Càng Long có bao nhiêu xã?

Đảng bộ xã Đại Phúc, huyện Càng Long hiện có 11 chi bộ với 228 đảng viên. Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) “về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, được Đảng ủy xã cụ thể hóa thành những phong trào, mô hình cụ thể, gắn với thực hiện Nghị quyết Đảng bộ xã, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Những cá nhân tiêu biểu trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM được UBND tỉnh Trà Vinh tặng bằng khen tại lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Càng Long đạt chuẩn NTM.  

Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, huyện Càng Long huy động hơn 2.127 tỷ đồng để hoàn thành các tiêu chí. Đến nay 13/13 xã trên địa bàn huyện đều đạt chuẩn NTM, trong đó có 02 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao. Toàn huyện hiện có 33.330/35.839 hộ gia đình văn hóa - NTM (chiếm 93%), có 95/111 ấp đạt chuẩn văn hóa, NTM (đạt 85,58%).

       Trong quá trình XDNTM, Càng Long chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đến nay đường liên xã, liên ấp, ngõ xóm, nội đồng đều được cứng hóa, đạt trên 65%, trong đó đường liên xã đạt 100%, liên ấp đạt 65%, nội đồng đạt 67%, ngõ xóm đạt 72%, đảm bảo ô-tô đi lại thuận tiện quanh năm và kết nối với trung tâm hành chính các xã trên địa bàn, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lưu thông hàng hóa, đi lại dễ dàng.

        Hệ thống thủy lợi của huyện được thực hiện khép kín, chủ động nước phục vụ tưới, tiêu cho 21.798/24.220ha đất nông nghiệp toàn huyện (đạt 90%).

        Lưới điện được phân phối đáp ứng cơ bản về yêu cầu kỹ thuật và được kết nối truyền dẫn liên xã, liên ấp với tổng số 333,765km, đến nay, tổng số hộ sử dụng điện thường xuyên và an toàn trên địa bàn huyện 36.338/36.538 hộ (đạt 99,45%).

         Các công trình trường học được đầu tư, xây dựng, đến nay huyện có 50 trường học, trong đó 42 trường học có cơ sở vật chất và trang thiết bị đạt chuẩn quốc gia (đạt 84%), tăng 31 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất so với năm 2011.

        Đầu tư xây dựng mới 13/13 nhà văn hóa cấp xã, quy mô từ 200 - 300 chỗ ngồi, phục vụ hội, họp và sinh hoạt văn hóa của cộng đồng tại địa phương. Các xã đều trang bị sân thể thao đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có khu vui chơi, giải trí, khu thể thao riêng dành cho trẻ em và người cao tuổi, có 95/111 ấp có nhà văn hóa được nâng cấp và xây dựng mới với quy mô từ 100 - 120 chỗ ngồi, phục vụ tốt nhu cầu vui chơi và sinh hoạt cộng đồng, tăng 87 nhà văn hóa so với năm 2011.

        Với 12 chợ, trong đó 10 chợ xã và 02 chợ huyện, đều đạt tiêu chuẩn của Bộ Công thương, đáp ứng yêu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của Nhân dân.

        Cuối năm 2020, toàn huyện có 33.613 căn nhà, trong đó có 29.556 căn đạt theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, trên địa bàn huyện không còn nhà tạm.

Trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, huyện tập trung đẩy mạnh sản xuất theo hướng nâng cao giá trị, xác định cây lúa là cây trồng chủ lực với diện tích sản xuất hàng năm 35.435ha, sản lượng 200.397 tấn; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Qua áp dụng quy trình khoa học cho năng suất cao, hiệu quả và giá trị thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích đạt 65 triệu đồng/ha (cao hơn từ 20 - 30 triệu đồng/ha so với năm 2011). Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, gia trại, tổng đàn gia súc hiện tại tăng khoảng 5,4% so với năm 2011, đàn gia cầm ước trên 2,2 triệu con, tăng 67% so với năm 2011. Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện phát triển khá mạnh, toàn huyện thả nuôi với diện tích 1.084ha, sản lượng 8.720 tấn… thu nhập bình quân 01ha đất nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 350 triệu đồng. Huyện hiện có 17 hợp tác (HTX) đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với 1.632 thành viên, vốn điều lệ 7,12 tỷ đồng (tăng 06 HTX so với năm 2011), doanh thu bình quân/năm của 01 HTX lĩnh vực nông nghiệp 270 triệu đồng. Huyện chú trọng thực hiện tốt công tác liên kết, tư vấn và giới thiệu việc làm cho lao động ở địa phương, hiện trên địa bàn huyện có 69.691/69.850 lao động có việc làm so với người trong độ tuổi có khả năng lao động (đạt tỷ lệ 97,77%), thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 58 triệu đồng/năm, tăng 33 triệu đồng so với năm 2011.

