Cách viết de cương nghiên cứu khoa học

7.1. Bảng câu hỏi khảo sát (nếu thu thập thông tin sơ cấp)

B. Hình thức của đề cương nghiên cứu

   Hình thức của một đề cương thể hiện chủ yếu trên 2 khía cạnh: (1) Xác định độ dày của đề cương; và (2) Định dạng soạn thảo văn bản.

   Ở các nước cũng như Việt Nam, hình thức của đề cương hầu như phụ thuộc vào yêu cầu của từng trường hợp cụ thể. Học viên nên thực hiện hình thức đề cương theo yêu cầu quy định của trường mình học.

   Tuy nhiên, ở đây, chúng tôi cũng gợi ý những khía cạnh chính vè hình thức đề cương luận văn thạc sĩ để tham khảo. Dựa trên hình thức đề cương tham khảo từ một số trường ĐH nước ngoài, đặt biệt là ĐH Colorado Denver, ĐH California và một số trường ĐH trong nước (ĐH KT TP.HCM, ĐH KT- ĐHQG Hà Nội, ĐH Kinh tế-Luật TP.HCM, và ĐH Mở TP.HCM), chúng tôi thể hiện hình thức đề cương trên 2 mặt (1) Độ dày, và (2) Trình bày đề cương.

1.      Độ dày đề cương

   Phần lớn các trường đại học nước ngoài quy định độ dày của toàn bộ đề cương là khoảng 18-23 trang. Đối với các trường ĐH trong nước, độ dày của toàn bộ đề cương là từ 15-20 trang ( bao gồm cả tài liệu tham khảo). Sự khác biệt về độ dày đề cương không đáng kể, tuy nhiên có 2 khác biệt đáng lưu ý giữa các trường ĐH nước ngoài và trong nước là: (1) Phần “Phương pháp nghiên cứu/Thiết kế nghiên cứu” được các trường ĐH nước ngoài quan tâm, số trang cho phần này bất buột là 5-8 trang, trong khi các trường ĐH trong nước chỉ yêu cầu khoản 2-3 trang; và (2) ĐH nước ngoài có nhấn mạnh phần “Tài liệu tham khảo” là khoản 5-8 trang, trong khi các trường ĐH trong nước không có ràng buộc cụ thể gì về số trang. Vì hai nội dung này thể hiện được tính khả thi và tính khoa học của nghiên cứu, chúng tôi có gợi ý cho độ dày của đề cương để ứng dụng cho VN như sau:

   Độ dầy của toàn bộ đề cương là khoản 15-20 trang A4 (216 x 297 cm). trong đó qui định đối với ba nội dung chính là:

-         Tổng quan về tài liệu và lý thuyết: 4-6 trang

-         Phương pháp nghiên cứu/Thiết kế nghiên cứu: 3-5 trang

-         Tài liệu tham khảo: 1-2 trang

2.      Trình bày đề cương

   Đối với hình thức trình bày đề cương, hầu hết các trường ĐH ở Việt Nam đề có sự đồng nhất nhau theo hướng dẫn của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu mẫu hướng dẫn của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (Viện Đào tạo sau đại học – Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, 2014).

2.1 Soạn thảo văn bản

-         Đề cương sử dụng font chữ Times New Roman cỡ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; giãn dòng đặt ở chết độ 1.5 lines, lề trên 3.5 cm, lề dưới 3 cm; lề phải 2 cm; số trang ở giữa, phái trên đầu trang giấy.

-         Đề cương được in trên giấy trắng khổ A4.

-         Không có Header and Footer

-         Không yêu cầu có phụ lục

2.2 Tiểu mục

   Các tiểu mục của đề cương được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 3 chữ số, chữ số thứ nhất là chi mục. Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất 2 tiểu mục.

2.3 Bảng biểu, hình vẽ

-         Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ phải gắn với số mục.

-         Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ.

-         Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê trong doanh mục tài liệu tham khảo.

