Cách trĩ bọ trĩ trên cây ớt

Quý bà con thân mến, hiện nay đang trong giai đoạn cao điểm của mùa hè nắng nóng nên nhiều loại sâu bệnh trên cây trồng đang phát triển mạnh, nhất là bọ trĩ. Đây là loại côn trùng phá hoại hầu như tất cả các loại cây trồng và đặc biệt rất khó trị do nó có tính kháng thuốc rất cao. Sau đây, Tin Cậy sẽ giới thiệu đến bà con cách sử dụng các chế phẩm sinh học giúp phòng trừ bọ trĩ, bà con sẽ không cần lo nó kháng thuốc trừ sâu hóa học như trước đây nữa. Mời bà con cùng khám phá các phương pháp này với Tin Cậy nhé!

Bọ trĩ hay bà con mình còn gọi là bù lạch, là loài côn trùng có kích rất nhỏ, chỉ dài khoảng 2 mm nên rất khó phát hiện. Bọ trĩ thường có màu vàng đậm hoặc đen, hình thoi dài, có cánh, cuối bụng thon, con non cũng có hình dạng như vậy, nhưng không có cánh và màu xanh nhạt. Chúng đẻ trứng ở các gân lá, trứng mới đẻ có màu trắng, lúc gần nở thì vàng nhạt. Ấu trùng bọ trĩ ngay khi vừa nở ra đã cắn phá, hút nhựa cây. Vì vậy, bà con cần phải thăm vườn thường xuyên, quan sát kỹ các đọt non và mặt dưới của lá, phát hiện sớm bọ trĩ đang gây hại cho cây trồng để phòng trừ, không để nó phát triển mạnh, gây suy yếu thậm chí là chết cây.

Cách trĩ bọ trĩ trên cây ớt
Phòng trừ bọ trĩ hiệu quả bằng phương pháp sinh học. Nguồn ảnh: Internet

Vòng đời của bọ trĩ thường ngắn (chỉ khoảng 20 ngày) nhưng lại sinh sản rất nhanh và nhiều do nó đẻ nhiều trứng. Chúng có khả năng gây hại ở tất cả loại cây trồng như: cây cảnh, hoa, quả, rau màu và cây ăn trái, lúa… Bọ trĩ gây hại nặng từ giai đoạn cây con đến ra hoa, kết trái. Chúng hút chích nhựa cây làm đọt non bị chết khô, lá xoăn vàng, làm rụng hoa, trái không phát triển, làm da trái gần cuống có màu xám đậm (bà con thường gọi là da cám), ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm, trái xấu không bán được giá.

Cách trĩ bọ trĩ trên cây ớt
Phòng trừ bọ trĩ hiệu quả bằng phương pháp sinh học. Nguồn ảnh: Internet

Khi thời tiết càng khô nóng, thiếu nước, bọ trĩ càng phát triển mạnh. Vì thế, ngoài việc chăm sóc cây tốt, chúng ta nên tưới nước cho cây đều đặn bằng cách dùng vòi phun lên lá cây để cuốn trôi bọ trĩ, hay sử dụng hệ thống phun mưa để tăng ẩm, tạo mát làm hạn chế số lượng cũng như khả năng gây hại của bọ trĩ. Bà con cũng nên chú ý dọn dẹp vườn sạch, cắt bỏ cỏ dại tỉa cành tạo tán, giữ khoảng cách giữ cây trồng, mật độ cây vừa phải, vườn thoáng mát, để bọ trĩ không có chỗ trú ngụ và phát triển.