Ông Nguyễn Minh Niên, Trưởng ban Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện cho biết: chung tay XDNTM, Khối Mặt trận, Dân vận, đoàn thể của huyện tập trung thực hiện cảnh quan môi trường, chỉnh trang đô thị, lập lại trật tự, an toàn giao thông, xây dựng tuyến đường “Hoa - sáng - sạch - đẹp”, gắn với Chỉ thị số 15-CT/TU, ngày 28/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và vệ sinh môi trường tại các đô thị, khu dân cư trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”. Đến nay, các tuyến hương lộ đã phủ kính đèn đường với 8.425 trụ, bóng đèn tích hợp treo cờ Tổ quốc, tất cả kinh phí đều do Nhân dân, cơ quan, tổ chức đóng góp. Có thể nói, đây là việc làm hợp ý Đảng, lòng dân, 100% hương lộ, 70% tỉnh lộ, 40% đường liên ấp đều có tuyến đường hoa, đèn sáng về đêm, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội ngày một ổn định.

Ông Nguyễn Văn Tốt, ấp Dừa Đỏ 2, xã Nhị Long Phú, hộ dân   tiêu biểu trong phong trào XDNTM cho biết: để thực hiện tiêu chí giao thông trong XDNTM, chính quyền xã có chủ trương mở rộng tuyến đường liên ấp Dừa Đỏ 2 - Dừa Đỏ 3 nối dài đến Quốc lộ 60 để thuận tiện cho người dân đi lại và vận chuyển, trao đổi hàng hóa. Để thực hiện đạt tiêu chí này, Chi bộ, chính quyền ấp tích cực tuyên truyền, vận động người dân hiến đất làm đường nông thôn, bản thân tôi cũng bàn bạc với người thân trong gia đình tự nguyện hiến hơn 2.500m2 đất để làm đường, góp phần cho Đảng bộ xã hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh việc hiến đất làm đường, hàng năm tôi còn vận động các mạnh thường quân, người con quê hương tặng quà cho các hộ nghèo, cận nghèo gia đình chính sách nhân các dịp lễ tết với số tiền khoảng 250 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Nhủ, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Càng Long cho biết: Càng Long được công nhận đạt chuẩn huyện NTM là sự phấn đấu, nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân của huyện, sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của nhiều cấp, nhiều ngành. Thời gian tới, Càng Long tiếp tục nâng cao chất lượng 13/13 xã đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021 - 2025; phấn đấu có 09 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, trong đó có từ 01 - 02 xã đạt tiêu chí xã NTM kiểu mẫu; huyện Càng Long trở thành huyện NTM nâng cao.

Đường nông thôn xã Phương Thạnh, huyện Càng Long. 

Giai đoạn 2021 - 2025, huyện Càng Long phấn đấu tỷ lệ nhà ở đạt theo tiêu chuẩn quy định của Bộ xây dựng từ 95% trở lên, người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% trở lên, hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt 99,8%; hộ sử dụng nước sạch đạt 98% trở lên, thu gom rác thải tập trung đạt 100%, trên 95% trường học các cấp đạt chuẩn về cơ sở vật chất; chuyển đổi ngành nghề cho lao động thuộc diện hộ nghèo và hộ cận nghèo theo đề án của huyện đề ra, đảm bảo lao động có việc làm ổn định, tăng thu nhập và thoát nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo của huyện dưới 02% theo tiêu chí nghèo đa chiều giai đoạn 2020 - 2025 và thu nhập bình quân đầu người đạt 80 - 90 triệu đồng/năm.

