Cách xem các bài luận miễn phí như thế nào năm 2024

Những quyển sách, bài báo nếu bạn tìm một cách bình thường thì đều ra những bản có tính phí, bạn phải trả tiền mới có được. Những trang web sau đây sẽ giúp bạn tìm được bản PDF của chúng. Danh sách này sẽ được thường xuyên cập nhật. Dưới đây Math2IT liệt kê theo thứ tự ưu tiên, mỗi khi tìm tài liệu, bạn nên thử ở những link trên cùng nhất trước, không có hãy thử những cái tiếp theo.

  1. Google : tất nhiên việc đầu tiên là bạn hãy gõ nguyên xi tên bài báo, quyển sách bạn cần tìm vào Google. Nếu nó hiện lên [PDF] ở đầu kết quả thì có khả năng cao là bạn đã tìm ra nguồn download, ngược lại thì thử các trang dưới.
  2. //b-ok.org : tải sách và báo khoa học. Math2IT không đảm bảo vấn nạn vi phạm bản quyền của trang này!
  3. //bookboon.com : trang này chuyên về sách khoa học, ít hoặc không có báo hay tạp chí.
  4. //www.sciencedirect.com : nếu bạn làm việc cho một trường hay viện khoa học có liên kết với trang này thì nó sẽ rất ngon để download tài liệu miễn phí, còn nếu bạn là dân ngoại lai thì có vẻ khó, khi ấy hãy tìm người thích hợp và nhờ họ download giùm.
  5. //www.researchgate.net : trang này giống như mạng xã hội thu nhỏ của các nhà khoa học. Nó sẽ có tài liệu download nếu như tác giả của tài liệu đó cho phép và upload lên, còn không thì bạn cần liên hệ với tác giả để “xin”.
  6. //thesis.library.caltech.edu : nếu bạn chỉ muốn tìm các bài luận văn thạc sĩ hay tiến sĩ của người khác thì trang này là lựa chọn phù hợp.
  7. //www.springer.com : đây là trang của nhà xuất bản Springer, tuy đa phần đều là bản có phí nhưng nxb này cũng rất hào phóng miễn phí download một số tài liệu tạp chí khoa học.
  8. Nhóm tải báo : đây là một nhóm trên facebook, tập hợp toàn mấy anh chị đã đang du học nước ngoài. Họ sẽ giúp bạn tìm sách báo. Tuy nhiên lý do mình để cuối danh sách vì group này quy định rất nghiêm ngặc, bạn mà không đọc kỹ nội quy trước mà hỏi thì sẽ không được giúp đâu, thêm nữa họ cũng kêu bạn thử mấy trang từ số 1 đến số 9 trước thôi.
  9. //booksc.org : tải sách khoa học.
  10. //sci-hub.tw : trang web đầu tiên trên thế giới cho phép download các sách, báo khoa học. Nó được xem như một pirate bay dành riêng cho giới khoa học. Bạn chỉ việc tìm kiếm dựa vào các mã DOI, PMID hay URL.
  11. www.freetechbooks.com : tải tài liệu miễn phí chuyên ngành khoa học máy tính.
  12. //gen.lib.rus.ec : một bản backup giống như trang libgen ở mục 2, vẫn còn hoạt động, nội dung tài liệu rất lớn.

13. [Mới] //openstax.org : trang sách miễn phí của vợ chồng Bill Gates mở ra cho sinh viên trên toàn thế giới.

Nguồn : math2it.com

Tin tức Related
  • Cuộc sống mệt nhoài của nghiên cứu sinh qua ảnh
  • Công bố danh sách thành viên 28 Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành năm 2019
  • Số ứng viên được đề nghị xét giáo sư, phó giáo sư năm 2019 giảm kỷ lục
  • Các tạp chí ‘sân nhà’ với các tác giả Việt Nam
  • Scopus cập nhật CiteScore 2019 và đổi mới phương pháp tính toán

Nhiều lần tham gia bồi dưỡng giáo viên phổ thông theo đề án 2020, mình hay sử dụng những nguồn học liệu mở, gửi một (vài) địa chỉ trang web và yêu cầu các thầy cô nhập vào thanh địa chỉ, một lát sau thấy các thầy cô báo lại là không truy nhập được. Hóa ra các thầy cô gõ địa chỉ đó vào công cụ tìm kiếm Google. Công cụng tìm kiếm Google phổ biến tới mức nhiều người quen dùng như một phản xạ tự nhiên, quên cả thanh địa chỉ thành ra có cả những câu vần vè (chế từ nguyên tác của cụ Nguyễn Du)

