Cảnh sát giao thông xin lỗi viet kieu duc năm 2024

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Một ông Việt kiều Đức lái xe hơi bị Đội Cảnh Sát Giao Thông Cát Lái, công an Sài Gòn kiểm tra và bắt giữ xe tại quận 2, vì cho rằng bằng lái xe quốc tế “vô giá trị ở Việt Nam.”

Ngày 20 Tháng Ba, mạng xã hội Facebook đăng một clip dài gần 1 phút với nội dung ghi lại hình ảnh cự cãi giữa ông Vũ Thanh Tùng (40 tuổi), Việt kiều Đức, đang sinh sống tại Sài Gòn trong lúc làm việc với Đội Cảnh Sát Giao Thông Cát Lái, công an Sài Gòn.

Chỉ trong vài giờ, clip đã nhận được hàng ngàn lượt truy cập, phản hồi với sự tức giận về thái độ hung hăng khinh thường người dân của viên cảnh sát giao thông.

Theo báo Người Lao Động, vào khoảng 13 giờ ngày 18 Tháng Ba, trên đường Mai Chí Thọ, quận 2, ông Tùng lái xe hơi quá tốc độ bị Đội CSGT Cát Lái dừng xe kiểm tra và yêu cầu xuất trình giấy tờ.

Ông Tùng đưa ra bằng lái xe quốc tế được cấp tại Đức, in toàn chữ Đức. Thế là Đội CSGT này cho là bằng lái xe không có giá trị sử dụng tại Việt Nam nên thông báo giữ xe và bằng lái để xác minh.

Song, ông Tùng không đồng ý vì cho rằng, giấy phép lái xe của ông được quyền lái xe ở Việt Nam. Thế nhưng, một trung úy của Đội CSGT Cát Lái hùng hổ lớn tiếng khẳng định: “Bằng lái quốc tế vô giá trị tại Việt Nam, tôi phạt anh tôi chịu trách nhiệm.”

Tuy nhiên, nói với báo Lao Động, ông Huỳnh Công Thư, Đoàn Luật Sư tỉnh Long An cho biết, Việt Nam tham gia công ước giao thông 1968 và theo Thông Tư 29 của Bộ Giao Thông Vận Tải, nếu ai có giấy phép lái xe quốc tế thì được quyền lái xe đúng như trong giấy phép tại Việt Nam mà không cần đổi nếu còn thời hạn sử dụng.

Liên quan đến vụ việc, ngày 21 Tháng Ba, ông Trần Văn Thương, phó trưởng phòng PC67, cho biết qua xác minh, những cán bộ xuất hiện trong đoạn clip đang công tác tại Đội CSGT Cát Lái, thuộc PC67. Cán bộ nói chuyện với người vi phạm là Trung Úy Võ Thành Tâm.

“Theo qui định, người có giấy phép lái xe quốc tế mà không có bằng lái xe quốc gia nơi cư trú là không đúng qui định, nên Trung Úy Tâm lập biên bản vi phạm, tạm giữ xe và giấy chứng nhận sở hữu xe. Đến 16 giờ, ông Tùng đến trụ sở Đội CSGT Cát Lái, xuất trình thêm giấy phép lái xe của Đức. Đội CSGT Cát Lái sau đó đã thay đổi biện pháp ngăn chặn là trả xe lại cho anh Tùng,” ông Thương nói. (Tr.N)

Đoạn video dài 2 phút 15 giây, có tiêu đề “CSGT muốn ăn hối lộ bị tài xế vạch mặt và CSGT phải xin lỗi” được đăng tải hôm 8/8/2013.

Trong đoạn video ghi lại đoạn hội thoại tranh cãi nảy lửa, Cảnh sát giao thông Mai Bá Thi phạt lỗi chạy quá tốc độ là 700 ngàn đồng nhưng khi ghi lỗi trong biên bản không thắt dây an toàn. Trong đó khi lập biên bản không hề lót giấy than nên người vi phạm giao thông đã nghi ngờ.

Sau đó người tài xế này đã cầm biên bản và tranh cãi về hành vi mập mờ của CSGT với người vi phạm giao thông. Tiếp đó, đồng chí cảnh sát giao thông Lại Văn Mạnh đến phân bua nhưng…

.jpg)

Đoạn video “CSGT muốn ăn hối lộ bị tài xế vạch mặt” được đăng tải trên Youtube.

Ngay dưới đoạn video chia sẻ thêm: Sự việc trên xảy ra lúc 15h 40 phút, ngày 8/8/2013 tại chốt trước cổng nghĩa trang liệt sỹ huyện Long Đất.