Bọ trĩ có đặc tính kháng thuốc mạnh và mau quen thuốc, vì thế cần sử dụng những loại thuốc có hiệu quả tác động tiếp xúc mạnh và phải luân phiên thuốc giữa các lần phun. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị bọ trĩ trên thị trường, được nhà nông tin dùng phải kể đến là Radiant, Regent, Confidor…

Việc sử dụng thuốc các loại thuốc hóa học này trong các lần đầu thì có tác dụng, nhưng hiện nay đa số bọ trĩ đã tiến hóa rất nhiều, tính kháng thuốc của chúng cũng nâng lên rất cao. Để phòng trừ bọ trĩ một cách lâu dài và bền vững thì bà con nên sử dụng các chế phẩm sinh học sau đây, tuy phải bỏ nhiều công sức hơn và thời gian thực hiện tương đối lâu, nhưng hiệu quả của các biện pháp này sẽ không làm bà con phải thất vọng.

1. Thu hút và nuôi các loài thiên địch để phòng trừ bọ trĩ

Bọ rùa, bọ xít,…là những loài côn trùng có lợi, khi ở trong vườn, chúng sẽ giúp loại bỏ các loài gây hại phá hoại như rệp, ve và nhện đỏ…Bọ rùa, bọ xít trưởng thành thường ăn khoảng vài chục con bọ trĩ, rệp, nhện đỏ,…mỗi ngày.

Cách trĩ bọ trĩ trên cây ớt
Phòng trừ bọ trĩ hiệu quả bằng phương pháp sinh học. Nguồn ảnh: Internet

Để thu hút và giữ chân các loài thiên địch ở lại khu vườn của mình bà con có thể trồng các loại cây có mùi phấn hoa đặc trưng thu hút bọ rùa như: hoa vạn thọ, thìa là, rau ngò… Và điều quan trọng nhất là cần phải hạn chế dùng thuốc trừ sâu hóa học. Việc sử dụng nhiều thuốc hóa học chỉ làm nâng cao thêm tính kháng thuốc của bọ trĩ và giết chết các loài thiên địch có lợi, bà con cần lưu ý điều này nhé!

2. Phòng trừ bọ trĩ bằng dung dịch từ ớt và tỏi, gừng

Ớt, tỏi, gừng…chứa hàm lượng axit lớn, sẽ gây tác động đến các bộ phận và giết chết bọ trĩ. Để làm dung dịch này, bà con cần băm nhuyễn ớt, tỏi, gừng theo tỷ lệ 1: 1: 1, sau đó thêm khoảng 3 lít rượu vào hỗn hợp và để ngâm trong khoảng 15 ngày. Khi phun, bà con hòa dung dịch đã ngâm với nước theo tỷ lệ 200 ml tỏi gừng ớt với 12 lít nước.

Dung dịch tỏi, gừng, ớt này có thể bảo quản lên đến 4 – 5 tháng và thích hợp cho các vườn có số lượng cây ít như cây cảnh, hoa mai,hoa hồng, vườn rau bầu bí trồng tại nhà… Bà con cũng có thể mua các loại chế phẩm được chiết xuất lên men từ tỏi, gừng, ớt về phun cho cây nếu không có thời gian ủ.

3. Phòng trừ bọ trĩ bằng dầu khoáng nông nghiệp

Dầu khoáng là chất được chưng cất từ dầu mỏ ở 30-40 độ C có khả năng trừ sâu bọ và cả trứng sâu mà không làm cháy lá cây. Nó dễ bị phân huỷ bởi ánh nắng hoặc vi sinh vật nên không tồn đọng trên nông sản, không độc hại đối với con người, làm giảm ô nhiễm môi trường. Dầu khoáng sẽ như một chất bám dính lên thân củabọ trĩ, bịt các lỗ thở, làm bọ trĩ ngạt thở và chết, làm trứng bị ung, đồng thời hạn chế bọ trĩ hại tìm đến hút chích nhựa cây.

Để làm dung dịch dầu khoáng diệt bọ trĩ, bà con pha theo tỉ lệ:

5-10 ml dầu khoáng + 1 lít nước sạch

Khuấy đều rồi cho vào bình xịt, phun ướt đều hết mặt lá, thân cây để đạt hiệu quả cao nhất. Chúng ta có thể dùng dầu khoáng để diệt trừ nhện hại, rầy, rệp, bọ trĩ và hạn chế ruồi, sâu đục quả. Tuy nhiên, bà con không nên phun dầu khoáng trong giai đoạn cây ra hoa hoặc dưới trời nắng nóng.

