Cách viết đơn xin học nghề lớp 8

Nội dung bài viết

  • Mẫu đơn đăng ký học nghề mới nhất
  • ĐƠN ĐĂNG KÝ HỌC NGHỀ

Mẫu đơn xin đăng ký học nghề

Mẫu đơn đăng ký học nghề mới nhất

Dưới đây là mẫu đơn đăng ký học nghề mới và thông dụng nhất được sử dụng cho các cá nhân muốn xin học nghề tại một cơ sở nào đó thuộc đối tượng hỗ trợ theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Mẫu đơn nêu rõ thông tin người làm đơn, trình độ học vấn, ngành nghề xin học… Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu đơn đăng ký học nghề tại đây.

Đơn đề nghị học nghề

Đơn xin học nghề

Đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ học nghề

Mẫu đơn đăng ký học nghề

Cách viết đơn xin học nghề lớp 8

Mẫu đơn đăng ký học nghề mới nhất

Nội dung cơ bản của mẫu đơn đăng ký học nghề như sau, mời bạn đọc cùng tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

ĐƠN ĐĂNG KÝ HỌC NGHỀ

Họ và tên:…………………………………………………………………………Nam……….Nữ………..

Sinh ngày:…………………………………….Dân tộc:…………………………….Tôn giáo:………….

Số CMND:…………………………Ngày cấp:……………………………..Nơi cấp:…………………..

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại:……………………………………………………………………………………………….

Trình độ học vấn:……………………………………….Điện thoại liên hệ:……………………………

Đối tượng theo Quyết định 1956/QĐ-TTg (Đề nghị đánh dấu vào 1 trong 3 ô trống):

Tôi chưa được hỗ trợ học nghề theo chính sách của Quyết định 1956; chưa được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước. Nay tôi làm đơn đăng ký học nghề: …………………………………..do (CSDN):……………………………..tổ chức đào tạo tại:

Dự kiến việc làm sau khi học (Đề nghị đánh dấu vào 1 trong 4 ô trống):

Nếu được tham gia lớp học, tôi xin chấp hành nội quy lớp học, quy định của cơ sở dạy nghề.

Tôi xin cam đoan những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật, nêu có gì không đúng, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./.

Xác nhận của UBND cấp xã: ………………………………..

Xác nhận Ông (bà) ………………………………. có hộ khẩuthường trú/tạm trú tại xã:………………………………………..

và thuộc diện đối tượng(1): ……………………………………..

TM. UBND xã………………………….
(Ký tên và đóng dấu)

(1) Ghi cụ thể đối tượng của người có đơn đăng ký học nghề.

……………….., ngày ……… tháng …….. năm………
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Download Mẫu đơn xin học nghề - Đơn đề nghị tham gia đào tạo nghề

Khi có nhu cầu học nghề để chuẩn bị tốt nhất cho sự lựa chọn nghề nghiệp tương lai hoặc đơn giản muốn nâng cao tay nghề hiện tại, các bạn cần soạn những thông tin đầy đủ và chi tiết theo hướng dẫn có trong mẫu đơn xin học nghề để xin xác nhận của chính quyền địa phương. Sau khi có xác nhận của chính quyền địa phương, các bạn sẽ gửi đơn trực tiếp lên trung tâm đào tạo nghề - nơi bạn có nhu cầu học để được xét duyệt đơn và thông báo trúng tuyển nếu như bạn đủ những yêu cầu đặt ra.

Hôm nay, Taimienphi.vn sẽ giới thiệu đến tất cả các bạn mẫu đơn xin học nghề và cách trình bày mẫu đơn một cách đầy đủ và chính xác theo yêu cầu chung để các bạn có thể tham khảo và soạn được một đơn xin học nghề hoàn chỉnh, đảm bảo được nguyện vọng cá nhân của mình. Mẫu đơn xin học nghề mới nhất này sẽ có những thông tin đầy đủ, chi tiết nhất liên quan đến những yêu cầu được đặt ra, giúp giải quyết nhu cầu học nghề của nhiều người hiện nay.

