Cách tính độ đạm trong thức ăn chăn nuôi

Skip to content

Thức ăn chăn nuôi mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật, khoáng vật, những sản phẩm hóa học, công nghệ sinh học…, những sản phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con vật theo đường miệng, đảm bảo cho con vật khỏe mạnh, sinh trưởng, sinh sản và sản xuất bình thường trong một thời gian dài. Cùng BSF Smart Farm tìm hiểu thêm nhé.

Hiểu Về Thức Ăn Chăn Nuôi Để Thành Công 

Phân loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

1) Dựa trên nguồn gốc, thức ăn chăn nuôi gồm các loại sau:

Thức ăn thô khô: tất cả các loại cỏ tự nhiên, cỏ trồng được cắt phơi khô, các loại phụ phẩm nông nghiệp phơi khô… có hàm lượng xơ thô > 18%, như: 

  • Cỏ khô họ đậu, hòa thảo: pangola, stylo…
  • Phụ phẩm công nông nghiệp: giây lang, cây lạc, thân cây ngô, rơm lúa, bã mía, bã dứa… phơi khô.

Thức ăn xanh: tất cả các loại rau, cỏ trồng, cỏ tự nhiên cho ăn tươi như: rau muống, bèo hoa dâu, lá bắp cải, su hào, cỏ voi, cây ngô non, cỏ ghine…

Thức ăn giàu năng lượng: tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein thô < 20%, xơ thô 70% TDN như:

  • Các loại hạt ngũ cốc: ngô, gạo, cao lương…
  • Rỉ mật đường, dầu, mỡ…
  • Phế phụ phẩm của ngành xay xát: cám gạo, cám mì, cám ngô…
  • Các loại củ, quả: sắn, khoai lang, khoai tây, bí đỏ…

 – Thức ăn ủ xanh:

  • Cây ngô tươi, cỏ voi ủ xanh.
  • Các loại rau ủ chua.

Thức ăn bổ sung khoáng:

  • Bột xương, bột vỏ sò, bột đá vôi, bột CaCO3…
  • Các chất khoáng vi lượng: FeSO4, CuSO4, MnSO4…

Thức ăn bổ sung phi dinh dưỡng:

  • Chất chống mốc, chất chống oxy hóa.
  • Chất kích thích sinh trưởng…
  • Chất tạo màu, tạo mùi.
  • Thuốc phòng bệnh, kháng sinh.

Thức ăn bổ sung vitamin: A, D, E, B1, B2, C…    

Thức ăn giàu protein

Tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein thô > 20%, xơ thô < 18%, như:

  • Thức ăn giàu protein nguồn gốc thực vật: các loại hạt họ đậu (đỗ tương, vừng, đậu mèo…) và phụ phẩm công nghiệp chế biến (khô dầu lạc, khô dầu đỗ tương…).
  • Nấm men, tảo biển, vi sinh vật…
  • Thức ăn giàu protein nguồn gốc động vật: bột cá, bột thịt, sữa bột…

Thức ăn hỗn hợp: là hỗn hợp có từ hai nguyên liệu đã qua chế biến trở lên. Thức ăn hỗn hợp được phối hợp theo công thức của nhà chế tạo.

Đọc thêm: Kỹ thuật ủ thức ăn cho gà, vịt, cút, trĩ hiệu quả.

Có 3 loại thức ăn hỗn hợp:

Hỗn hợp bổ sung: là hỗn hợp chứa các chất dinh dưỡng bổ sung như khoáng vi lượng, vitamin, axit amin, enzym, thuốc phòng bệnh… Hỗn hợp bổ sung thường chế biến dưới dạng premix. Ví dụ: premix khoáng, premix vitamin-axit amin…

Hỗn hợp hoàn chỉnh: là loại hỗn hợp chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho động vật nuôi, khi cho ăn không phải bổ sung bất cứ một chất nào khác trừ nước uống.

Hỗn hợp đậm đặc: là hỗn hợp giàu protein, axit amin, chất khoáng, vitamin; khi nuôi động vật người ta pha loãng bằng những thức ăn tinh khác (ví dụ: ngô, tấm, cám gạo…).

Phối trộn thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm

Phối trộn thức ăn chăn nuôi nhằm tận dụng được các loại nguyên liệu thức ăn sẵn có của gia đình để tạo ra thức ăn tinh hỗn hợp phù hợp với nhu cầu của vật nuôi, góp phần giảm giá thành chăn nuôi và chủ động tạo ra nguồn thức ăn tinh hỗn hợp.

