Cách tính tỷ giá kỳ hạn 3 tháng

Bài tập tài chính quốc tế có lời giải – Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra việc mua bán, trao đổi các đồng tiền khác nhau & 1 trong những nghiệp vụ cơ bản là nghiệp vụ kỳ hạn. Cùng Kế toán Việt Hưng đón xem bài viết ngay sau đây tìm hiểu các mẫu bài tập

Bài tập tài chính quốc tế có lời giải 1: Nghiệp vụ kỳ hạn

Theo Wiki: “Thị trường ngoại hối (Forex, FX, hoặc thị trường tiền tệ) là một thị trường phi tập trung toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ. Những người tham gia chính trong thị trường này là các ngân hàng quốc tế lớn. Các trung tâm tài chính khắp thế giới giữ chức năng như các neo của trao đổi giữa một loạt các loại người mua và người bán khác nhau suốt ngày đêm, ngoại trừ những ngày cuối tuần…”


NỘI DUNG CHÍNH

1. Xác định tỷ giá kỳ hạn 

Bài tập nghiệp vụ kỳ hạn có lời giải

1. Xác định tỷ giá kỳ hạn 

1.1 Cách yết giá kỳ hạn

– Thông báo trực tiếp tỷ giá kỳ hạn

– Yết giá theo kiểu công bố theo điểm kỳ hạn

Tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay ± Điểm kỳ hạn

– Nếu điểm bán ≥ điểm giá mua:

Tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay + Điểm kỳ hạn

– Nếu điểm bán

Tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay – Điểm kỳ hạn

Công thức tài chính quốc tế về nghiệp vụ kỳ hạn trong cách yết giá kỳ hạn:

Cách tính tỷ giá kỳ hạn 3 tháng

Công thức tài chính quốc tế 1

Trong đó:

Dm, Db: tỷ giá giao ngay

N: số ngày kỳ hạn

T2m: lãi suất tiền gửi đồng tiền thứ 2

T1b: lãi suất cho vay đồng tiền thứ 1

1.2 Lưu ý khi xác định tỷ giá kỳ hạn 

– Theo thị trường Anh – Tính toán liên quan đến GBP:

1 năm tính 365 ngày => trong công thức: mẫu số là 36500 Chuyển toàn bộ lãi suất các đồng tiền khác về 365 ngày

– Thị trường thông thường

1 năm tính 360 ngày Chuyển lãi suất đồng GBP về 360 ngày

– Phải tính chính xác số ngày của kỳ hạn theo lịch, tháng 2 tính 28 ngày

– Trường hợp không cho ngày cụ thể, tính trung bình 1 tháng có 30 ngày

1.3 Ví dụ bài tập tài chính quốc tế có lời giải về kinh doanh kỳ hạn 1

VD: Thông tin trên thị trường:

Tỷ giá giao ngay: USD/CHF = 1,5642/42 Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng USD/CHF = 1,5856/87. Lãi suất kỳ hạn 3 tháng (niêm yết theo năm).

Bạn đang xem: Bài tập tỷ giá kỳ hạn có lời giải

Cách tính tỷ giá kỳ hạn 3 tháng

Phụ phí NH: ±1/8 (0.125%) Ông X có số tiền là 1.500.000 CHF

Hãy thực hiện kinh doanh theo kỳ hạn cho ông X.

BÀI GIẢI

Bước 1: Mua USD/CHF theo Db giao ngay=1,5742

=> Số USD mua được: 1.500.000/1,5742=952.864,9473

Bước 2: Gửi USD trên thị trường tiền tệ 3 tháng theo lãi suất: 41/8 – 1/8=4 (%/năm)

=> Số USD cả gốc và lãi sau 3 tháng: 952.864,9473*(1+90*4/36000)=962.393,5967.

Bước 3: Ký hợp đồng kỳ hạn bán USD/CHF 3 tháng theo Dmkh =1,5856

=> Số CHF nhận được sau 3 tháng: 962.393,5967*1,5856=1.525.971,287 CHF

=> Số CHF ban đầu nếu đem gửi ngân hàng với ls (7-0.125 = 6,875), sau 3 tháng thu được: 1.500.000*(1+6,875*90/36.000)=1.525.781,25

=> Lợi nhuận: 1.525.971,287 – 1.525.781,2500 = 190,037 CHF

1.4 Ví dụ bài tập tài chính quốc tế có lời giải về kinh doanh kỳ hạn 2

VD: Tại thị trường Anh tỷ giá giao ngay GBP/USD = 2,0345/12

Điểm kỳ hạn 3 tháng GBP/USD có điểm gia tăng 35/45 Ông Y hiện có 500.000 GBP.