Ngay dưới chân một con dốc, xe chúng tôi chạy 55 cây trong khi quy định 50 km/h , bị bắn tốc độ anh chàng này lập biên bản đòi phạt nhẹ hơn quy định là 700 ngàn đồng và lập biên bản kêu tôi ký tên và để tiền lại trên xe anh ta sẽ đóng phạt dùm đồng thời trả hết giấy tờ xe lại, trong khi ký biên bản tôi phát hiện không hề lót giấy than in , và lỗi ghi là không thắt dây an toàn thế là tôi giử luôn biên bản và vạch mặt anh ta, anh ta xanh mặt và chạy theo năn nỉ xin lỗi tôi để xin lại tờ biên bản.

Ngày 21-3, lãnh đạo Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an TP.HCM (PC67) cho biết đã làm rõ clip lan truyền trên mạng xã hội, có nội dung tranh cãi giữa CSGT và người lái ôtô về thái độ xử lý của CSGT và bằng lái xe nước ngoài cấp.

Có bằng lái xe quốc tế vẫn không đủ điều kiện?

Theo kết quả xác minh, ngày 18-3, Đội CSGT Cát Lái (thuộc PC67) phân công tổ công tác gồm 9 cán bộ chiến sĩ, do trung tá Nguyễn Văn Thúy - phó đội trưởng làm tổ trưởng, làm việc trong thời gian từ 10h00 đến 14h00 cùng ngày.

Lúc 12h59 ngày 18-3, khi tổ công tác đang kiểm tra tốc độ trên tuyến đường Mai Chí Thọ (quận 2) thì phát hiện ông Vũ Thanh Tùng (40 tuổi, quốc tịch Đức, ngụ quận Bình Thạnh) lái ôtô biển số 75A-071.xx chạy quá tốc độ quy định.

Trung úy Võ Thành Tâm được phân công ra hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm tra.

Trong quá trình kiểm tra giấy tờ do người vi phạm xuất trình, trong đó chỉ có giấy phép lái xe quốc tế (nước Đức) nên trung úy Tâm giải thích cho người vi phạm và tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính với lỗi "Vi phạm quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (63/50 km/h); Có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia".

Đồng thời tạm giữ chứng nhận đăng ký xe ôtô biển số 75A-071.38.

Người vi phạm tranh cãi với CSGT - Ảnh: Nguồn Facebook

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT quy định về cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế (IDP) có hiệu lực từ ngày 1-10-2015 thì người có IDP do các nước tham gia Công ước Vienna cấp, khi lái xe trên lãnh thổ Việt Nam phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia (của nước đó) được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển, phải tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của Việt Nam.

Vào thời điểm kiểm tra, ông Tùng xuất trình các giấy tờ, trong đó có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không có giấy phép lái xe quốc gia nên không đủ điều kiện theo quy định.

Do đó, trung úy Tâm đã lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ phương tiện cùng giấy chứng nhận đăng ký xe theo quy định.

Chấn chỉnh thái độ của CSGT

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, trung tá Phạm Văn Tuyến - phó đội trưởng Đội CSGT Cát Lái - cho biết khi làm việc với tổ công tác, ông Tùng không chịu chấp nhận lỗi vi phạm quá tốc độ mà đòi CSGT phải cho kiểm tra máy đo tốc độ và tọa độ đo, nên hai bên xảy ra cự cãi.

Sau đó, CSGT yêu cầu ông Tùng di chuyển phương tiện về trụ sở, xác minh IDP của ông là thật hay giả.

Khi xác minh bằng lái quốc tế là hợp pháp và ông Tùng xuất trình thêm bằng lái quốc gia của Đức, phù hợp với thông tư 29 của Bộ GTVT nên CSGT đã cho ông Tùng đưa xe đi và chỉ giữ các giấy tờ xe liên quan để xử lý về hành vi vi phạm tốc độ.

Về việc CSGT nói "bằng lái xe quốc tế không có giá trị tại Việt Nam", theo trung tá Tuyến là do trung úy Tâm bức xúc khi nhiều phương tiện vi phạm đang chờ xử lý nhưng ông Tùng không hợp tác để làm việc.

"Về thái độ của trung úy Tâm, chúng tôi đã làm việc lại và yêu cầu chấn chỉnh, không để vì những chuyện như vậy mà ảnh hưởng đến hình ảnh của lực lượng công an" - trung tá Tuyến khẳng định.

Chủ đề