5. Phòng trừ bọ trĩ bằng dầu Neem

Dầu Neem là một loại thuốc xịt điều trị bọ trĩ hiệu quả mà không gây hại cho côn trùng có lợi. Cũng giống như dầu khoáng nông nghiệp, nó không giết chết bọ trĩ ngay khi tiếp xúc. Mà khi bọ trĩ ăn lá cây có dầu Neem, nó sẽ phá vỡ sự sản xuất hóc-môn bình thường trong cơ thể chúng. Nó làm cho bọ trĩ không ăn hay hút nhựa cây được nữa và cản trở quá trình sinh sản của chúng. Ấu trùng ăn phải dầu neem sẽ rất dễ bị tiêu diệt, nó ngăn cản sự lột xác, đóng kén và trưởng thành ở ấu trùng.

Cách trĩ bọ trĩ trên cây ớt
Xịt bọ trĩ bằng dầu Neem

Khi phát hiện bọ trĩ bà con có thể pha dung dịch dầu Neem theo tỉ lệ:

5ml dầu Neem + 5 ml nước rửa chén + 1 lít nước sạch

Lắc đều trước khi phun. Phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối vì lúc này bọ trĩ bắt đầu ra khỏi nơi ẩn nấp và hoạt động nhiều. Cách 2 ngày phun 1 lần.

Khi đã khống chế được bọ trĩ, bà con vẫn nên phun thuốc phun dầu Neem theo tỉ lệ sau để phòng tránh tái phát:

2ml Neem + 2 ml nước rửa chén + 1 lít nước sạch

Lắc đều trước khi phun.Tuần phun 1 lần, vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối (lúc trời mát).

Trên đây là những chia sẻ của Tin Cậy về các đặc điểm của bọ trĩ và các biện pháp sinh học để phòng trừ hiệu quả chúng. Chúc Quý bà con thành công khi các dụng các phương pháp này và có được những vụ mùa như ý! Hẹn bà gặp lại bà con trong những bài viết tiếp theo!

Tác giả: Mỹ Linh
Mọi thắc mắc về “Phòng trừ bọ trĩ hiệu quả bằng phương pháp sinh học”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0902 701 278 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: ; ,

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn

Facebook: Tin Cậy Group | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Bọ trĩ là một loài côn trùng gây hại rất phổ biến trên tất cả các loại cây trồng. Vì vậy chúng ta cần tiêu diệt như thế nào vừa mang lại hiệu quả vừa tiết kiệm được chi phí. Hôm nay, mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn biết rõ về bọ trĩ và cách tiêu diệt bọ trĩ tận gốc. Trước tiên chúng ta cần nắm rõ các Đặc điểm của bọ trĩ? Và diệt bọ trĩ không dùng thuốc? là các phương pháp được nhiều người làm vườn hữu cơ sử dụng nhiều nhất vì mang lại hiệu quả cao và không độc hại cho người, cây trồng và động vật.

Đặc điểm của bọ trĩ

Tên khoa học: Selenothrips rubrocinctus

Vòng đời bọ trĩ

Cách trĩ bọ trĩ trên cây ớt

Vòng đời bọ trĩ

  • Trứng 3-5 ngày
  • Âú trùng tuổi 1: 3-4 ngày 
  • Âú trùng tuổi 2: 4-6 ngày
  • Âú trùng tuổi 3 (Tiền nhộng)  :4-5 ngày 
  • Nhộng: 5-7 ngày
  • Thành trùng 10-14 ngày

Vòng đời của bọ trĩ: có thời gian khoảng 24-31 ngày và  phụ thuộc vào loài bọ trĩ hoặc ở các cây ký chủ, vị trí và các yếu tố khác.  Bọ trĩ trưởng thành qua mùa đông trong những mảng vụn thực vật, vỏ cây và các vật liệu khác. Bọ trĩ thường hoạt động mạnh vào mùa xuân và nó đẻ trứng trong mô thực vật. Trước khi đẻ bọ trĩ đã đào 1 cái lỗ trên bề mặt lá, hoa, mô mềm. 