Cách viết đơn xin học nghề lớp 8

Mẫu đơn xin học nghề có cách trình bày đơn giản, dễ hiểu, nội dung thông tin bao quát, giúp người đọc có thể dễ dàng tìm thấy những nội dung mà mình mong muốn. Ngoài ra nếu các bạn có nhu cầu đăng ký học thêm một môn học nào đó khi được nhận vào học thì có thể tham khảo và sử dụng ngay mẫu đơn xin học thêm được biên soạn rất chính xác dưới đây. Trong nội dung mẫu đơn xin học thêm, các bạn cần ghi rõ môn học có nhu cầu học thêm, lý do đăng ký học và gửi lên ban giám hiệu nhà trường.

Với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn và có nhu cầu nhận các loại trợ cấp hay chính sách cho con em đi học, cần phải làm đơn xác nhận hộ nghèo gửi đến các cơ quan nhận trợ cấp để xem xét và giải quyết, hiện nay mẫu đơn xác nhận hộ nghèo được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là dành cho các em sinh viên tại các trường đại học.

Phần mở đầu mẫu đơn xin học nghề:

- Quốc hiệu: Quốc hiệu trong mẫu đơn xin học nghề cũng cần phải đảm bảo các chuẩn mực chung: Viết in hoa, viết in đậm (nếu đánh máy), viết hoa, viết thường, dấu nối,... Được đặt trên cùng, ngay giữa đơn.

- Chếch về phía bên trái đơn, ngay dưới Quốc hiệu, các bạn cần ghi rõ thời gian làm đơn.

- Tên đơn: Tên đơn được viết bằng chữ in hoa có dấu, in đậm nếu như đánh máy, đặt ngay chính giữa, phía dưới Quốc hiệu và thời gian là đơn.

- Nơi nhận đơn: Ghi trung tâm học nghề mà bạn đang có nhu cầu theo học.

Phần nội dung mẫu đơn xin học nghề:

- Thông tin người có nguyện vọng học nghề: Họ tên/ngày, tháng, năm sinh, Số CMND (ghi rõ ngày cấp, nơi cấp), Hộ khẩu thường trú, Dân tộc, Trình độ văn hóa.

- Thông tin cha/mẹ người có nguyện vọng học nghề: Họ tên, Năm sinh, Nghề nghiệp, Hộ khẩu thường trú.

- Trình bày nguyện vọng theo học nghề tại trung tâm học nghề.

- Cam kết thực hiện đầy đủ những quy định của nơi học nghề sau khi có được nhập học.

Phần cuối mẫu đơn xin học nghề:

- Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.

- Chính quyền địa phương đóng dấu, ký và ghi rõ họ tên để xác nhận.

Trong trường hợp đi học nghề xa nhà và bạn phải ở trọ, có thể bạn sẽ phải làm đơn xin tạm trú và đơn gia hạn tạm trú sau khi hết thời gian đăng ký tạm trú, trong đơn gia hạn tạm trú cần nõi rõ thời gian xin gia hạn.

Sau khi có sự xác nhận của chính quyền địa phương, người làm đơn chuyển trực tiếp đến nơi có nhu cầu học nghề để được xét duyệt đơn và công bố thời gian cụ thể nhập học nếu như đơn xin học nghề đó đạt được những yêu cầu chung đưa ra. Trong quá trình học nghề, học viên sẽ được học hỏi, thực hành thực tế để có được những kiến thức quan trọng, nâng cao tay nghề, hỗ trợ tốt hơn cho công việc và đạt được những thành công như mong muốn.

Bên cạnh đó, mọi người có thể tham khảo thêm biểu mẫu đơn xin học hè để sử dụng cho bản thân mình hoặc con em mình khi có nhu cầu đăng ký học thêm trong nhà trường trong thời gian nghỉ hè của năm học. Nhà trường sẽ căn cứ vào đơn xin học hè của học sinh, học viên để tiến hành mở các lớp bồi dưỡng hè theo đúng quy định của bộ Giáo dục - Đào tạo.

Đơn đăng ký học nghề, học việc là gì? Mục đích của đơn đăng ký học nghề, học việc? Mẫu đơn đăng ký học nghề, học việc 2021? Hướng dẫn viết đơn đăng ký học nghề, học việc? Quy định pháp luật về đào tạo nghề, học nghề

Để bắt đầu làm việc một nghề nghiệp, mỗi người cần phải trải qua một quá trình đào tạo nghề. Hoạt động đào tạo nghề là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay. Để bắt đều quá trình đào tạo nghề, thì các cá nhân cần có đơn xin đăng ký học nghề, học việc. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu, hướng dẫn viết đơn xin đăng ký học nghề, học việc.

