Cách trồng lan cắt cành

Kỹ thuật trồng hoa lan cắt cành có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau như ghép trên thân cây, trồng bằng xơ dừa hay cũng có thể trồng thành luống...

Kỹ thuật trồng hoa lan cắt cành tương đối phức tạp. Ảnh minh họa

Các nhóm lan cắt cành được trồng phổ biến hiện nay như lan Dendrobium, lan Mokara, lan Vanda, lan Oncidium - vũ nữ...Kỹ thuật trồng hoa lan cắt cành dù có thể áp dụng nhiều phương pháp nhưng lại tương đối cầu kỳ và đòi hỏi cách chăm sóc khoa học mới đem lại những chậu lan đẹp như ý muốn.

Kỹ thuật trồng lan cắt cành bằng cách ghép trên thân cây

Với phương pháp này bạn nên sử dụng thân cây còn sống, cây lan được trồng ghép phải nhận được ánh sáng ban mai. Sau đó sử dụng thân cây đã chết như cây vú sữa, bóc vỏ, cắt thành các khúc ngắn để treo hay thành những đoạn dài để đứng, có giàn che cây lan. Buộc một miếng xơ dừa vào thân cây rồi buộc chồng lên đó gốc lan muốn trồng để giữ độ ẩm cây. Vào mùa mưa hay những nơi thời tiết quá ẩm không cần dùng xơ dừa. Khi buộc phải để gốc lan nằm lộ ra ngoài không khí để rễ cây phát triển.

Kỹ thuật trồng lan cắt cành bằng xơ dừa

Phương pháp trồng lan cắt cành bằng xơ dừa cũng không có gì khó. Tuy nhiên để lan có thể sống và cho hoa đẹp cần chọn xơ dừa của những quả già, khô xé ra to bằng bàn tay. Xếp các mảnh xơ dừa này thành băng dài trên giàn gỗ hoặc tre, mặt lưng quay xuống, mặt ruột lõm quay lên, giữ chặt chúng bằng 2 thanh nẹp tre ở 2 bên. Hoặc xếp các miếng xơ dừa theo chiều đứng thành từng bánh khoảng 3 – 5 cm. Sau đó dùng các cọc tre có mũi nhọn cắm thẳng vào giữa miếng xơ dừa để làm cọc đứng. Buộc cây lan vào cọc, gốc lan sát với xơ dừa. Với phương pháp trồng này không nên tưới nước nhiều sẽ khiến ngập úng. Để tránh úng nước có thể đục một lỗ nhỏ ở giữa miếng xơ dừa trước khi trồng.

Kỹ thuật trồng lan cắt cành trên luống

Trước khi tiến hành trồng cần làm luống cao 15 - 20 cm, rộng 1m, chiều dài tuỳ theo kích thước vườn. Có thể sử dụng giá thể gồm đất với phân chuồng, tro trấu. Nhưng hiện nay giá thể trồng luống được sử dụng là vỏ đậu phộng cho kết quả rất tốt, vì giá thể này có đặc điểm nhẹ, xốp nên thoát nước tốt, đồng thời quá trình phân hủy võ đậu phộng góp phần cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Buộc đứng các cây lan vào các nẹp tre, cành cách cành 20 cm. Các cành lan dài khoảng 40 - 50 cm, càng nhiều tầng rễ càng tốt, thường có 2 - 3 tầng rễ. Dùng vỏ đậu phộng trải trên mặt luống cho chạm đến gốc lan, trên cùng dùng xơ dừa đã ngâm trải lên nhưng không nén lại mà tạo thành độ xốp.

Kỹ thuật trồng hoa lan cắt cành có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Ảnh minh họa 

Kỹ thuật trồng lan bằng cách chiết cành

Sau khi lấy bụi lan ra khỏi chậu, rửa sạch gốc rễ để loại bỏ đất trồng cũ, cắt bỏ rễ già đã bị khô chết, giữ lại rễ còn tốt và cắt ngắn chỉ để dài 5-6cm. Dùng dao sắc hơ qua ngọn lửa hoặc lau bằng cồn 90o, cắt tách mỗi bụi ra thành nhiều đơn vị, mỗi đơn vị có hai đến ba thân và hai đến ba mắt mầm ngủ, dùng vôi bôi vào chỗ vết cắt để vết cắt không bị hư thối.

