Cái nhìn khách quan là gì năm 2024

Chúng ta hay bắt gặp cụm từ trái nghĩa khách quan – chủ quan khi nói chuyện cũng như là trong các văn bản, tài liệu. Nhưng có phải ai cũng hiểu rõ khách quan là gì, chủ quan là gì, cũng như mối quan hệ giữa khách quan và chủ quan. Hãy cùng ACC phân tích và làm rõ vấn đề này nhé.

Tính khách quan là gì? Ví dụ về tính khách quan (Mới 2022)

1. Tính khách quan là gì?

Khách quan được hiểu theo nhiều cách khác nhau, cụ thể:

– Khách quan là nhìn nhận sự vật, sự việc 1 cách thật tế và không thiên vị bất kỳ gì cả, như vậy sẽ không ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của bạn hoặc một ai đó và sẽ cho ra 1 quyết định thật sáng suốt.

– Khách quan là những sự vật, sự việc diễn ra ngoài ý muốn của bạn.

– Khách quan là sự vận động và phát triển của mọi sự vật/hiện tượng không phụ thuộc con người. Nhận thức phải tôn trọng đến thực tế, nếu không tôn trọng thực tế thì khách quan sẽ mất đi.

– Khách quan là cụm từ đòi hỏi việc nhận thức của con người phải dựa vào thực tế khách quan (tức là luôn tôn trọng sự thật không thể nhận định sai sự thật).

Như vậy từ việc đi tìm hiểu ý nghĩa của từ khách quan, chúng ta có thể trả lời cho câu hỏi tính khách quan là gì? Tính khách quan là sự vận động và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng không phụ thuộc con người. Nhận thức phải tôn trọng đến thực tế, nếu không tôn trọng thực tế thì khách quan sẽ mất đi.

Ví dụ: Có nhiều sự thật hiển nhiên là con người không phải là siêu nhân như người nhện, thần tiên được.

Tính khách quan được hiểu là khi nhìn nhận một sự vật, sự việc 1 cách thực tế và không thiên vị với bất kỳ ai, như vậy sẽ không ảnh hưởng đến quyết định của một ai đó hoặc của chính bản thân bạn và sẽ cho ra một quyết định thật sáng suốt.

Tính khách quan là những sự việc, sự vật, hiện tượng diễn ra ngoài ý muốn của bạn và bạn không thể thay đổi được.

Khách quan là sự vận động và phát triển của mọi hiện tượng không phụ thuộc con người. Mọi sự vật hiện tượng xảy ra theo quy luật có sẵn, không chịu sự tác động hay nhận xét của một ai. Nhận thức phải tôn trọng đến thực tế, nếu không tôn trọng thực tế thì khách quan sẽ mất đi.

Tính khách quan là cụm từ đòi hỏi việc nhận thức của con người, của những người đưa ra lời nhận xét phải thực tế, mang tính khách quan và luôn tôn tại trong những sự thật hiện tượng không thể nhận định sai sự thật, hay nhận xét mang tính cá nhân được.

2. Ví dụ về tính khách quan của mối liên hệ

Ví dụ:

– Trong thế giới động vật thì động vật hấp thụ khí O2 và nhả khí CO2, trong khi đó quá trình quang hợp của thực vật lại hấp thụ khí CO2 và nhả ra khí O2.

– Hoặc trong buôn bán hàng hóa dịch vụ thì giữa cung và cầu có mối liên hệ với nhau. Cụ thể giữa cung và cầu trên thị trường luôn luôn diễn ra quá trình tác động qua lại. Cung và cầu quy định lẫn nhau; cung và cầu tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận động, phát triển không ngừng của cả cung và cầu. Đó chính là những nội dung cơ bản khi phân tích về mối liên hệ biện chứng giữa cung và cầu.

– Mối liên hệ ràng buộc và tương tác (theo lực hút – đẩy) giữa các vật thể; mối liên hệ giữa trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường (đồng hóa – dị hóa); mối liên hệ ràng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa cung và cầu hàng hóa trên thị trường; mối liên hệ tất yếu giữa các khái niệm trong quá trình tư duy của con người,… đều là những mối liên hệ khách quan, tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.

3. Chủ quan là gì?

Cũng giống như khách quan, thì chủ quan là gì cũng có rất nhiều nghĩa:

– Chủ quan là cụm từ dùng để chỉ một hành động của ai đó khi làm gì mặc dù đã biết trước kết quả có thể không tốt nhưng vẫn không chuyên tâm làm.

