Cách tống đờm ra khỏi cổ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS.BS Huỳnh Thoại Loan - Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Ở những trẻ bị viêm đường hô hấp, ho có đờm, các bậc phụ huynh cần áp dụng các biện pháp tống đờm cho trẻ để bé bớt khó chịu khi bị bệnh. Các liệu pháp dân gian, kết hợp với vỗ lưng và dùng thuốc đều có thể được áp dụng tùy từng trường hợp cụ thể.

Đờm (còn gọi là đàm) là chất tiết của đường hô hấp, bao gồm chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ,... Đờm được tống ra khỏi cơ thể từ đường hô hấp dưới (khí quản và phế quản).

Đờm thường gặp ở trẻ em khi bị ho. Ho là phản xạ sinh lý nhằm tống các chất dịch, đờm do đường hô hấp tiết ra hoặc dị vật từ bên ngoài lọt vào như thức ăn, bụi bẩn,... để bảo vệ cơ thể. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền, khí hậu và hệ thống miễn dịch suy giảm,... cũng là nguyên nhân gây đờm. Những trường hợp ho kéo dài, kèm theo nhiều đờm có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nếu không chủ động điều trị. Vì vậy, trẻ ho có đờm cần được điều trị sớm và tích cực để có thể phát triển khỏe mạnh.

Nhỏ nước muối sinh lý - hút đờm

Cho bé nằm nghiêng, nhỏ khoảng 5 - 6 giọt nước muối sinh lý vào bên mũi phía trên, nếu đờm quá đặc thì dùng ống hút đờm ở bên mũi thấp rồi đổi bên, thực hiện ngược lại. Chú ý khi nhỏ nước mũi - hút đờm cho bé không được bịt bên mũi còn lại vì như vậy sẽ làm đờm trong mũi không thể thoát ra ngoài được và có thể khiến bé khó thở. Việc nhỏ nước mũi - hút đờm cho bé nên thực hiện 5 - 6 lần/ngày.

Cách tống đờm ra khỏi cổ

Nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ

Vỗ rung long đờm

Thời điểm vỗ rung long đờm tốt nhất cho trẻ là buổi sáng sớm khi trẻ mới thức dậy vì sau một đêm dài lượng đờm sẽ ứ đọng nhiều hơn. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có thể áp dụng cho trẻ sau khi khí dung và phụ huynh chú ý không vỗ rung khi trẻ vừa ăn xong vì có thể khiến bé bị nôn ói.

Tư thế vỗ rung long đờm phù hợp là: Để trẻ nằm nghiêng một bên, ngồi cúi đầu về phía trước hoặc mẹ bế vác trẻ. Các tư thế này giúp dẫn lưu đờm tốt hơn. Về vị trí vỗ rung, phụ huynh nên vỗ từ vùng phổi của trẻ, vỗ từ dưới lên để dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng, họng. Vùng phổi của bé được xác định từ ngang lưng trở lên.

Kỹ thuật vỗ rung như sau:

  • Tay khum lại tạo thành một khoảng trống có không khí để khi vỗ trẻ sẽ không bị đau (nếu để bàn tay thẳng thì khi vỗ trẻ sẽ bị đau);
  • Dùng lực cổ tay vỗ rung cho trẻ, tiếng vỗ bộp bộp là đúng kỹ thuật. Khi vỗ rung đúng sẽ cảm thấy lồng ngực của trẻ rung lên theo từng nhịp vỗ, trẻ không hề có cảm giác đau. Lưu ý không dùng lực cánh tay để vỗ rung vì có thể khiến trẻ bị đau;
  • Vỗ rung trong khoảng 10 - 15 phút/lần. Sau khi vỗ rung, có thể trẻ sẽ ho nhiều và nôn ra đờm. Phụ huynh nên quan sát xem đờm trắng loãng hay có màu xanh, vàng đặc để báo cho bác sĩ.

