Cách xử lý sót nhau ở bò

Người chăn nuôi dễ dàng nhận biết được dấu hiệu sót nhau. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thì nhau nằm nguyên trong tử cung nên người chăn nuôi không thể biết được là nhau đã ra hay chưa và đây mới chính là nguy cơ làm nhiễm trùng máu. Vì thế, việc xử lý hậu sản là rất cần thiết.

1. Sót nhau: 

     - Bình thường, nhau ra hoàn toàn trước 12 giờ sau khi đẻ. Bò sau khi đẻ mà lưu nhau hơn 12 giờ sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tử cung so với bò không bị sót nhau. Tuy nhiên, nhờ co bóp của tử cung sẽ giúp tử cung thu teo nhanh chóng sau đó và chất bẩn sẽ được tống ra ngoài. Vì thế mà sót nhau ít ảnh hưởng đến sinh sản so với những nhân tố khác. Nguy cơ sót nhau sẽ tăng cao trong các trường hợp đẻ sinh đôi, đẻ non hoặc già ngày, đẻ khó, thiếu vận động và thiếu canxi trong cuối thai kỳ. Đôi khi sự thiếu hụt selenium và vitamin E cũng gây nên sót nhau. Khi bò bị sót nhau thường không biểu hiện những dấu hiệu lâm sàng nghiêm trọng, ngoại trừ dấu hiệu giảm tính ngon miệng và giảm sữa tạm thời, có thể sốt. Khoảng 20- 25% số bò bị sót nhau có thể dẫn đến viêm tử cung ở mức độ trung bình đến nghiêm trọng. Dấu hiệu lâm sàng là dịch thải ra có mùi hôi khó chịu, màng nhau treo lơ lửng ở âm hộ và khấu đuôi hoặc mông. Bình thường, phần nhau sót lại có thể được tống ra ngoài trong vòng 7-10 ngày nhưng một vài trường hợp có thể trên 15 ngày.

Cách xử lý sót nhau ở bò

     Có nhiều quan điểm khác nhau trong việc xử lý sót nhau như bóc nhau, sử dụng viên đặt hoặc dung dịch kháng sinh (đơn lẻ hoặc kết hợp với bóc nhau) nhưng có thể nói rằng không có giải pháp nào hoàn hảo. Có thể thực hiện tuần tự từ dễ đến khó như sau: Cho bò uống lại nước ối của nó; nếu không hứng được nước ối có thể cho uống nước cám (khoảng 10 lít) và muối. Tiêm Cloprostenol: 10ml/ bò, khoảng 20-30 giờ sau nhau sẽ ra. Trường hợp chờ 48 giờ nhau vẫn không ra, có thể tiêm thêm liều thứ 2. Trường hợp sau 2 liều, nhau vẫn không ra thì có thể bóc nhau.

2. Bóc nhau:

     Hầu hết các nhà chuyên môn đều đồng ý rằng việc bóc nhau chỉ được thực hiện khi màng nhau đã tách ra khỏi tử cung và dễ dàng bóc tách phần còn lại bằng tay. Tuy nhiên, việc bóc nhau nên được thực hiện bởi những kỹ thuật viên có kinh nghiệm. Đặc biệt, cấm chỉ định bóc nhau trong trường hợp bò có biểu hiện nhiễm trùng máu. Điều không hay là hầu hết các kỹ thuật viên và nhà chăn nuôi đã quen với phương pháp cổ truyền này và cố gắng bóc nhau cho bằng được trong mọi tình huống, gây tổn thương niêm mạc tử cung bò mẹ cũng như khả năng sinh sản trong tương lai.

3. Kích thích co bóp cơ tử cung: 

     Nhiều nhà chuyên môn cho rằng việc tiêm oxytocin trong vòng 24-48 giờ sau khi đẻ có thể mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ đẩy nhau ra ngoài. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho rằng không có sự khác biệt khi sử dụng liều đơn oxytocin trong việc làm giảm nguy cơ sót nhau giữa bò đẻ bình thường và bò cần phải can thiệp khi đẻ. Việc sử dụng kết hợp với estrogen ngay lập tức sau khi đẻ sẽ làm gia tăng hiệu lực của oxytocin nhưng gây nên hiện tượng giảm khả năng sinh sản sau đó.

