Cảm nhận thương vợ facebook

Facebook

邮箱或手机号 密码

忘记帐户?

注册

无法处理你的请求

此请求遇到了问题。我们会尽快将它修复。

  • 返回首页

  • 中文(简体)
  • English (US)
  • 日本語
  • 한국어
  • Français (France)
  • Bahasa Indonesia
  • Polski
  • Español
  • Português (Brasil)
  • Deutsch
  • Italiano

  • 注册
  • 登录
  • Messenger
  • Facebook Lite
  • Watch
  • 地点
  • 游戏
  • Marketplace
  • Meta Pay
  • Oculus
  • Portal
  • Instagram
  • Bulletin
  • 本地
  • 筹款活动
  • 服务
  • 选民信息中心
  • 小组
  • 关于
  • 创建广告
  • 创建公共主页
  • 开发者
  • 招聘信息
  • 隐私权政策
  • Cookie
  • Ad Choices
  • 条款
  • 帮助中心
  • 联系人上传和非用户
  • 设置
  • 动态记录

Meta © 2022

Facebook

邮箱或手机号 密码

忘记帐户?

注册

无法处理你的请求

此请求遇到了问题。我们会尽快将它修复。

  • 返回首页

  • 中文(简体)
  • English (US)
  • 日本語
  • 한국어
  • Français (France)
  • Bahasa Indonesia
  • Polski
  • Español
  • Português (Brasil)
  • Deutsch
  • Italiano

  • 注册
  • 登录
  • Messenger
  • Facebook Lite
  • Watch
  • 地点
  • 游戏
  • Marketplace
  • Meta Pay
  • Oculus
  • Portal
  • Instagram
  • Bulletin
  • 本地
  • 筹款活动
  • 服务
  • 选民信息中心
  • 小组
  • 关于
  • 创建广告
  • 创建公共主页
  • 开发者
  • 招聘信息
  • 隐私权政策
  • Cookie
  • Ad Choices
  • 条款
  • 帮助中心
  • 联系人上传和非用户
  • 设置
  • 动态记录

Meta © 2022

Cảm Nhận Về Bài Thơ Thương Vợ Của Trần Tế Xương Hay Nhất

Cảm Nhận Về Bài Thơ Vội Vàng Của Xuân Diệu

Anh Chị Hãy Trình Bày Cảm Nhận Về Bài Thơ Vội Vàng Của Xuân Diệu

Bài Văn Mẫu Lớp 7: Kể Lại Câu Chuyện Trong Bài Thơ Lượm Theo Ngôi Thứ 3

Kể Lại Nội Dung Câu Chuyện Trong Bài Thơ “lượm” Của Nhà Thơ Tố Hữu

Cảm nhận về bài thơ Thương vợ – Bài làm 1

Nhắc đến những nhà thơ trào phúng trung đại thì người ta nhớ đến đầu tiên có lẽ là Trần Tế Xương. Quả thật thơ ông mang những nét trào phùng đặc biệt nhất, nó không nhẹ nhàng nhưng thâm thúy sâu cay như Nguyễn Khuyến mà nó sâu cay, cười mỉa mai trước những cái sự đời. Cũng giống như Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương cũng có bài thơ tự cười mình, không chỉ cười xã hội mà ông còn cười chính bản thân mình. Và cũng chính vì thế mà Nguyễn Khuyến có bài tự trào thì Trần Tế Xương cũng có bài thương vợ. nhan đề bài thơ gợi lên cho ta tình cảm của nhà thơ dành cho người vợ mình nhưng đồng thời nội dung bài thơ còn thể hiện một tiếng cười về bản thân bất tài vô dụng của Trần Tế Xương.

Hai câu thơ mở đầu Trần Tế Xương đã kể lên những nỗi vất vả của người vợ thương yêu của mình. Đó là sự vất vả được hiện lên và mục đích của công việc ấy:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Hình ảnh người vợ của Trần Tế Xương hiện lên giống như những người phụ nữ, người mẹ nào trong hình dáng người phụ nữ ngày xưa với cái nghề buôn bán. Chỉ cần có thế mà biết bao nhiêu hình ảnh giản dị hay lam hay làm của người phụ nữ xưa hiện ra. Đó là hình ảnh người phụ nữ áo nâu váy đụp gánh tất cả những hàng hóa trên đôi vai nhỏ bé của mình ra chợ rồi lại từ chợ về nhà. Người vợ của nhà thơ hiện lên cũng với hình ảnh ấy và công việc ấy đặc biệt rằng công việc ấy được diễn ra thường xuyên qua hai từ “quanh năm”. Người phụ nữ ấy làm việc vất vả quanh năm cũng chỉ một công việc đó từ năm này qua năm khác. Thế nhưng địa điểm không phải trên những mặt đất bằng phẳng mà lại ở mom sông gợi sự vất vả, nguy hiểm. Như vậy vợ nhà thơ là một người không những vất vả mà còn phải đối mặt với nguy hiểm. Thế nhưng bà Tú làm như vậy để được gì, không chỉ nuôi bản thân mình mà bà Tú còn phải nuôi đủ” năm con với một chồng”. Ở đây nhà thơ đang tự cười chính bản thân mình. Chồng cũng trở thành một con số đếm ngang hàng với những đứa con trong gánh nặng của người vợ. Không những thế còn là “nuôi đủ” càng chứng tỏ gánh nặng của người vợ kia. giờ đây quang gánh kia không chỉ đơn giản là những mặt hàng của bà nữa mà trên đó còn có cả năm con với một người chồng.

Sang hai câu thơ tiếp theo người chồng gánh nặng kia lại tiếp tục thể hiện lòng thương vợ của mình và những vất vả mà bà Tú phải trải qua hàng ngày:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông. “

Ông chồng người mà được coi là trụ cột của gia đình không chỉ về tinh thần mà còn về kinh tế nhưng giờ đây lại là gánh nặng của vợ mình. Bà Tú phải lặn lội với những nguy hiểm khi đi vào những con đường vắng mà chỉ có một mình. Hình ảnh con cò trong câu ca dao xưa tượng trưng cho người phụ nữ nghèo khổ lại được nhà thơ sử dụng trong bài thơ của mình. Không biết rằng có biết bao nhiêu những khó khăn và nguy hiểm đang rình dập và nuốt lấy vợ mình. Vượt qua những nguy hiểm khó khăn ấy bà Tú vẫn đi đến chợ mom sông trên những buổi đò eo sèo những lời của người mua kẻ bán. Họ đang mặc cả với nhau từng đồng một để lo cho gia đình mình.

