Cải cách tiền lương năm 2023 như thế nào

Tại phiên họp 4 dự kiến khai mạc ngày 20/10 tới, Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về phương án điều chỉnh tiền lương công chức, viên chức để trình Quốc hội.

Theo Nghị quyết 27 năm 2018, Trung Ương Đảng dự kiến thực hiện cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng Covid-19 nên đã quyết định lùi cải cách tiền lương với công chức đến thời điểm thích hợp.

Tháng 11/2021, Quốc hội đồng ý:

- Lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương

- Chưa nâng lương cho người thu nhập thấp, mới đi làm trong năm 2022

- Ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.

Cải cách tiền lương năm 2023 như thế nào

Mức lương cơ sở được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp; người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước,..., được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí. Mức lương cơ sở còn được dùng làm căn cứ điều chỉnh lương hưu.

Lần điều chỉnh tăng lương cơ sở áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức gần nhất là từ 1/7/2019, tăng từ 1,39 triệu đồng lên 1,49 triệu đồng. Theo đó, công chức có trình độ đại học mới đi làm sẽ hưởng lương bậc 1 với hệ số 2,34 và sẽ nhận mức lương là 3.486.600 đồng/tháng.

Ngày 29/9/2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ tại buổi tiếp xúc cử tri Hải Phòng trước kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV cho rằng, trong 03 năm gần đây lộ trình cải cách tiền lương bị chậm lại là do nguyên nhân khách quan, đặc biệt là do tác động của dịch bệnh Covid-19.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng chia sẻ thêm vấn đề cải cách tiền lương là vấn đề cấp thiết và Quốc hội sẽ bàn vấn đề này tại kỳ họp thứ tư vào cuối năm.

Trước đó, nội dung dự thảo báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri của Ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã phản ánh tình trạng thiếu biên chế giáo viên; nhân lực y tế ở các cơ quan, đơn vị… xin nghỉ việc do áp lực công việc, do tiền lương thực tế và thu nhập chưa đảm bảo đời sống.

Phát biểu khai mạc phiên họp 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng ngày 10/10/2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tại phiên họp, liên quan báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022 - 2023, Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về phương án điều chỉnh tiền lương cơ sở cho cán bộ, công viên chức.

Một nội dung mới cho ý kiến đối với vấn đề điều chỉnh lương cơ sở lần này là tiền lương với khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Trước đó, khu vực kinh tế tư nhân đã được điều chỉnh tiền lương tối thiểu (tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ 01/7/2022).

Như vậy, lần cải cách tiền lương này bên cạnh điều chỉnh mức lương cho:

  • Công chức, viên chức, lực lượng vũ trang
  • Người có công với cách mạng
  • Người nghỉ hưu hưởng trợ cấp BHXH,…

Còn có thể điều chỉnh mức lương cho khối doanh nghiệp Nhà nước.

Trung Ương đã thống nhất giao Bộ Chính trị hoàn thiện kết luận, đồng thời chỉ đạo Ban Cán sự Đảng Chính phủ hoàn chỉnh báo cáo phương án điều chỉnh tiền lương cơ sở trình Quốc hội xem xét quyết định.

Phương án điều chỉnh tiền lương cơ sở sẽ được trình Quốc hội tại phiên họp 4 dự kiến khai mạc ngày 20/10 tới đây.

Trên đây là thông tin về việc lùi cải cách tiền lương năm 2023. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 

Cải cách tiền lương năm 2023 như thế nào
 19006199 để được hỗ trợ.

Cập nhật lúc 20:14, Thứ hai, 17/10/2022 (GMT+7)

Cải cách tiền lương năm 2023 như thế nào

(Thanh tra) - Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai cho hay, hiện kinh tế đã phục hồi, tăng trưởng và đã có dấu hiệu khả quan, vì vậy Quốc hội xem xét tăng lương cơ sở trước, sau đó các cơ quan sẽ tính toán đề xuất lộ trình thực hiện cải cách tiền lương.

Người dân lo lắng giá xăng tăng, học phí tăng, tiền lương lại không tăng

Đề nghị Chính phủ nghiên cứu cơ chế đặc thù xử lý vi phạm khi thực hiện biện pháp cấp bách chống dịch

39.552 cán bộ, công chức, viên chức thôi việc trong 2,5 năm, Bộ Nội vụ đã kiến nghị tăng lương

Ngân sách sẽ vay 608.569 tỷ đồng, chưa tăng lương cơ sở trong năm 2021

Chính phủ đề nghị chưa tăng lương cơ sở trong năm 2021

Cải cách tiền lương năm 2023 như thế nào

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường. Ảnh: Đ.X

Chiều ngày 17/10, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp 4, Quốc hội khóa XV.

Theo dự kiến, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV diễn ra từ ngày 20/10 đến ngày 15/11/2022.

Tại buổi họp báo, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hộ Nguyễn Hoàng Mai trả lời báo chí về việc tăng cương cơ sở và thực hiện cải cách tiền lương.