-         Đầu đề bảng biểu được ghi phía trên bảng, nhưng đầu đề của hình vẽ, đồ thị, sơ đồ được ghi phía dưới hình.

2.4 Viết tắt

   Không lạm dụng viết tắt trong đề cương luận văn. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ được sử dụng nhiều lần trong đề cương. Nếu đề cương đó có chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) đặt ở phần đầu đề cương.

2.5 Tài liệu tham khảo

   Mọi ý kiến không phải của riêng tác giả, mọi tha khảo khác phải được chú dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo.

   Không trích dẫn những kiến thức phổ biến mà mọi người đều biết.

   Các xếp danh mục tài liệu tham khảo:

v Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật,…). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật,…(đối với tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm mỗi tài liệu).

v Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC tên tác giả hợp thông lệ của từng nước:

-         Tác giả là người nước ngoài: Xếp thứ tự ABC theo họ.

-         Tác giả là người Việt Nam: Xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.

-         Tài liệu không có tên tác giả thì xếp thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục thống kê xếp vào vần T, Bộ giáo dục và Đào tạo vào vần B,…

v Tài liệu tham khảo phải ghi đầy đủ thông tin sau:

-         Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách), năng xuất bản. (Dấu chấm). Tên sách, luận văn hoặc báo cáo, (in nghiên, dấu chấm cuối tên). Nơi xuất bản: (2 chấm) nhà xuất bản. (Dấy chấm kết thúc tài liệu tham khảo).

-         Nếu tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách… cần ghi đầy đủ các thông tin sau: tên tác giả (không dấu ngăn cách), năm công bố. (Dấu chấm). Tên bài báo. (không in nghiêng, dấu chấm cuối tên), Tập ( không có dấu ngăn ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc).

Nếu bạn đã chọn đề tài rồi nhưng vẫn chưa lên được đề cương cho bài nghiên cứu khoa học về những vấn đề cần trình bày trong bài luận, bài viết này sẽ giúp bạn. Hãy cùng Luận Văn Việt tìm hiểu cách viết đề cương nghiên cứu khoa học chuẩn nhất.

1. Đề cương nghiên cứu khoa học là gì?

Đề cương nghiên cứu khoa học là một kế hoạch tiến hành nghiên cứu được trình bày trên văn bản và được công bố ở giai đoạn đầu khi thực hiện một đề tài nghiên cứu bất kỳ. Nó mô tả khái quát lý do chọn đề tài, tính cấp thiết của đề tài, phương pháp sử dụng để nghiên cứu và các bước tiến hành nghiên cứu.

Nghiên cứu khoa học là hoạt động chủ động, tích cực và có hệ thống của con người nhằm khám phá, giải thích thế giới xung quanh. Đề cương của bài nghiên cứu khoa học như một báo cáo xin phép nghiên cứu sinh được triển khai nghiên cứu một đề tài nào đó.

2. Hướng dẫn cách viết đề cương nghiên cứu khoa học

Mục đích của đề cương

Đề cương cần thể hiện được:

  • Đề tài nghiên cứu thú vị và hợp lý
  • Học viên có khả năng hoàn thành tốt nghiên cứu.

Thông thường, chỉ cần đọc phần mở đầu của 1 nghiên cứu khoa học là đã có thể đánh giá được trình độ của người viết, vì vậy học viên cần đầu tư thời gian thích đáng cho phần mở đầu.

Các nội dung trong nghiên cứu:

  • Tên đề tài. Càng cụ thể càng tốt.
  • Phần mở đầu

>>>Tham khảo ngay mẫu lời cảm ơn nghiên cứu khoa học để có phần cảm ơn hấp dẫn, ấn tượng nhất trọng bài nghiên cứu khoa học.

2.1. Giới thiệu lý do chọn đề tài

Phần lý do chọn đề tài là phần thể hiện tính chất hợp lý của nghiên cứu, nêu rõ ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề nói chung, đối với tổ chức/doanh nghiệp và đối với cá nhân học viên nói riêng.