Bọ trĩ cái đẻ tối đa 80 quả trứng. Trứng nở sau 3-5 ngày, ấu trùng 1-2 tuần không cánh (nhộng) hút chất dinh dưỡng trong mô để phát triển . Sau hai hoặc nhiều giai đoạn ấu trùng (nhộng), nhiều con bọ trĩ rơi xuống hóa đất để hóa nhộng. Từ nhộng hình thành nên những con trưởng thành có lông cánh, lông chân màu thẫm rồi bay đi. 

Trong thời tiết ấm áp, toàn bộ chu kỳ từ trứng đến trưởng thành từ khoảng 4 tuần . Có 12-15 thế hệ mỗi năm.

Đặc điểm hình thái của bọ trĩ

Hình ảnh con bọ trĩ

  • Cách trĩ bọ trĩ trên cây ớt

    Hình ảnh con bọ trĩ

    Bọ trĩ cái có chiều dài khoảng 1mm, hình bầu dục. Bọ trĩ cái trên lưng có một băng đỏ trên lưng, băng đỏ này nó nằm liền sau đôi chân thứ ba. Con đực có độ dài khoảng 1-1,4mm.

  • Chúng có màu vàng lợt đến nâu hoặc màu đen, mắt màu đỏ. Nếu bạn đến gần chúng, chúng có thể nhảy hoặc bay đi và có đôi cánh hẹp,có tua. 
  • Nhộng giống như con trưởng thành thậm chí có khi là nhỏ hơn. Chúng có màu xanh nhạt hoặc vàng hơn là màu đậm hơn, có đôi cánh chưa phát triển đầy đủ.
  • Các ấu trùng 2 tuổi có kích thước 1,3mm.

Triệu chứng gây hại của bọ trĩ

Bọ trĩ cực kỳ tích cực kiếm ăn theo nhóm lớn. Chúng nhảy hoặc bay đi khi bị quấy rầy.

Các ấu trùng và bọ trĩ trưởng thành gây hại trên các trái non và lá non bằng cách chích hút nhựa cây làm cho các lá non, ngọn non quăn queo đi là dần rụng lá khiến cho cây ngày còn còi cọc, kém phát triển.

  • Trên trái non: Bọ trĩ thường tập trung ở phía dưới lá đài và trái làm cho trái khi lơn lên có những mảng sẹo lộ ra ngoài lá đài. Những vết sẹo hoặc vòng sẹo do bọ trĩ gây ra rất đặc trưng, những vết sẹo này có màu xám phía dưới trái hoặc ở vỏ trái.
  • Trên lá: bọ trĩ thường gây hại ở gân chính của lá, làm cho lá có những vết sẹo màu sét. Nếu mật độ bọ trĩ cao, bọ trĩ tấn công phần nhu mô của lá cây làm cho lá bị mất màu làm cho lá vàng và rụng.

Hướng dẫn diệt bọ trĩ không dùng thuốc

Để tiêu diệt bọ trĩ tận gốc không dùng thuốc hóa học là một vấn đề mà người làm vườn hữu cơ quan tâm nhất. Sau đây mình sẽ giới thiệu 8 cách diệt bọ trĩ tận gốc mang lại hiệu quả nhưng không sử dụng thuốc

Thiên địch tự nhiên

Trị bọ trĩ bằng kẻ thù tự nhiên như: bọ rùa, bọ cướp biển (Minute pirate bugs), ve nhện, ong Trichogramma… những loại này tiêu diệt bọ trĩ bằng cách ăn chúng. Đây là những loại thiên địch tự nhiên tiêu diệt bọ trĩ một cách tốt nhất.