Trăm năm trong cõi người ta,/Cái gì không biết thì tra Gu-gồ (Google)

Cũng tương tự như vậy, nhiều người vẫn hay nói là Dr. Google cái gì cũng biết. Tuy nhiên, công cụ hữu ích như vậy nhưng không phải ai cũng có kỹ năng tìm kiếm, khai thác thông tin hiệu quả như nhau. Hai bạn đồng môn của mình, thông minh như nhau, hoạt bát như nhau và lúc nào cũng là hai ngôi sao trong lớp mỗi lần các bạn tham gia phát biểu. Thế nhưng một người lúc nào cũng nhàn hạ, một người thì rất tất bật. Một bạn thì luôn tìm được những thứ bạn ấy muốn khi cần và một bạn thì tìm mãi không được. Điều này được thể hiện rõ khi hai bạn làm việc nhóm với nhau về cùng một dự án. Bạn tất bận thắc mắc: ‘Sao tớ tìm mãi không được mà bạn tìm là thấy tài liệu phù hợp ngay?’ (cả hai đều là người bản ngữ)

Nói như vậy để thấy không phải cứ biết dùng công cụ là chúng ta có thể tìm kiếm hiệu quả. Đó phải là sự kết hợp giữa công cụ với kiến thức chuyên môn, cộng với kinh nghiệm tìm kiếm được tích lũy, phát triển theo thời gian của mỗi người. Trong bài viết này, mình chia sẻ một số kỹ thuật hay sử dụng từ kinh nghiệm cá nhân, đặc biệt khi tìm kiếm các bài viết học thuật, phục vụ cho các mục đích học tập, nghiên cứu. Với những mục đích khác nhau thì kỹ thuật tìm kiếm cũng khác nhau, những cách tiếp cận dưới đây dành cho những tài liệu mang tính học thuật (academic), và chủ yếu cho ngành dạy-học ngoại ngữ.

Tìm khái quát/Global search

Lợi thế của việc tìm kiếm tài liệu một cách bao quát là chúng ta sẽ không bỏ sót những bài viết, công trình quan trọng mà có thể ẩn lấp ở đâu đó. Nếu chỉ chăm chú vào những nguồn quen thuộc thì chúng ta sẽ bỏ sót nhiều. Câu chuyện thú vị tôi nghe được từ kinh nghiệm của một giáo sư là khi tôi thắc mắc tại sao từ những năm 80-90 khi trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học nhiều học giả đã tiếp cận động cơ, động lực học tập từ nhiều góc độ rất đa dạng mà trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ 2 lại chỉ tập trung vào công trình của Gardner. Mãi sau này mới có những cách tiếp cận khác qua các bài phân tích phản biện. Ông giáo sư nói thật rằng những người trong ngành lúc đó chủ yếu tiếp cận thông tin qua tạp chí in, chứ không được đa dạng, đa chiều như thời bây giờ có internet và những cơ sở dữ liệu lớn cho phép các nhà nghiên cứu tìm kiếm liên ngành. Câu chuyện cho thấy sự hạn chế về công nghệ và cũng là văn hóa bộ lạc (tribal culture) trong cộng đồng những người nghiên cứu. Đôi khi, một người đã quen với một vài lối tiếp cận (niềm tin của họ về bản thể luận, nhận thức luận, phương pháp luận) rất khó thay đổi lối suy nghĩ hoặc nhìn ra bên ngoài lĩnh vực nghiên cứu của mình, thậm chí sẵn sàng thiên kiến để bảo vệ lập trường của họ. Vì thế, tìm khái quát cũng là một cách nghĩ bao quát, cân bằng tránh lối tiếp cận mang tính phiến diện.

Tuy nhiên, nếu không giới hạn thì chúng ta lại có quá nhiều thông tin không chọn lọc hết. Như một thói quen, khi phải tìm kiếm thông tin gì là mọi người hay lên mạng và tra cứu qua công cụ Google. Chỉ cần một từ khóa đưa vào thì trong một hai giây đã có hàng ngàn, hàng triệu kết quả được liệt kê. Nhưng khi tìm kiếm các bài viết học thuật, công cụ này không phải lúc nào cũng hữu dụng vì nó tìm tất cả những gì liên quan tới từ khóa chứ không tập trung vào một mảng cụ thể nào cả. Chính vì vậy mà Google cung cấp một công cụ tìm kiếm chuyên biệt hơn có tên là Google Scholar (google dành cho học giả/học thuật). Google Scholar là công cụ phổ biến, tìm tất cả những bài viết liên quan tới từ khóa đưa vào, có thể sử dụng các bộ lọc để tìm chính xác hơn. Thêm vào đó, người dùng cũng có thể một phần đánh giá được chất lượng của bài báo qua các chỉ số cung cấp sẵn. Mình có làm một video chia sẻ cách dùng Google scholar ở đây (tạm thời).