4. Sử dụng kháng sinh: 

     Việc sử dụng kháng sinh thụt vào tử cung chỉ nên thực hiện khi bò sót nhau có dấu hiệu nhiễm trùng máu hoặc đẻ khó. Việc sử dụng kháng sinh không giúp phòng ngừa hoàn toàn viêm tử cung và hiện tượng viêm tử cung có mủ có thể phát triển sau đó. Vì thế, phải cẩn thận và không nên quá tin tưởng vào sử dụng kháng sinh mà không có sự chú ý nào sau đó. Cần kết hợp thật hợp lý giữa hai phương pháp sử dụng kháng sinh với việc theo dõi lấy nhau ra ngoài.

[dungcunuoibo.com]


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Email

Bò đẻ sót nhau là một trong những tình trạng nguy hiểm thường gặp trong giai đoạn bò đẻ con. Nó gây ra những bệnh như viêm nhiễm tử cung, nhiễm trùng máu,…Vậy làm thế nào để bò đẻ nhanh ra nhau? Đây là câu hỏi được nhiều chủ trang trại thắc mắc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Mục lục nội dung

  • 1 Cách nhận biết bò sắp đẻ
  • 2 Bệnh sót nhau là gì? 
  • 3 Bò đẻ bao lâu thì ra nhau?
  • 4 Tại sao bò đẻ không ra nhau?
    • 4.1 Do bệnh lý
    • 4.2 Do khẩu phần ăn ,chế độ chăm sóc
    • 4.3 Sự chênh lệch giữa bào thai và cơ thể bò mẹ
  • 5 Triệu chứng bò đẻ không ra nhau
  • 6 Cách làm cho bò đẻ nhanh ra nhau
  • 7 Xử lý khi bò đẻ bị sót nhau
    • 7.1 Sử dụng các biện pháp can thiệp bảo tồn
    • 7.2 Can thiệp bằng các thủ thuật xâm nhập
  • 8 Tác hại của việc bò đẻ không ra nhau
  • 9 Chăm sóc bò cái trước và sau khi sinh
    • 9.1 Chăm sóc bò trước khi sinh
    • 9.2 Chăm sóc bò sau khi sinh

Cách nhận biết bò sắp đẻ

Cách xử lý sót nhau ở bò

Để có thể chuẩn bị tốt nhất cho bò cái đẻ thì các bạn cần nhận biết được thời gian chúng chuẩn bị đẻ. Có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau đây để nhận biết:

  • Bầu vú căng và sưng khoảng 1 tuần trước khi đẻ.
  • Trước khi đẻ khoảng 1 đến 2 ngày, âm hộ của bò sẽ chảy ra các dịch nhờn màu trắng sữa. Càng gần ngày bò đẻ thì dịch càng loãng hơn.
  • Trong những ngày gần sinh bò mẹ có dấu hiệu bồn chồn, lo lắng, đứng ngồi không yên.
  • Đi tiểu nhiều lần và đuôi lệch cũng là một trong những dấu hiệu mà các bạn có thể nhận biết được bò sắp đẻ.

Bệnh sót nhau là gì? 

Nhau thai hay còn gọi là túi nhau, là nơi ở của thai nhi trong bụng mẹ. Đối với các loại gia súc sau một thời gian sinh thì túi nhau sẽ ra khỏi cơ thể. Nếu sau 14 giờ nhau thai vẫn chưa ra người ta gọi là chứng sót nhau. Bệnh này thường rất phổ biến ở trâu, bò.

Có rất nhiều dạng sót nhau phổ biến mà các bạn có thể biết như:

  • Sót nhau toàn bộ: nghĩa là toàn bộ phần nhau thai vẫn còn dính ở tử cung.
  • Sót nhau không toàn bộ: sừng tử cung ở bò được chia làm 2 phần, 1 phần có chứa thai nhi. Ở phần này nhau thai đã tách ra khỏi. Phần sừng tử cung chứa thai nhi thì nhau thai vẫn còn dính với tử cung của bò mẹ.
  • Dạng sót nhau từng phần: với trường hợp này thì có những phần của thai nhi đã tách khỏi tử cung của bò mẹ. Tuy nhiên vẫn còn một số phần của nhau thai như: màng nhung hoặc núm nhau vẫn còn dính ở niêm mạc tử cung.

Bò đẻ bao lâu thì ra nhau?

Cách xử lý sót nhau ở bò

Ở mỗi động vật thì thời gian để nhau thai ra khỏi cơ thể người mẹ là khác nhau. Ở trâu và bò túi nhau ra khỏi cơ thể bò cái trong khoảng từ 4 đến 6 giờ. Còn đối với những động vật khác như dê, ngựa hay lợn thì túi nhau sẽ thoát ra nhanh hơn.

