Cách xử lý chênh lệch bảo hiểm

Ms.Thúy Vy

- Chính thức áp dụng mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng làm căn cứ tính mức lương đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN từ ngày 01/5/2016.

- Trường hợp truy đóng BHXH, BHYT, BHTN phần chênh lệch tăng thêm do điều chỉnh tăng mức lương cơ sở sau 06 tháng trở lên kể từ ngày Nghị định 47/2016/NĐ-CP có hiệu lực thì phải đóng cả tiền lãi tính trên số tiền truy đóng và thời gian truy đóng.

- Người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn mức thu nhập tháng để tính mức đóng BHXH tự nguyện không quá 20 lần mức lương cơ sở mới này (không quá 24.200.000 đồng/tháng).

- Đối tượng chỉ tham gia BHYT được ngân sách nhà nước đóng toàn bộ mức đóng BHYT: Mức đóng BHYT tính theo mức lương cơ sở mới từ ngày 01/5/2016.

- Đối tượng chỉ tham gia BHYT được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT và người tham gia BHYT theo hộ gia đình: Mức đóng BHYT tính theo mức lương cơ sở mới từ ngày 01/6/2016.

Xem thêm tại Công văn 2026/BHXH-BT ngày 03/6/2016.

Cách xử lý chênh lệch giữa doanh thu với chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu đối với Công ty mẹ -Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) như thế nào? Câu hỏi của anh Ngọc đến từ Bắc Giang.

Cách xử lý chênh lệch giữa doanh thu với chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu đối với Công ty mẹ -Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) như thế nào?

Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 85/2022/NĐ-CP quy định cách xử lý chênh lệch giữa doanh thu với chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu đối với Công ty mẹ -Tập đoàn dầu khí Việt Nam như sau:

Xử lý chênh lệch giữa doanh thu với chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu đối với Công ty mẹ -PVN
Trên cơ sở doanh thu, thu nhập khác, chi phí và kết quả kinh doanh của PVNDB bảo cáo Công ty mẹ - PVN:
1, Trường hợp doanh thu thực hiện chuỗi bao tiêu (đã bao gồm doanh thu khác, thu nhập khác) theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này lớn hơn hoặc bằng (≥) chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này, toàn bộ doanh thu, chi phí của PVNDB được tổng hợp vào doanh thu, chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ - PVN,
2, Trường hợp phát sinh chênh lệch âm do doanh thu thực hiện chuỗi bao tiêu (đã bao gồm doanh thu khác, thu nhập khác) theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này nhỏ hơn (<) chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định Điểu này, Công ty mẹ - PVN thực hiện ghi giảm giá vốn bán ra của Công ty mẹ - PVN đối với sản lượng xăng, dầu, LPG bao tiêu của Dự án LHD Nghi Sơn, đồng thời ghỉ tăng khoản phải thu ngân sách nhà nước tương ứng khoản chênh lệch âm được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này nhưng không vượt quá số tiền tối đa Nhà nước xử lý tài chính cho PVN theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định này.

Như vậy dựa trên quy định trên để xử lý chênh lệch giữa doanh thu với chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu đối với Công ty mẹ -PVN.

Cách xử lý chênh lệch giữa doanh thu với chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu đối với Công ty mẹ -Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) như thế nào? (Hình từ Internet)

Cách xác định kết quả kinh doanh của Công ty mẹ - PVN sau khi xử lý chênh lệch giữa doanh thu với chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu như thế nào?

Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 85/2022/NĐ-CP quy định cách xác định kết quả kinh doanh của Công ty mẹ - PVN sau khi xử lý chênh lệch giữa doanh thu với chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu như sau:

Xác định kết quả kinh doanh của Công ty mẹ - PVN sau khi xử lý chênh lệch giữa doanh thu với chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu
1, Trường hợp doanh thu thực hiện chuỗi bao tiêu (đã bao gồm doanh thu khác, thu nhập khác) lớn hơn hoặc bằng (≥) chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu, kết quả kinh doanh của Công ty mẹ - PVN được xác định theo chế độ hiện hành.
2. Trường hợp doanh thu thực hiện chuỗi bao tiêu (đã bao gồm doanh thu khác, thu nhập khác) nhỏ hơn (<) chi phí đầu thực hiện chuỗi bao tiêu, PVN tổng hợp doanh thu (đã bao gồm doanh thu khác, thu nhập khác) và phần chi phí còn lại (sau khi đã ghi giảm giá vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này) của PVNDB vào doanh thu, chi phí của Công ty mẹ - PVN để xác định kết quả kinh doanh của Công ty mẹ - PVN.

Như vậy dựa trên quy định trên để xác định kết quả kinh doanh của Công ty mẹ - PVN sau khi xử lý chênh lệch giữa doanh thu với chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu.

Trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước trong việc thực hiện dự toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách nhà nước số tiền nhà nước xử lý tài chính là gì?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 11 Nghị định 85/2022/NĐ-CP trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước như sau:

Trách nhiệm của các bộ, cơ quan và Tập đoàn dầu khí Việt Nam
...
5.Kiểm toán nhà nước:
a) Kiểm toán số tiền PVN đề nghị Nhà nước xử lý tài chính cho PVN trước khi trình Quốc hội báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Nghị định này.
b) Có ý kiến tham gia về dự toán nhu cầu số tiền đề nghị Nhà nước xử lý tài chính cho PVN khi thực hiện khoản 5 Điều 10 Luật Kiểm toán nhà nước trên cơ sở báo cáo của PVN theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.

Như vậy theo quy định trên Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ sau:

- Kiểm toán số tiền PVN đề nghị Nhà nước xử lý tài chính cho PVN trước khi trình Quốc hội báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm.

- Có ý kiến tham gia về dự toán nhu cầu số tiền đề nghị Nhà nước xử lý tài chính cho PVN.

Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc thực hiện dự toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách nhà nước số tiền nhà nước xử lý tài chính là gì?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 85/2022/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ Tài Chính như sau:

Trách nhiệm của các bộ, cơ quan và Tập đoàn dầu khí Việt Nam
...
3. Bộ Tài chính
a) Tổng hợp vào dự toán NSTW và thực hiện thủ tục báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này phê duyệt dự toán ngân sách nhà nước hằng năm đối với nhu cầu số tiền đề nghị Nhà nước xử lý tải chính được PVN xác định theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
b) Tổng hợp vào báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm, báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước số tiền Nhà nước xử lý tài chính cho PVN theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định này trên cơ sở kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và phê duyệt báo cáo quyết toán của Hội đồng thành viên PVN.

Như vậy theo quy định trên Bộ Tài chính có nhiệm vụ tổng hợp vào dự toán NSTW, thực hiện thủ tục báo cáo cấp có thẩm quyền và tổng hợp vào báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm, báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội.

Chủ đề