Cách sắp xếp nơi ở thanh lịch, văn minh

Trình bày sự cần thiết và vai trò của nơi ở đối với đời sống con người? Cách sắp xếp nơi ở thanh lịch, văn minh?

Các câu hỏi tương tự

Câu 4: Trình bày sự cần thiết và vai trò của nơi ở đối với đời sống con người? Cách sắp xếp nơi ở thanh lịch, văn minh?

Câu 5: Trình bày nội dung giao tiếp, ứng xử với các thành viên trong gia đình (ông, bà, bố, me, anh chị em…) Tìm 4 câu ca dao, tục ngữ về gia đình?

Câu 6: Trình bày nội dung giao tiếp, ứng xử trong quan hệ thầy - trò và quan hệ bạn bè? Kể tên một số việc làm của em trong giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong nhà trường?

Câu 7: Theo em, giao tiếp, ứng xử có ý nghĩa như thế nào trong đời sống? Một số yêu 

giúp mik với 

Cách sắp xếp nơi ở thanh lịch, văn minh

Thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người ?  

A. Cần thiết.  

B. Không quan trọng.  

C. Không cần thiết.  

D. Rất cần thiết.

Thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người ?

A. Cần thiết

B. Không quan trọng

C. Không cần thiết

D. Rất cần thiết

Thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người ?

A. Cần thiết

B. Không quan trọng

C. Không cần thiết

D. Rất cần thiết

Câu 4: Trình bày sự cần thiết và vai trò của nơi ở đối với đời sống con người? Cách sắp xếp nơi ở thanh lịch, văn minh?

Các câu hỏi tương tự

Câu 4: Trình bày sự cần thiết và vai trò của nơi ở đối với đời sống con người? Cách sắp xếp nơi ở thanh lịch, văn minh?

Câu 5: Trình bày nội dung giao tiếp, ứng xử với các thành viên trong gia đình (ông, bà, bố, me, anh chị em…) Tìm 4 câu ca dao, tục ngữ về gia đình?

Câu 6: Trình bày nội dung giao tiếp, ứng xử trong quan hệ thầy - trò và quan hệ bạn bè? Kể tên một số việc làm của em trong giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong nhà trường?

Câu 7: Theo em, giao tiếp, ứng xử có ý nghĩa như thế nào trong đời sống? Một số yêu 

giúp mik với 

Cách sắp xếp nơi ở thanh lịch, văn minh

Thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người ?  

A. Cần thiết.  

B. Không quan trọng.  

C. Không cần thiết.  

D. Rất cần thiết.

Thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người ?

A. Cần thiết

B. Không quan trọng

C. Không cần thiết

D. Rất cần thiết

Thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người ?