Và rồi nhà thơ nói đến duyên phận của mình với vợ và như thay vợ nói lên cái thở dài chán nản trước một người chồng mà lại gánh nặng như một người con thứ sau trong nhà:

“Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công. “

Người xưa hay có quan niệm về duyên và nợ, hai người lấy nhau thì là có duyên có nợ từ kiếp trước, còn yêu nhau mà không lấy được nhau thì đó là có duyên nhưng không có nợ. Ở đây bà Tú lại có duyên có cả nợ với nhà thơ nên mới chịu cảnh khó khăn khổ cực như thế. Một chữ duyên, hai chữ nợ, thôi thì đành phận với nhau. Nhà thơ lại thể hiện sự vất vả của vợ mình qua “năm nắng, mười mưa”. Câu thơ ấy như gợi lên sự khó nhọc mà trong ca dao cũng nhắc đến như ” một nắng hai sương”. Có thể thấy rằng chính cái số đếm cụ thể ấy đã làm nổi bật lên sụ khó nhọc của bà Tú. Thế nhưng Bà Tú còn hiện lên đẹp hơn khi không quản công gánh nặng ấy. bà thương chồng thương con và hi sinh cho chồng con mà không một lời than vãn.

Nhưng chính sự không than vãn và đức hi sinh ấy khiến cho nhà thơ không thể nào yên lòng được:

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không!”

Thương vợ Trần Tế Xương cũng như đang tự cười bản thân mình và hai câu thơ cuối này là tiếng chửi to nhất, sâu cay nhất. Tác giả tự tháy bản thân mình ăn ở bạc không thể giúp đỡ được gì cho người vợ chân yếu tay mềm hơn minh rất nhiều. ngẫm thấy có chồng cũng như không. Phải chăng nhà thơ đang chửi rủa dằn vặt chính bản thân mình vì không thể nào giúp đỡ cho vợ?.

Qua đây ta thấy nhà thơ trần Tế Xương thể hiện sự thương vợ sâu sắc. Bài thơ giống như một bức thư, một dòng nhật kí mà nhà thơ muốn gửi đến vợ mình. Đặc biệt bản thân ông ý thức rõ được sự vô dụng của mình mà tự thấy xấu hổ mà tự chửi chính mình. Nói tóm lại dù thế nào đi nữa thì qua đây chúng ta cũng biết được tâm trạng và tình cảm của Trần Tế Xương dành cho vợ mình.

Cảm nhận về bài thơ Thương vợ – Bài làm 2

Trần Tế Xương là nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có lẽ là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà. Thơ trào lộng, châm biếm, đả kích của Tú Xương sở dĩ được nhiều người yêu thích vì có tính chất trữ tình. Ông cũng là một nhà thơ trào phúng đặc biệt, khi đem vợ mình- nàng thơ của đời mình vào những câu thơ trào lộng đầy hóm hỉnh, sâu xa. Bài Thương vợ là một trong những ví dụ điển hình nhất cho tư tưởng này:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vẵng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không!”

Trần Tế Xương lận đận trong thi cử, đi thi đến lần thứ tám mới đậu được cái tú tài. Ngoài sách vở nghiên mực ra thì ông chẳng biết làm gì khác.Thế là bà Tú gần như phải nuôi chồng suốt đời. Ông Tú chỉ còn biết đem tài hoa của mình mà ghi công cho bà Tú:

“Quanh năm buôn bán ở mom sống,

Nuôi đủ năm con với một chồng”.

Từ “mom” thật là hay, vừa thấy được nỗi gian truân của bà Tú buôn bán quanh năm bên bờ sông Vị, vừa thấy được tấm lòng của nhà thơ đối với việc buôn bán khó nhọc của vợ. Hai chữ “mom sông” gợi tả một cuộc đời nhiều mưa nắng, một cảnh đời cơ cực, phải vật lộn kiếm sống, mới “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Một gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai người mẹ, người vợ. Thông thường, người ta chỉ đếm mớ rau, con cá, đếm tiền bạc,… chứ ai “đếm” con, “đếm” chồng. Câu thơ tự trào ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn: đông con, người chồng đang phải “ăn lương vợ”.

Nhưng bà Tú được an ủi là vì ông Tú, cái con người tưởng như chỉ biết bông đùa, cười cợt đó lại để tâm đến từng bước chân của bà trên đường lặn lội buôn bán:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Câu 3, 4 mượn hình ảnh con cò trong ca dao, tạo thành “thân cò”, thân phận lam lũ, vất vả “lặn lội”. Cò thì kiếm ăn nơi đầu ghềnh, cuối bãi, bà Tú thì lặn lội… khi quãng vắng, nơi mom sông. Cảnh lên đò xuống bến, cảnh cãi vã giành giật bán mua “eo sèo mặt nước buổi đò đông” để kiếm bát cơm manh áo cho chồng, con. Hình ảnh “thân cò” rất sáng tạo, vần thơ trở nên dân dã, bình dị. Hai cặp từ láy “lặn lội” và “eo sèo” hô ứng, gợi tả một cuộc đời nhiều mồ hôi và nước mắt.

Nếu như từ “lặn lội” được đảo ra phía trước chủ ngữ để nhấn mạnh sự vất vả của bà Tú, thì từ “eo sèo” gợi lên âm thanh hỗn tạp những tiếng kì kèo mặc cả, tiếng cãi cọ tranh giành của “buổi đò đông”. Hai tình huống đối lập thật hay: “vắng” và “đông”. Người phụ nữ gánh hàng lặn lội trên quãng đường vắng thật là khổ. Mà đến chỗ “đò đông” thì thật là đáng sợ! Nghĩa là nhìn từ phía nào, nhà thơ cũng thương vợ, tình thương thấm thía, cảm động.

Sang hai câu luận, tác giả chuyển sang diễn tả nội tâm của bà Tú, lời thơ như lời độc thoại của người vợ:

“Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công”

Nhân dân ta thường nói “vợ chồng là duyên nợ”. “Một duyên hai nợ âu đành phận” là bà Tú đã thuận theo lòng trời và thuận theo lòng người. Nói gọn lại là bà Tú đã chấp nhận. Và chấp nhận cuộc hôn nhân duyên nợ này, bà chấp nhận một ông đồ nho ngông “tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”, bà chấp nhận vị quan “ăn lương vợ” nên bà đâu “dám quản công”. Ba tiếng đối ứng thượng, hạ: “âu đành phận”, “dám quản công” như một tiếng thở dài vừa có đức hi sinh vừa có sự cam chịu số phận, có cả tấm lòng chịu đựng, lo toan vì nghĩa vụ người vợ, người mẹ trong gia đình

Thành ngữ “dầm mưa dãi nắng” được tác giả vận dụng sáng tạo thành “năm nắng mười mưa” bà Tú là hiện thân của cuộc đời vất vả lận đận, là hội tụ của bao đức tính tốt đẹp: tần tảo, gánh vác, đảm đang, nhẫn nại,… tất cả lo toan cho hạnh phúc chồng con. Nhà thơ bộc lộ lòng cảm ơn, nể trọng.