Ngoài Google Scholar thì còn rất nhiều công cụ tìm kiếm khác như JURN giúp tìm kiếm các bài báo, chương sách và luận văn miễn phí; ERIC tìm và cho phép tiếp cận các bài tóm tắt, đôi khi toàn văn của rất nhiều bài báo trong lĩnh vực giáo dục; OpenDOAR tìm tất cả các công trình có tính học thuật qua các thư mục mở; đặc biệt là JSTOR (viết tắt của Journal Storage) là thư viện điện tử ra đời từ 1995, bao gồm tóm tắt của tất cả các tạp chí, sách trước đây và hiện nay được số hóa, cung cấp toàn văn cho gần 2000 tạp chí. Tương tự như JSTOR là Project MUSE, dự án phi lợi nhuận do hiệp hội thư viện cộng tác với là xuất bản để tạo ta cơ sở dữ liệu trực tuyến cho hơn 300.000 tạp chí học thuật có bình duyệt và 700.000 chương sách điện tử, chủ yếu dành cho lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. (tương tự như Project MUSE cho khoa học tự nhiên là The arXiv).

Bên cạnh những công cụ miễn phí kể trên, một số công cụ có thu phí (thường thông qua thư viện các trường đại học) được nhiều học giả hay sử dụng là Linguistics and Language Behavior Abstracts (LLBA), Education Full Text của ESBCO…Thêm vào đó là công cụ tìm kiếm qua thư viện của các trường đại học (tạm gọi U search engines), đặc biệt là từ các trường công. Rất nhiều trường chia sẻ các công trình của cán bộ trong trường lên hệ thống mở để mọi người đều có thể truy cập được, VD. Đại học Hawaii có ScholarSpace và công cụ tìm kiếm One Search hay Đại học Amsterdam, Hà Lan có công cụ tìm CataloguePlus; Đại học Thái Nguyên có đăng ký cơ sở dữ liệu ProQUEST Central.

Tìm chuyên sâu/Local search

Sau khi tìm qua các công cụ tìm kiếm bao quát thì chúng ta cũng có thể tìm trong từng tạp chí cụ thể. Phần này yêu cầu nhiều kiến thức chuyên môn nhiều hơn khi người tìm cần biết rõ tạp chí nào phù hợp cho những mảng nghiên cứu của mình. Đa số các tạp chí hiện nay đều được phát hành trực tuyến dưới dạng điện tử, vậy nên chỉ cần chúng ta vào trang web của tạp chí đó là gõ từ khóa vào tìm kiếm là chúng ta có thể thấy được các bài báo phù hợp. Ví dụ, mình truy cập vào tạp chí Language Learning, một trong những tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ 2. Chỉ cần gõ từ khóa ‘motivation’ vào ô tìm kiếm, sau vài giây đã cho 581 kết quả. (xem hình dưới đây)

~ ảnh chụp màn hình Wiley Online Library
~ ảnh chụp màn hình Wiley Online Library

Bên cạnh tìm qua từng tạp chí cụ thể, chúng ta cũng có thể tìm qua các chuyên gia đầu ngành. Đa số các nhà nghiên cứu/học giả hiện nay đều có trang web riêng chia sẻ công trình nghiên cứu của họ. Trên đó họ chia sẻ các bài báo đã xuất bản, các công trình đang triển khai…Việc biết ai (who) cũng quan trọng không kém việc biết gì (what). Ví dụ, trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ 2, Zoltán Dörnyei được biết đến chủ yếu về các công trình nghiên cứu tới động cơ học tập, có trang web tại địa chỉ //www.zoltandornyei.co.uk chia sẻ rất nhiều nội dung hữu ích. Hoặc như giáo sư Stephen Krashen rất nổi tiếng với giả thuyết input (ngữ nhập). Đâu đó, mình đã bắt gặp danh mục tên các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ 2 từ A tới Z. (Directory of Linguists)

Một cách tìm kiếm sâu khác là chúng ta có thể hỏi trực tiếp trên các diễn đàn, các cộng đồng hành nghiệp (Community of Practice). Đây thường là các diễn đàn chuyên môn hoạt động qua các các nhóm trên FB, hoặc mailing list. Chúng ta có thể hỏi để khai thác trí tuệ đám đông. VD. như Teacher Voices; VieTESOL, EUROCALL…Cũng giống như tìm trong các tạp chí, chúng ta cần biết mình muốn gì và nhóm nào thì có thể giúp được.