2.2. Xác định vấn đề sẽ được nghiên cứu

Trong phần đề cương cần xác định rõ vấn đề phải giải quyết được trong nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu cần có cái nhìn rộng rãi nhưng phải ứng dụng trong 1 lĩnh vực rất cụ thể. Vấn đề nghiên cứu không được giới hạn trong việc mô tả hay báo cáo tình huống mà bắt buộc phải được nghiên cứu trên cơ sở các thông tin mà học viên có được với sự phê phán, đánh giá nghiêm khắc rõ ràng. Trong nghiên cứu, học viên cần chỉ rõ vấn đề nghiên cứu ngay từ đầu và phải lý giải được chúng.

Việc xác định vấn đề nghiên cứu có thể bắt nguồn từ những điểm chưa hoàn chỉnh, chưa giải quyết được trong lý thuyết và/hoặc những điểm nhức nhối trong thực tiễn áp dụng hiện nay nói chung, tại công ty/đơn vị học viên đang làm việc nói riêng.

VÍ DỤ: Câu hỏi nghiên cứu cho đề tài Ảnh hưởng của mức độ thỏa mãn với công việc đến ý thức gắn kết tổ chức là “Mức độ thỏa mãn với các yếu tố thành phần của công việc có ảnh hưởng như thế nào đến mức độ gắn kết tổ chức”?

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, cần có những câu hỏi hướng dẫn. Ví dụ, với đề tài trên, có thể tham khảo những câu hỏi hướng dẫn sau:

  • Mô hình lý thuyết nào sẽ được lựa chọn để nghiên cứu? Thang đo nào nên chọn lựa để sử dụng trong nghiên cứu?
  • Nhân viên có thỏa mãn khi đi làm không? Nguyên nhân? Có hay không sự khác biệt về mức độ thỏa mãn của nhân viên theo giới tính, tuổi tác, trình độ, thâm niên hay cấp bậc trong công ty? So sánh với kết quả nghiên cứu trước đó?
  • Ý  thức gắn  kết đối với  tổ chức của nhân  viên có cao không?  Nguyên nhân? Có hay không sự khác biệt về y thức gắn kết đối với tổ chức của nhân viên theo giới tính, tuổi tác, trình độ, thâm niên hay cấp bậc trong công ty? So sánh với kết quả nghiên cứu trước đó?
  • Những giải pháp nào cần tập trung thực hiện để có thể nâng cao ý thức gắn kết tổ chức của nhân viên?
  • Những giải pháp nào cần tập trung thực hiện để có thể nâng cao mức độ thỏa mãn trong công việc cho nhân viên trong điều kiện các nguồn lực có giới hạn?

Người đọc có thể đánh giá được mức độ hiểu biết và kiến thức cơ sở của học viên thông qua phần xác định vấn đề.

2.3. Xây dựng mục đích nghiên cứu trong đề cương 

Cần đạt được mục đích gì trong nghiên cứu? Những nhiệm vụ chính nào nghiên cứu cần thực hiện để đạt được mục đích này?

VÍ DỤ: Đề tài: “Ảnh hưởng của phẩm chất lãnh đạo đến cam kết tổ chức”

Thông qua 1 cuộc khảo sát với khoảng 300 nhân viên đang làm việc toàn thời gian trong các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM, đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm:

  • Xác định những phẩm chất lãnh đạo được ghi nhận trong các giám đốc điều hành của người Việt Nam.
  • Đo lường ảnh hưởng của phẩm chất lãnh đạo đến uy tín lãnh đạo.
  • Đo lường ảnh hưởng của uy tín lãnh đạo đến mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên.
  • Đo lường ảnh hưởng của uy tín lãnh đạo đến cam kết tổ chức của nhân viên.

2.4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

Xác định rõ lĩnh vực nghiên cứu trong đề tài, những gì sẽ được thể hiện trong nghiên cứu và những gì sẽ không đưa vào trong nghiên cứu.