Trước người vợ giỏi giang, tần tảo, chịu đựng mọi gian lao vất vả để “nuôi đủ năm con với một chồng” thì nhà thơ chỉ còn biết tự trách mình

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không!”

Câu 7 là một tiếng chửi, đúng là cách nói của Tú Xương vừa cay đắng vừa chua chát “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”. “Cái thói đời” đó là xã hội dở tây dở ta, nửa phong kiến, nửa thực dân: khi mà đạo lí suy đồi, lòng người đảo điên. Tú Xương tự trách mình là kẻ “ăn ở bạc” vì thi mãi chẳng đỗ, chẳng giúp ích gì cho vợ con. Suốt đời vợ con phải khổ. Vì quá thương vợ mà nhà thơ tự trách mình, trách một cách nặng nề. “Cha mẹ thói đời…” thì đã thành lời xỉ vả mình. Bằng tình cảm chân thành, bằng nghệ thuật sống động, Tú Xương đã thể hiện được hình ảnh người phụ nữ giỏi giang, lam lũ, tần tảo nuôi chồng nuôi con. Bà Tú có những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.

Bao nhiêu công trạng trong gia đình, ông Tú giành cho bà Tú, ông chỉ nhận về cho mình một chữ “không”. Nhưng bình tâm mà xét thì ông Tú cũng xứng với bà Tú vì trên đất nước gian lao và vất vả này có hàng triệu người như bà Tú, nhưng chỉ có một bà Tú là được vào cõi thơ, cõi bất tử. Bài thơ Thương vợ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người vợ, người mẹ, của người phụ nữ đảm đang, chịu thương chịu khó vì hạnh phúc chồng con.

Cảm nhận về bài thơ Thương vợ – Bài làm 3

Nói đến nhà thơ Tú Xương, chúng ta không thể nhắc đến tác phẩm “Thương vợ”. Trong sự nghiệp thơ ca phong phú, đa dạng của Tú Xương, “Thương vợ” được xem là một trong những bài thơ hay nhất. Bài thơ thể hiện một cách thấm thía, cảm động thái độ trân trọng, tri ân của Tú Xương đối với sự hi sinh, tảo tần của vợ, để ông được học hành, thi cử như vậy. Quan trọng hơn qua hình ảnh bà Tú trong tác phẩm “Thương vợ”, người ta thấy hiện lên một bức chân dung về người phụ nữ Việt Nam với những nét phẩm chất tốt đẹp điển hình.

Bà Tú tên thật là Phạm Thị Mẫn, xuất thân từ gia đình dòng dõi nho gia. Bà nhẫn nại, cam chịu phận làm người vợ thảo hiền, tảo tần sớm hôm nuôi chồng, nuôi con, làm chỗ dựa tinh thần cho cuộc đời của Tú Xương- Một trí thức không gặp thời, long đong, lận đận trên con đường sự nghiệp.

Có lẽ vì thế mà hình tượng người vợ trở thành đề tài quen thuộc trong các tác phẩm thơ của Tú Xương. Những bài thơ của ông viết về đề tài người vợ thường mang nhiều âm điệu: có khi là lời thủ thỉ tâm tình, có khi là lời bông đùa hóm hỉnh, hoặc cũng có lúc là nỗi niềm chua chát, xót xa nhưng bao trùm tất cả các tác phẩm vẫn là thái độ trân trọng cảm thông, sự hàm ơn chân thành từ phía một người chồng trước sự hi sinh của một người vợ.

Khi nói đến người phụ nữ truyền thống là nhắc đến một không gian gia đình, mà ở đó người vợ có vai trò trong việc thu vén, chăm lo sự nghiệp, danh vị của người chồng. Bà Tú cũng không phải là ngoại lệ, nhưng vào cái thời buổi Tây, Tàu lẫn lộn, nhốn nháo, không còn đâu cảnh thơ mộng “bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ” như ngày xưa, bà Tú cũng phải cuốn theo guồng quay của cuộc đời, cũng phải dạt theo cuộc bươn chải với đổi chác, bán mua để mong đảm bảo cuộc sống tối thiểu của gia đình.

“Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Hình ảnh bà Tú trong tác phẩm này hiện lên không phải từ dáng vóc, hình hài mà từ không gian và thời gian của công việc. “Quanh năm” không chỉ là độ dài có thời lượng mà còn gợi ra cho chúng ta một cái vòng vô kì hạn của thời gian, nó cho thấy cuộc mưu sinh vất vả này không có hồi kết thúc. Không gian “mom sông” vừa có giá trị tả thực- là phầ đất nhô hẳn ra sông, vừa gợi lên không gian sinh tồn bấp bênh và chông chênh.

Bà Tú phải hàng ngày bươn chải với đời bởi trên vai bà là cả một gánh nặng gia đình: “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Biết bao hàm ý toát lên trong cụm từ nuôi đủ, nó thể hiện sự chăm lo tận tụy chuyện cơm ăn áo mặc lại vừa hàm ý sự chịu đựng. Cách nói của nhà thơ đầy ý vị “năm con với một chồng”. Nhà thơ đã tự hạ mình ngang hàng với các con khi cay đắng, tủi hổ, xót xa nhận ra mình cũng là một trong những gánh nặng của vợ. Hóa thân vào nhân vật người vợ, nhà thơ đã nói hộ nỗi niềm tâm sự của vợ, đó là thái độ chín chắn trước duyên phận. Việc vận dụng thành ngữ số từ “một duyên hai nợ”, “năm nắng mười mưa” làm cho lời thơ trở nên cô đúc.

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không”

Câu thơ thể hiện nỗi lòng dằn vặt, thái độ chân thành, tự trách mình của nhà thơ, đồng thời bộc lộ tâm trạng bất lực trong bi kịch tinh thần của người trí thức: trở thành người thừa trong xã hội và ngay cả trong chính gia đình của mình.

Đây là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương, thể hiện được vẻ đẹp của bà Tú. Hình ảnh bà Tú đã lột tả rõ một người phụ nữ đảm đang, vị tha và quan trọng hơn là thể hiện tấm lòng thương vợ, biết ơn vợ cũng như lời tự trách mình của Tú Xương.

Cảm nhận về bài thơ Thương vợ – Bài làm 4

Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương là một trong những nhà thơ trào phúng của nền văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Bên cạnh những tác phẩm mang ý nghĩa trào phúng phê phán, lên án xã hội cũ ông còn những tập thơ trữ tình rất độc đáo. Một trong những tác phẩm tiêu biểu có giá trị lớn là bài thơ “Thương vợ”.

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vẵng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không!