Chậu trồng nên dùng loại bằng đất nung có nhiều lỗ để thoát nước và cho rễ lan đeo bám, kích thước chậu tuỳ thuộc vào độ lớn của nhánh lan định trồng. Đất trồng nên dùng than gỗ ngâm nước một ngày, vớt ra cho ráo rồi đập thành cục nhỏ kích thước 3-5cm. Xếp cục lớn dưới đáy chậu, cục nhỏ bên trên. Nhớ để mặt trên của lớp than cách mép chậu 2-3cm.

Để canh lan đứng cố định cần dùng cây kẽm làm cây ty, uốn gắn cây ty vào mép chậu, đặt cây lan lên mặt lớp than rồi cột thân cây lan vào cây ty để cây lan không bị đổ ngã khi chúng chưa kịp ra rễ bám chắc vào lớp than và thành chậu. Khi trồng nhớ đặt cây lan ở gần mép chậu và xoay hướng mọc của cây lan con vào giữa để sau này cây lan con mọc dần về phía giữa chậu, chậu lan sẽ cân đối. Để giữ ẩm nên phủ một lớp mỏng xơ dừa hay dớn sợi lên phía trên lớp than.

Sau khi trồng xong cần mang chậu lan vào chỗ mát, ẩm cao, tưới nước, phân hoặc phun phân bón lá và thuốc kích thích ra rễ Rootone. Khi thấy cây lan ra rễ non thì đưa dần chậu lan ra chỗ có ánh sáng rồi đưa lên giàn.

Thứ tư, 01/07/2020 - 06:01 AM

Vườn lan Mokara của chị Sáu.

Dù đã được ngành chức năng tạo điều kiện cho vào tận Đà Lạt, Lâm Đồng tham quan học hỏi mô hình, nhưng phải khó khăn lắm, chị Lưu Thị Sáu ở xã Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên mới quyết định chuyển đổi một phần diện tích chuyên quất cảnh sang trồng hoa lan cắt cành.

Bởi cây quất đã quen với đồng đất, tập quán canh tác của địa phương từ rất lâu rồi. Nay chuyển sang cây hoa lan liệu có cho hiệu quả cao hơn? Nhất là điều kiện đất đai, khí hậu và thị trường tiêu dùng ở các tỉnh phía Nam, khác nhiều so với các tỉnh phía Bắc.

Thế nhưng cứ bám mãi vào lối mòn, mà không có đột phá đáng kể, thì rất khó “ngoi” lên được. Sau nhiều đêm trăn trở, cuối cùng để chắc ăn, chị Sáu chỉ trồng thử 2 sào (360m2) lan cắt cành, nhóm giống Mokara, nếu thuận lợi sẽ tiếp tục mở rộng ra đại trà. Đó là vào năm 2015.

Để có thể trồng được lan Mokara, chị Sáu đã phải kỳ công tìm mua gom vỏ lạc từ khắp nơi, mang về xử lý sạch nấm bệnh, rồi kè kín các mép luống ruộng trồng lan bằng gạch ống, xây cao 25cm, tiếp tục dùng ống cấp nước nhựa tiền phong Ø 34, cao 1,5-2m, chôn cố định trong các luống (khoảng cách 35 x 45cm) để làm điểm tựa cho cây lan sau trồng, cuối cùng mới đổ một lớp vỏ lạc dày 20cm lên mặt luống, coi là giá thể trồng lan.

Ngoài ra còn phải dựng nhà mái lưới đen (tản quang) bao kín khắp khu vườn, kết hợp lắp đặt hệ thống tưới phun mưa tự động, giúp giảm công lao động.

Kết quả sau gần 2 năm chăm sóc và thấp thỏm mong chờ, vườn lan của chị Sáu đã cho hoa đồng loạt, với nhiều màu sắc hấp dẫn. Sản phẩm được người tiêu dùng hồ hởi đón nhận.

Ngay năm thu hái hoa đầu tiên, chị Sáu đã để dư ra được 150 triệu đồng, lợi nhuận gấp 1,5 lần so với thâm canh quất cảnh cùng diện tích, không phải thuê mướn lao động, không phải dùng thuốc BVTV độ độc cao, trồng 1 lần có thể thu hoa liên tục 8-10 năm.

