinh từng tỏa sáng ở Consadole Sapporo, nhưng quãng thời gian anh khoác áo đội bóng Nhật Bản quá ngắn ngủi khiến anh chưa kịp tạo ra sức ảnh hưởng cho các “đàn em” ở quê nhà.

Tất nhiên không tính thủ môn nhập tịch Nguyễn Filip, người trưởng thành, tỏa sáng ở bóng đá châu Âu trước khi trở về Việt Nam thi đấu. Chính vì những cái tên xuất ngoại và mờ nhạt như Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh hay Đoàn Văn Hậu khiến cho nhiều cầu thủ Việt Nam tự ti khi có cơ hội.

Các chuyên gia đánh giá nhiều tuyển thủ Việt Nam đủ khả năng thi đấu ở các giải đấu đẳng cấp cao hơn V.League. Không nhất thiết phải là giải vô địch quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc mà ngay cả việc chuyển đến giải hạng 2, hoặc đến Thái Lan cũng có thể giúp các cầu thủ Việt Nam phát triển hơn. Thế nhưng, họ không có “tấm gương” nào đủ sáng để tạo ra động lực thoát khỏi vòng an toàn.

Với Quang Hải và Hoàng Đức, làn sóng xuất ngoại hoàn toàn có thể xuất hiện, miễn là bộ đôi này chọn đúng bến đỗ phù hợp. Đây là điều rất quan trọng. Muốn thành công ở giải đấu khác, họ cần đảm bảo việc được thi đấu thường xuyên trước tiên. Nhật Bản được xem là môi trường tốt cho cả hai, những tiền vệ có kỹ thuật và nhãn quan tốt. Quang Hải đã được đồn đoán với Consadole Sapporo, trong khi bản thân Hoàng Đức từng xác nhận anh sẽ chọn Nhật Bản thay vì Hàn Quốc nếu có cơ hội mới.

Viễn cảnh Quang Hải và Hoàng Đức so tài tại J.League 1 và tạo ra dấu ấn nào đó cực kỳ hấp dẫn. Khi đó, không chỉ người hâm mộ phấn khích, mà ngay cả các cầu thủ Việt Nam cũng nhìn vào hai người đồng nghiệp để phấn đấu. Họ cũng sẽ tự tin tiến ra biển lớn hơn khi có những người dẫn đường thực sự.

Xét trình độ chuyên môn của các cầu thủ Việt Nam hiện tại, nhiều cái tên đủ sức xuất ngoại trong khu vực châu Á. Có thể kể đến như Bùi Hoàng Việt Anh, Võ Hoàng Minh Khoa, Khuất Văn Khang, Nguyễn Đình Bắc, Phạm Tuấn Hải… Càng nhiều cầu thủ xuất ngoại và có cơ hội phát triển ở môi trường đẳng cấp hơn, đội tuyển Việt Nam càng có cơ sở để nâng tầm sức mạnh hơn.

Thể Công Viettel đã có người thay thế Hoàng Đức?

Thể Công Viettel sẽ không để Nguyễn Hoàng Đức ra đi tự do nếu không có người thay thế. Theo đánh giá của giới mộ điệu, nhà vô địch V.League 2019 thực chất đã chuẩn bị cho cuộc sống không có ngôi sao sáng nhất của mình từ bây giờ. Cái tên được ban huấn luyện Thể Công Viettel lựa chọn tiếp bước Hoàng Đức là tài năng trẻ Nguyễn Công Phương.

Trong thời gian đầu xuất hiện, Công Phương thường bị nhầm với… Công Phượng. Tên của hai người chỉ khác nhau một dấu nặng. Tuy nhiên, tiền vệ 18 tuổi này có phong cách giống với Hoàng Đức hơn. Anh được nhiều HLV khen ngợi trong suốt quá trình phát triển.

Công Phương là ngôi sao giúp Viettel vô địch U17 Quốc gia 2023. Anh giành cú đúp giải thưởng vua phá lưới và cầu thủ xuất sắc nhất giải. Ở cấp độ đội tuyển, Công Phương là thủ quân của U16 và U17 Việt Nam. Anh từng lên tuyển U19 khi còn rất trẻ và thậm chí được điền tên vào danh sách sơ bộ của U23 Việt Nam.

Chủ đề