Cách tạo mã vật tư hàng hóa kiểm kê năm 2024

Mã vật tư/Nhóm vật tư/Tài khoản vật tư/Loại vật tư: cho phép lọc báo cáo theo các đối tượng, ngược lại chương trình sẽ lên tất cả các vật tư thỏa điều kiện lọc.

  • Kiểu in: tùy chọn cách thể hiện mẫu in
  • 1 – In từng trang: mỗi vật tư là một bản in riêng.
  • 2 – In liên tục: nhiều vật tư trên cùng một bản in.
  • Kiểu báo cáo: tuỳ chọn mẫu số theo Thông tư.
  • Mẫu báo cáo: chọn Sổ chi tiết vật tư.
  • Loại dữ liệu: tùy theo mục đích sử dụng mà người dùng có thể tùy chọn xem dữ liệu theo hóa đơn hoặc theo số liệu thực tế.
  • Kiểu lề trái: tuỳ chọn khoảng cách lề trái khi in mẫu pdf.
  • Màn hình kết quả xuất hiện:

Cách tạo mã vật tư hàng hóa kiểm kê năm 2024

Sau đó tích chọn các vật tư cần in báo cáo, chọn biểu tượng In trên thanh công cụ và mẫu Sổ chi tiết vật tư: Biên bản kiểm kê hàng tồn kho là một tài liệu phổ biến được sử dụng bởi nhiều doanh nghiệp. Thông thường, biên bản này được lập vào cuối kỳ hoặc khi doanh nghiệp tiến hành đợt kiểm kê hàng tồn kho. Mẫu biên bản kiểm kê hàng tồn kho mà các doanh nghiệp hay sử dụng có hình thức như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về vấn đề này!

1. Khái niệm về biên bản kiểm kê hàng tồn kho

Biên bản kiểm kê hàng tồn kho là một tài liệu quan trọng được lập bởi bộ phận kế toán, nhân viên thủ kho hoặc những người có liên quan. Mục đích của biên bản này là xác định số lượng hàng tồn kho và giá trị của các vật tư, công cụ, và vật dụng còn tồn tại trong kho hàng tại một thời điểm cụ thể. Biên bản kiểm kê hàng tồn kho là một chứng từ bắt buộc phải được tạo ra trong quá trình kiểm kê. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc xác định số lượng hàng tồn kho thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm kiểm kê. Với vai trò của mình, biên bản kiểm kê hàng tồn kho được sử dụng để so sánh với các dữ liệu kế toán tương ứng. Nếu có sự chênh lệch giữa các số liệu, cần tiến hành kiểm tra, xử lý và điều chỉnh để đảm bảo tính chính xác của thông tin về hàng tồn kho.

2. Kiểm kê hàng tồn kho mang lại những lợi ích quan trọng sau đây:

Xác định chính xác số lượng, chất lượng và tình trạng hàng hoá, tài sản ứ đọng, và tồn kho. Điều này giúp doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp điều chỉnh và xử lý kịp thời.

Phát hiện sai lệch giữa thực tế và dữ liệu trong sổ sách. Qua việc so sánh biên bản kiểm kê với dữ liệu kế toán, doanh nghiệp có thể phòng ngừa rủi ro sai sót và xử lý các hành vi gian lận trong quản lý kho.

Chốt sổ lượng tồn hàng hóa, vật tư, nguyên liệu tại thời điểm kiểm kê. Điều này cho phép doanh nghiệp tính toán giá thành sản phẩm một cách chính xác và có cái nhìn tổng quan về nguồn lực thực tế của doanh nghiệp vào cuối kỳ kế toán.

Tổng quan, kiểm kê hàng tồn kho không chỉ giúp doanh nghiệp có thông tin chính xác về tài sản và tồn kho, mà còn giúp nắm bắt thực trạng của doanh nghiệp và đảm bảo tính chính xác của dữ liệu kế toán liên quan đến kho hàng.

3.1. Mẫu biên bản kiểm kê hàng tồn kho Excel Thông tư 200

Cách tạo mã vật tư hàng hóa kiểm kê năm 2024

Tải mẫu Excel tại đây

3.2. Mẫu biên bản kiểm kê hàng tồn kho Excel Thông tư 133

Cách tạo mã vật tư hàng hóa kiểm kê năm 2024

Tải mẫu Excel tại đây

4. Tổng hợp 4 mẫu file excel quản lý xuất nhập tồn kho (Tải miễn phí)

Ngoài các mẫu excel kiểm kê hàng tồn kho trên, gợi ý bạn tham khảo thêm 4 mẫu excel quản lý báo cáo xuất nhập tồn kho cơ bản trong doanh nghiệp.

