Cải cách Duy Tân ở Trung Quốc

1. Khang Hữu Vi và sự hình thành phái Duy Tân

Khang Hữu Vi sinh năm 1858, ở huyện Nam Hải tỉnh Quảng Đông, trong một gia đình địa chủ quan liêu. Ông là linh hồn của phong trào Duy tân hồi cuối thế kỷ XIX của Trung Quốc, là trí thức tiến bộ lúc bấy giờ. Năm 1895, Khang Hữu Vi vào kinh thi giữa lúc triều đình Mãn Thanh ký điều ước Mã Quan đầu hàng nhục nhã. Phẫn uất trước sự kiện này, ông đã khởi thảo “Bức thư vạn chữ” (Vạn ngôn thư), có 1300 thí sinh ký tên, đề nghị không phê chuẩn hiệp ước này và đòi tiến hành cải cách làm cho đất nước giàu mạnh. Việc làm của ông đã gây chấn động lớn ở kinh thành. Khang Hữu Vi thi đỗ tiến sĩ, được bổ làm ở bộ Công nên có cơ hội hoạt động cho chủ trương Duy tân của ông.

Tháng 6 năm 1896, ông đưa thư đề nghị biến pháp. Tình cờ, thư này đến tay vua Quang Tự, được Quang Tự đồng tình; nên từ đó, hoạt động Duy tân càng có thế phát triển.

Để chuẩn bị lý luận, tư tưởng và tổ chức cho công cuộc biến pháp, tháng 7-1896 ông ra báo Trung ngoại ký văn tuyên truyền tư tưởng Duy tân. Tháng 8-1896 ông tổ chức Cường học hội. Khang Hữu Vi cùng học trò ưu tú của ông là Lương Khải Siêu và phái Duy tân đi tuyên truyền diễn thuyết khắp nơi. Tổ chức Cường học hội được thành lập ở nhiều tỉnh lớn như Thượng Hải, Nam Kinh v.v… Phái thủ cựu lo sợ trước ảnh hưởng của tư tưởng Duy tân, tháng 1-1897 ra lệnh cấm các hội này. Tuy vậy, phái Duy tân vẫn hoạt động mạnh mẽ. Các tổ chức Duy tân được thành lập ở khắp nơi (bằng những tên gọi khác).

Phong trào Duy tân chủ yếu chỉ hoạt động trong tầng lớp quan lại, sĩ phu có ý thức tiếp thu tư tưởng biến cách, tầng lớp địa chủ tiến bộ, phú thương và tư sản dân tộc mới lớn lên. Phong trào này không đi sâu vào quần chúng nhân dân lao động, không động viên và cũng không muốn dùng lực lượng nhân dân làm hậu thuẫn cho biến cách. Có thể nói tư tưởng Duy tân của Trung Quốc lúc bấy giờ là đại diện cho tư tưởng tư sản tự do, mong xã hội biến đổi theo ước muốn hạn chế của họ.

Nội dung cương lĩnh hoạt động của phong trào Duy tân là :

– Kinh tế:

a/ Chủ trương bảo hộ và khuyến khích công thương nghiệp, lập hộinông nghiệp. Mua sách báo và du nhập kỹ thuật của phương Tây, tăng cường mua máy móc và tiến hành khai hoang.

Phái Duy tân đề nghị lập ra cục thương vụ, xây dựng các xưởng chế tạo máy móc và cho thương nhân tự do lập công xưởng. Chú trọng lập xưởng chế tạo súng đạn.

b/ Quản lý và xây dựng đường sắt, tiến hành khai mỏ. Tất cả công việc này do chính phủ quản lý chung.

c/ Khuyến khích phát minh khoa học kỹ thuật

d/ Chỉnh đốn và quản lý tài chính

– Chính trị:

a/ Cho phép mọi người được tham gia ý kiến với triều đình về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội v.v…

b/ Cách chức các quan lại bất lực, tham nhũng.

Cơ sở để xây dựng chế độ chính trị dựa trên nguyên tắc “Hán Mãn bất phân, quân dân cộng trị”

– Quân sự:

a/ Kiểm soát chặt chẽ lực lượng vũ trang và cho xây dựng đoàn luyện.

b/ Xây dựng quân đội theo kiểu các nước phương Tây.

– Văn hóa giáo dục:

a/ Lập trường học, tổ chức học theo kiểu phương Tây.

b/ Cải cách chế độ thi cử, bỏ lối thi bát cổ.

c/ Mở nhà in, in sách báo.

d/ Cử người đi học ở nước ngoài.

Xem trên, có thể thấy rằng phái Duy tân muốn thông qua con đường cải cách ôn hòa để cải tạo quan hệ sản xuất, mở đường cho sức sản xuất mới phát triển. Giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc ra đời trong hoàn cảnh của một nước bị nô dịch nên yếu ớt, không có thế lực chính trị, lực lượng kinh tế chẳng có là bao, lại thêm quan hệ ràng buộc với phong kiến và đế quốc về mọi mặt, không thể nào đề ra những biện pháp tích cực được.

Cuộc vận động Duy tân tuy chủ trương rất ôn hòa, song nó vấp phải sự chống đối rất mạnh của phái thủ cựu trong giai cấp phong kiến. Phái thủ cựu gọi là “Hậu đảng” là phái ngoan cố do Từ Hy thái hậu đứng đầu, gồm hầu hết bọn quan lại triều Thanh. Chúng chống đối cải cách rất quyết liệt, chủ trương “thà mất nước chứ không biến pháp”. Lực lượng của chúng lại rất mạnh, nắm hết quyền bính, bộ máy chính quyền và lực lượng võ trang trong tay.

