Cảnh sinh hoạt của người dân Cô tô được Vị như thế nào

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu miêu tả cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô

Các câu hỏi tương tự

Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.

Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.

Soạn bài Cô Tô. Trả lời câu 4 trang 113 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 Kết nối tri thức. 

Câu hỏi: Theo em, để nhận ra vẻ đẹp của Cô Tô, nhà văn đã quan sát cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người trên đảo ở những thời điểm nào và từ vị trí nào?

Trả lời: Cảnh Cô Tô được miêu tả từ cao xuống thấp. Từ nóc đồn trên đảo, Nguyễn Tuân nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô. Cảnh đẹp được thu vào tầm mắt khiến nảy sinh trong lòng nhà văn một cảm xúc mãnh liệt: càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.



    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức

Quảng cáo

Câu 4: Trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2

Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn? Em có cảm nghĩ gì về cảnh ấy?


Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh là:

  • Cái giếng nước ngọt ... cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát mẻ hơn mọi cái chợ trong đất liền.

=> So sánh ngang bằng và không ngang bằng đã tạo nên một cảm nhận kỳ lạ. Giếng mà lại quan hệ tới bến và chợ ở đất liền!

  • Không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc.

Từng đoàn thuyền, lũ con lành.

=> Hàng loạt các so sánh đã cho ta thấy cuộc sống thật bình yên, giản dị và hạnh phúc.

Đây là những cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập và là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão. Những hình ảnh này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà.


Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Cô Tô

Từ khóa tìm kiếm Google: Soạn câu 4 bài Cô Tô văn 6 tập 2, trả lời câu 4 bài Cô Tô văn 6 tập 2, gợi ý câu 4 bài Cô Tô văn 6 tập 2, giải chi tiết câu 4 bài Cô Tô văn 6 tập 2

Câu 4 (trang 91 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn? Em có cảm nghĩ gì về cảnh ấy?

Soạn cách 1

Cảnh sinh hoạt của người dân:

- Dưới con mắt của tác giả sự sống của con người nơi đây diễn ra quanh cái giếng nước ngọt tấp nập, giản dị, đông vui, đoàn kết: rất đông người tắm, gánh múc nước vào thùng gỗ, vào cong, ang… vui như một cái bến và đậm đà hơn mọi cái chợ trong đất liền.

- Hình ảnh anh hùng Châu Hòa Mã gánh  nước ngọt ra thuyền, chị Châu Hòa Mã dịu dàng địu con bên cái giếng nước ngọt trên đảo… cho thấy một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc trong sự giản dị, mộc mạc thanh bình

- Tác giả gửi gắm sự chân thành của mình với con người, cuộc sống và thiên nhiên nơi đây. Điều này đã giúp tác giả khắc họa thành công cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo Cô Tô làm nổi bật không khí vừa rộn ràng vui tươi nhưng lại thanh bình, giản dị.

Soạn cách 2

Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

- Cái giếng nước ngọt: Gánh và múc nối tiếp nhau, để tắm, uống; vui nhộn như cái bến

- Chỗ bãi đá: Nuôi hải sâm, thuyền mở nắp sạp

Cảnh sinh hoạt tấp nập, khẩn trương và thanh bình sau trận bão dữ.

Soạn cách 3

- “Cái giếng nước ngọt ... cái sinh hoạt của nó vui như một….mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền”

  Tổng Kết :  So sánh ngang bằng và không ngang bằng đã tạo nên một liên tưởng kì lạ giữa cái giếng ở Cô Tô với một vài thứ ở đất liền.

- “Không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc”

- “Từng đoàn thuyền, lũ con lành”

  Tổng kết: Khung cảnh ta chưa từng gặp lại trở nên chân thực, gần gũi.

-  Nguyễn Tuân thực sự rất tài năng. Cô Tô qua ngòi bút của ông được vẽ lên rất chân thực, bình dị.

Bạn tham khảo: Cảnh sinh hoạt và lao động của con người trên dảo Cô Tô. *Vị trí : Cái giếng nước ngọt *Cảnh sinh hoạt và lao động: diễn ra tấp nập, đông vui, thân tình. Hình ảnh so sánh, hình ảnh hoán dụ độc đáo cho thấy cuộc sống đông vui, thanh bình, yên ả.

Video liên quan

Chủ đề