Tại sao bò đẻ không ra nhau?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng bò đẻ sót nhau. Chúng tôi đã tổng hợp một số nguyên nhân chính như sau:

Do bệnh lý

Một số bò mẹ bị mắc bệnh khiến việc đẩy nhau thai ra khỏi cơ thể trở nên khó khăn hơn. Các bệnh thường gặp ở bò mẹ như:

  • Viêm nội mạc tử cung: khi mắc bệnh này dù bò mẹ có tử cung co bóp bình thường nhưng nhau thai vẫn dính chặt với niêm mạc tử cung.
  • Các bệnh như: Brucellosis hay Vibriosis cũng gây ra tình trạng không thể đẩy nhau ở bò mẹ.

Do khẩu phần ăn ,chế độ chăm sóc

Trong giai đoạn mang thai, bò mẹ không được chăm sóc tốt, khẩu phần ăn thiếu chất dinh dưỡng. Từ đó khiến sức khỏe của bò mẹ trở nên yếu và giảm sút, sức rặn không đủ để đưa nhau thai ra khỏi cơ thể.

Sự chênh lệch giữa bào thai và cơ thể bò mẹ

Ở nhiều bò mẹ có sự chênh lệch giữa kích thước của bò con và bò mẹ. Bò con quá to so với cơ thể của bò mẹ. Hoặc bò mẹ để nhiều thai. Tất cả những điều trên khiến tử cung của bò mẹ bị dãn quá mức và mất đi khả năng đàn hồi lại. 

Cấu tạo giữa núm nhau của mẹ và nhau con ở bò rất đặc biệt. Nó giống như những chiếc lược cài với nhau tạo nên lực liên kết rất chắc chắn. Vì vậy nếu bò mẹ không có sức rặn tốt thì nhau thai sẽ không ra khỏi cơ thể.

Triệu chứng bò đẻ không ra nhau

Cách xử lý sót nhau ở bò

Vậy làm thế nào để chúng ta có thể nhận biết và phát hiện ra bò mẹ đã bị sót nhau. Có một số dấu hiệu mà các bạn có thể nhận biết như sau:

  • Với trường hợp nhau thai còn nằm toàn bộ trong tử cung bạn sẽ không thấy được những phần nhau lòng thòng ở bên ngoài âm đạo bò.
  • Khi nhau chưa ra bò mẹ vẫn sẽ cảm giác khó chịu và đau đớn. Chúng sẽ có những biểu hiện cong lưng để rặn cho ra nhau thai còn trong tử cung.
  • Nếu nhau thai không ra ngoài cơ thể bò mẹ được thì chỉ sau khoảng 2-3 ngày tử cung sẽ bị viêm. Những loại vi khuẩn có trong tử cung sẽ xâm nhập vào túi nhau và phân huỷ chúng, khiến chúng bốc mùi hôi thối. Âm đạo của bò sẽ chảy ra các dịch màu vàng, mủ thậm chí có cả máu.
  • Những triệu chứng tiếp đó rõ ràng hơn. Bò sốt, khó chịu, mệt mỏi, bỏ ăn và lượng sữa cũng giảm hơn so với trước.

Cách làm cho bò đẻ nhanh ra nhau

Để giúp bò đẻ nhanh ra nhau chúng ta cần có những biện pháp từ ngay khi bò đang mang thai. Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp bò mẹ có sức khoẻ tốt hơn. Cho bò vận động nhẹ nhàng, phù hợp hằng ngày để dễ đẻ hơn.

Chú ý: Nếu sau khoảng 14 giờ không thấy nhau thai của bò ra hết chúng ta mới được can thiệp các biện pháp khác. Khi thấy nhau mới ra khỏi âm hộ không dùng tay kéo mà để nhau ra một cách tự nhiên.

Xử lý khi bò đẻ bị sót nhau

Khi gặp tình huống bò đẻ sót nhau các bạn có thể điều trị như sau:

Sử dụng các biện pháp can thiệp bảo tồn

Nếu sau 14 giờ vẫn chưa thấy nhau thai ra hết các bạn hãy sử dụng các thuốc kích thích co bóp tử cung. Thuốc điển hình mà các bạn có thể dùng là Oxytocin khoảng 6 đến 8ml. Ngoài ra các bạn có thể tiêm bắp thuốc Catosal 10% để đẩy nhau thai ra ngoài.