– Nguyên nhân chủ quan là gì? Đó là những sự việc, sự vật thay đổi nhưng nằm trong tầm kiểm soát của bạn.

– Chủ quan là cách nhìn nhận sự vật theo ý nghĩ của bản thân bạn và bạn cho là đúng thì điều đó sẽ đúng.

– Chủ quan là cách nhìn nhận hay hành động thể hiện ý chí, quan điểm cá nhân của bạn về một việc, sự việc, sự vật.

– Chủ tức là bản thân mình, quan nghĩa là cách nhìn. Vậy chủ quan tức là cách nhìn nhận của bản thân một cách phiến diện, nhìn sự vật hoặc sự việc một cách đơn giản hóa và không thể xử lý kịp khi có tình huống bất ngờ xảy ra.

4. So sánh giữa chủ quan và khách quan

Trên thực tế hai quan điểm về tính khách quan và tính chủ quan là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa phân biệt rõ được sự khác nhau giữa chúng là như thế nào? Dưới đây sẽ là bảng phân tích sự khác nhau giữa 2 khái niệm về tư duy này.

Trong những ngày “chinh chiến” xưa cũ, mình đã từng rất nhiều lần tham gia vào nhiều cuộc tranh cãi không hồi kết. Cũng chính từ những lần tranh cãi vô thưởng vô phạt này, mình đã phạm vô số sai lầm, và cũng rút ra đường vô vàn kinh nghiệm về hai chữ “khách quan” không chỉ trong việc tranh luận, mà còn là cả trong cuộc sống.

Khách quan, theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt mang nghĩa là “có tính chất xuất phát từ thực tế, biểu hiện thực tế một cách trung thực, không thiên lệch”. Hiểu theo nghĩa đơn giản nghĩa là cái nhìn không mang cảm tính, rõ ràng và minh bạch.

Khách quan cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc tranh luận. Thiếu tính khách quan thì một cuộc tranh luận sẽ trở thành sự tranh cãi kéo dài. Cũng giống như việc thiếu sự minh bạch, chất chứa cảm xúc quá nhiều sẽ khiến người ta đưa ra quan điểm phiến diện, thiên vị một bên hơn bên còn lại vậy.

Tựu trung, khách quan là một tính cách nên có trong mỗi người. Khách quan có thể đi chung với sự lý trí, giúp cho người ta có thể phân định đúng – sai rõ ràng hơn, hợp tình hợp lý hơn.

Khách quan, nhìn ra không phải là một “món dễ xơi”. Phàm đã là con người thì rất dễ rơi vào cảm xúc cá nhân, điều này là không thể tránh khỏi. Để thật sự nhìn nhận một sự việc dưới con mắt khách quan là một việc vô cùng khó khăn, bởi chúng ta chỉ là những cá thể riêng biệt có cái nhìn riêng biệt với quan điểm riêng biệt. Cũng giống như đôi mắt chẳng thể nhìn cùng lúc hai hướng, người ta cũng cần phải có một quá trình cụ thể để so sánh, đặt vấn đề lên bàn cân để phân tích, nhận định theo nhiều mặt, trong nhiều tình huống rồi mới có thể đưa ra một quyết định hoặc nhận xét khách quan được.

TẠI SAO LẠI CẦN PHẢI KHÁCH QUAN?

Khách quan là yếu tố luôn được nhiều người nhắc đến khi tranh luận về một vấn đề hoặc chủ đề nào đó. Ai cũng đề cao sự khách quan và chỉ trích những kẻ phiến diện. Tại sao khách quan lại quan trọng tới vậy?

Đối với mình mà nói, cách đơn giản nhất để có thể nhìn thấy tổng thể vụ việc là phải nhìn ở nhiều góc với sự khách quan đúng mực. Một vấn đề tranh luận cũng giống như một cục rubik đa sắc, mỗi một mặt của rubik là một màu khác nhau. Sự phiến diện và trôi theo cảm xúc chỉ khiến chúng ta nhìn được một hoặc hai màu của cục rubik đó, còn khi áp sự khách quan vào để nhìn nhận, thì chúng ta có thể nhìn được cả 5 hoặc 6 màu, thậm chí còn có thể nhìn ra được hình dạng đầy đủ của cục rubik, và hiểu cả cách hoạt động của nó nữa cơ.

