Cao tốc trung lương mỹ thuận dài bao nhiêu km

Tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng chiều dài 51,5km, đi qua địa phận tỉnh Tiền Giang, tuyến đường được thiết kế bề rộng nền đường 17m, mặt đường 16m, gồm 4 làn xe, được thông xe hôm 19/1/2022. Trên tuyến có 53 cầu, trong đó có 39 cầu trên tuyến chính, 14 cầu vượt và cầu trên tuyến nối.

Nút giao Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành dự kiến sẽ đặt trạm thu phí đầu vào tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. 

Tổng mức đầu tư dự án hơn 12.600 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ hơn 2.100 tỷ đồng, vốn của nhà đầu tư, vốn tín dụng hơn 10.400 tỷ đồng.

Tỉnh Tiền Giang đã thống nhất với Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận trình Bộ GTVT về việc xây dựng 2 trạm thu phí trên tuyến chính tại Km 51+940 và Km 99+200.

Cụ thể, vị trí đặt trạm thu phí trên tuyến chính tại Km 51+940 thuộc khu vực nút giao Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành để kiểm soát được toàn bộ phương tiện ra vào tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận; xây dựng nhà điều hành tạm trong phạm vi đã giải phóng mặt bằng của dự án để phục vụ công tác vận hành, thu phí, điều chuyển thiết bị chưa lắp đặt của 4 làn trên tuyến nhánh đã phê duyệt và bổ sung thiết bị cho hai làn thu phí để lắp đặt cho tuyến chính.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đang chờ duyệt đề án thu phí.

Các trạm thu phí trên tuyến nhánh tại nút giao Cai Lậy, nút giao Cái Bè, nút giao An Thái Trung được giữ nguyên theo hồ sơ thiết kế được duyệt.

Trong quá trình khai thác, nhà đầu tư tiếp tục theo dõi tình hình thực tế, chủ động đề xuất phương án đặt thêm 1 trạm trên tuyến chính tại cuối tuyến (khu vực nút giao An Thái Trung) trong trường hợp cầu Mỹ Thuận 2 và tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ hoàn thành nhưng chưa thu phí, có nghiên cứu phù hợp với nút giao đường cao tốc Cao Lãnh - An Hữu.

UBND tỉnh Tiền Giang thống nhất mức thu phí tạm thời sau khi 2 trạm thu phí trên tuyến chính thi công xong, đưa vào vận hành sẽ có xem xét điều chỉnh cụ thể.

Trong dự toán phương án tài chính ban đầu, mức thu phí sử dụng đường bộ tại cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được chia theo 5 nhóm xe. Mức thấp nhất là 2.100 đồng/km, tương 110.000 đồng cho cả tuyến 51km; nhóm chịu phí đắt nhất là xe tải 18 tấn trở lên với mức giá 8.400 đồng/km, tương đương khoảng 430.000 đồng cho cả tuyến.

Lộ trình tăng giá được tỉnh Tiền Giang duyệt là cứ 3 năm doanh nghiệp khai thác, vận hành cao tốc được tăng giá vé lên 15% trong suốt vòng đời của dự án.

Theo đại diện nhà đầu tư, hiện nay có một số thông tin về mức thu phí và giá vé của cao tốc này là chưa chính xác. Đây mới chỉ là dự toán của phương án tài chính trước đây.

Tuy nhiên, trên thực tế, phải khi dự án hoàn thành, nghiệm thu thì mới có thể tính toán và xác định mức thu, giá vé cụ thể.

Được biết, Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đã có báo cáo bổ sung giải pháp thu phí để hoàn vốn dự án đầu tư đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Trong đó, đơn vị này đề xuất xây dựng 2 trạm thu phí trên tuyến chính tại Km51+940 và Km99+200.

Ông Cao Văn Nghĩa - Phó Tổng Giám đốc dự án BOT cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - thông tin, sau gần 3 năm tiếp nhận quản lý điều hành dự án, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã hoàn thành tuyến chính và cơ bản hoàn thành các tuyến nối.