Các nhóm thức ăn trong chăn nuôi gồm: Nhóm thức ăn giàu năng lượng, nhóm thức ăn giàu đạm, nhóm thức ăn giàu khoáng và nhóm thức ăn giàu vitamin.

  1. Nhóm thức ăn giàu năng lượng có giá trị năng lượng cao, chủ yếu cung cấp năng lượng cho các hoạt động đi lại, thở, tiêu hóa thức ăn… và góp phần tạo nên các sản phẩm như thịt, trứng, sữa, làm cho thai phát triển… Nhóm thức ăn này gồm có: Hạt ngũ cốc (thóc, ngô,…), sản phẩm phụ từ ngũ cốc (tấm, cám gạo,…) và các loại củ (sắn, khoai lang, dong riềng, củ từ,…)
  2. Nhóm thức ăn giàu đạm có hàm lượng đạm cao, chủ yếu tổng hợp thành đạm của cơ thể. Nhóm thức ăn này gồm có: Thức ăn giàu đạm có nguồn gốc thực vật (đậu tương, vừng, lạc, khô dầu,…) và thức ăn giàu đạm có nguồn gốc động vật (cá, bột cá, bột tôm, bột thịt, bột nhộng tằm, giun đất, mối,…).
  3. Nhóm thức ăn giàu khoáng có hàm lượng các chất khoáng cao để tham gia vào quá trình cấu tạo xương và các bộ phận khác. Nhóm thức ăn này gồm có: Bột vỏ don, vỏ cua, vỏ ốc, hến, tôm, vỏ trứng, bột xương,…
  4. Nhóm thức ăn giàu Vitamin có hàm lượng vitamin cao, giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nhóm thức ăn này gồm có: Các loại rau, cỏ, lá cây, củ, quả (cà rốt, bí đỏ, su hào,…) các loại vitamin công nghiệp và các loại premix vitamin- khoáng.

Yêu cầu chung khi phối trộn thức ăn tinh hỗn hợp

Cần có từ ba loại thức ăn trở lên (càng có nhiều loại thức ăn trong thành phần càng tốt).

Cần sử dụng tối đa các loại thức ăn sẵn có của gia đình và ở địa phương.

Các loại thức ăn đem phối trộn phải đảm bảo chất lượng: Không bị mốc, sâu mọt, không bị hấp hơi, có mùi lạ và không bị vón cục.

Một số nguyên liệu cần được sơ chế trước để dễ tiêu hóa, như: Đậu tương phải rang chín; vỏ sò, vỏ hến phải nung nóng trước khi nghiền,…

Các nguyên liệu trước khi phối trộn phải nghiền nhỏ: rau củ quả, cỏ cây, tôm cua ốc cá… cần xay nhuyễn và đảo trộn đều,

Phải căn cứ vào số lượng vật nuôi và thức ăn của chúng mà tính toán lượng thức ăn cần phối trộn, không phối trộn số lượng quá lớn sẽ giảm chất lượng do bảo quản lâu.

Tận dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương để giảm giá thành.

Thức ăn tinh khi dùng phối trộn phải đảm bảo rẻ, dễ sử dụng và dễ bảo quản.

Cách phối trộn thức ăn

Đổ dàn đều các loại nguyên liệu đã nghiền ra nền nhà khô, sạch; hoặc gạch lát theo thứ tự: Loại nhiều đổ trước, loại ít đổ sau. Đối với các loại nguyên liệu có khối lượng ít (như khoáng, vitamin…) phải trộn trước với một ít bột ngô hoặc cám để tăng khối lượng, sau đó mới trộn lẫn với các nguyên liệu khác để đảm bảo phân bố đều trong hỗn hợp thức ăn.

Dùng xẻng, hoặc tay trộn thật đều (cho đến khi hỗn hợp thức ăn có màu sắc đồng nhất) sau đó đóng thức ăn vào bao, khâu kín lại.

Đặt bao thức ăn lên giá kê cách tường và nền nhà, không để vào chỗ quá kín, hoặc ẩm ướt.