Dĩ nhiên, bởi vì chúng ta đều là con người – những cá thể mang theo cảm xúc rất riêng và rất sâu, nên việc nhìn nhận một vấn đề khách quan hoàn toàn là không thể mà chỉ mang tính tương đối. Như đã nói ở trên, dù chỉ là ở mức tương đối thì chúng ta cũng có thể xem xét và nhìn nhận tốt hơn gấp đôi, hoặc gấp ba lần so với cái nhìn chủ quan hoặc quá phiến diện. Mà một vấn đề chỉ có thể được giải quyết khi chúng ta có thể nhìn ra được bản chất cốt lõi bên trong nó (ở đây là tổng số màu sắc của cục rubik hoặc cấu trúc của nó). Vì vậy, càng nhìn được nhiều màu sắc, thì càng có nhiều cơ hội giúp chúng ta hiểu được cấu trúc thực tế của cục rubik. Càng hiểu được cấu trúc của nó, chúng ta càng có thể dễ dàng giải thích cách nó hoạt động, và lý giải vì sao cục rubik lại có sáu cạnh sáu màu mà không phải là hai cạnh hai màu…

CÁI NHÌN KHÁCH QUAN CÓ KHÓ KHÔNG?

Như đã nói trong phần trước, chúng ta chỉ là những cá thể mang nặng cảm xúc cá nhân. Vì thế, để có được một cái nhìn khách quan là vô cùng khó khăn. Đối với mình mà nói, để đạt được cái nhìn khách quan hơi-tương-đối đã cần một quá trình nhận thức bản thân, chấp nhận các mặt trái chiều, tiếp nhận quan điểm đối phương và cố gắng bỏ qua cảm xúc yêu-ghét đối tượng đang cùng tranh luận với mình.

Tâm lý con người luôn bị ảnh hưởng và tác động từ nhiều yếu tố, từ bên trong lẫn bên ngoài. Vì vậy sự khách quan tuyệt đối hoàn toàn không tồn tại. Chúng ta chỉ có thể cố gắng nhìn nhận càng nhiều mặt của một vấn đề càng tốt, để từ đó áp chế đi tính xúc cảm bên trong mà tìm ra điều cốt lõi bên trong chủ đề đó.

Việc tiếp nhận ý kiến trái chiều cũng nằm trong yếu tố giúp chúng ta có được cái nhìn khách quan tương đối. Với mình và có lẽ là với nhiều người khác, đều luôn mang trong mình một cái “tôi” kiêu ngạo, không chấp nhận việc mình đã sai trong bất cứ trường hợp nào. “Nhận sai” có lẽ là hành động cố gắng đầu tiên có thể giúp chúng ta có được cái nhìn khách quan tương đối, đi kèm với việc tiếp nhận ý kiến tranh luận từ đối phương dù đúng, dù sai và trao cho họ sự tôn trọng nhất định.

Suy xét vấn đề theo nhiều mặt, kể cả mặt tiêu cực lẫn tích cực, giữ vững lý trí cũng là một điều cần thiết. Đôi lúc cuộc tranh luận bị đẩy đi quá xa một phần cũng do việc nóng nảy và không thể giữ được lý trí của đôi bên tham gia. Cố gắng tìm những quãng nghỉ trước khi đưa ra nhận định cuối cùng cho một vấn đề, thu thập thông tin liên quan từ hai, hoặc ba, hoặc nhiều phía cũng là một cách hướng tới cái nhìn khách quan.

Chấp nhận rằng bản thân có thể sai và đối tượng tranh luận hoặc người bạn ghét cũng có thể đúng trong một vấn đề nào đó là việc mình nghĩ rằng khó khăn nhất. Bởi lẽ cảm xúc yêu và ghét là hai cảm xúc mãnh liệt nhất của con người, như ông bà ta từng nói: “Yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông ti họ hàng.”; “thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo.”. Chấp nhận cái đúng đến từ đối tượng mình ghét là cả một sự khó khăn.

Tựu trung, để có được cái nhìn khách quan là vô cùng, vô cùng khó khăn. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng chúng ta không thể nhìn sự vật, sự việc với cái nhìn khách quan được. Bình tĩnh và Chấp nhận là hai từ khóa quan trọng trong việc có thể gạt bỏ đi cảm xúc và sự phiến diện của bản thân, để nhìn nhận một sự việc theo cách đúng đắn nhất.

Chủ đề