Có thể nói ông là một trong những nhà văn, nhà thơ có cuộc đời lận đận trong đường công danh, mặc dù là người thông minh nhưng ông đi thi đến lần thứ tám mới đậu được cái tú tài. Nhà nghèo lại động con, nghề dạy học lại bấp bênh trong xã hội suy tàn lúc bấy giờ, chính vì thế bà Tú lại chính là người trụ cột trong gia đình lo cái ăn, cái mặc cho chồng con. Người vợ hiền đảm đang ấy đã cho ông cảm hứng sáng tác bài thơ “Thương vợ”. Đây cũng là nỗi lòng của chính ông muốn nói với người vợ đảm đang, tần tảo sớm hôm không một lời oán thán. Mở đầu bài thơ Tú Xương đã khái quát phần nào nghề nghiệp của bà Tú và hoàn cảnh gia đình mình:

“Quanh năm buôn bán ở mom sống,

Nuôi đủ năm con với một chồng”.

Ông là trụ cột trong gia đình thế nhưng cuộc sống của gia đình lại dự vào việc buôn bán chạy chợ của vợ. Tác giả dùng từ “mom” bao hàm tính chân thực rất rõ, đây là từ gợi hình ảnh rõ nét để người đọc thấy được nỗi gian truân của bà Tú buôn bán quanh năm bên bờ sông Vị, nơi làm ăn là cái thế đất chênh vênh, nhiều nguy hiểm. Câu thơ đầu tác giả cho chúng ta thấy tấm lòng của nhà thơ đối với việc buôn bán khó nhọc của vợ. Thế nhưng công việc buôn bán vất vả ấy lại:

“Nuôi đủ năm con với một chồng”

Câu thơ tả hoàn cảnh rõ dàng ” năm con với một chồng” không phải ngẫu nhiên mà ông lại sử dụng số đếm trong thơ. Mà ông đếm ở đây với mục đích vừa tăng thêm gánh nặng, sự vất vả tần tảo của bà Tú vì gia đình. Và đến ngay cả chồng cũng thành số đếm như một nghịch lý tức cười thay vì ít nhất chồng cũng phải nuôi đủ bản thân mình nhưng thực tế bà Tú lại là người nuôi chồng. Hoàn cảnh gia đình đã thế mà bà Tú gánh trên vai năm đứa con đã là vất vả, lại thêm một ông Tú trong nhà nữa. Câu thơ ẩn chứa nỗi niềm chua chát của tác giả về một gia cảnh gặp nhiều khó khăn: đông con và mọt ông chồng không làm được gì quanh năm chỉ đèn sách với thi cử. Để từ đó:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Hai câu thơ tiếp theo ngôn ngữ thơ đã tăng lên cấp độ mới, càng tô đậm thêm nỗi cực nhọc của người vợ. Từng chứ trong câu như những nét vẽ, gam màu nối tiếp nhau, hòa quyện và cùng bổ trợ làm gia tăng nỗi cực nhọc của bà Tú. Người vợ của tú Xương đã “lặn lội” nhưng lại mang “thân cò”, rồi có lúc trong hoàn cảnh “quãng vắng”. Nỗi cực nhọc kiếm sống mưu sinh ở “mom sông” tưởng như không thể nào nói hết được! Nhà thơ lấy hình ảnh “con cò” trong ca dao cổ: “Con cò lặn lội bờ sông…”, “Con cò đi đón cơn mưa…”, để tái hiện hình ảnh “thân cò” lầm lũi, đã đem đến cho người đọc bao liên tưởng cảm động về bà Tú, cũng như thân phận vất vả, cực khổ, của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội thời bấy giờ.

Hình ảnh lặn lội thân cò được tác giả mô phỏng trong thi ca dân:

“Con cò lặn lội bờ sông

Gánh tạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”

Hai câu thơ tuy ngắn nhưng lại mang ý nghĩa gợi hình ảnh chân thực về bà Tú: Với tấm thân mảnh dẻ, yếu đuối bà Tú chịu dãi nắng dầm sương, bà còn phải lặn lội sớm trưa tất cả cũng chỉ vì miếng cơm manh áo. Tấm thân cò trong cái phản chiếu của nắng chiều là hình ảnh lẻ loi, hiu quạnh, lúc cần không biết nương tựa vào đâu, chưa nói đến những hiểm nguy bất trắc đối với thân gái dặm trường. Câu thơ mang lại cho độc giả nhiều suy ngẫm, sự đồng cảm đến xót xa, tội nghiệp! Hình ảnh bà Tú đại diện cho những người phụ nữ trong xã hội thối nát bấy giờ.

Những người phụ nữ ấy chỉ biết lặng lẽ hi sinh cho chồng cho con, họ cam chịu sự xô đẩy của xã hội, để rồi Tú Xương lại chính là người nói lên tâm tư của vợ:

“Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công”

Hai người nên duyên với nhau được là do duyện phận trời xe, vì thế mà bà “âu đành phận”. Đành phận lại như một sự bất đắc dĩ, xếp lại, nén xuống những gì bất bình, tủi nhục của bản thân mình đã và đang từng ngày phải trải qua. Câu thơ khép lại bằng âm thanh nặng nề của từ phận lại càng làm cho câu thơ phù hợp với cảm xúc bị dồn nén vào trong. Bà Tú vất vả là thế, dầm mưa dãi nắng nhưng nào dám kể công lao với chồng, với con, mà luôn lặng lẽ dồn nén cam chịu.

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không”

Tình cảm của tác giả thương vợ chất chứa trong lòng đến nghẹn thở, lại không thể giúp được người vợ hiền mà nhà thơ tự trách mình. Bản thân ông trở thành một miệng ăn cho vợ nuôi, điềm nhiên hưởng thụ trong khi vợ phải ngược xuôi tần tảo, nghe cũng đã có cái gì đó bất nhẫn. Tất cả tâm tư tình cảm ấy bùng nổ ở hai câu thơ kết “Cha mẹ thói đời…” như một lời chửi đổng với đời và cũng chính là lời xỉ vả mình. Câu thơ thất chua chát, đắng cay ông trách mình, hận mình đã để vợ vất vả, sống khổ cực luôn chạy đôn, chạy đáo lo cho gia đình. Nhưng thực tế bà Tú lại không hề oán trách chồng con một lời nào. Cũng chính sự cam chịu, chịu thương chịu khó mà ông lại càng thấy mình có lỗi, càng thấy oán trách bản thân hơn. Ở vào hoàn cảnh như thế ông coi mình là người ăn ở bạc bẽo với vợ. Bà Tú có chồng mà cũng như không vì bà chính là người nuôi sống gia đình.

Bằng tình cảm chân thành, nghệ thuật sống động, Tú Xương đã miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người vợ, người phụ nữ giỏi giang, lam lũ, tần tảo nuôi chồng nuôi con. Bà Tú là đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam xưa. Bao nhiêu công lao trong gia đình, ông Tú giành cho bà, ông chỉ nhận về cho mình một chữ “không”.