A. Cần thiết

B. Không quan trọng

C. Không cần thiết

D. Rất cần thiết

Trường THCS Quất ĐộngTiết1: Bài 1:THANH LỊCH VĂN MINH- NÉT ĐẸP CỦA NGƯỜI HÀ NỘI.A Mục tiêu bài học:- Cho HS nắm được thế nào là người thanh lịch văn minh.- Tu dưỡng, rèn luyện để trở thành người thanh lịch, văn minh.- Giáo dục nét thanh lịch thanh lịch, văn minh cho HS.B. Chuẩn bị: - Soạn giáo án - Tranh ảnh, tài liệu C. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: Giới thiệu người dự. 2. Bài mới: * GV giới thiệu: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.Hoạt động của thầy Hoạt động của tròĐọc truyện “ Chuyến tàu khuya”H? Tìm những chi tiết biểu hiện lời nói hành động của các bạn nhỏ trong truyện? HS tìm, trả lời.GV nhận xét.H? Theo em, người thanh lịch, văn minh là người như thế nào?HS trả lờiGV bổ sungGV chuyển ý:H? Những người như thế nào thì được gọi là “Người Hà Nội”?HS trả lờiGV nhận xét, bổ sung: *Có rất nhiều quan niệm, nhưng dù quan niệm thế nào: Chỉ có những người sống ở Hà Nội, yêu Hà Nội, gắn bó với Hà Nội, học được những I.Người Hà Nội thanh lịch, văn minh.1.Thế nào là người thanh lịch, văn minh?- Người thanh lịch, văn minh là người có hành vi trong sinh hoạt (ăn , mặc ở, nói năng, đi lại ) giao tiếp, ứng xử lịch sự, nhã nhặn ở mọi hoàn cảnh, mọi nơi, mọi lúc.- Người thanh lịch, văn minh là người biết học hỏi, kế thừa truyền thống, biết tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong đời sống hàng ngày.2. Thanh lịch, văn minh - Nét đẹp của người Hà Nội .a. Quan niệm về “Người Hà Nội”.- “Người Hà Nội” là những người đang sống, lao động và học tập trên đất Hà Nội. cái hay, cái đẹp của Hà Nội, có hành vi giao tiếp ứng xử văn hóa mới xứng đáng với Hà Nội mới gọi là người Hà Nội thanh lịch, văn minh. GV chuyển ý:H? Sự thanh lịch, văn minh người Hà Nội được biểu hiện ở các tình huống nào?H? Cho biết sự thanh lịch, văn minh người Hà Nội được biểu hiện trong cách ăn uống?? Em có thể tìm câu tục ngữ khuyên răn trong vấn đề ăn uống?H? Giải thích câu tục ngữ?(“Ăn trông nồi”- biết ứng xử trong ăn uống. “ngồi trông hướng”: Kính trên nhường dưới.)H? Theo em nói thế nào để thể hiện nét đẹp văn minh?* Liên hệ: l, n ở địa phương ta còn nhầm lẫn rất nhiều, cố gắng sửa.GV trưng ảnh trang phục của người Hà NộiH? Trong trang phục của người Hà Nội ta nhận thấy điều gì?HS trả lờiGV bổ sungb. Những biểu hiện thanh lịch, văn minh người Hà Nội.- Những biểu hiện thanh lịch, văn minh người Hà Nội được thể hiện từ sinh hoạt cá nhân, đến giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội. *Trong cách ăn uống:- Dù ăn uống với ai, trong hoàn cảnh nào, thời gian nào thì người Hà Nội đều có thái độ, cách ứng xử chuẩn mực, phù hợp, tạo nên không khí chân thành cởi mở đối với mọi người. - Tục ngữ: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”*Trong cách nói năng:- Nói lời hay, ý đẹp, cách nói nhã nhặn, lịch sự. - Phát âm, dùng từ chuẩn xác tạo thiện cảm đối với người nghe.*Trong trang phục:- Gọn gàng, tề chỉnh trang nhã, phù hợp với mọi hoàn cảnh.- Phân biệt trang phục :+ Trong nhà+ Ra đường+ Lúc tiếp khách+ Khi lao động + Dự lễ hội - Tiếp thu cách ăn mặc thời trang, phù hợp cuộc sống hiện đại mà vẫn giữ được vẻ nền nã , lịch sự.*Trong cách sắp xếp nơi ởH?Cho biết về nơi ở của gia đình em?HS trả lờiGV bổ sungGV trưng hình ảnh một số nhà ở của người Hà Nội.- Nội thành.- Ngoại thành.H? Cách đi, đứng, ngồi, nằm như thế nào thể hiện văn minh, thanh lịch?HS trả lờiGV bổ sungH? Theo em nên giao tiếp, ứng xử như thế nào để thể hiện mình là người thanh lịch văn minh?GV chuyển ý:Bản thân em là người Hà Nội Vậy em có hiểu biết gì về Hà Nội? HS trả lờiGV nhận xét, bổ sung:GV chuyển ý:H? Chúng ta cần xây dựng nếp sống văn minh qua các lĩnh vực nào? (Gia đình, nhà trường, xã hội)- Dù rông, hẹp vẫn phải gọn gàng, ngăn nắp- Bầy biện đồ dùng hài hoà, hợp lý, vệ sinh sạch sẽ.- Chú ý nơi thờ tự , phòng khách, góc học tập, làm việc, phòng ngủ *Trong cách đi, đứng, ngồi, nằm.- Đi, đứng nhẹ nhàng,khoan thai,đĩnh đạc - Không vội vàng hấp tấp, không kéo lê giầy dép.- Ngồi nằm ý tứ, phù hợp tuổi tác và hoàn cảnh cụ thể.*Trong giao tiếp, ứng xử:- Thái độ hoà nhã đúng mực, khiêm tốn với mọi người.+ Biết kính già yêu trẻ+ Giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.+ Khi khách đến nhà, chào hỏi, mời nước chu đáo.+ Khi đến nhà người khác: Gõ cửa, bấm chuông, không tự tiện bước và nhà.