MỘT SỐ CÔNG THỨC PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHO LỢN

Công thức phối trộn thức ăn cho lợn cái hậu bị giống nội và F1 (ngoại x nội):

 

Nguyên liệu

Tỷ lệ phối trộn theo trọng lượng lợn

(tính cho 100kg thức ăn)

Lợn 10- 30kg Lợn 31- 60kg Lợn trên 61kg
Bột sắn (kg) 10 15 15
Bột ngô (kg) 47 45 42
Cám gạo (kg) 20 22 28
Đậu tương rang (kg) 16 13 10
Bột cá (kg) 6** 4* 4*
Bột vỏ sò (kg) 0,5 0,5 0,5
Muối ăn (kg) 0,5 0,5 0,5
Giá trị dinh dưỡng
NLTĐ (kCal/kg TĂ) 3.039 3.027 2.979
Đạm thô (%) 17,45 13,99 13,27

 Ghi chú: ** Bột cá có tỷ lệ đạm 60%; * bột cá có tỷ lệ đạm 45%

Công thức phối trộn thức ăn cho lợn nái chửa và nái nuôi con:

Nguyên liệu Tỷ lệ phối trộn (tính cho 100 kg thức ăn)
Lợn nái chửa Lợn nái nuôi con
Bột sắn (kg) 10      
Ngô (kg) 25 30 52 50
Tấm (kg) 23 30   15
Cám gạo (kg) 25 25 28 15
Khô dầu đậu tương (kg) 13   12  
Khô lạc nhân (kg)   6   10
Bột xương (kg) 3 3,5 3 3
Bột cá nhạt (45% đạm) kg   5 3 5
Bột vỏ sò (kg) 0,5   1,5 1,5
Muối ăn (kg) 0,5 0,5 0,5 0,5
Giá trị dinh dưỡng
NLTĐ (Kcal/kg) 2.896 2.915 3.058 3.037
Đạm thô (%) 13,62 13,55 14,84 14,87

 Giới hạn tỷ lệ tối đa nguyên liệu trong phối chế thức ăn cho lợn nái nuôi con:

Nguyên liệu Tối đa Nguyên liệu Tối đa
Ngô hạt 60% Khô đậu tương 20%
Gạo, tấm 25% Hạt đậu tương 25%
Cám gạo 30% Khô dầu lạc 10%
Bột sắn khô 25% Khô dầu dừa 5%
Rỉ mật 5% Bột cá có tỷ lệ đạm 60% 5%

 Các công thức phối trộn thức ăn cho lợn lai nuôi thịt:

Nguyên liệu(kg) Tỷ lệ phối trộn theo trọng lượng lợn (tính cho 100kg thức ăn)
10- 30 kg 31- 60 kg Trên 61 kg
CT1 CT2 CT3 CT1 CT2 CT3 CT1 CT2
Bột sắn   10 8 10   16 21 10
Bột ngô 33 23,5 42,5 28 44 31,5 26,8 45
Tấm 33 27 18 10 17   5 15
Cám gạo 5 8   24 15 23 25 9,5
Bột đậu tương 13 17 18 25,5 13,5 27 17 12
Khô dầu đậu tương   8            
Khô dầu lạc 9   7   5,5   3 4
Bột cá 4,5 5 5   3     2,5
Bột xương 1 1 1 1 1,5     1,5
Bột vỏ sò 1     1   2 1,7  
Muối ăn 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
Giá trị dinh dưỡng
NLTĐ (Kcal/kg) 3.065 3.068 3.100 2.986 2.985 2.985 2.950 2.996

Các công thức phối trộn thức ăn cho lợn con tập ăn để cai sữa (tính cho 100kg thức ăn)

Công thức I Công thức II
Nguyên liệu (kg) Tỷ lệ % Nguyên liệu (kg) Tỷ lệ %
Bột ngô 48 Ngô nổ bỏng nghiền bột 45
Tấm nghiền 15 Gạo nổ bỏng nghiền bột 18
Cám gạo mịn loại I 5 Cám gạo mịn loại I 5
Đậu tương rang 25 Đậu tương rang 24
Bột cá có tỷ lệ đạm 60% 5 Bột cá có tỷ lệ đạm 60% 6
Bột xương 1 Bột xương 1
Bột vỏ sò 1 Bột vỏ sò 1
Giá trị dinh dưỡng
NLTĐ (Kcal/kg TĂ) 2.914 NLTĐ (Kcal/kg TĂ) 3.000
Đạm thô (%) 19,28 Đạm thô (%) 19,60