Bên cạnh những loại thuốc kích thích co bóp tử cung thì các bạn cũng nên cho bò sử dụng thuốc bổ cũng như dung dịch nước muối để tăng sức lực cho bò. Cần cho bò dùng kháng sinh để ngăn chặn sự nhiễm trùng. Bạn có thể đặt trực tiếp các loại kháng sinh dạng viên vào tử cung của bò. 

Sử dụng các loại thuốc thụt rửa, sát trùng để vệ sinh cho vùng âm hộ và tử cung của bò sạch sẽ. Khi thực hiện các phương pháp này các bạn nên đeo găng tay y tế chuyên dụng và dùng vaseline để bôi trơn.

Can thiệp bằng các thủ thuật xâm nhập

Đối với phương pháp này cần thực hiện bởi những người có kỹ thuật và chuyên môn cao. Đầu tiên các bạn cần cố định tư thế của bò cái. Sau đó vệ sinh sạch sẽ âm hộ của bò bằng các dung dịch sát khuẩn. 

Các bạn nên sử dụng găng tay y tế để đảm bảo vệ sinh, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào tử cung của bò mẹ. Cẩn thận tìm núm nhau mẹ và núm nhau con, tách nhẹ nhàng. Chú ý không được bóc cả phần núm nhau mẹ ra khỏi tử cung. Việc làm này sẽ gây xuất huyết ở bò mẹ. 

Sau khi đã thực hiện xong, các bạn cần vệ sinh sạch sẽ lại và đặt trực tiếp kháng sinh vào tử cung của bò. Tiếp tục theo dõi sức khoẻ của bò mẹ ở những ngày tiếp theo.

Tác hại của việc bò đẻ không ra nhau

Cách xử lý sót nhau ở bò

Bò đẻ không ra nhau nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm cho bò mẹ. Điển hình như:

  • Viêm tử cung, dịch chảy nhiều và có mùi hôi do nhau thai đang trong quá trình phân huỷ.
  • Bò đứng không yên, đau đớn và khó chịu. 
  • Bò mẹ có hiện tượng sốt cao và sưng vú.
  • Trong các trường hợp bình thường bò mẹ có thể cho con bú sữa nhưng khi bị sót nhau thì bò không thể cho con bú sữa.

Chăm sóc bò cái trước và sau khi sinh

Cách xử lý sót nhau ở bò

Để ngăn ngừa bệnh sót nhau ở bò cái các bạn cần có chế độ chăm sóc trước và sau khi sinh. Cụ thể như sau:

Chăm sóc bò trước khi sinh

Chế độ chăm sóc bò trong giai đoạn mang thai rất quan trọng. Nó quyết định sức khoẻ của bò và giúp bò rặn đẻ tốt hơn. Từ lúc phối giống các bạn cần thường xuyên kiểm tra, nếu phát hiện bò có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì cần xử lý ngay.

Trong thời gian này các bạn cần giữ cho chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bò. Chất cần thiết nhất để phòng tránh hiện tượng sót nhau đó chính là Canxi. Không để bò di chuyển, chạy nhảy mạnh để tránh sảy thai, ảnh hưởng đến các lần mang thai tiếp theo.

Khi sắp đến ngày bò sinh các bạn cần vệ sinh sạch sẽ núm vú cho bò và lau âm hộ bằng các thuốc sát trùng. Chuẩn bị các dụng cụ và phương tiện đỡ đẻ để đảm bảo bò đẻ một cách thuận lợi nhất. Lót rơm vào chuồng và bố trí chuồng ở những nơi kín gió.

Chăm sóc bò sau khi sinh

Sau khi sinh và đã lấy nhau thai ra khỏi tử cung của bò các bạn cần vệ sinh sạch sẽ âm hộ cho bò. Việc này giúp tránh khả năng lây nhiễm vi khuẩn, dẫn tới viêm tử cung. 

Cho bò ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng như: cỏ non, bắp, dây đậu,….Những loại thức ăn này rất có lợi đối với việc tiết sữa của bò.

Hiện tượng bò không ra nhau rất thường thấy khi các bạn nuôi bò. Nó không chỉ gây ra nhiều nguy hại cho bò mẹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến bò con. Qua bài viết  này hy vọng các bạn sẽ có kiến thức để giúp bò đẻ nhanh ra nhau. Chúc các bạn thành công!

Theo: Nguyễn Hiền