Ông Lê Văn Hẳn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương những kết quả đáng tự hào mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Càng Long đã nỗ lực đạt được trong quá trình XDNTM thời gian qua. Đồng thời cũng nhấn mạnh: thành tích hôm nay của huyện Càng Long chỉ mới là bước đầu của chặng đường XDNTM; là thước đo sự lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền và sự đồng thuận của Nhân dân. Mục đích của Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM là ngày càng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; nhu cầu của Nhân dân đòi hỏi ngày một cao hơn, các tiêu chí NTM ở giai đoạn sau sẽ cao hơn so với thời điểm hiện tại. Để hoàn thành mục tiêu đã đề ra, mang lại lợi ích thiết thực cho Nhân dân, huyện Càng Long tập trung hoàn thiện các tiêu chí, chú trọng duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn, nhất là phải coi trọng các tiêu chí liên quan đến chất lượng cuộc sống của người dân. Đó là tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi; thúc đẩy thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm đặc sản của địa phương theo chuỗi giá trị, kết hợp với thu hút đầu tư, phát triển du lịch, coi đây là một trong những giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. Song song đó, tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, phấn đấu xây dựng quê hương Càng Long ngày càng giàu đẹp, văn minh, đời sống của Nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

​Hội Cựu chiến binh huyện Càng Long: Nhiều phần việc xây dựng nông thôn mới

Góp phần chung tay XDNTM, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Càng Long thành lập Câu lạc bộ (CLB) “Môi trường Cựu chiến binh”. Đến nay, toàn huyện có 121 CLB sinh hoạt tại 121 ấp, khóm, thuộc 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, có 5.617 thành viên tham gia.

Các thành viên CLB tham gia vận động xây dựng 165km đường sáng - xanh - sạch - đẹp; vận động đăng ký cam kết bảo vệ môi trường đến nay có 16.542 hộ hội viên và hộ dân đăng ký; khắc phục vệ sinh môi trường 16 tuyến kênh, mương ô nhiễm do rác thải sinh hoạt và xác động vật chết, thu gom 18,64 tấn rác, tham gia trồng hơn 30.000 chậu bông, cây xanh hai bên đường với chiều dài 112km; vận động lắp đặt 1.137 trụ đèn tại 21 ấp, chiều dài 34,1km; có 46 hội viên hiến 2,1ha đất làm thủy lợi nội đồng, giao thông nông thôn; tham gia hơn 618 ngày công lao động xây dựng 22 cầu nông thôn, sửa chữa 27km đường đal; phát quang bụi rậm hai bên đường nông thôn dài 125.100m, có 9.565 lượt hội viên CCB và 1.254 cựu quân nhân tham gia.

Bên cạnh đó, tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân xây dựng hố xí hợp vệ sinh, xây dựng chuồng trại chăn nuôi không gây ô nhiễm môi trường, tạo cảnh quang môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp. Vận động đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, có 2.825 hội viên đoàn thể và Nhân dân tham gia. Qua các cuộc vận động, đến nay, toàn huyện có 4.197/4.455 hộ hội viên CCB đạt chuẩn hộ gia đình văn hóa - nông thôn mới, đạt 94,2%.

Càng Long gồm bao nhiêu xã?

Huyện Càng Long có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Càng Long và 13 xã: An Trường, An Trường A, Bình Phú, Đại Phúc, Đại Phước, Đức Mỹ, Huyền Hội, Mỹ Cẩm, Nhị Long, Nhị Long Phú, Phương Thạnh, Tân An, Tân Bình với 145 ấp, khóm.

Tỉnh Trà Vinh có bao nhiêu thị xã?

Tỉnh Trà Vinh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện với 106 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 11 phường, 10 thị trấn và 85 xã.

Xã Huyền Hội có bao nhiêu áp?

Hành chính. Xã Huyền Hội được chia thành 9 ấp: Bình Hội, Cầu Xây, Giồng Bèn, Giồng Mới, Kinh A, Kinh B, Lưu Tư, Sóc, Trà On.

Trà Vinh có bao nhiêu áp?

Toàn huyện có 14/14 xã – thị trấn, với 135 ấp – khóm.

Chủ đề