Bài thơ xuyên suốt là tình cảm của tác giả dành cho người vợ hiền, ông dành sự kính trọng, mọi công lao, những gì tốt nhất dành cho bà Tú. Ngôn ngữ thơ dung dị, đời thường, sử dụng nhiều yếu tố dân gian, bài thơ có giá trị nhân văn sâu sắc.

Cảm nhận về bài thơ Thương vợ – Bài làm 5

Tú Xương được các độc giả biết đến là một nhà thơ trào phúng xuất sắc, đã vượt hẳn lên trên về phương diện bao quát hiện thực rộng lớn cũng như về tài nghệ đả kích sắc sảo bậc thầy. Trong thơ Tú Xương, có một mảng lớn các tác phẩm viết về đề tài người vợ và đề tài này cũng rất được các độc giả quan tâm và đón nhận. “Thương vợ” là một trong những bài thơ tiêu biểu và xuất sắc nhất thuộc đề tài này.

Cuộc đời của ông ngắn ngủi, chỉ sống được 37 năm và con đường thi cử còn nhiều gian nan, phải thi rất nhiều lần mới đỗ Tú tài vì vậy hầu hết mọi việc trong gia đình đều do bà Tú lo. Thấu hiểu được sự vất vả của vợ, Tú Xương đã đưa vợ mình vào những trang thơ với tất cả niềm yêu thương và sự trân trọng. Cuộc đời của bà Tú tuy vất vả nhưng bà lại có được niềm hạnh phúc lớn lao mà không phải người vợ nào cũng có được.

“Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không”

Ở hai câu đề, chỉ bằng vài nét đơn sơ với những từ ngữ hết sức bình dị, Tú Xương đã khiến người đọc hình dung ra hình ảnh bà Tú một mình mang gánh nặng gia đình, xông pha, lặn lội nơi đầu sông, bến chợ vừa tự họa nên hình ảnh của một người chồng tầm thường và vô dụng:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Người đọc đặc biệt ấn tượng bởi những từ ngữ mà Tú Xương dùng để khắc họa nên hình ảnh bà Tú: “quanh năm”, “mom sông”…Thời gian “quanh năm” có nghĩa là triền miên, suốt bốn mùa không được nghỉ ngơi. Còn “mom sông” là không gian nơi bà Tú buôn bán, chỉ là một thẻo đất cheo leo nhô ra mặt nước, chính cái không gian chênh vênh ấy càng làm cho hình ảnh bà Tú trở nên nhỏ bé và cô đơn hơn. Bà làm việc vất vả như vậy để nuôi “năm con với một chồng”, “chồng” được đặt ngang hàng với “năm con”, như vậy Tú Xương đã tự nhận mình là một đứa con đặc biệt vẫn cần được bà Tú chăm lo. Ta nhận thấy ông Tú như đang tự trách bản thân mình vô tích sự với vợ con, không giúp gì được cho bà Tú.

Đến hai câu thực, hình ảnh bà Tú càng hiện lên cụ thể hơn:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Tác giả đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao, đưa vào câu thơ của mình một cách khéo léo để khắc họa nên hình ảnh của người đàn bà lam lũ, vất vả lặn lội đêm hôm để kiếm ăn và nuôi con. Đặc biệt hình ảnh thân cò trong khung cảnh “quãng vắng” lại càng tô đậm sự thui thủi cô đơn một mình của bà Tú. Người đọc dễ dàng nhận ra sự đối lập ở hai câu thơ này, câu trước gợi ra hình ảnh bà Tú nhỏ bé thì câu sau lại gợi ra một cảnh chen chúc, bươn chải trên sông nước của những người buôn bán nhỏ, luôn chứa đựng sự cạnh tranh cùng những lo âu, nguy hiểm. Cũng như ông cha ta bao đời nay đã khuyên con: “Con ơi nhớ lấy câu này/ Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua”.

Ở hai câu luận, Tú Xương miêu tả hình ảnh của bà Tú trong mối quan hệ với chồng và con, đồng thời bày tỏ lòng cảm phục đối với sự hi sinh hết mực của vợ:

“Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công”

Đây như thể là một lời độc thoại nội tâm mà ông Tú muốn nói hộ bà Tú, nhưng có lẽ là ông Tú tự thấy mình vô dụng nên nói thế chứ chắc bà Tú không nghĩ vậy, bà Tú thương ông vì cái kiếp “học tài thi phận” còn ông Tú thì tự thấy số phận của mình bạc bẽo nên mới viết ra như thế. Có thể câu thơ trước còn gây nhiều tranh cãi, nhưng đến câu thơ thứ hai “Năm nắng mười mưa dám quản công” thì hẳn là ông Tú đã nói đúng tấm lòng của vợ, nhà thơ sử dụng thành ngữ vừa nói lên được sự vất vả gian lao vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.

Hai câu kết là lời chửi, có thể người đọc sẽ nghĩ là của bà Tú nhưng thực ra là của ông Tú, ông chửi đời và chửi cả chính bản thân mình, tự trách mình là tầm thường, vô tích sự, không giúp gì được cho vợ con:

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không”

Hai câu như ẩn chứa một mối quan hệ sâu xa: Nếu không có thói đời bạc bẽo thì cũng đã không có sự hờ hững của người chồng đối với vợ, ngẫm lại ta mới thấy bà Tú mới thật là đáng trọng và đáng kính biết nhường nào.

Vậy là chỉ với tám câu thơ nhưng hình ảnh bà Tú đã được hiện lên hoàn chỉnh: một người vợ đảm đang, chịu khó, tháo vát sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì chồng, vì con. Hình ảnh của bà Tú là hình ảnh tiêu biểu của người vợ truyền thống Việt Nam với những nét đẹp đáng trân trọng.

Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Chiều Tối

Cảm Nhận Về Vẻ Đẹp Tâm Hồn Hồ Chí Minh Qua Bài Thơ “chiều Tối”

Cảm Nhận Về Bài Thơ Chiều Tối

Trung Tâm Gia Sư Quận 7 Cảm Nhận Bài Thơ Ánh Trăng

Cảm Nhận Về Bài Thơ Ánh Trăng Của Nguyễn Duy

Trình Bày Cảm Nhận Về Bài Thơ Thương Vợ Của Trần Tế Xương

Cảm Nhận Vẻ Đẹp Riêng Của Hai Bài Thơ “thương Vợ” (Tú Xương) Và “tự Tình” (Hồ Xuân Hương)