Cách tống đờm ra khỏi cổ

Kỹ thuật vỗ rung ở trẻ nhỏ cần thực hiện chính xác

  • Tăng cữ bú mẹ và cho trẻ uống đủ nước: Với trẻ đang bú sữa mẹ, nên tăng cường cữ bú cho bé. Nguồn dinh dưỡng dồi dào trong sữa mẹ có thể giúp bé tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, sữa mẹ còn có nhiều kháng thể giúp trẻ tan đờm và giảm ho. Bên cạnh đó, nên cho trẻ uống đủ nước khi bị ho đờm để giúp mũi và cổ họng đỡ khô rát, dễ tống dịch nhầy ra ngoài hơn;
  • Massage lòng bàn chân bé: Dưới lòng bàn chân có huyệt dũng tuyền. Khi thoa một ít dầu oliu, dầu hạnh nhân hoặc dầu khuynh diệp, tinh dầu bạc hà nóng vào vị trí huyệt dũng tuyền và xoa nhẹ sẽ giúp làm dịu cơn ho đờm. Sau đó, phụ huynh nên giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là ở 2 bàn chân, có thể cho trẻ đi tất để chân không bị lạnh;
  • Cho trẻ tắm nước gừng ấm: Gừng có vị nóng ấm, khả năng kháng khuẩn tốt, giúp cải thiện được tình trạng ho có đờm của trẻ, đặc biệt là ho về đêm. Khi thực hiện, phụ huynh rửa sạch gừng tươi, mang đi nướng, đợi nguội thì lột vỏ, cắt thành từng lát rồi cho vào chậu nước ấm, thêm vào vài giọt tinh dầu bạc hà để tắm cho trẻ. Khi tắm nước gừng ấm cho bé cần đảm bảo nhiệt độ phòng tắm không quá 25°C và nên đảm bảo kín gió, không tắm quá lâu, nên lau khô cơ thể bé ngay sau khi tắm để tránh nhiễm lạnh;

  • Cho bé uống nước chanh + mật ong: Chanh có nhiều công dụng hữu ích, đặc biệt là giảm đờm và dịch nhầy. Vitamin C trong quả chanh có thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh viêm đường hô hấp. Phụ huynh có thể pha nước chanh với một chút mật ong trong một cốc nước ấm, cho trẻ uống nhiều lần trong ngày để làm dịu cổ họng và trị đờm hiệu quả;
  • Cho bé ăn súp gà, canh gà: Súp hay cháo gà, canh gà là bài thuốc tan đờm hiệu quả vì nó giúp dưỡng ẩm đường hô hấp và làm giảm đờm, làm dịu sự ngứa rát cổ họng. Khi trẻ bị đờm hoặc đau họng, phụ huynh có thể cho bé ăn súp gà hay canh gà, cháo gà 2 - 3 lần/ngày, có thể thêm vào tỏi, gừng hay các gia vị khác để tăng hiệu quả chống viêm, kháng khuẩn.

Cách tống đờm ra khỏi cổ

Cho bé ăn súp gà giúp tiêu đờm

  • Không tự ý dùng thuốc trị ho, thuốc tiêu đờm trẻ em khi chưa có chỉ định của bác sĩ;
  • Nên giữ ấm cơ thể trẻ, đặc biệt là các vùng cổ, bàn chân;
  • Đảm bảo môi trường sống và học tập của trẻ luôn sạch sẽ, hạn chế khói bụi và vi khuẩn tấn công bé;
  • Đảm bảo độ ẩm trong nhà ở mức độ phù hợp;
  • Không để bé tiếp xúc với người bị cảm hay viêm mũi cấp tính;
  • Khi bé ngủ nên nâng cao gối để giúp bé dễ thở hơn và ngủ ngon giấc hơn. Chất lượng giấc ngủ đảm bảo sẽ góp phần nâng cao sức đề kháng cho trẻ;
  • Chế độ dinh dưỡng cho bé: Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, vitamin A, kẽm và sắt cùng các loại dưỡng chất khác. Nên cho bé ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng có đầy đủ dưỡng chất như cháo, sữa,... cần hạn chế những món ăn chế biến có nhiều mỡ như đồ chiên, xào,...;
  • Khi trẻ có bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp, nên nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm, giải quyết triệt để các ổ viêm ở mũi họng.

Các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gây ho đờm, khiến bé khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài. Vì vậy, khi trẻ có biểu hiện bệnh, phụ huynh nên sớm đưa trẻ đi thăm khám và điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Ho có đờm đặc lâu ngày không khỏi: Nguyên nhân và cách xử lý

XEM THÊM:

Làm cách nào để dễ ho khạc đờm ra ngoài?