Quang Tự (1870) tuy làm vua nhưng chỉ là hư vị, thực quyền đều nằm trong tay Từ Hy thái hậu. Mẹ của vua Quang Tự là em ruột của Từ Hy. Quang Tự lên ngôi khi chưa đầy 4 tuổi. Trước năm 1886, quyền hành đều do Từ Hy nắm, mọi việc đều tâu thái hậu trước, sau mới cho Quang

Tự biết. Năm 1889, Quang Tự 19 tuổi. Từ Hy thái hậu muốn tránh dư luận về việc chiếm quyền nên quy định tâu vua trước, báo cho thái hậu sau. Nhưng thực tế vẫn như cũ, Quang Tự chỉ là bù nhìn, quyền hành vẫn thuộc về thái hậu. Chính vì lý do trên, nên cuộc đấu tranh cải cách rất gay go, va chạm rất mạnh đến quyền lợi thiết thân của hai phái trong giai cấp phong kiến.

Vua Quang Tự đứng đầu phái Hoàng đế, trước nguy cơ dân tộc thì tán thành cải cách, đồng thời cũng muốn thông qua cuộc biến cách để giành quyền lực về cho mình. Nhưng họ không có thực quyền chính trị, không nắm quân đội, lại không dựa vào nhân dân, nên lực lượng yếu ớt. Trong phái Duy tân còn có một bọn quan liêu cơ hội tham gia, ngoài mặt thì tán thành, nhưng trong bụng thì phản đối. Khi phái Duy tân bị tấn công, nó liền trở mặt tố giác. Điều đó càng làm cho cuộc đấu tranh thêm khó khăn phức tạp.

Tại sao cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản thành công còn cuộc Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc lại thất bại???

Cập nhật lúc: 14:30 16-10-2017 Mục tin: Lịch Sử Lớp 11


Phong trào duy tân mậu tuất trung quốc cuối thế kỷ xix

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.55 MB, 160 trang )


NỘI D U N G

1 - Lời mỏf đầu
2 - Nội dung chính
PHẦN

A.

CHỦ TRƯƠNG DUY TÂN PHƯƠNG HƯỞNG VÀ TƯ T ƯỞNG.
K1ỈÁT VỌNG DUY TÂN T ự CƯỜNG, KHÁT VỌNG HỘI NHẬP
I.
Một cách nhìn đổi mđi về DUY TÂN.
II.
Duy Tân vêu nước và yêu nước duy tân.
III. Duy Tân và vấn đề cải chế
IV. Tư tưởng cải cách kinh tế xã hội của phái duy tân
"l)ĩ thương kíp quốc", "Thượng cơng" (l.ấy thương nghiệp xây dựng
phát triển đất niíđi:, coi trọng công nglũệp)
V.
Duv tân mậu tuất với vấn đề cải cách học phong
và giáo dục
VI. So sánh nguyên nhân thành bại của Duy TíìnMậu Tuất và L)uy
Tân Minh Trị.
PHẨN B
BƯỚC KHỞI ĐẦU CÂN ĐẠI HỐ
I.
II.

Pliong trào Dưưng Vụ.
Loại hình xí nghiệp qiuiu ăô'c thương biện ỏ Trung Quốc nửa cuối



thế kỷ XIX
[11. Nền quốc phòng Trung Quốc \ ổi tiên trình cận đại hóa Trung Quốc
THAY K Ế T LUẬN
Duy Tân Mậu Tuất qua hai cuộc hội thảo Quốc tế. 1988, 1998.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 3 tập báo c áo của hai Hội thảo ọ 11ốc tê ở Quảng Châu và Bắc Kinh
1988, 1998.
2. Mục luc sách tài liệu tham khảo kèm 1heo các pluin viết.
3. Tài liệu nộp theo: Sách "Xu hưđnp (lỏi mới trong lịch sử Việt Nam"
Nxb Thông tin, 1998; "Lịch sửgiáo dục thời Minh Trị". Nxb Giáo dục; Tạp
chí nghiên CIÍII lịch sử; Tạp chí nghiên cứu Trung Qtiôc.


LỜI NÓI ĐẦU

Phong trào Duy Tân Mậu Tuất ở Trung Quốc cuối thế kỷ XIX là một
phong trào có ý nghĩa lịch sử lâu dài. Ngày nay nhìn lại những tư tưởng
và chủ trương kế hoạch Duy tân Mậu Tuất 0 898) càng nhận rõ ý nghĩa
cải biến xã hội, kinh tế mang tính thời (1ai của nó Phong nào Duy tân
Mậu Tuất như một cái mốc đánh dâu khát vọng cận dại hoá, duy tân tự
cường của Trung Ọuốc thời cận hiện đại
Lịch sử như một dịng chảy khơng dứt đoan, nơi tiep nhau, kế thừa
Viì phát triển. Tư tưởng cận đại hóa, học phương Tây, địi [Yung Quốc phải
thay đổi bắt đầu lừ bài học biết mình yêu kém thua "Tây di" trong chiến
tranh, Đến phong trào Dương vụ, bắt đầu từ nhiTng năm 60 đến 90 thê kỷ
XIX, giai cấp phong kiến muốn cận dại hỏa để tự cường, đã xây dựng
cồng nghiệp quân sự, đúc súng, đóng tàu và cả xây