Phân Tích Bài Thơ Thương Vợ Của Tú Xương

Bài Văn Mẫu Phân Tích Bài Thơ Thương Vợ

Phân Tích Bài Thơ ” Thương Vợ” Của Tú Xương

Đề bài: Anh/ chị hãy viết một bài văn cảm nhận về bài thơ thương vợ

Trần Tế Xương là một nhà thơ nổi tiếng trong nền thơ ca của Việt Nam. Ông có nhiều những tác phẩm vô cùng đặc sắc. Ông chủ yếu viết về trào phúng phê phán, lên án xã hội cũ ông còn có những tập thơ trữ tình rất độc đáo. Trong số những bài thơ đặc sắc đó, có bài thơ ” Thương vợ” là một tác phẩm trữ tình sâu sắc. Nói về hình ảnh bà Tú vất vả, đảm đang, lặng lẽ hi sinh vì con vì chồng, biết ơn với những hi sinh của vợ, tác giả đã viết nên bài thơ này.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh người vợ hiện lên rõ nét:

” Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Cuộc sống của người vợ được hiện ra qua câu thơ rất dõ nét, Bà Tú phải vất vả lo toan cho cuộc sống gia đình, quanh năm ngày nào cũng vậy, bà lặn lội nơi bờ sông, bến chợ. ” Nom sông” là mỏm đất nhô ra dòng sông, cũng là một địa điểm ở phía bắc thành phố Nam Định. Nơi đây là nơi đông đúc, người người qua lại trao đổi mua bán, bà Tú quanh năm buôn trải ở đây để kiếm thu nhập lo cho chồng và năm đứa con. Không một ngày nào người phụ nữ này được nghỉ ngơi cả, làm lụng vất vả xuốt ngày. Mà lại buôn bán ở mom sông, ở một nơi không ổn định, chênh vênh, không có điểm tựa. Bất cứ lúc nào cũng có thể gặp nguy hiểm vì bốn bề là nước, đâu ai có thể lường trước mọi việc được. Càng làm nổi bật lên sự vất vả, hi sinh của bà Tú, một mình phải đương đầu với quá nhiều thứ, nhỏ bé giữa không gian, và vô cùng cô đơn, nhưng phải luôn vượt qua và chống lại nó.

Qua câu thơ đầu ta đã thấy được sự bất công của xã hội cũ, tại sao bà Tú lại phải vất vả như vậy, tại sao chồng con thì sẵn ở nhà hưởng thụ như vậy. Đó là cái hà khắc của xã hội phong kiến, nam nhi luôn làm việc lớn, tất cả khó nhọc người phụ nữ phải lo hết. Nhưng qua đó ta thấy được bà Tú là người rất đảm đang, tháo vát lo toan trọn vẹn được cho gia đình, thật đáng nể phục.

Hình ảnh bà cụ Tứ càng hiện lên dõ nét hơn:

” Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”

Bà Tú được xem như thân cò, ám chỉ cho tấm thân mảnh dẻ, yếu đuối mà phải dãi nắng dầm sương thật tội nghiệp. Thân cò lặn lội quãng vắng, một sự cô đơn bao chùm acr câu thơ, một mình người phụ nữ phải lần mò đến những chỗ vắng vẻ đầy hiểm nguy. Buổi đò đông đã đông người.Từ láy tượng thanh “eo sèo” gợi sự tấp nập, ồn ào để nhấn mạnh tính chất thường tình nơi chợ búa và sự lam lũ của người phụ nữ. Buổi đò đông gợi đến sự bon chen, tất bật và sự đông đúc, xô bồ.

Ông Tú thương vợ, nhưng lại tự trách mình, là trụ cột gia đình như không.

” Một duyên hai nợ âu đành phận’

Năm nắng mười mưa dám quản công”.

Vợ chồng là duyên là nợ, ông và bà Tú lấy nhau là duyên nợ. Bà Tú cho rằng là duyên nợ thì chấp nhận số phận. Có vất vả, khổ cực thì có đáng là bao. Bốn câu thơ lột tả sự vất vả bon chen, lăn lội ở ngoài đời, từ con người của lo toan cho làm ăn buôn bán, đến con người của đức độ, thảo hiền, đầy vị tha.

Ông Tú không nói trực tiếp là mình thương vợ. Mà ông đặt mình là người vợ để cảm nhận và thể hiện tình cảm sâu sắc của mình vào lời thơ đầy chân thành, đúng là phải thương vợ sâu sắc thì ông mới có thể viết được như vậy.

Ông Tú thương vợ, lại trách mình:

” Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không”.

Ông Tú thương bà Tú đến mức bật ra tiếng chưởi đời, nhưng trước hết là chưởi chính mình của ông Tú, thấy mình bất tài, không lo thay được cho bà Tú. ” Hờ hững” trước việc nhà, trước mọi lo toan, vất vả, trước thái độ cam phận của vợ. Có chồng như không, có thể bà Tú ở một mình có khi tốt hơn, nhưng đó là hạnh phúc gia đình nhỏ. Bà tú cũng sẽ rất vui khi ông Tú luôn quan tâm bà như thế, vất vả cũng cam lòng.

” Thương vợ” là một bài thơ hay và ý nghĩa, nói lên được tình cảm chân thành của tác giả dành cho vợ mình. Và lên án xã hội phong kiến xưa quá bất công với người phụ nữ, một xã hội không công bằng.

Anh Chị Hãy Bình Giảng Bài Thơ Thương Vợ Của Trần Tế Xương

Cảm Nhận Của Anh (Chị) Về Âm Điệu Dân Gian Trong Bài Thơ Thương Vợ Của Tú Xương

Soạn Bài Thơ Thương Vợ Ngắn Gọn Ngữ Văn Lớp 11 Đầy Đủ

Soạn Bài Thương Vợ Lớp 11 Của Trần Tế Xương

Phân Tích Bài Thơ Thương Vợ

Chùm Thơ Ngồi Uống Rượu Một Mình Với Tâm Trạng Buồn

Tổng Hợp Những Bài Thơ Uống Rượu Tâm Trạng Nhất

Chùm Thơ Về Rượu Hay Nhất, Cảm Xúc, Tâm Trạng

Dịch Thơ Cao Bá Quát. Uống Rượu Tiêu Sầu

Bài Văn Mẫu Về Uống Nước Nhớ Nguồn Suy Nghĩ Về Đạo Lí

I. Sơ lược về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả:

Đầu tiên, bài viết hướng dẫn cảm nhận về bài thơ Thương vợ này xin lưu ý với các bạn đôi điều về tác giả Trần Tế Xương. Trần Tế Xương (1870 – 1907) và thường được mọi người gọi là Tú Xương. Ông quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định.

Dù ông ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ – 37 tuổi, nhưng đã để lại cho văn học dân tộc một sự nghiệp thơ ca đáng tự hào về số lượng tác phẩm – trên 100 bài. Những tác phẩm ấy được sáng tác theo nhiều thể loại nhưng phần lớn là thơ.

Những sáng tác của Tú Xương có thể quy về hai mảng, đó là trào phúng và trữ tình. Cho dù là thuộc mảng nào đi chăng nào thì những sáng tác ấy cũng thể hiện nỗi lòng của nhà thơ với đất nước, cuộc đời và con người.