Hãy thực hiện kinh doanh kỳ hạn cho ông Y.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Exemption Là Gì ? Nghĩa Của Từ Exempt From Trong Tiếng Việt

BÀI GIẢI

Bước 1: Bán 500.000 GBP theo Dm GBP/USD=2,0345

=> Số USD mua được 500.000*2,0345=1.017.250 USD

Bước 2: Gửi USD trên thị trường tiền tệ thời hạn 3 tháng

Trên thị trường Anh nên lãi suất 3 tháng của USD là 4*365/360 = 4,05%

=> Số USD nhận được sau 3 tháng là: 1.017.250* (1 + 90*4,05/36.500 ) = 1.027.408,565 USD

Bước 3: Tại thời điểm hiện tại, mua hợp đồng kỳ hạn 3 tháng GBP/USD theo Db kỳ hạn 3 tháng là: 2,0412+0.0045=2,0457  Số GBP nhận được sau 3 tháng: 1.027.408,565/2,0457=502.228,364 (GBP)

Số GBP ban đầu nếu đem gửi ngân hàng với lãi suất 9%/năm

=> Sau 3 tháng nhận được 500.000 * (1+9*90/36.500) = 511.095,890 (GBP)

=> Nghiệp vụ kinh doanh bị lỗ: 511.095,890 – 502.228,364 = 8.867,526 (GBP)

1.5 Ứng dụng Ac-bit trong thanh toán kỳ hạn

– Thực hiện giao dịch cho công ty theo tỷ giá kỳ hạn

– Các trường hợp xảy ra:

(1) Không tính phát sinh qua số dư tài khoản

(2) Tính phát sinh qua số dư tài khoản

VD: Một công ty của Hồng Kông(HKD) trong ngày 11.2 nhận được thông báo sau:

– Trong cùng ngày họ được thanh toán khoản tiền hàng trị giá 50.000 GBP và 3.500.000 SEK đồng thời họ phải chi trả 45.000 EUR và 1.000.000 CHF

– 3 tháng sau họ nhận được 30.000 EUR và phải chi trả 15.000 GBP. Hãy ứng dụng Acbit trong thanh toán và dự báo tài khoản trong 3 tháng tới cho công ty (giả thiết mọi số dư không sinh lãi)

Thông tin thị trường:

GBP/EUR =1,4388/1,4528 GBP/CHF = 2,4021/2,4240 SEK/CHF = 0,1797/49 EUR/HKD = 10,8924/10,9705.

Lãi suất thị trường 3 tháng:

CÁCH LÀM

Bước 1: Tại thời điểm giao ngay ngày 11/2 thực hiện giao dịch cho công ty.

Tương tự ví dụ phần Acbit giao ngay. Kết thúc bước 1, tính được số HKD công ty phải bán là 2.143.808,229 HKD 

Bước 2: Thực hiện giao dịch cho công ty theo tỷ giá kỳ hạn: từ ngày 11/2 đến 11/5: 89 ngày.

Công ty bán 3t EUR/GBP:

(T2mGBP=9,125*360/365=9 ; T1bEUR=4,5)

=> Số EUR chi để thanh toán cho GBP là 15000/0,6958=21.557,9189

=> Số EUR còn dư:30.000-21.557,9189=8.442,0811

Công ty bán 3tEUR/HKD:

=> Số HKD mua được:8.442,0811*10,9955=92.824,9027.

Trường hợp 1: Không tính phát sinh qua số dư tài khoản

Bước 1: Số HKD công ty phải bán là 2.143.808,229 HKD 

Bước 2: Số HKD công ty mua được sau 3 tháng là 92.824,9027 HKD

=> Kết luận: Giá trị tài khoản công ty sau 3 tháng là: 92.824,9027 – 2.143.808,229 = – 2.050.983,326.

Trường hợp 2: Tính phát sinh qua số dư tài khoản

a/ Kết thúc bước 1: Tài khoản của công ty là âm: công ty phải vay nội tệ trên thị trường tiền tệ để thanh toán cho đối tác

=> Tính được gốc và lãi phải trả sau N ngày.

