Cảng hàng không quốc tế là gì

Những năm qua, Hàng không dân dụng Việt Nam đã lập nên truyền thống vẻ vang rất đáng tự hào; phát triển từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Ra đời từ lực lượng vũ trang nhân dân, Hàng không dân dụng Việt Nam luôn giữ vững bản chất cách mạng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân. Hoạt động hàng không dân dụng không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần mà còn liên quan chặt chẽ đến quốc phòng, an ninh, kinh tế đối ngoại chứ không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần. Chính vì vậy, Nhà nước đã đưa ra những quy định pháp luật cụ thể nhằm quản lý hoạt động hàng không dân dụng một cách thống nhất và đồng bộ. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về cảng hàng không, sân bay.

Cơ sở pháp lý

- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014;

2. Luật số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 47 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2014 ghi nhận khái niệm cảng hàng không như sau:

“1. Cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hàng không.”

Cảng hàng không được phân thành các loại sau đây:

- Cảng hàng không quốc tế là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển quốc tế và vận chuyển nội địa. Thông thường, so với cảng nội địa thì cảng hàng không quốc tế sở hữu quy mô lớn hơn và có cơ sở vật chất tốt. Đường băng được thiết kế dài nhằm đáp ứng được nhu cầu của các dòng máy bay lớn đến từ các nước khác.

Các cảng hàng không quốc tế lớn tại Việt Nam hiện nay gồm:

  • Sân bay quốc tế Nội Bài
  • Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
  • Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng
  • Cảng hàng không quốc tế Phù Bài – Huế
  • Sân bay quốc tế Cam Ranh
  • Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
  • Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ

- Cảng hàng không nội địa là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển nội địa.

Sân bay

Sân bay là khu vực xác định được xây dựng để bảo đảm cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển. Đây là một khu vực xác định nằm trên đất liền hoặc mặt nước, được xây dựng để phục vụ cho hoạt động giao thông hàng không. Mỗi sân bay phải có ít nhất một đường băng (còn gọi là phi đạo) làm nơi để các máy bay (còn gọi là phi cơ) cất cánh và hạ cánh. Thông thường, các sân bay sẽ được tổ chức thành một cảng hàng không, phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa.

Theo đó, sân bay chỉ phục vụ mục đích khai thác hàng không chung hoặc mục đích vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi mà không phải vận chuyển công cộng là sân bay chuyên dùng.

Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay

Cảng hàng không, sân bay có khu vực lân cận để bảo đảm an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng và dân cư trong khu vực đó.

Giới hạn khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay là 8 kilômét tính từ ranh giới cảng hàng không, sân bay trở ra.

Theo đó, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cảng vụ hàng không và các cơ quan khác có thẩm quyền duy trì trật tự công cộng, bảo đảm thực hiện các quy định về an toàn hàng không, an ninh hàng không; áp dụng các biện pháp để tháo dỡ, phá bỏ, di chuyển, thay đổi kết cấu công trình, trang bị, thiết bị hoặc các chướng ngại vật khác ở khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay gây mất an toàn cho hoạt động bay; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật tại khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường ở khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.

Cảng hàng không quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân trong thời đại ngày nay. Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang có tổng cộng 21 sân bay dân dụng. Trong đó có 9 sân bay quốc tế với lưu lượng đón tiếp trên dưới 100 triệu du khách trong và ngoài nước. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết top cảng hàng không quốc tế lớn nhất, được đầu tư mạnh nhất Việt Nam. 

I. Cảng hàng không quốc tế là gì?

Cảng hàng không quốc tế là một cảng hàng không thường nhưng được trang bị đầy đủ thiết bị hải quan và nhập cư nhằm mục đích xử lý các chuyến bay quốc tế đi và đến từ các quốc gia khác.

Thông thường, so với sân bay nội địa, cảng hàng không quốc tế sở hữu quy mô lớn hơn, cơ sở vật chất tốt hơn. Đồng thời, đường băng cũng được thiết kế dài hơn. Điều này nhằm đáp ứng được nhu cầu của các dòng máy bay lớn đến từ các nước khác. Cảng hàng không quốc tế sẽ phục vụ cả chuyến bay quốc tế liên lục địa lẫn các chuyến bay nội địa.

