Câu ghép hô ứng là gì

I. Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

1. Trong mối quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả

Để thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả; giả thiết – kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng:

- Một quan hệ từ: nếu, hễ, giá, thì,…

- Hoặc một cặp quan hệ từ: nếu… thì….; nếu như … thì…; hễ… thì….; hễ mà… thì…; giá… thì…

VD:

- Em sẽ được bố đưa đi chơi nếu năm học này em đạt học sinh giỏi.

- Hễ Lan cất giọng thì cả hội trường đều im lặng và trật tự lắng nghe.

2. Trong mối quan hệ tương phản

Để thể hiện mối quan hệ tương phản giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng:

- Một quan hệ từ: tuy, dù, mặc dù, nhưng..

- Hoặc một cặp quan hệ từ; tuy… nhưng…; mặc dù… nhưng…; dù… nhưng…

VD:

- Mặc dù không phục nhưng anh ấy vẫn cúi đầu nhận lỗi.

- Tuy nhà xa nhưng Lan chưa bao giờ đi học muộn.

3. Trong quan hệ tăng tiến

Để thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng một trong các cặp quan hệ từ: không những… mà…; chẳng những… mà….; không chỉ… mà…

VD:

- Hoa không những chăm học cô bé còn rất chăm làm việc nhà.

- Trung chẳng những đánh nhau anh ta còn hút thuốc và uống rượu bia

II. Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng

Để thể hiện quan hệ về nghĩa giữa các vế câu, ngoài quan hệ từ, ta còn có thể nối các vế câu ghép bằng một số cặp từ hô ứng như:

- vừa…đã…;chưa…đã…;mới….đã…;vừa…vừa…; càng…càng…

- đâu…đấy;  nào… ấy; sao… vậy; bao nhiêu …bấy nhiêu

VD:

- Cô giáo vừa ra ngoài lớp đã ồn ào như cái chợ

- Mưa càng lớn bao nhiêu lòng mẹ Lan càng lo lắng bấy nhiêu

I. Nhận xét

1. Dùng gạch xiên ( / ) ngăn các vế trong mỗi câu ghép dưới đây. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ của mỗi vế câu :

a) Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

b) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.

Gợi ý:

Em phân tích các cụm chủ - vị trong từng câu rồi xác định các vế trong mỗi câu ghép; xác định các cụm chủ - vị của mỗi vế.

Trả lời:

a) Buổi chiều, nắng vừa nhạt,/ sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

b) Chúng tôi đi đến đâu,/ rừng rào rào chuyển động đến đấy.

2. Trả lời câu hỏi:

a) Các từ in đậm trong hai câu ghép trên được dùng làm gì ? Đánh dấu X vào □ trước câu trả lời đúng :

□ Dùng để nối các từ ngữ với nhau.

□ Dùng để nối vế câu 1 với vế câu 2.

□ Dùng để nối hai câu với nhau

b) Nếu lược bỏ những từ ấy thì các câu có gì thay đổi ? Đánh dấu X vào ô thích hợp :

Các câu ghép

Quan hệ giữa hai vế câu không chặt chẽ

Câu trở thành sai

a) Buổi chiều, nắng vừa nhạt,   

sương đã buông nhanh xuống

mặt biển.

……

…….

b) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy

…….

…….

Gợi ý:

a. Em làm theo yêu cầu của bài tập.

b. Em thử lược bỏ các từ in đậm đó xem câu có còn được chặt chẽ và hợp lí nữa hay không?

Trả lời:

a) Các từ in đậm trong hai câu ghép trên được dùng làm gì ? Đánh dấu X vào □ trước câu trả lời đúng :

X Dùng để nối vế câu 1 với vế câu 2.

b) Nếu lược bỏ những từ ấy thì các câu có gì thay đổi ? Đánh dấu X vào ô thích hợp :

Các câu ghép

Quan hệ giữa hai vế câu không chặt chẽ

Câu trở thành sai

a) Buổi chiểu, nắng vừa nhạt,   

sương đã buông nhanh xuống

mặt biển.

X

X

b) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy

X

X

Nếu ta lược bỏ những từ ấy thì quan hệ giữa các vế câu hết sức lỏng lẻo, không còn chặt chẽ như trước.

II. Luyện tập

1. Đọc các câu ghép dưới đây, đánh dấu gạch chéo gia các vế câu, khoanh tròn cặp từ nối các vế câu :

a) Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

b) Chiếc xe ngựa vừa đậu lại, tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.

c) Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.

Gợi ý:

Con phân tích các vế trong câu ghép rồi tìm các từ ngữ có tác dụng nối các vế câu ghép trong câu.

Trả lời:

a) Ngày (chưa) tắt hẳn, / trăng (đã) lên rồi.

b) Chiếc xe ngựa (vừa) đậu lại, / tôi (đã) nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.

c) Trời (càng) nắng gắt, / hoa giấy (càng) bồng lên rực rỡ.

 2. Điền từ thích hợp vào mỗi chỗ trống :

a) Mưa………..to, gió………….thổi mạnh.

b) Trời………..hửng sáng, nông dân…………………..ra đồng.

c) Thuỷ Tinh dâng nước cao……………………Sơn Tinh làm núi cao lên.........

Gợi ý:

Một số cặp từ hô ứng thường dùng đó là: vừa...đã...; chưa ... đã ....; mới .... đã .... ; vừa .... vừa ....; càng .... càng ...; đâu .... đấy ....; nào .... ấy; sao .... vậy; bao nhiêu .... bấy nhiêu;...

 Trả lời:

a) Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.

b) Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.

c) Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.

Họ ủng nghĩa là gì?

1. Kẻ gọi người đáp, chỉ sự phù hợp, thanh khí tương thông.

Về câu nghĩa là gì lớp 5?

Còn theo khái niệm khi học tiếng Việt lớp 5 câu ghép được định nghĩa khá đơn giản, câu ghép chính là câu do hai hoặc nhiều cụm chủ vị tạo thành. Mỗi cụm chủ vị này trong câu sẽ được gọi là vế câu.

Thế nào là câu ghép đẳng lập?

- Câu ghép đẳng lập: Câu ghép đẳng lập bao gồm hai vế câu không phụ thuộc vào nhau và có mối quan hệ ngang hàng, không phụ thuộc vào nhau. Các vế trong câu ghép đẳng lập được kết nối bằng quan hệ từ đẳng lập do vậy mối quan hệ giữa chúng nhìn chung khá lỏng lẻo. Ví dụ: Hôm nay tôi làm việc hoặc mai làm.

Câu ghép nối là gì?

Câu ghép là câu có nhiều vế ghép lại với nhau. Mỗi vế câu đều có cấu tạo giống câu đơn ( có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.