Tuy nhiên, đến nay đề án thu phí tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương vẫn chưa được phê duyệt, vì vậy, việc thu phí hoàn vốn dự án Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ không thực hiện được. Điều này có nguy cơ ảnh hưởng đến thời gian đưa tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vào khai thác vận hành.

“Hiện nay có một số thông tin về mức thu phí và giá vé của cao tốc này là chưa chính xác. Đây mới chỉ là dự toán của phương án tài chính trước đây”, ông Nghĩa cho hay.

Sau 15 ngày phục vụ lưu thông tạm dịp Tết, từ hôm nay (11/2) cao tốc này sẽ dừng vận hành và tiếp tục hoàn thiện để nghiệm thu đưa vào vận hành chính thức (dự kiến tháng 4/2022).

Đại diện Công ty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận cho biết, sau 15 ngày phục vụ lưu thông tạm dịp Tết, từ hôm nay (11/2) cao tốc này sẽ dừng vận hành và tiếp tục hoàn thiện để nghiệm thu đưa vào vận hành chính thức (dự kiến tháng 4/2022).

“Sau khi dự án hoàn thành, nghiệm thu thì mới tính toán lại và khi đó mới xác định được mức thu, giá vé chính thức. Thời điểm này, phía tỉnh Tiền Giang cũng mới đề xuất lên Bộ GTVT để xây trạm thu phí tuyến chính (do chưa thống nhất được phương án thu phí toàn tuyến TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ). Sau khi Bộ GTVT có ý kiến mới triển khai xây trạm và thời gian thực hiện mất khoảng 6 tháng”, ông Nghĩa cho biết.

Với 2 trạm thu phí chính tuyến, nếu Bộ GTVT đồng ý với đề xuất thì việc xây dựng trạm thu phí cũng phải mất thời gian đến 6 tháng. Hiện dự án đang được thi công mặt đường và trạm thu phí các tuyến nhánh Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước, dự kiến đến cuối tháng 3/2022 sẽ hoàn thành.

Trước đó, ngày 13/1, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm có buổi làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang và Công ty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận về các nội dung liên quan đến dự án, trong đó có nội dung về phương án đặt trạm thu phí.

Theo tinh thần thống nhất tại cuộc họp, ngày 14/1, Công ty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận có văn bản báo cáo bổ sung giải pháp thu phí để hoàn vốn dự án. Trong đó, Công ty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận đề xuất xây dựng 2 trạm thu phí trên tuyến chính tại Km51+940 và Km99+200./.

Theo Sở GTVT Tiền Giang, tháng 3.2019, tức là ngay sau khi tỉnh Tiền Giang nhận trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền với Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận từ Bộ GTVT, tỉnh Tiền Giang đã phối hợp Bộ GTVT và các bên có liên quan thống nhất điều chỉnh, bổ sung nhiều hạng mục (chủ yếu là đường gom, cầu vượt… phục vụ dân sinh, nơi cao tốc đi qua) nên phát sinh chi phí đầu tư rất lớn.

Việc công bố vận tốc tối đa cho phép di chuyển trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận chỉ 80 km/giờ khiến nhiều tài xế thắc mắc

Trong khi đó, nếu để nguyên thiết kế tuyến chính như ban đầu (tức 24 m mặt cắt ngang với 6 làn xe, trong đó có 2 làn dừng khẩn cấp ở hai bên) thì chi phí sẽ tăng lên đến khoảng 18.000 tỉ đồng (tăng hơn 5.000 tỉ đồng so với hiện tại), trong bối cảnh huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, tuyến chính của dự án bị "bóp” lại chỉ còn mặt đường rộng 17 m, 4 làn xe mà không có làn dừng xe khẩn cấp, mỗi làn xe cũng bị “bóp” từ 3,75 m xuống còn 3,5 m.