Cách trĩ bọ trĩ trên cây ớt

Thiên địch tự nhiên diệt bọ trĩ – cách diệt bọ trĩ tận gốc hiệu quả và an toàn nhất

Bọ rùa là loại côn trùng tie diệt bọ trĩ nhanh nhất, chỉ cần một vài con bọ rùa trong khu vườn nhà bạn thì nó sẽ giúp bạn kiểm soát được số lượng bọ trĩ gây hại. Nhưng, hiện nay do việc lạm dụng nhiều thuốc hóa học tiêu diệt bọ rùa làm cho số lượng bọ rùa trong khu vườn ngày càng giảm đi.

Ngoài ra, các ấu trùng bọ xanh rất thích ăn bọ trĩ. Đây được coi là một nguồn thức ăn chính của nó. Vì những đặc điểm như vậy nên người ta đã bán trứng bọ xanh cho những trang trại hoặc những khu vườn đi theo hướng canh tác hữu cơ để kiểm soát và tiêu diệt bọ trĩ.

Diệt bọ trĩ bằng dầu neem

Cách trĩ bọ trĩ trên cây ớt

Diệt bọ trĩ bằng dầu neem

Dầu neem (chiết xuất từ lá cây neem) được xem là một loại thuốc xịt tiêu diệt bọ trĩ hiệu quả nhất và tiết kiệm được chi phí. Đặc biệt là nó tiêu diệt được những côn trùng phá hại, mà không gây hại những côn trùng có lợi. Đây được xem là cơ chế đặc biệt của dầu neem.

Cách tạo ra dầu neem tiêu diệt bọ trĩ như sau:  trộn 20ml dầu neem với ½ muỗng cà phê xà phòng cùng với 2 lít nước ấm. Sau khi tạo ra hỗn hợp, chúng ta nên lắc đều rồi cho vào bình xịt đem phun thuốc lên nơi có bọ trĩ gây hại trên 2 bề mặt lá. 

Khi phun dầu neem lên cây để tiêu diệt bọ trĩ thì nó sẽ không chết liền mà là khi bọ trĩ ăn lá cây có chứa dầu neem. Lúc này, các thành phần có trong dầu neem là phá vỡ sự sản xuất hormone bình thường của bọ trĩ, làm cho bọ trĩ ăn không ngon miệng và quá trình sinh sản không bình thường. Những ấu trùng ăn phải dầu neem sẽ rất dễ bị tiêu diệt. 

Ngoài ra, nó còn ngăn chặn các quá trình lột xác, đóng kén và trưởng thành của ấu trùng. Dầu neem thường được sử dụng như một loại thuốc trị bọ trĩ và nhện đỏ, thuốc diệt bọ trĩ cho cây mai, diệt bọ trĩ hoa hồng.

Diệt bọ trĩ bằng baking soda

Cách trĩ bọ trĩ trên cây ớt

Diệt bọ trĩ bằng backing soda — cách diệt bọ trĩ tận gốc đơn giản

Dùng baking soda để tiêu diệt bọ trĩ cũng là một số cách rất phổ biến nhất hiện nay

Pha 1 thìa baking soda + 1 thìa canh dấm + 1,5 lít nước, sau đó lắc hỗn hợp đó đợi đến chiều mát mang đi phun lên cây những nơi bọ trĩ gây hại. Sáng ngày hôm sau, chúng ta nên lấy vòi phun nước để phun mạnh lên lá nơi bọ trĩ sống. 

Chú ý: nên phun lúc chiều mát và xịt nước sạch vào sáng hôm sau và theo dõi thường xuyên để cây trồng tránh tình trạng cháy lá. 