Lấy kết quả bước 2 trừ đi tổng gốc và lãi phải trả

b/ Kết thúc bước 1, tài khoản của công ty dư thừa

=> Công ty gửi trên thị trường tiền tệ

=> Tính được gốc và lãi nhận sau N ngày.

Lấy kết quả bước 2 cộng với tổng gốc và lãi nhận

1.6 Nghiệp vụ ứng trước đối với các khoản thu có kỳ hạn

Xin ứng trước số tiền đó sử dụng ngay để đáp ứng nhu cầu vốn trong kinh doanh cũng như phòng ngừa được rủi ro khi ngoại tệ đó có khả năng giảm giá.

– Có hai phương án:

Phương án 1: Bán kỳ hạn ngoại tệ lấy nội tệ, sau đó xin ứng trước.Phương án 2: Xin ứng trước ngoại tệ sau đó bán giao ngay lấy nội tệ

– Công thức tài chính quốc tế về nghiệp vụ ứng trước đối với các khoản thu có kỳ hạn:

Trong đó

CE: số tiền xin ứng trước C : số tiền sẽ nhận được trong tương lai T : Lãi suất áp dụng (lãi suất vay) N: số ngày của kỳ hạn

VD: Một công ty trong thời gian 3 tháng tới có khoản thu trị giá 50.000 GBP. Thời điểm hiện tại có nhu cầu sử dụng EUR.

“Tỷ giá kỳ hạn là gì” – Câu hỏi được đặt ra bởi nhiều nhà doanh nghiệp khi chưa có kiến thức về loại tỷ giá này. Hãy cùng đi tìm hiểu về tỷ giá kỳ hạn ngay sau đây.

Trong thị trường xuất nhập khẩu, khi thị trường ngoại hối có sự biến động sẽ đem đến những cơ hội cũng như rủi ro cho các doanh nghiệp. Để giảm thiểu các rủi ro về tỷ giá thì các doanh nghiệp thường sẽ mua hoặc bán ngoại tệ theo tỷ giá kỳ hạn từ các ngân hàng.

Tỷ giá kỳ hạn là gì?

Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được xác định ở hiện tại. Tỷ giá này áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn và được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ.

Công thức:

Trong đó:

  • F: Tỷ giá kỳ hạn
  • S: Tỷ giá trao ngay
  • P: Điểm kỳ hạn

Tìm hiểu thêm: Tỷ giá là gì? Phân loại tỷ giá theo các tiêu thức hiện nay?

Lợi ích của hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn

  • Công cụ giúp nhà nước quản lý việc xuất nhập khẩu, do đó nhà nước thường khuyến khích doanh nghiệp thực hiện việc mua/bán ngoại tệ theo tỷ giá kỳ hạn.
  • Quản lý rủi ro tỷ giá cho công ty xuất nhập khẩu: Thị trường ngoại hối luôn không ngừng thay đổi, vì vậy với các doanh nghiệp thường xuyên bị ảnh hưởng bởi tỷ giá thì việc thực hiện hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được rủi ro và nắm bắt cơ hội hơn, vì các doanh nghiệp nắm được tỷ giá ngoại tệ khi ký hợp đồng kỳ hạn.
  • Kiểm soát dòng tiền: Giúp cho các doanh nghiệp triển khai các kế hoạch kinh doanh hiệu quả bằng việc kiểm soát dòng tiền, không bị phụ thuộc vào tỷ giá.
  • Giúp cho các ngân hàng tăng nguồn thu ngoại tệ.

Mặc dù với nhiều lợi ích như trên nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự sử dụng hình thức này để quản lý rủi ro về ngoại hối, một phần là do trong giai đoạn nhà nước khuyến khích việc giao thương quốc tế nên nhà nước vẫn còn hỗ trợ điều chỉnh tỷ giá để có lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, một phần khác là do hợp đồng mua bán kỳ hạn vẫn chưa được nhiều người biết đến.

Cách tính tỷ giá kỳ hạn 3 tháng

Áp dụng tỷ giá kỳ hạn trong hợp đồng mua bán ngoại tệ

Cách tính tỷ giá có kỳ hạn

Theo công thức cân bằng lãi suất

Tỷ giá kỳ hạn được xác định dựa vào công thức:

Trong đó:

  • F: Tỷ giá kỳ hạn
  • S: Tỷ giá giao ngay, ví dụ: S= USD/VND
  • rd: Lãi suất của đồng tiền định giá, tương ứng lãi suất VND
  • ry: Lãi suất của đồng tiền yết giá, tương ứng lãi suất USD

Dựa vào mức Swap

Tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá trao ngay +/- Mức Swap

Trong đó:

  • Nếu tỷ giá Swap bán ra > giá Swap mua vào, ta sử dụng dấu (+)
  • Nếu tỷ giá Swap bán ra < giá Swap mua vào, ta sử dụng đấu (-)

Ứng dụng của tỷ giá kỳ hạn

Hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn thường được các ngân hàng áp dụng nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ theo tỷ giá kỳ hạn cho các doanh nghiệp, thường được các công ty xuất nhập khẩu sử dụng để hạn chế rủi ro về tỷ giá.

