Cách tính khối lượng đào đất trong dự toán năm 2024

Công ty xây dựng chúng tôi ký hợp đồng thi công xây dựng công trình cấp 2 thuộc công trình nhà nước, với hình thức hợp đồng là hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh. Theo hợp đồng và bản vẽ biện pháp được duyệt thì nhà thầu thi công đào đất tới cao độ mặt móng (-4.58m) và sử dụng robot ép cọc để ép cọc, sau khi ép cọc xong sẽ tiến hành đào các cấu kiện móng và dầm để thi công kết cấu. Khối lượng kết cấu chiếm chổ (39.000 m3) nhà thầu sẽ chuyển đi ra bãi tập kết theo yêu cầu chủ đầu tư (CĐT) cách công trình 5km; khối lượng đắp trả (13.800 m3) nhà thầu sẽ tập kết trong công trình, sau khi thi công xong kết cấu móng và vách hầm sẽ đắp ngược lại 13.800 m3.

1. Câu hỏi 1: hiện CĐT chỉ tính khối lượng đào cho nhà thầu là: 39.000 m3 + 13.800 m3 = 52.800 m3, nhưng trong khi đó nhà thầu phải đào lần 2 để đắp ngược lại (khối lượng đào tập kết trước đó để đắp trả) => khối lượng đào = 52.800 m3 + 13.800 m3 = 66.600 m3. Vậy cách tính nào đúng? (tính theo CĐT thì nhà thầu đang bị thiệt)

2. Câu hỏi 2: theo hợp đồng được chia ra làm 2 đầu mục vận chuyển: vận chuyển cự ly dưới 1km và vận chuyển cự ly trên 1km

+ CĐT đang tính cho nhà thầu khối lượng vận chuyển dưới 1km (từ 0 đến 1km) là 39.000 m3 và trên 1km (từ 1km đến 5km) cũng là 39.000 m3

+ Trong khi đó nhà thầu thi công vận chuyển lần 1 đã là 52.800 m3 (dưới 1km) và khi đắp trả lại là 13.800 m3 (dưới 1km) => tổng khối lượng vận chuyển dưới 1 km phải là 66.600 m3.

Tính khối lượng đào đất khi lập dự toán là một vấn đề hay tranh luận. Tính đúng theo công thức hình học thì lại quá lâu, còn theo các hệ số kinh nghiệm của các bậc đàn anh đi trước thì lại không có cơ sở giải trình với bên Thẩm tra, Chủ đầu tư… Dưới đây là một số ý kiến mời các anh chị thảm khảo.Hệ số Ta luy khi tính khối lượng đào đất 1,1; 1,2 hay 1,3 (10%; 20% hay 30%).

Hiện không có tài liệu nào (văn bản của cấp có thẩm quyền) nói đào đất taluy là 10%, 20% hay 30%. Bạn phải căn cứ vào kích thước hình học của khối đào để tính toán chính xác.

Ví dụ đào một móng băng đơn giản: Chiều sâu đào 3m, mái ta luy 1:1,5 chiều rộng đáy là B. Như vậy % đào taluy hoàn toàn phụ thuộc vào B:

– Nếu B=0, Khối lượng đào đất taluy là 100%

– Nếu B

0 và B càng tăng thì khối lượng (%) đào đắp đất taluy càng giảm.

Tùy từng điều kiện địa chất (cấp đất – đất yếu, đất chắc), đào sâu hay đào nông, mặt bằng rộng hay hẹp, biện pháp thi công… – tức là tùy điều kiện cụ thể với từng công trình thì việc đào ta luy này khác nhau. Vì vậy, đã và sẽ không có quy tài liệu nào nói đào đất taluy 30% cả. Có chăng chỉ là theo kinh nghiệm tạm tính để tính nhanh mà thôi.

Kinh nghiệm 1:

Nếu đang lập dự toán thiết kế để dự trù vốn thì bạn có thể tính nhanh bằng hệ số kinh nghiệm 1,1; 1,2 hay 1,3 tương đương với việc đào taluy bị tăng khối lượng lên 10%; 20% hay 30% so với đào thẳng đứng. Nhưng khi làm nghiệm thu khối lượng, thanh toán khối lượng hoàn thành, quyết toán hợp đồng (phục vụ cả thanh tra, kiểm toán nữa) thì bạn nên tính toán chính xác khối đào bằng công thức hình học từ bản vẽ hoàn công (thế nên thể hiện bản vẽ hoàn công rất quan trọng, nếu có ảnh chụp minh họa thực tế thì càng tốt).

Kinh nghiệm 2:

Có một người bạn tôi đi quyết toán bị cắt về vụ này. Vì từ trước đến giờ không bị cắt bao giờ cả nên hỏi xin tài liệu và tôi cũng suy nghĩ và giải thích như trên. Theo TCVN 4447:1987 thì căn cứ vào loại đất và chiều sâu hố đào mà có mái ta luy khác nhau và chắc theo kinh nghiệm thì lấy trung bình là 30%. Thường thì cũng ít thấy trường hợp nào bị cắt về vụ này cả, vì thực tế để thuận tiện thi công nên phải đào rộng hơn kích thước hình học ghi trong bản vẽ khá nhiều.

Kinh nghiệm 3:

Công thức tính taluy 10%, 20%, 30% là theo kinh nghiệm của dân kỹ thuật thi công. Các bạn làm hồ sơ mà cứ bám vào đấy mà không giải trình đầy đủ thì bị cắt là phải. Theo tôi nên lập bảng tính chi tiết tại sao nó dư lên 30% là ra vấn đề ngay thôi (tôi đã từng làm như thế và đã được chấp nhận). Ví dụ đào một hố móng để làm trụ bê tông kích thước 1x1x1 m3 thì phải đào mở rộng taluy ra. Lúc này cần tính được mở rộng đáy ra bao nhiêu (thông thường là rộng ra 20cm ở phần đáy) và góc mái taluy vào khoảng 60độ so với phương ngang (mặt bằng). Sau đó là tính thể tích đào của hình khối thực tế này ra sẽ thấy ngay thôi. Nơi nào thoáng thì áp dụng 30% luôn. Nhưng CĐT chấp nhận còn kiểm toán chấp nhận hay không là chuyện khác, cho nên cứ áp dụng công thức hình học tính ra cho chắc ăn, không bên nào bắt bẻ được.

Kinh nghiệm 4:

Các bạn xem hình minh họa, thực tế khi bóc khối lượng dự toán toàn lấy theo kích thước bê tông lót để tính. Nhưng thực tế phải đào rộng ra rất nhiều mới đủ không gian thi công (nếu khó thi công thì ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ… công trình của Chủ đầu tư).