Tỏi, ớt diệt bọ trĩ

Cách trĩ bọ trĩ trên cây ớt

Tỏi, ớt diệt bọ trĩ

Sau đây sẽ là công thức tạo ra thuốc trừ bọ trĩ bằng sinh học từ tỏi, ớt. Chúng ta cần chuẩn bị ½ chén ớt (115 gram) + ½ chén tỏi (115 gram)+ 0,5 lít nước ấm. 

Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu chuẩn bị trên vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn ra. Chúng ta lấy hỗn hợp vừa xay xong cho vào bình thủy tinh và để nó trong vòng 1 ngày 1 đêm (24 giờ) nếu có nắng thì nên mang ra ngoài nắng để. 

Cách diệt bọ trĩ bằng tỏi, ớt: Sau 1 ngày thì lấy hỗn hợp ra lọc lấy nước cho vào bình xịt và mang phun lên cây có bọ trĩ. Bạn có thể dùng thuốc sinh học này để phòng trừ và tiêu diệt  bọ trĩ trên hoa hồng leo. 

Trị bọ trĩ bằng nước rửa chén

Cách trĩ bọ trĩ trên cây ớt

Trị bọ trĩ bằng nước rửa chén

Để trị bọ trĩ hoa hồng bằng nước rửa chén cần hòa tan 20ml nước rửa chén vào 2 lít nước sau đó cho vào bình xịt đem đi phun cho cây trồng, nên phun lúc chiều mát. Khi phun dung dịch này được phun lên cây sẽ làm cho bọ trĩ bị tê liệt khiến cho côn trùng bọ trĩ không thể ăn được. Cách này thường được sử dụng như loại thuốc trị bọ trĩ cho cây mai, hoa lan, rau cải,…

Lưu ý: Bạn không nên chọn những loại xà phòng có chất tẩy rửa nhiều như sunlight. Nên sử dụng nước rửa chén mỹ hảo và Lix sử dụng để mang lại hiệu quả. 

Sử dụng bẫy bọ trĩ

Cách trĩ bọ trĩ trên cây ớt

Sử dụng bẫy bọ trĩ bằng keo dính vàng – Phương pháp diệt bọ trĩ tận gốc thường được áp dụng nhất

Chúng ta có thể sử dụng bẫy bọ trị bằng cách sử dụng cách bẫy dính màu vàng để hút bọ trĩ dính vào bẫy dính đó. Cách này không trị dứt điểm bọ trĩ ở vườn nhà bạn cần trồng thêm cúc vạn thọ bên hàng rào để tiêu diệt bọ trĩ hiệu quả hơn. Vì cúc vạn thọ làm cho bọ trĩ tê liệt (hay là bất lực). Cho nên đây cũng là cách xua đuổi bọ trĩ hiệu quả và không tốn quá nhiều chi phí.  

Trị bọ trĩ bằng mù tạt

Cách trĩ bọ trĩ trên cây ớt

Trị bọ trĩ bằng mù tạt

Chúng ta lấy 3 gram mù tạt pha chung với 1,5 lít nước bỏ vào bình xịt đem đi phun lên các lá cây nơi bọ trĩ thường xuyên gây hại. Nên phun lúc chiều mát và sáng sớm hôm sau nhớ phun lại nước sạch để rửa trôi bọ trĩ gây hại trên cây trồng. Nên xịt nước mạnh vào sáng sớm tránh tình trạng cháy lá của cây trồng.

Diệt bọ trĩ bằng coca

Cách phun thuốc diệt bọ trĩ bằng coca rất đơn giản, bạn chỉ cần đổ coca ra bình xịt và phun lên lá, thân, gốc cây, nhớ phải phun kỹ lên hai mặt lá. Coca không những phòng trừ được côn trùng gây hại mà còn bổ sung một lượng chất dinh dưỡng cho cây trồng nữa đấy.

Ngoài coca thì bạn cũng có thể tự chế ra các loại thuốc sinh học khác như trị bọ trĩ bằng vỏ cam, diệt bọ trĩ bằng thuốc lào.