Chẳng hạn, đối với công ty xuất khẩu, với hợp đồng xuất khẩu 100.000 USD từ việc bán hàng hoá ra nước ngoài, và sẽ nhận được thanh toán trong 06 tháng. Tuy nhiên do thị trường ngoại hối luôn biến động khiến nhà xuất khẩu lo lắng tỷ giá USD sau 06 tháng sẽ xuống giá so với VND, vì vậy nhà xuất khẩu quyết định thực hiện việc bán ngoại tệ cho ngân hàng theo hợp đồng kỳ hạn.

Theo đó, ngân hàng sẽ mua ngoại tệ của công ty xuất khẩu theo tỷ giá kỳ hạn đã thoả thuận trước và nhà xuất khẩu sau 06 tháng sẽ nhận được số tiền VND theo tỷ giá kỳ hạn đó.

Tương tự với nhà nhập khẩu, các công ty nhập khẩu vẫn thường hay lo lắng việc USD tăng giá so với VND sẽ gây ảnh hưởng đến doanh thu của công ty nhập khẩu, vì thế nhằm kiểm soát rủi ro, các công ty nhập khẩu sẽ thực hiện việc mua USD từ ngân hàng theo hợp đồng kỳ hạn. Đến thời gian phải thanh toán, nhà nhập khẩu sẽ mua USD theo tỷ giá của hợp đồng kỳ hạn với ngân hàng để thực hiện việc thanh toán cho bên bán. Nhờ vậy sẽ giúp nhà nhập khẩu giảm được tổn thất nếu có sự tăng giá USD so với VND.

Không chỉ USD và VND, mà đa số các ngân hàng lớn tại Việt Nam như: Vietcombank, Eximbank, VPBank, ACB, Vietinbank… đều thực hiện hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn với bất kỳ 02 loại ngoại tệ khác nhau hoặc ngoại tệ với VND với kỳ hạn từ 02 ngày đến dưới 365 ngày.

Trong tương lai, khi thị trường ngoại hối trong còn được kiểm soát nhiều bởi nhà nước thì việc mua bán ngoại tệ với tỷ giá kỳ hạn sẽ là một công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu kiểm soát rủi ro và dòng tiền.

Cách tính tỷ giá kỳ hạn 3 tháng

Tỷ giá thị trường chứng khoán thường không ổn định

Ưu điểm và nhược điểm của giao tỷ giá kỳ hạn

Ưu điểm

  • Giúp nhà đầu tư phòng ngừa được rủi ro từ việc biến động lãi suất vào thời điểm thanh toán hợp đồng.
  • Đáp ứng được nhu cầu mua/bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu hoặc chuyển khoản ra nước ngoài với nhiều mục đích khác nhau như đầu tư…
  • Ngân hàng cũng như khách hàng sẽ dự tính được chi phí kinh doanh hoặc thu nhập, đảm bảo khả năng thanh toán.

Nhược điểm

  • Có thể dẫn đến nguy cơ đầu cơ thao túng thị trường
  • Chỉ đáp ứng được thành phần khách hàng có nhu cầu mua bán ngoại tệ trong tương lai.
  • Trong trường hợp tỷ giá nhiều biến động thì sẽ có chút khó khăn trong việc tính toán tỷ giá
  • Đến ngày đáo hạn hai bên phải bắt buộc thực hiện hợp đồng dù cho có bất lợi xảy ra.

Tỷ giá kỳ hạn thực sự là một trong những công cụ hữu ích giúp chính phủ quản lý hiệu quả việc mua bán ngoại tệ trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó thì việc áp dụng tỷ giá kỳ hạn trong kinh doanh cũng là 1 trong những bài toán đầu tư mà các nhà lãnh đạo cần xem xét.

Theo thị trường tài chính Việt Nam

Bài viết có hữu ích không?

Không