MỘT SỐ CÔNG THỨC PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHO GÀ

Công thức phối trộn thức ăn hỗn hợp cho gà các giai đoạn tuổi khác nhau

Loại nguyên liệu Gà từ 1- 60 ngày tuổi (tỷ lệ %) Gà từ 61- 150 ngày tuổi (tỷ lệ %) Gà đẻ

(tỷ lệ %)

Ngô vàng xay 46 40 45
Cám gạo 17 23 16
Tấm gạo 5 6 5
Khô dầu đậu, lạc 8 7 7
Tấm nghiền 0 4 0
Bột cá nhạt 10 8 10
Đậu tương rang 12 9 12
Bột sò 1 2 3
Premix vitamin 0,5 0,5 1
Premix khoáng 0,5 0,5 1

 Công thức phối trộn thức ăn hỗn hợp cho gà hướng trứng

Nguyên liệu Gà con 0-6 tuần tuổi

(% N liệu)

Gà dò trên 6- 20 tuần tuổi

(% N liệu)

Gà đẻ

(% nguyên liệu)

CT I CT II
Ngô 45 61 50 54
Gạo lứt 15   9,5 7,5
Cám gạo loại I   5    
Khô dầu lạc nhân 17   8 10
Khô dầu lạc bánh 12 26 17 13
Bột cá nhạt (45% đạm) 8 5 6 7
Bột thịt xương     3 2
Bột xương (hoặc bột đá, bột vỏ sò…) 2,5 2,5 6 6
Premix vitamin và khoáng 0,5 0,5 0,5 0,5
Cộng 100 100 100 100

Đọc thêm: Thức ăn cho chim trĩ giàu dinh dưỡng

MỘT SỐ CÔNG THỨC PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHO BÒ

Lợi dụng hệ tiêu hóa của bò có sự hoạt động của hệ sinh vật, khi phối trộn thức ăn cho bò, một số nguyên liệu sẵn có và giá thành rẻ hơn như bột sắn khô được sử dụng với tỷ lệ cao và phối hợp với rỉ mật, urê để giảm giá thành hỗn hợp mà vẫn đảm bảo được yêu cầu về năng lượng, hàm lượng đậm thô cho bò.

Một số công thức phối trộn thức ăn cho bò thịt dựa trên nền bột sắn (Tính theo tỷ lệ %, hoặc kg nguyên liệu)

Nguyên liệu CT I CT II CT III CT IV
Bột sắn khô 80 60 58,7 70
Bột ngô, hoặc tấm 0 25 9,1 9,9
Cám gạo     16,2  
Khô dầu lạc hoặc đậu tương 12 7 4,7 6,7
Bột cá (hàm lượng muối nhỏ hơn 15%)     1,8 3,1
Rỉ mật 5 5 5,5 5,8
Urê 1,0 1,0 2,4 2,7
Muối ăn 1,0 1,0 0,8 0,9
Bột xương 1,0 1,0 0,8 0,9
Cộng 100 100 100 100

Các công thức phối trộn trên có hàm lượng dinh dưỡng:

Năng lượng trao đổi từ 2.800- 2.900 kcal/1kg VCK

Hàm lượng protein thô từ 15- 17%

 Một số công thức phối trộn thức ăn cho bò sữa

Nguyên liệu Công thức I (kg) Công thức II (kg)
Bột sắn khô 10 30
Bột ngô 30 10
Cám gạo hoặc tấm 35 25
Khô dầu các loại 10 20
Bột cá (hàm lượng muối nhỏ hơn 15%) 10  
Bột thân, lá lạc   10
Rỉ mật   2
U rê 0,5 0,5
Muối ăn   1
Bột xương (hoặc sò) 4 1
Premix khoáng và vitamin 0,5 0,5
Cộng 100 100

BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN PHỐI TRỘN

Bảo quản

Bảo quản thức ăn nơi khô ráo, mát, có mái che, cần kê cao để tránh nhiễm mốc gây bệnh. Cần tránh để chuột, bọ phá hỏng thức ăn và nên sử dụng thức ăn đã phối trộn trong vòng 7 ngày.

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRONG SỬ  DỤNG THỨC ĂN PHỐI TRỘN 

Vật nuôi loại nào thì sử dụng thức ăn của loại đó.

Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn tinh phối trộn khác nhau phải được sử dụng theo đúng nhu cầu và mục đích, ví dụ: Gia súc non đang lớn, gia súc đực đang khai thác cần cung cấp các loại thức ăn giàu đạm; Gia súc đang nuôi vỗ béo cần cung cấp các loại thức ăn giàu năng lượng.

Lượng thức ăn tinh phối trộn cung cấp cho một con trong một ngày phải dựa trên nhu cầu để đảm bảo tiết kiệm và tăng hiệu quả sử dụng.

Thay đổi thức ăn

Không nên thay đổi thức ăn, khẩu phần ăn và chế độ ăn cho gia súc, gia cầm một cách đột ngột, vì có thể làm con vật kém ăn, rối loạn tiêu hóa.

Khi cần thay đổi thức ăn, nên thay đổi dần trong vài ngày theo cách sau:

Ngày chuyển đổi Lượng thức ăn cũ Lượng thức ăn mới
Ngày thứ nhất 75% 25%
Ngày thứ hai 50% 50%
Ngày thứ ba 25% 75%
Ngày thứ tư 0% 100%

Tập trung chăn nuôi theo hướng áp dụng công nghệ và các loại máy xay thức ăn cho gà giúp nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay chính là hướng đi bền vững cho nền chăn nuôi Việt Nam trong tương lai. Làm […]

Chúng ta nên biết rằng từng độ tuổi và mỗi giống gà khác nhau sẽ khác về mỗi loại thức ăn.Với một chiến kê dung mãnh trên sân đấu, thì ngoài chế độ tập luyện thường xuyên và có tổ chức thì các sư kê nhất thiết phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng […]

Trong kỹ thuật chăn nuôi gà thì cũng cấp đầy đủ ngυồn thức ăn là rất quan trọng. Gà cần có khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì mới lớn nhanh, siêu thịt, siêu trứng mang lại lời cao cho bà con chăn nuôi. Muốn cung cấp khẩu phần ăn hợp lý thì bà […]

Cám gà là thức ăn rất cần thiểt khi chăn nuôi gà. Cám gà được xem là nguồn thức ăn đầy đủ nhất, được sản xuất theo quy trình tiêu chuẩn, chất lượng và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt để gà sinh trưởng toàn diện. Tại Sao Cám Gà Tăng Giá Tại Việt Nam, chăn […]

Hiện nay, các mô hình chăn nuôi gà tại các địa phương đã và đang mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Tuy nhiên ở giai đoạn gà con, nếu biện pháp chăm sóc không đúng kỹ thuật thì rủi ro rất cao. Để tránh thua lỗ khi nuôi gà, ở bài viết […]

Gia cầm khỏe mạnh rất quan trọng để tối ưu việc sản xuất trứng và thịt. Những người chăn nuôi gia cầm phải quản lý thành công vô số các yếu tố tác động đến quá trình phát triển và tăng trưởng của các loài gia cầm của họ cũng như năng suất vật nuôi […]

Giá trị sinh vật học của protein phụ thuộc vào loại thức ăn (protein động vật cao hơn thực vật) vào loại gia súc sử dụng thức ăn, vào phương pháp chế biến sử dụng thức ăn. Có hai biện pháp chính nhằm nâng cao giá trị sinh vật học của protein trong thức ăn. […]

Vitamin có vai trò quan trọng với sự phát triển của lợn (heo) vì thế trong chăn nuôi cần bổ sung một số vitamin để lợn phát triển tốt, cho sản phẩm chất lượng. Cùng BSF Smart Farm tìm hiểu thêm về dinh dưỡng cho heo nhé. VAI TRÒ CỦA VITAMIN TRONG SINH SẢN ĐỐI […]

Gần đây với sự tiến bộ về di truyền khả năng tăng trưởng của heo liên tục được cải tiến. Năm 2009, Mavromichalis- chuyên gia dinh dưỡng cho heo con đã tiến hành thí nghiệm nuôi dưỡng heo con bằng sữa bột từ 10 đến 50 ngày tuổi. Và kết quả là heo 30 ngày […]

Thức ăn cần thiết để nuôi heo cao sản gồm có các chất: bột đường, chất đạm, chất béo, chất khoáng và vitamine. Thức ăn mà thiếu một hay vài những chất này trong nhiều ngày liền sẽ ảnh hưởng xấu đến sức tăng trọng của heo. Cùng BSF Smart Farm tìm hiểu về chế […]

Video liên quan

Chủ đề