Đặc biệt hơn cả là trong “gia tài” thơ ca của mình, thơ Tế Xương có hẳn một đề tài viết về người vợ của mình bằng tất cả sự biết ơn và trân trọng bởi bà Tú là người đã chấp nhận nhiều gian truân, nhọc nhằn để vun vén cho cuộc sống gia đình.

2. Bài thơ Thương vợ Tú Xương:

Bài thơ Thương vợ là tác phẩm nằm trong nhóm những bài thơ Tú Xương viết về bà Tú, cũng là một trong số những bài thơ chân thành và xúc động nhất của tác giả về người vợ thân thương của mình. Được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bài thơ đã thay Tú Xương bày tỏ tình yêu thương và sự trân trọng đối với sự hi sinh cao cả của vợ mình.

II. Gợi ý cảm nhận về bài thơ Thương vợ của Tú Xương

Thương vợ Tú Xương thật sự là một bài thơ chân thành và xúc động, điều đó sẽ được minh chứng qua những dòng cảm nhận sau đây.

1. Cảm nhận hai câu đề:

Hai câu thơ đầu đã giới thiệu cho người đọc biết về hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú:

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Trong hai câu thơ này, ta có thể cảm nhận được hoàn cảnh lam lũ, nhọc nhằn và hình ảnh tất tả, xuôi ngược của bà Tú qua thời gian và địa điểm được nhắc đến trong thơ. Những điều đó được gợi nên bằng các từ: “quanh năm” và “mom sông”. Trong khi từ “quanh năm” thể hiện sự xuyên suốt, ròng rã từ ngày này qua tháng nọ vì công việc tất bật thì từ “mom sông” lại gợi nên sự bấp bênh của nơi mà bà Tú làm việc, vì đó là phần đất dôi ra phía lòng sông, chông chênh và nguy hiểm. Thế nhưng thời gian và địa điểm làm việc vẫn chưa nói lên tất cả những khó nhọc mà người vợ của Tú Xương phải vượt qua, vì bà còn phải “nuôi đủ” cả “năm con” và “một chồng”. Thông thường, việc nuôi lớn các con cần sự sẻ chia của cả vợ và chồng mà đôi khi cũng còn chật vật. Ở đây, gánh lo của một người phụ nữ như bà lại thêm gấp nhiều lần người bình thường vì bà là trụ cột của gia đình.

1. Cảm nhận hai câu thực:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Đọc hai câu thơ tiếp theo, ta lại thấm thía hơn những gian khó, nhọc nhằn của người vợ. Những cảm nhận ấy được Tú Xương khéo léo gợi lên một lần nữa trong lòng người đọc qua những từ ngữ, hình ảnh mà ông sử dụng: “lặn lội”, “thân cò”, “khi quãng vắng”, “eo sèo”, “buổi đò đông”.

Hai từ đầu tiên “lặn lội”, “thân cò” dễ giúp người đọc liên tưởng đến chất liệu nghệ thuật của văn học dân gian nên nỗi gian truân, lam lũ của người phụ nữ như bà Tú lại thêm phần được cảm nhận rõ rệt hơn. Những từ còn lại có vai trò khắc họa không gian và thời gian rợn ngợp, nguy hiểm, bấp bênh và chen chúc mà bà Tú phải đối mặt và phải cứng rắn để vượt qua.

Tuy số lượng câu chữ ít ỏi nhưng điều mà hai dòng thơ thể diễn tả lại có biên độ rộng hơn rất nhiều lần. Đó không chỉ là sự bươn chải vất vả của bà Tú mà ẩn sâu trong đó là tấm lòng cảm thương sâu sắc, da diết mà ông Tú dành cho bà.

3. Cảm nhận hai câu luận:

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cặp câu này đã tô đậm đức hi sinh của bà Tú. Dù có thể cuộc đời đặt bà vào hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thử thách, bà không than phiền hay trách cứ mà chỉ nhẹ nhàng xem đó là “duyên”, “nợ” của cuộc đời mình. Thế nên bà nhận về mình trách nhiệm với gia đình, với chồng con, giữ thái độ chấp nhận “âu đành phận” và cũng chẳng “dám quản công” mà phàn nàn. Ấy là điều đáng quý. Ngược lại, là một người đàn ông nhưng khi thấy gánh nặng trụ cột đè nặng lên vai người vợ, nhận ra những điều này và quan trọng là nói lên trong thơ, ông Tú có lẽ nhận ra rất rõ sự chịu thương chịu khó của bà, đồng thời như trách chính bản thân mình, xem mình là “duyên”, nhưng cũng vừa là “nợ” của bà.

Đặc biệt, trong hai câu thơ này, Trần Tế Xương đã vận dụng sáng tạo và thành công thành ngữ “năm nắng mười mưa” để nói lên đức tính cao quý của bà Tú nói riêng và những người phụ nữ Việt Nam nói chung.

4. Cảm nhận hai câu kết:

Hai câu thơ cuối bộc lộ rất rõ tình cảm và thái độ của tác giả trong bài thơ, đó dường như là tiếng lòng, là nỗi niềm mà nhà thơ muốn gửi gắm sau tất cả:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

Cụm từ “cha mẹ thói đời” thể hiện thái độ có phần gay gắt của Tú Xương đối với nếp xấu chung của xã hội và người đời, dù hữu ý hay vô tình cũng đã ít nhiều tác động đến những nhọc nhằn, lam lũ mà bà Tú gánh chịu.

Hơn hết, ông Tú cũng nghiêm khắc phê bình bản thân mình, điều đó thể hiện rất rõ nét trong câu thơ cuối: “Có chồng hờ hững cũng như không”. Ông nhận khiếm khuyết của mình, có thể xem mình là nguyên nhân sâu xa nhất khiến bà Tú phải khổ. Nhìn nhận một cách công bằng, dù cách đánh giá của ông Tú về chính mình có mức độ khách quan như thế nào thì việc ông nghiêm nghị xem xét mình đã là một biểu hiện của một nhân cách cao đẹp của một người đàn ông trượng nghĩa.

900+ Bài Thơ Hay Về Tình Bạn Tri Kỉ, Bạn Thân Sâu Sắc Nhất

Phân Tích Bài Thơ Tiếng Gà Trưa Của Xuân Quỳnh

Những Bài Thơ Tình Thuyền Và Biển Hay Nhất

Bài Thơ: Thuyền Và Biển

Lời Thơ, Ý Nghĩa Bài Thơ: Tết Đang Vào Nhà

Cảm Nhận Vẻ Đẹp Riêng Của Hai Bài Thơ “thương Vợ” (Tú Xương) Và “tự Tình” (Hồ Xuân Hương)

Phân Tích Bài Thơ Thương Vợ Của Tú Xương

Bài Văn Mẫu Phân Tích Bài Thơ Thương Vợ

Phân Tích Bài Thơ ” Thương Vợ” Của Tú Xương

Phân Tích Bài Thơ Thương Vợ Của Tú Xương Hay Nhất

Bài thơ Thương vợ được tác giả Trần Tế Xương sáng tác nhằm thể hiện sự trân trọng đối với sự hi sinh thầm lặng của người vợ tần tảo. Anh chị hãy trình bày cảm nhận về bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương để làm nổi bật những giá trị nội dung nổi bật được thể hiện trong tác phẩm.