1. Đơn đăng ký học nghề, học việc là gì?

Học nghề, học việc là quá trình để học tập, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho nghề nghiệp sau này, đồng thời chuyên môn hóa việc làm, nâng cao kỹ năng, tay nghề của người lao động.

Đơn đăng ký học nghề, học việc là văn bản của cá nhân gửi trung tâm việc làm, công ty,… nhằm xin được tham gia học nghề, học việc tại trung tâm việc làm, tại công ty,…

2. Mục đích của đơn đăng ký học nghề, học việc

Đơn đăng ký học nghề thể hiện mong muốn được tham gia học nghề của cá nhân, đồng thời là căn cứ để các tổ chức xem xét cho phép cá nhân có đơn được học nghề.

3. Mẫu đơn đăng ký học nghề, học việc

Dưới đây, sẽ gồm 3 mẫu đơn đăng ký học nghề:

Mẫu đơn 1: Là mẫu đơn học nghề theo Quyết định số 1596/ QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 11 năm 2009. Mẫu đơn này được dùng cho việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

ĐƠN ĐĂNG KÝ HỌC NGHỀ

Họ và tên:…         Nam,       :Nữ

Sinh ngày:…….. Dân tộc:….. Tôn giáo:…..

Số CMND:……. Ngày cấp:……. Nơi cấp:….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:….

Chỗ ở hiện tại:……

Trình độ học vấn:…… Điện thoại liên hệ:…..

Thuộc đối tượng:

0  Người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

0  Người thuộc hộ cận nghèo.

0  Đối tượng lao động nông thôn khác

Tôi chưa được hỗ trợ học nghề theo chính sách của Quyết định 1956; chưa được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước. Nay tôi làm đơn đăng ký học nghề:……. do (CSDN):…… tổ chức đào tạo tại:……

Dự kiến việc làm sau khi học:

O: Tự tạo việc làm

O: Được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm

O: Được doanh nghiệp, người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động

Ο: Đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Nếu được tham gia lớp học, tôi xin chấp hành nội quy lớp học, quy định của cơ sở dạy nghề.

Tôi xin cam đoan những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật, nêu có gì không đúng, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./.

………., ngày …. tháng … năm 20….

Người viết đơn

(Ký, ghi rõ họ và tên)

Xác nhận của UBND cấp xã: ……

Xác nhận Ông (bà) ……. có hộ khẩu thường trú/tạm trú tại xã:……….. và thuộc diện đối tượng(1): ………

TM. UBND xã…………

(Ký tên và đóng dấu)

(1) Ghi cụ thể đối tượng của người có đơn đăng ký học nghề.

Mẫu đơn 02: Mẫu đơn xin học nghề tại các Trung tâm học nghề

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN HỌC

VĂN HÓA THPT VÀ HỌC NGHỀ

Kính gửi: Giám đốc Trung tâm………

Em tên là: …..Nam (Nữ)……

Sinh ngày:…. Dân tộc:…… Tôn giáo……….

Số CMND:……. Ngày cấp:……. Nơi cấp:….

Hộ khẩu thường trú:…..

Địa chỉ:……..

Đại diện phụ huynh (Bố, mẹ)……

Điện thoại:…..

Nay em viết đơn xin được học văn hóa THPT và học nghề.

Nếu được vào học em xin cam kết:

– Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội quy, quy định của Nhà trường.

– Tích cực học tập phấn đấu, rèn luyện trong thời gian học nghề.

Em xin cam đoan những thông tin về bản thân là đúng, nếu sai sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm. Kính mong được Nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ!

..……., ngày ………tháng……… năm……….

Ý Kiến của Gia đình

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 Mẫu đơn số 3: Mẫu đơn xin học nghề tại Doanh nghiệp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

……., ngày……tháng…….năm…….

ĐƠN XIN HỌC NGHỀ

Kính gửi: Tổng Giám Đốc Công Ty………

Tôi tên:… Giới tính: ……

Sinh ngày:….Nơi sinh:…

Số CMND:……Ngày cấp:…….Nơi cấp:…

Hộ khẩu thường trú:….

Dân tộc:…….Tôn giáo:….