Xem thêm: An ninh hàng không là gì? Có nhiệm vụ và chức năng như thế nào?

II. Các cảng hàng không lớn nhất tại Việt Nam

Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra sôi động như hiện nay, nhu cầu giao thương quốc tế của Việt nam ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Chính vì thế, để mở ra cơ hội thúc đẩy sự hội nhập, hàng loạt cảng hàng không quốc tế đã được thành lập. Chúng ta sẽ điểm qua một vài sân bay quốc tế lớn nhất, được đầu tư mạnh nhất ở Việt Nam ngay sau đây!

1. Sân bay quốc tế Nội Bài

Cảng hàng không quốc tế là gì

Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, từ một sân bay bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, Nội Bài đã trở thành một cảng hàng không quốc tế có quy mô lớn bậc nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Đây là sân bay đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn đánh giá ICAO, là cửa ngõ giao thương quốc tế đặc biệt quan trọng của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chúng. 

Sân bay sở hữu 2 đường băng cất, hạ cánh, cơ sở vật chất hiện đại. Phải kể đến đó là hệ thống dẫn đường tiêu chuẩn CAT II, sân đỗ rộng, đủ khả năng chứa nhiều loại máy bay lớn. Với vị trí địa lí trọng yếu, Nội Bài đang dần trở thành một thương cảng có tiềm lực mạnh mẽ, phát triển thành trung tâm trung chuyển quan trọng của khu vực và thế giới.

2. Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất

Sau Nội Bài, đây là sân bay quốc tế có quy mô lớn thứ 2 nước ta, được xây dựng tại làng Tân Sơn Nhứt vào năm 1930. Đây là trung tâm vận chuyển, giao thương hàng hoá quan trọng của khu vực niềm Nam. Hàng năm phục vụ khoảng hàng triệu lượt khác trong nước và quốc tế. Điều đáng ghi nhận đó là chát lượng dịch vụ của sân bay ngày càng được hoàn thiện và phát triển rõ rệt. Chính vì thế, khách hàng vô cùng hài lòng và đánh giá cao sự chuyên nghiệp ở cảng hàng không này. 

Tân Sơn Nhất được đầu tư đầy đủ hệ thống trang thiết bị an ninh, thiết bị dẫn đường an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Tại đây, bạn có thể sử dụng hầu hết các dịch vụ tiện ích cần thiết. Ví dụ như dịch vụ ngân hàng, y tế, vui chơi giải trí, đóng gói hành lý, phòng khách thương gia,...

Xem thêm: Tổng hợp - Danh sách các hãng hàng không tại việt nam

3. Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng

Cảng hàng không quốc tế là gì

Đây là sân bay quốc tế có quy mô lớn thứ 3 nước ta, đứng sau Nội Bài và Tân Sơn Nhất, được xây dựng năm 1940. Đây là cửa ngõ giao thương đặc biệt quan trọng, có vai trò thiết yếu trong việc phục vụ nhu cầu giao thông, trao đổi hàng hoá cho thành phố Đà Nẵng nói riêng và khu vực nói chúng. Mỗi ngày, sân bay này tiếp đón hơn 15.000 lượt khác nội địa và quốc tế, hơn 150 chuyến bay trong và ngoài nước được thực hiện. 

Về cơ sở vật chất, cảng sở hữu 2 đường băng cất hạ cánh. Ngoài ra, có thể kể đến nhiều hệ thống dẫn đường chính xác, an toàn như ILS, NDB,... Bên cạnh đó còn có hệ thống radar thứ cấp hiện đại, khả năng dự báo thời tiết và khí tượng tiên tiến bậc nhất Đông nam Á. Sân bay rộng, đủ chỗ để tiếp nhiều loại máy bay cỡ lỡn như Boeing, Airbus.

Với vốn dầu tư lớn, mỗi năm sân bay sẽ khai tác tối đa đến 6 triệu lượt khách cùng 1 triệu tấn hàng hoá. 

4. Cảng hàng không quốc tế Phú Bài - Huế

Sân bay quốc tế Phú Bài được chính phủ phê duyệt năm 2007, có vị trí địa lý quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững, lâu dài. Đồng thời là cửa ngõ để thúc đẩy sự giao lưu văn hoá giữa các khu vực. 