Phát huy thành tựu thu được, chị Sáu đã chuyển đổi toàn bộ 5 sào quất cảnh sang trồng lan Mokara. Theo đó, từ năm 2019 đến nay, năm nào chị Sáu cũng có thu nhập gần 400 triệu đồng từ hoa lan các loại, vừa có tiền tiêu pha rộng rãi, vừa mua sắm được nhiều đồ dùng sinh hoạt đắt tiền hiện đại.     

Chị Sáu cho biết, nhóm lan Mokara có ưu điểm: Màu sắc đa dạng. Độ bền hoa cắt cao (từ 15-40 ngày, tùy mùa vụ). Cho phép người mua dùng vào nhiều mục đích khác nhau, hiểu, hỉ, lễ, tết… phụ thuộc cách chọn màu sắc hoa.

Chị Sáu cho hay, thị trường tiêu thụ lan Mokara ở miền Bắc là rất lớn.

Để trồng lan Mokara hiệu quả: Cần chọn cây giống cao 20-25cm và có 3-4 rễ. Ruộng phải cao ráo, tiêu thoát nước nhanh. Phải để các hàng lỗ thoát nước ở 2 mép luống lan. Trồng cây giống tựa vào cột ống nhựa đã chôn trước đó, gốc cây cách mặt giá thể vỏ lạc khoảng 10cm. Mùa hè tưới nước 2 lần/ngày (sáng sớm và chiều mát). Mùa đông tưới sớm để rửa lá, chống sương.

Phun chế phẩm Nano đồng khi thấy dự báo thời tiết sẽ có rét đậm rét hại (dưới 15 độ C) sau 30 ngày tới. Chỉ bón phân hữu cơ hoai mục từ gia súc ăn cỏ (trâu, bò, dê). Phun bón lá định kỳ 5 ngày/lần.

Giai đoạn cây phục hồi và ra rễ non: Bón lá NPK 30-10-10 (1g/lít); Vitamin B1 (1ml/lít).

Giai đoạn sinh trưởng: Phân cá Fish Emulsion (1ml/lít); NPK 20-20-20 (1,5g/lít); Vitamin B1 (1ml/lít).

Giai đoạn ra hoa: Phân cá Fish Emulsion (1ml/lít); Vitamin B1 (1ml/lít); Rong biển (10g/30ml); NPK 20-20-20 (1,5g/lít). Định kỳ 10-15 ngày/lần, phun luân phiên các thuốc Ridomil Gold, Aliette, Score, Bassa, Desic… để phòng trừ bệnh vàng lá, đốm lá, thối nhũn nõn và bọ trĩ, rệp vẩy. Thu hoạch khi cành hoa dài 30-40cm. Nên thu vào các ngày tuần, tiết, lễ, hội để bán được giá cao.

Lưu ý: Không dùng lưới tản quang Trung Quốc, vì 5 tháng đã ải. Nên chọn lưới 50% ánh sáng của Thái Lan, độ bền tới 10 năm. Vườn lan mới trồng phải che 2 lớp lưới cách nhau 1m. Khi cây hồi phục ra rễ thì dỡ bớt một lớp lưới.

"Hiện thị trường hoa lan Mokara ở các tỉnh phía Bắc còn rất lớn, các nhà nông có thể mở rộng phát triển sản xuất", chị Sáu tiết lộ.

“Nhóm lan Mokara được lai tạo từ các giống: Arachnis, Ascocentrum và Vanda. Các giống này có đặc điểm thân hình trụ dài, sinh trưởng vô hạn, không có giả hành, lá dài hình lòng máng hay hình trụ mọc cách hai bên thân.

Hoa mọc từ nách lá giữa thân, phát hoa dài mang nhiều hoa, thường không phân nhánh. Kích thước hoa trung bình đến lớn, cánh đài của hoa rất lớn. Hoa có nhiều màu sắc phong phú (trắng, tím, hồng đỏ, cam, vàng nâu, xanh). Trên cánh hoa thường có chấm, đốm hoặc hình carô rất đẹp.

Nhóm giống này rất thích hợp cho trồng sản xuất hoa cắt cành, do ra hoa nhiều, có thể đạt 8-10 cành hoa/năm”, PGS.TS Đặng Văn Đông, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả cho biết.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Video liên quan

Chủ đề