Trình độ văn hóa:….

Họ tên cha:……..Năm sinh:….

Nghề nghiệp:….

Hộ khẩu thường trú:……

Họ tên mẹ:……Năm sinh:….

Nghề nghiệp:……

Hộ khẩu thường trú:…..

Sau khi tìm hiểu nội dung lớp đào tạo nghề …. ngắn hạn do công ty tổ chức, tôi làm đơn này kính xin Tổng Giám đốc xem xét cho tôi được đăng ký theo học lớp học nghề trên.

Tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của công ty khi được nhập học.

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ và tên)

Xác nhận của chính quyền địa phương

(Ký tên và đóng dấu)

4. Hướng dẫn viết đơn đăng ký học nghề, học việc

Mặc dù được dùng với các mục đích khác nhau, nhưng nhìn chung các mẫu đơn trên đều có những điểm tương đồng.

Phần họ và tên: ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên bằng chữ in hoa có dấu của người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Phần giới tính: ghi giới tính của người tham gia, ghi rõ là “Nam” hoặc “Nữ”

Ngày tháng năm sinh: ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân

Dân tộc: ghi rõ mình thuộc dân tộc nào, giống trong giấy khai sinh, chứng minh nhân dân. Ví dụ: Dân tộc: Thái.

Tôn giáo ghi tôn giáo mà người viết đơn đang tham gia, ví dụ: Tôn giáo: Không, dành cho người không theo tôn giáo nào; hoặc Tôn giáo: Công giáo, đối với người theo đạo Công giáo.

Phần hộ khẩu thường trú, địa chỉ ghi đầy đủ thông tin bao gồm số nhà, đường phố, thôn xóm; xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); tỉnh, thành phố.

Đối với mẫu đơn số 1, thì phần đối tượng, mà mục tiêu sau khi đào tạo nghề, thì người làm đơn cần đánh dấu vào ô “Ο” trước nội dung tương ứng với đối tượng, mục tiêu sau đào tạo nghề của họ. Bên cạnh đó, trong đơn này thì người làm đơn cũng cần phải ghi nghề nghiệp mong muốn được đào tạo, đào tạo ở đâu và tại địa chỉ nào?. Tại mẫu đơn số 3 cũng cần phải điền mẫu đơn này.

5. Quy định pháp luật về đào tạo nghề, học nghề

Nhà nước rất quan tâm đến hoạt động đào tạo nghề, học nghề cho người lao động. Trong Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như sau:

“Điều 59. Đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề

1. Người lao động được tự do lựa chọn đào tạo nghề nghiệp, tham gia đánh giá, công nhận kỹ năng nghề quốc gia, phát triển năng lực nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu việc làm và khả năng của mình.

2. Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động có đủ điều kiện đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình và người lao động khác trong xã hội thông qua hoạt động sau đây:

a) Thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc mở lớp đào tạo nghề tại nơi làm việc để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định;

b) Tổ chức thi kỹ năng nghề cho người lao động; tham gia hội đồng kỹ năng nghề; dự báo nhu cầu và xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề; tổ chức đánh giá và công nhận kỹ năng nghề; phát triển năng lực nghề nghiệp cho người lao động.”

Trách nhiệm đào tạo nghề không chỉ có Người sử dụng lao động thực hiện thông qua kế hoạch, kinh phí mà người lao động để ra nhằm đào tạo nghề, mà Nhà nước cũng tham gia hoạt động đào tạo nghề, thúc đẩy đào tạo nghề, như việc thành lập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, mở lớp đào tạo nghề tại nơi làm việc, phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề,….

Một điều đặc biệt khác, đó chính là trong Bộ luật Lao động có những quy định về hoạt động học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động tại Điều 61, theo đó:

– Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

– Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.

– Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

– Người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao…..

Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Nhà nước

Tại Quyết định số 1956/QĐ- TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn;”

Quyết định hướng tới đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người thị thu hồi đất canh tác.

Tại Quyết định này nêu rõ về mục tiêu, phương hướng của hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn; cũng như các chính sách, ưu đãi cho lao động nông thôn khi tham gia đào tạo nghề; cán bộ, giảng viên tham gia đào tạo nghề, những giải pháp, kinh phí, trách nhiệm của các cơ quan tổ chức khác,….

Tải văn bản tại đây