Theo ông Nguyễn Hoàng Mai, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã cho ý kiến về việc điều chỉnh tăng lương cơ sở.

Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh tăng lương cơ sở lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, tăng khoảng 20,8% (hiện là 1,49 triệu) để tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức.

Cạnh đó, đề xuất tăng chi lương hưu, trợ cấp BHXH với đối tượng do ngân sách Nhà nước chi trả khoảng 12,5%; hỗ trợ thêm với người nghỉ hưu trước năm 1995; tăng trợ cấp ưu đãi cho người có công và các chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.

Việc thực hiện điều chỉnh này dự kiến thực hiện từ 1/7/2023. Riêng điều chỉnh tăng phụ cấp nghề với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở dự kiến thực hiện từ 1/1/2023.

Ông Mai cho hay, việc tăng lương cơ sở dựa trên nhiều yếu tố. Trong đó, có tính toán theo thang bảng lương, phụ cấp nghề, các quy định khác tại Nghị định 38/2019 của Chính phủ…

“Việc thực hiện tăng lương cơ sở là nỗ lực rất lớn của các cơ quan, được đề xuất và tính toán các điều kiện cần thiết để tăng. Sau khi tăng lương cơ sở thì các cơ quan chức năng sẽ tính toán, để xuất thời điểm thực hiện cải cách tiền lương”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội nói.

Tuy nhiên, ông Mai cho rằng, để thực hiện cải cách tiền lương là vấn đề rất lớn, trong đó có thách thức liên quan đến nguồn lực, đặc biệt trong bối cảnh đất nước vừa trải qua hơn 2 năm chống dịch Covid-19 và mới bắt đầu phục hồi kinh tế.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nói thêm, Nghị quyết 27 của Trung ương khóa XII đã xác định lộ trình cải cách tiền lương.

Tuy nhiên, 2 năm qua chúng ta ảnh hưởng hết sức nặng nề của đại dịch Covid-19.

Do đó, ông Cường cho rằng, cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị cũng phải chia sẻ với Đảng, Nhà nước chưa tăng lương mà dành nguồn lực đó cho phòng chống dịch để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.

“Chúng ta không có điều kiện tăng lương trong giai đoạn vừa rồi. Hiện kinh tế đã phục hồi, tăng trưởng và đã có dấu hiệu khả quan, vì vậy, chúng ta tính tăng lương cơ sở trước, sau đó sẽ có lộ trình để thực hiện cải cách tiền lương”, Tổng Thư ký Quốc hội nhấn mạnh.

Cũng như Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, ông Cường cho rằng, việc thực hiện cải cách tiền lương còn phụ thuộc vào ngân sách, nguồn lực quốc gia.

“Chúng ta phải cân đối kỹ lưỡng giữa đầu tư cho phát triển và đầu tư cho con người, điều đó phải cân nhắc kỹ lưỡng lắm. Tất nhiên tăng lương cho cán bộ, công chức cũng là đầu tư cho phát triển nhưng nếu như không có thúc đẩy khác nữa thì rất khó”, ông Bùi Văn Cường nói thêm, đầu tư cho phát triển để thu thuế, ngân sách tốt hơn thì lúc đó có lộ trình cải cách tiền lương.

Cũng tại buổi họp báo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Hoàng Mai cho biết vừa qua, Ủy ban Xã hội đã kiến nghị có cơ chế riêng xem xét việc xử lý vi phạm trong giai đoạn cấp bách chống dịch.

Theo ông Mai, việc này xuất phát từ “thực tiễn giám sát việc thực hiện Nghị quyết 30 tại các địa phương và tâm tư, nguyện vọng của người trực tiếp chống dịch”.

Bởi trong hoàn cảnh “chống dịch như chống giặc”, tình huống rất cách bách thì nhiều việc phải xử lý tình thế, không cho phép chờ đợi, nên quá trình thực hiện sẽ không theo đúng quy định của pháp luật, như việc mua sắm vật tư, thiết bị, sinh phẩm... "miễn có ngay để đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu chống dịch". 

Ông Mai cho rằng, khi xử lý vi phạm cần xác định đúng bản chất, đúng hoàn cảnh, trong đó quan trọng nhất là xác định có mục đích cá nhân không. Việc này giúp động viên được những người trực tiếp tham gia chống dịch, đồng thời nếu sau này có đợt dịch tiếp theo thì những người đó sẽ mạnh dạn, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình.

Cho biết Chính phủ đã có báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 30, tuy nhiên, theo ông Mai, cần đánh giá sâu sắc hơn nữa, bổ sung thông tin, số liệu liên quan và các kiến nghị phải có giải trình rất cặn kẽ.

Ông Mai cho hay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Chính phủ tiếp tục tổng kết để trình tại kỳ họp tiếp theo, có thể là kỳ họp bất thường cuối năm, lúc đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến chính thức về đề xuất cân nhắc hoàn cảnh vi phạm pháp luật để xử lý cho phù hợp.

Hương Giang

Cải cách tiền lương năm 2023 như thế nào