“Theo thiết kế này thì xe chỉ được phép chạy tối thiểu 60 km/giờ và tối đa 80 km/giờ để đảm bảo an toàn cho các phương tiện trong quá trình di chuyển. Tốc độ tối đa 80 km/giờ tức là vận tốc không đồng bộ với vận tốc tối đa cho phép của cao tốc TP.HCM - Trung Lương (60km/giờ - 100 km/giờ). Vấn đề này sẽ được khắc phục, đồng bộ trong giai đoạn 2 của dự án”, ông Trần Văn Bon, Giám đốc Sở GTVT Tiền Giang, cho biết.

Mỗi làn đường trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận chỉ có mặt cắt ngang rộng 3,5 m, nhỏ hơn 0,25 m so với cao tốc TP.HCM - Trung Lương.

Theo ông Bon, dự kiến, ở giai đoạn 2 đầu tư cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, mỗi làn xe sẽ được nới rộng ra 3,75 m và có các làn dừng khẩn cấp ở hai bên...

Nhiều việc phải làm trước khi đồng bộ với cao tốc TP.HCM - Trung Lương

Theo Bộ GTVT, tại Việt Nam, các tuyến cao tốc nằm trong mạng đường bộ cao tốc đều được quy hoạch với quy mô từ 4 - 6 làn xe hoàn chỉnh (tức mỗi làn rộng 3,75 m). Thậm chí, một số tuyến đường cao tốc kết nối các khu đô thị, trung tâm kinh tế lớn còn được quy hoạch với quy mô 8 - 10 làn xe, đạt được quy chuẩn thiết kế đó thì tốc độ cho phép đạt được từ 80 - 120 km/giờ. Tuy dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận cũng nằm trong quy hoạch đường cao tốc Quốc gia, cụ thể là tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đến năm 2025 sẽ được xây dựng hoàn thành toàn tuyến đến tỉnh Cà Mau, nhưng đây là dự án dạng “siêu rùa” vì đã nhiều lần điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh tổng vốn đầu tư so với khi khởi công lần đầu vào tháng 11.2009.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận không có làn dừng khẩn cấp khiến tài xế điều khiển phương tiện không khỏi băn khoăn

Đáng chú ý nhất là tổng thời gian thi công dự án này kéo dài đến 13 năm mới hoàn thành cho 51,5 km đường, gây rất nhiều thất vọng đối với người dân, doanh nghiệp. Trong quá trình thi công, thậm chí có nhà thầu đã bị khởi tố hình sự, giá trị thực tế thi công tại công trường rất khó xác định… đến mức Thường trực Chính phủ phải kết luận quyết định “giải cứu” bằng cách áp dụng nhiều giải pháp chưa có tiền lệ trong lịch sử đầu tư đường bộ của nước ta.

Trong đó, phải kể đến các giải pháp đạt hiệu quả cao như chuyển cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền từ Bộ GTVT về địa phương, chỉ định nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm, tài chính dồi dào để loại bỏ các nhà thầu kém năng lực đã gây đình trệ trong khi nhận thầu thi công.

Tuy chưa đồng bộ với cao tốc TP.HCM - Trung Lương nhưng cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kéo giảm kẹt xe tại các "nút thắt cổ chai" trên QL1 qua địa bàn các TX.Cai Lậy và H.Cái Bè thuộc tỉnh Tiền Giang

Từ 7 giờ 30 ngày 30.4, các phương tiện sẽ chính thức được lưu thông vào cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Và theo UBND tỉnh Tiền Giang, thời gian thu phí sẽ được thông báo sau.

Trong khi đó, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả, Chủ tịch HĐQT Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, cho biết doanh nghiệp dự án vẫn đang kiến nghị UBND tỉnh Tiền Giang sớm đưa thời gian thu phí hoàn vốn, tiếp tục giải phóng mặt bằng đối với các tiểu dự án đường gom còn lại… để các bên có mốc thời gian, có căn cứ vững chắc điều chỉnh một số nội dung chưa thống nhất trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng dự án.

Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang sớm phối hợp với Bộ GTVT để thống nhất cho xây dựng trung tâm dừng nghỉ và trung tâm quản lý khai thác, duy tu, bảo trì để quá trình vận hành tuyến đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đạt hiệu quả hơn, đảm bảo tuổi thọ cho toàn bộ công trình.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ đề