Cách tạo mã vật tư hàng hóa kiểm kê năm 2024

Tải mẫu Excel tại đây

Như vậy, Tân Hưng Hà đã giới thiệu một số mẫu biên bản kiểm kê hàng tồn kho cơ bản cho doanh nghiệp. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh và giúp cho quá trình ghi biên bản kiểm kê hàng tồn kho dễ dàng hơn.

Hướng dẫn cách lập Biên bản kiểm kê vật tư hàng hóa theo Thông tư 133 và 200 - Mẫu 05-VT, Biên bản kiểm kê vật tư hàng hóa, công cụ, sản phẩm được lập thành 2 bản, 1 bản phòng kế toán lưu, 1 bản thủ kho lưu.

  1. Mẫu Biên bản kiểm kê vật tư hàng hóa

Đơn vị: Kế toán Thiên Ưng Bộ phận: ……………… Mẫu số 05 - VT (Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

BIÊN BẢN KIỂM KÊ VẬT TƯ, CÔNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

- Thời điểm kiểm kê .....giờ... ngày... tháng... năm……

- Ban kiểm kê gồm: Ông/ Bà:………… Chức vụ………… Đại diện:…………Trưởng ban Ông/ Bà:………… Chức vụ………… Đại diện:…………Ủy viên Ông/ Bà:………… Chức vụ………… Đại diện:…………Ủy viên - Đã kiểm kê kho có những mặt hàng dưới đây:

STT Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư, dụng cụ,... Mã số Đơn vị tính Đơn giá Theo sổ kế toán Theo kiểm kê Chênh lệch Phẩm chất Thừa Thiếu Còn tốt 100% Kém phẩm chất Mất phẩm chất Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cộng x x x x x x x x x x

Giám đốc (Ý kiến giải quyết số chênh lệch) (Ký, họ tên)

Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Ngày ... tháng ... năm ... Trưởng ban kiểm kê (Ký, họ tên)

Tải mẫu Biên bản kiểm kê vật tư hàng hóa theo Thông tư 133:

Tải mẫu Biên bản kiểm kê vật tư hàng hóa theo Thông tư 200:

Nếu bạn không tải về được thì có thể làm theo cách sau: Bước 1: Để lại mail ở phần bình luận bên dưới Bước 2: Gửi yêu cầu vào mail: [email protected] (Tiêu đề ghi rõ Tài liệu muốn tải)

II. Cách lập Biên bản kiểm kê vật tư hàng hóa

1. Mục đích: - Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa nhằm xác định số lượng, chất lượng và giá trị vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa có ở kho tại thời điểm kiểm kê làm căn cứ xác định trách nhiệm trong việc bảo quản, xử lý vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa thừa, thiếu và ghi sổ kế toán.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

- Góc trên bên trái của Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm thực hiện kiểm kê. Ban kiểm kê gồm Trưởng ban và các ủy viên.

Mỗi kho được kiểm kê lập 1 biên bản riêng.

Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính của từng loại vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa được kiểm kê tại kho. Cột 1: Ghi đơn giá của từng thứ vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (tùy theo quy định của đơn vị để ghi đơn giá cho phù hợp). Cột 2, 3: Ghi số lượng, số tiền của từng thứ vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa theo sổ kế toán. Cột 4, 5: Ghi số lượng, số tiền của từng thứ vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa theo kết quả kiểm kê.

Nếu thừa so với sổ kế toán (cột 2, 3) ghi vào cột 6, 7, nếu thiếu ghi vào cột 8, 9.

Số lượng vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa thực tế kiểm kê sẽ được phân loại theo phẩm chất: - Tốt 100% ghi vào cột 10. - Kém phẩm chất ghi vào cột 11. - Mất phẩm chất ghi vào cột 12.

Nếu có chênh lệch phải trình giám đốc doanh nghiệp ghi rõ ý kiến giải quyết số chênh lệch này.

Biên bản được lập thành 2 bản: - 1 bản phòng kế toán lưu. - 1 bản thủ kho lưu.

Sau khi lập xong biên bản, trưởng ban kiểm kê và thủ kho, kế toán trưởng cùng ký vào biên bản (ghi rõ họ tên).