Về cơ sở vật chất, sân bay đã được đầu tư mạnh tay, hệ thống đèn tín hiệu tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống dẫn đường hiện đại ILS, hệ thống dự báo khí tượng tiên tiến, chính xác. Sân đỗ tàu bay rộng, đạt cấp sân bay 4C. Năng lực phục vụ hằng năm tối đa là 1,5 triệu lượt khách. 

5. Sân bay quốc tế Cam Ranh

Sân bay quốc tế Cam Ranh toạ lạc ở trung tâm bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Tính đến năm 2012, cảng hàng không Cam Ranh đã đạt được khả năng tiếp đón, vận chuyển hơn 1 triệu lượt khách mỗi năm. Tính đến năm 2020 hiện nay, con số này đã được gia tăng hàng chục lần. 

Đây là sân bay đạt cấp 4D theo tiêu chuẩn ICAO, đủ năng lực để phục vụ nhiều loại máy bay cỡ lớn trên thế giới. Đây không chỉ là đầu mối giao thương quan trọng mà còn là cầu nối 3 miền Bắc, Trung, Nam. Chưa kể, sân bay cam Ranh còn giữ ý nghĩa chiến lược trong hoạt động quốc phòng. 

6. Cảng hàng không quốc tế Cát Bi

Cảng hàng không quốc tế Cát Bi là sân bay nằm tại vị trí đặc biệt quan trọng vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đây là sân bay thuộc thành phố Hải Phòng, được dưa vào cải tạo, khai thác mục đích dân dụng năm 1985.

Đây là cảng hàng không dân dụng, được đưa vào sử dụng kết hợp mục đích quân sự, quốc phòng. Là sân bay đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO. Chiều dài đường băng cất hạ cánh là 3.050 mét, phục vụ cả ngày lẫn đêm. Sân đậu tàu bay rộng, có sẵn 10 vị trí đỗ cho dòng tàu bay cỡ lớn Airbus. 

7. Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ

Cảng hàng không quốc tế là gì

Sân bay quốc tế Cần Thơ nằm tại tỉnh Cần Thơ. Đây là sân bay giữ vị trí chiến lược trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh. Công suất tiếp đón khách mỗi năm khoảng 5 triệu lượt. 

Ở thời điểm hiện tại, sân bay quốc tế Cần Thơ đang có các hãng hàng không đó là Vietnam Airlines, VASCO, Vietjet Air. Sản lượng khách và hàng hoá đang được cải thiện mỗi năm nhờ số vốn đầu tư không ngừng tăng lên. 

Đây là sân bay đạt cấp 4E. Về cơ sở vật chất, sân đỗ tàu bay khá rộng, đủ sức chứa nhiều loại máy bay cỡ lớn. 

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về top 7 cảng hàng không quốc tế lớn nhất, được đầu tư mạnh nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Đây cũng chính là những cửa ngõ quan trọng, thúc đẩy sự phát triển toàn diện, đưa đất nước bước vào thời kì hội nhập mạnh mẽ, năng động. 

Thế nào là cảng hàng không quốc tế?

- Cảng hàng không quốc tế là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển quốc tế và vận chuyển nội địa; - Cảng hàng không nội địa là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển nội địa.

Sân bay có nghĩa gì?

Sân bay (còn gọi phi trường, cảng hàng không) một khu vực xác định nằm trên đất liền hoặc mặt nước, được xây dựng để phục vụ cho hoạt động giao thông hàng không. Mỗi sân bay phải có ít nhất một đường băng (còn gọi phi đạo) làm nơi để các máy bay (còn gọi phi cơ) cất cánh và hạ cánh.

Tại sao lại gọi là cảng hàng không?

Như vậy, Cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hàng không phục vụ việc di chuyển, vẩn tải. Cảng hàng không tên tiếng Anh : ” Airports“.

Đường bay quốc tế là gì?

– Chuyến bay quốc tế là chuyến bay có điểm hạ cánh hoặc cất cánh tại các cảng hàng không, sân bay ngoài lãnh thổ nước Việt Nam.