I. Dàn ý chi tiết cho đề bài phân tích bài thơ Thương vợ

1. Mở bài

2. Thân bài

Hình ảnh bà Tú với nghề nghiệp và trách nhiệm trong gia đình: Công việc nhọc nhằn mà lương ít ỏi ấy lại là nguồn thu nhập duy nhất để bà Tú nuôi sáu miệng ăn

Cuộc đời và thân phận, những đức tính cao đẹp của bà Tú: Bà Tú dù có trong hoàn cảnh như vậy nhưng không hề có một câu kêu ca phàn nàn mà trái lại luôn nhẫn nhịn và chịu đựng

Nỗi niềm của tác giả và tình cảm của ông dành cho vợ mình: Trần Tế Xương đã nói hộ những thiệt thòi của vợ đồng thời ca ngợi đức hi sinh của người bạn đời

3. Kết bài

Ý nghĩa của bài thơ: Lời thơ là tiếng thở dài đau xót của một con người rất có trách nhiệm nhưng bất lực.

II. Bài tham khảo

Nổi bật trong cả bài thơ là hình ảnh của một cặp vợ chồng rất hạnh phúc, một người vợ tần tảo và giàu đức hi sinh, một người chồng biết cảm thông chia sẻ và yêu thương, quý trọng vợ hết mực. Hai câu thơ đầu hiện lên hình ảnh của bà Tú với nghề nghiệp và trách nhiệm của bà trong gia đình:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Người xưa có câu “phi thương bất phú”, buôn bán trở thành một nghề và cũng như bao nghề khác, người ta buôn bán để kiếm sống, tuy nhiên công việc của bà Tú lại không được như thế. Nơi bà buôn bán chẳng có cửa hàng quán xá gì mà “kinh doanh” ngay ở “mom sông”, mom sông là 1 chỗ đất nhô ra ở bờ sông, nước xuống thì còn mà nước lên thì mất, là cái chợ nhưng chỉ họp một lát buổi sáng hoặc chiều, lèo tèo vài gánh hàng, với việc buôn bán lấy công làm lãi nên chẳng kiếm được bao nhiêu. Ấy vậy mà bà Tú chịu được công việc ấy quanh năm suốt tháng, từ năm này qua năm khác, mặc dù nó chẳng làm cho bà khá lên được, chẳng hề nhàn nhã hơn hay việc buôn bán được phát triển hơn.

Công việc nhọc nhằn mà lương ít ỏi ấy lại là nguồn thu nhập duy nhất để bà Tú nuôi sáu miệng ăn của cả gia đình. “Năm con với một chồng”, năm con là nhiều nhưng việc lo cho chúng đơn giản, chỉ cần miếng cơm manh áo, nhưng để lo cho một ông chồng thì lại bằng cả việc lo cho năm đứa con. Mà có khi còn hơn, bởi mỗi khi ông đi thi, tiền lưng gạo bị lại đổ hết lên đầu bà, rồi tiền chè tiền rượu, tuy nhiều khoản nhưng bà vẫn lo đủ cả. Quả là bà Tú rất đảm đang và tháo vát, một người vợ không những thương mà còn biết chiều chồng. Tuy nhiên để có được tiếng thơm ấy, bà Tú đã phải đánh đổi bằng biế bao công sức nặng nhọc:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Hình ảnh con cò vốn đã rất quen thuộc, những con cò chăm chỉ, hiền lành và biết nhặt nhạnh nơi đồng ruộng, bãi sông chính là biểu tượng của những người phụ nữ cả một đời lam lũ vì chồng vì con, không màng đến bản thân mình. Tú Xương nhắc đến “thân cò” chứ không phải con cò, ý nói rằng đó là thân phận và số phận mong manh nhỏ bé trước những bão vũ của cuộc đời. Vì yếu đuối và bị động mà phải lặn lội, bươn chải để kiếm sống. Hai tính từ “lặn lội” và “eo sèo” đối nhau vừa giàu tính tạo hình lại giàu tính biểu hiện. Một là hình ảnh người phụ nữ gầy yếu như thân cò với gánh nặng trên vai phải một thân một mình bước trầy trật trong lầy lội. Rồi lại một hình ảnh thân cò nữa phải xù lông xù cánh chao chát, cãi cọ để tranh mua tranh bán, xuống cho kịp đò, lên cho kịp chợ, chỗ đông người thì vã cả mồ hôi,nơi quãng vắng thì tuôn trào nước mắt. Bà Tú dù có trong hoàn cảnh như vậy nhưng không hề có một câu kêu ca phàn nàn mà trái lại luôn nhẫn nhịn và chịu đựng:

“Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công”

Những từ ngữ tăng dần: một, hai, năm, mười, gợi lên những khó khăn ngày càng chồng chất, vất vả ngày một tăng dần. Hình ảnh ấy thật kiên cường nhưng lại thật tội nghiệp, Trần Tế Xương đã nói hộ những thiệt thòi của vợ đồng thời ca ngợi đức hi sinh của người bạn đời. Hai câu thơ cuối là lời thơ nhưng lại chính là tiếng chửi:

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hỡ hững cũng như không”

Đây không phải là tiếng chửi của người vợ vất vả thiệt thòi mà là người chồng tự chửi mình đấy thôi. Nghe có vẻ chua chát, nhưng nói lên sự thật, bà Tú lấy phải ông chồng chẳng giúp được gì cho gia đình và vợ, lại còn làm gánh nặng để vợ phải nuôi. Thật có mà như không có, còn khổ hơn khi không có.

Qua bài thơ dù ta không nhìn thấy sự xuất hiện của ông Tú nhưng lại thấy rõ con mắt và trái tim của ông. Lời thơ là tiếng thở dài đau xót của một con người rất có trách nhiệm nhưng bất lực, đồng thời cũng là tấm lòng cảm phục và biết ơn chân thành của người chồng đối với vợ của mình.

Cảm Nhận Bài Thơ Thương Vợ

Anh Chị Hãy Bình Giảng Bài Thơ Thương Vợ Của Trần Tế Xương

Cảm Nhận Của Anh (Chị) Về Âm Điệu Dân Gian Trong Bài Thơ Thương Vợ Của Tú Xương

Soạn Bài Thơ Thương Vợ Ngắn Gọn Ngữ Văn Lớp 11 Đầy Đủ

Soạn Bài Thương Vợ Lớp 11 Của Trần Tế Xương

Chủ đề