Trên thị trường cũng có nhiều loại thuốc trị bọ trĩ hóa học như thuốc diệt bọ trĩ radian, thuốc đặc trị bọ trĩ confidor, thuốc trị bọ trĩ regent. Tuy thuốc hóa học mang lại hiệu quả nhanh chóng, nhưng chúng cũng khiến bọ trĩ nhanh nhờn thuốc và ngày càng gây hại mạnh. Đặc biệt, thuốc trừ sâu hóa học còn để lại ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người sử dụng, trẻ nhỏ, vật nuôi và môi trường.

Bạn đã thử tất cả cách trên nhưng vẫn chưa hiệu quả? Dùng ngay sản phẩm đặc trị bọ trĩ RV07

Cách trĩ bọ trĩ trên cây ớt

Thuốc diệt bọ trĩ sinh học

> Xem ngay: Thuốc diệt bọ trĩ sinh học RV07

Sản phẩm RV07 được biết tới như một chế phẩm sinh học diệt bọ trĩ ưu việt, nhanh chóng và hiệu quả trên hoa hồng, hoa lan, xoài, sầu riêng, rau ăn lá,…Diệt bọ trĩ bằng thuốc sinh học là cách diệt bọ trĩ hiệu quả nhất, an toàn nhất cho nền nông nghiệp xanh phát triển bền vững.

Đặc tính ưu việt

  • Giảm 80% chi phí sử dụng thuốc trừ sâu.
  • Tiêu diệt bọ trĩ trong thời gian ngắn.
  • An toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Cách trĩ bọ trĩ trên cây ớt

Bảo vệ cây trồng tránh xa bọ trĩ

RV07 có đặc tính vượt trội nhờ sử dụng công nghệ sinh học để chiết xuất ra các loại vi sinh vật có lợi giúp ức chế, tiêu diệt, phòng trừ trứng và các côn trùng gây hại như: bọ trĩ, sâu xanh da láng, sâu tơ, rệp sáp, vẽ bùa, nhện đỏ, ấu trùng.

Thành phần của RV07

  • Metarhizium sp. hay còn gọi là nấm xanh được sử dụng rộng rãi trong việc diệt trừ bọ trĩ, rầy nâu,…
  • Beauveria sp. (nấm trắng) kết hợp với Metarhizium sp. xâm nhập vào biểu bì để tiêu diệt các tế bào bạch huyết giúp giết chết côn trùng trong thời gian rất ngắn.
  • Paecilomyces sp. có khả năng kí sinh, tiêu diệt trứng và ấu trùng của côn trùng gây hại.
  • Bacillus thuringgiensis (BT) gây độc làm tê liệt bọ trĩ và một số côn trùng khác.

Cách sử dụng RV07, nên xịt bọ trĩ lúc nào?

Pha loãng 100ml RV07 cho 80-100 lít nước, sau đó phun ướt đẫm thân, cành, lá và gốc cây.

Nên phun xịt bọ trĩ vào buổi sáng hoặc chiều mát, phun vào các ngày tạnh ráo, không mưa.

Để phun diệt bọ trĩ trên hoa hồng: đối với cây hoa hồng, bọ trĩ rất thích ăn những chồi non, nụ hoa mới nhú, vì thế nên cần phun bọ trĩ ngay khi cây nhú tược non để mang lại hiệu quả phòng bọ trĩ và các loài sâu hại tốt nhất.

Thông tin liên hệ

  • Văn phòng đại diện: 268A đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P8, Quận 3, TPHCM.
  • Nhà máy sản xuất: Lô CN12, Cụm khu công nghiệp Phù Việt, Xã Việt Tiến, Huyện Thạch Hà, Tỉnh Hà Tĩnh.
  • Liên hệ ngay Mr.Thái: 0867.996.188 để được tư vấn cụ thể.