Tìm thủ công/Manual search

Cuối cùng là một số cách tìm kiếm, tương đối thủ công. Chúng ta có thể hỏi những người kinh nghiệm hơn, đặc biệt những người có chuyên môn sâu về mảng chúng ta quan tâm ở cùng đơn vị công tác, hoặc cũng có thể email trực tiếp cho những người mà chúng ta nghĩ họ có thể giúp (personal email). Email trực tiếp cũng là một cách kết nối tốt, thuận lợi cho những trao đổi mang tính học thuật về sau. Khi mình đọc một bài viết về “phân tích nhân tố khám phá”/exploratory factor analysis (EFA), mình đã email cho tác giả bài báo đó, ngày hôm sau bác ấy gửi cho cả cuốn sách ebook gần trăm trang để tìm hiểu thêm.

Một cách tìm thủ công khác là thông qua danh mục tham khảo từ một bài báo chúng ta đang đọc (List of References). Khi đã có một bài báo liên quan, nhất là các bài có uy tín và mới phát hành gần đây thì các trích dẫn bài báo đó sử dụng cũng là một nguồn tham khảo tốt. Tương tự, chúng ta cũng có thể tìm tất hầu hết các công trình nghiên cứu về một nội dung cụ thể nào đó thông qua Bibliography (tạm gọi là danh mục các bài báo, sách chuyên khảo về từng lĩnh vực cụ thể). Rất nhiều nhà nghiên cứu và các nhóm chuyên sâu duy trì và chia sẻ các danh mục này. Chẳng hạn, nếu chúng ta quan tâm tới đọc mở rộng ER (extensive reading) thì các công trình nghiên cứu về ER được tập hợp tại đây; Hay những ai quan tâm tới autonomy trong học ngoại ngữ có thể tham khảo danh mục của Hayo Reinders. Mẹo nhỏ là hãy sử dụng từ khóa “Bibliography + mảng nghiên cứu” bạn quan tâm vào Google, chúng ta sẽ thấy các danh mục này ở dạng doc. hoặc pdf. …

Cuối cùng, nếu như trước đây, khi mình xem phần chỉ mục (index) ở cuối sách thì giống y như gà xem tranh, chẳng biết họ để những cái chỉ mục đó để làm gì. Giờ thì mình hiểu ra là để giúp chúng ta tìm kiếm tốt hơn, đặc biệt là khi không dùng các công cụ điện tử. Cách này có thể giờ không còn phổ biến, nhưng đôi khi hữu dụng.

Kết luận

Trên đây mình đã chia sẻ một số cách tìm kiếm từ kinh nghiệm cá nhân và phân loại theo 3 cách tiếp cận chính. Nhưng trên thực tế quy trình đó chẳng bao giờ diễn ra tuần tự, mà mình kết hợp nhiều phương pháp, kỹ thuật tìm kiếm khác nhau theo thời điểm khác nhau và nhu cầu khác nhau. Nếu chỉ sử dụng mãi một công cụ/một cách tiếp cận thì rõ ràng dễ rơi vào “publication bias” (chẳng hạn như các học giả phương Tây chẳng mấy khi tiếp cận những bài báo học thuật từ những quốc gia khác, đặc biệt là các tài liệu này được viết bằng ngôn ngữ không phải tiếng Anh…)

Từ kinh nghiệm cá nhân, mình thấy kỹ thuật tìm kiếm cần được phát triển theo thời gian, tìm nhiều sẽ có mẹo và cách xử lý thông tin (tacit knowledge). Cách tìm kiếm thông minh là khi ta gõ một (vài) từ khóa vào, rồi dựa vào những gì tìm được lại tiếp tục chọn lọc (refine) để tìm tiếp thay vì chỉ tìm một lần rồi thôi.

(*) Nội dung bài này chủ yếu dành cho những người trong lĩnh vực ngoại ngữ/nghiên cứu ngôn ngữ 2…Mình có ý tưởng từ 4/12/2015, giờ mới viết hoàn chỉnh và chia sẻ. HNL 04/01/2015

Chủ đề