Khi chúng ta bị các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), hen suyễn, giãn phế quản, di chứng bệnh phổi cũ… Việc làm chúng ta khó chịu nhất vẫn là đàm, đàm nhiều làm chúng ta phải ho khạc, khò khè, khó thở… Vậy có cách nào để đàm dễ khạc ra ngoài và không gây khó chịu nữa hay không?

Thứ nhất, việc đờm tạo ra nhiều là do nguyên nhân nhiễm vi trùng hoặc vi rút đường hô hấp hoặc do các bệnh mạn tính như hen suyễn, COPD… gây viêm đường thở và tiết ra đàm nhiều. Như vậy để giảm bớt được đàm thì cần phải được chẩn đoán đúng và điều trị đúng bệnh để cắt hoặc giảm bớt nguồn tạo ra đàm.

Thứ hai, để đờm dễ khạc ra ngoài thì chúng ta cần phải làm những việc sau đây:

  • Uống nước đầy đủ vì nước sẽ làm cho loãng đàm, khiến cho đàm không bị vón cục lại hoặc tạo thành nhưng sợi đàm dài dai và khó khạc. Lượng nước bao nhiêu thì đủ? Hãy áp dụng công thức tính sau: “1kg cân nặng thì uống 40ml nước lọc mỗi ngày” như vậy nếu 1 người nặng 50kg thì mỗi ngày người đó cần uống 2 lít nước. Để đàm loãng ra dễ dàng hơn thì yêu cầu người bệnh cần uống hơn lượng nước đó khoảng 0,5 lít.
  • Uống thêm các loại nước trái cây cũng giúp bù lượng vitamin cũng như muối khoáng và đồng thời cũng giúp loãng đàm.
  • Sinh hoạt trong môi trường không quá nóng và quá lạnh: nhiệt độ và độ ẩm phù hợp là khoảng từ 27o C tới 30o C và độ ẩm thì nước ta khá là tốt nếu nhiệt độ không quá cao hoặc quá thấp.
  • Vận động nhiều hàng ngày yêu cầu không được nằm nhiều nếu đi lại được, nếu không thì cũng phải ngồi dậy. Thời gian cần vận động mỗi ngày từ 30 phút trở lên (nếu đi bộ) tùy từng người, không nên gắng sức quá mức.
  • Sử dụng đúng các thuốc bác sỹ cho để điều trị phù hợp. Nếu sử dụng thêm thuốc thì cần phải hỏi ý kiến bác sỹ.
  • Các động tác vật lý trị liệu như vỗ lưng, vỗ ngực, rung bằng tay, hít thở sâu, ho khạc đàm chủ động... cũng giúp đàm bong ra khỏi đường thở dễ dàng và dễ khạc ra ngoài.
  • Những việc KHÔNG NÊN LÀM:
  • Không nên ăn quá mặn vì không có lợi cho sức khỏe và không có lợi cho loãng đàm, ăn với chế độ đủ muối khoáng.
  • Không nên uống các nước mát làm kích thích tiểu nhiều vì như vậy sẽ làm mất nước nhiều hơn, trà và café cũng không nên dùng do tác dụng làm lợi tiểu.
  • Không dùng các thuốc giảm ho vì sẽ làm giảm khả năng bài tiết đàm ra ngoài. Các thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc cũng không nên dùng vì không thể biết được hàm lượng cũng như có thể gây ảnh hưởng tới các thuốc đang điều trị.
  • Không được nằm nhiều vì sẽ làm đàm ứ lại không ra ngoài được, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Một lần nữa cần nhắc lại, việc quan trọng nhất vẫn là chẩn đoán đúng bệnh và điều trị hợp lý để đàm không tiếp tục tạo ra nữa cũng như mau lành bệnh. Tùy vào từng bệnh khác nhau thì bác sỹ sẽ có hướng dẫn cụ thể cho việc làm loãng đờm dễ dàng hơn.

Xem thêm kỹ thuật lấy đàm làm xét nghiệm soi đờm trực tiếp tìm trực khuẩn lao