2.5. Phương pháp nghiên cứu

Trình bày phương pháp nghiên cứu trong đề cương là gì? Trước hết, học viên cần chỉ rõ các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để giải quyết vấn đề đã được đề cập trong phần “vấn đề nghiên cứu”. Điều này tuyệt đối cần thiết cho nghiên cứu vì nó cho phép xác định là phương pháp nghiên cứu nào sẽ được sử dụng để đạt được mục tiêu nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu cần được xác định ngay trong giai đoạn bắt đầu nghiên cứu của nghiên cứu, cùng với sự lưạ chọn các câu hỏi chính cần được trả lời trong nghiên cứu thể hiện bằng các nhiệm vụ cụ thể (ví dụ: xem xét sự phát triển lý thuyết cơ sở; thu thập thông tin; tổ chức và xử lý số liệu,v.v..).

Nghiên cứu ở bậc cao học cần trình bày và phát triển các thông tin hợp lý nhưng không được là tập hợp các ý tưởng có sẵn. Tất cả các thông tin, dữ liệu (sơ cấp hay thứ cấp) được trình bày trong nghiên cứu chỉ có ích khi được đi kèm theo với lời nhận xét đánh giá của học viên. Học viên nên nêu rõ trong phạm vi nào thì các thông tin, dữ liệu này được sử dụng để giải quyết vấn đề của nghiên cứu.

Lưu ý chỉ rõ: nguồn thông tin, số liệu được sử dụng trong nghiên cứu (cụ thể cho thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp).

Xem thêm: Bảng giá chi tiết dịch vụ viết nghiên cứu khoa học

2.6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

(phần này đòi hỏi học viên phải hình dung rõ ràng những kết quả cụ thể mà nghiên cứu sẽ mang lại).

  • Đóng góp về lý thuyết
  • Đóng góp về mặt thực tiễn

2.7. Cấu trúc nghiên cứu trong đề cương nghiên cứu khoa học

Học viên cần chỉ rõ các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu; cách thức đo lường các khái niệm; mối quan hệ giữa các khái niệm đã được thực hiện trong các nghiên cứu trong lĩnh vực này đã được thực hiện trước đây. Từ đó thiết lập mô hình nghiên cứu và các giả thuyết.

Lưu ý nêu rõ vị trí của nghiên cứu so với các kiến thức sẵn có và các nghiên cứu đã được thực hiện.

Ví dụ cơ sở lý thuyết cho đề tài “Ảnh hưởng của mức độ thỏa mãn đối với công việc đến lòng trung thành và kết quả làm việc của nhân viên trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

  • Các khái niệm nghiên cứu và cách thức đo lường
  • Mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu

Xem thêm: Cách làm tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học

2.8. Tiến độ thực hiện

  • Hoàn thành đề cương (tối đa sau 3 tuần)
  • Nghiên cứu cơ sở lý luận, lập phiếu điều tra: 3 tuần.
  • Điều tra thu thập và xử lý số liệu: 3 tuần.
  • Viết bản thảo: 3 tuần.
  • Hoàn chỉnh luận án: 2 tuần.
  • Viết tóm tắt, chuẩn bị bảo vệ: 2 tuần.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết về cách viết đề cương nghiên cứu khoa học . Hi vọng rằng bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quan về khái niệm đề cương cũng như những lưu ý khi trình bày .

Bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài mẫu phương pháp nghiên cứu khoa học được Luận Văn Việt tổng hợp lại để tham khảo thêm về cách làm cũng như các trình bày bài nghiên cứu khoa học của mình.

Trong quá trình làm luận văn nghiên cứu khoa học, nếu bạn gặp bất kì khó khăn gì thì đừng ngần ngại liện hệ với Luận Văn Việt qua hotline: 0915 686 999 hoặc email qua địa chỉ: để được tư vấn và giải đáp.

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!

Video liên quan

Chủ đề