+ Khi mắc lỗi, biết xin lỗi.+ Khi nhận được sự giúp đỡ luôn nói lời cảm ơn.- Yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ môi trường, bảo vệ của công, tài sản tập thể.II. Xây dựng nếp sống thanh lịch văn minh của học sinh Hà Nội.1. Chúng ta tự hào là người Hà Nội - Hà Nội - vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu đẹp, văn hiến, anh hùng.- Là trung tâm kinh tế văn hoá chính trị của cả nước.- Muôn vật phong phú tốt tươi.- Là nơi hội tụ của bốn phương đất nước.2. Học sinh thủ đô xây dựng nếp sống văn minh.HS trả lờiGV bổ sung- phát phiếu thảo luận.Nhóm 1.H? Tìm những biểu hiện trong việc xây dựng nếp sống thanh lịch văn minh trong gia đình? HS trả lờiGV nhận xét, bổ sung:Nhóm 2.H? Tìm những biểu hiện trong việc xây dựng nếp sống thanh lịch văn minh trong nhà trường? HS trả lờiGV nhận xét, bổ sung: (Xây dựng nhà trường văn hoá, học sinh thanh lịch). Nhóm 3.H? Tìm những biểu hiện trong việc xây dựng nếp sống thanh lịch văn minh ngoài xã hội? HS trả lờiGV nhận xét, bổ sung:( Phù hợp hoàn cảnh: Đám cưới, đám tang, hội hè…)GV chuyển ý: GV ra tình huống: Một em bé học lớp 3 đi học, không may đường trơn, em bé bị ngã, rơi cặp, một bạn HS lớp em đã vội chạy tới đỡ em đó dậy, cằm cặp sách lên cho em bé và hỏi: Em có sao không? H? Hãy khoanh tròn vào đầu mỗi đáp án mà em cho là đúng. Nhóm1:H? Hãy đánh dấu X vào ô em cho là không biểu hiện lịch sự, văn minh? Nhóm2:a. Trong gia đình:- Hiếu thảo với ông bà cha mẹ; anh em biết nhường nhịn quan tâm lẫn nhau.- Biết giữ gìn nề nếp gia phong.- Biết giúp đỡ gia đình. b. Trong nhà trường:- Biết kính trọng thầy cô giáo.- Đoàn kết thương yêu giúp đỡ bạn bè.- Có ý thức bảo vệ tài sản và giữ gìn cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp. c. Ngoài xã hội:- Biết nói lời hay, làm việc tốt, ứng xử đẹp, lễ phép với người lớn tuổi, tôn trọng và giúp đỡ mọi người.- Biết ăn mặc, đi đứng, nói năng phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh giao tiếp.- Biết giữ vệ sinh nơi công cộng, bảo vệ môi trường, di tích danh thắng.III. Luyện tập :Bài tập 1: * Qua tình huống trên, có bạn cho rằng: A. Bạn đã biết giúp người khác khi gặp khó khăn.B. Việc làm đó đã thể hiện nét đẹp trong hành động cử chỉ, lời nói. C. Em nhỏ đó ngã rồi lại dậy, không cần phải giúp. Bài tập 2:Luôn kính trọng ông bà cha mẹ, yêu thương anh chị em.Biết ơn thầy cô giáo, đoàn kết bạn bè. H? Hãy đánh dấu X vào ô em cho là không biểu hiện lịch sự, văn minh? Nhóm3:Hay đi học muộn, không mặc đồng phục đến trường.Bài tập 3:Luôn nói lời hay, làm việc tốt; ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.Hay ăn quà vặt, tiện tay vứt luôn vỏ bánh, kẹo, vỏ bim ra sân trường, lớp học Xé giấy vụn rồi vứt bừa bãi ra lớp học. 4. Củng cố: - Khái quát bài. - Đọc TLTK.5. Dặn dò: Học và chuẩn bị bài 2: “Cách ăn uống của người Hà Nội”. Chuyên đề: GDCDBài 2: Tiết 2:CÁCH ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI HÀ NỘI.A. Mục tiêu cần đạt : - HS hiểu về cách ăn uống của người Hà Nội – Một nét đẹp văn hoá mang đặc trưng riêng của người thủ đô. - Các món ăn, thức uống, cách chế biến, trình bày các món ăn, cách thưởng thức món ăn. - Ý nghĩa thanh lịch văn minh trong cách ăn uống từ bữa cơm gia đình, khi nhà có khách đến những dịp liên hoan, nơi công cộng. * Từ đó HS có ý thức thực hiện truyền thống thanh lịch văn minh ấy.B. Chuẩn bị : GV: Giáo án, TLTK, tranh ảnh, máy chiếu. HS: Tìm hiểu các món ăn truyền thống đặc sắc của người HN.C. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức: GV giới thiệu người về dự 2. KTBC: H? Cho biết những nét đẹp thanh lịch văn minh của người HN mà em biết? ( Nói năng, trang phục, sắp xếp nơi ở, cách đi đứng, ngồi, nằm.) 3. Giới thiệu bài: *Việt Nam là một đất nước nhỏ hẹp trải dài và được phân hoá thành 7 vùng lãnh thổ trên 3 miền Bắc, Trung, Nam; 54 dân tộc, 63 tỉnh, thành. Khí hậu giữa các mùa, các miền khác nhau, nhưng mỗi miền ở mỗi mùa lại có nét văn hoá ẩm thực riêng hoà vào văn hoá ẩm thực chung . Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách ăn uống của người Hà Nội ( Văn hoá ẩm thực của người HN). Đây cũng là nét đặc trưng riêng của người thủ đô Hoạt động của thầy Hoạt động của tròH? Em có thể cho biết vài nét về kiểu khí hậu Việt Nam?HS trả lời: KH Việt Nam có 1 mùa đông lạnh, khô; mùa hạ thường nóng ẩm, mưa nhiều.H? Em cho biết mùa hè, mùa đông bữa cơm gia đình em thường có những món gì? Bữa ăn giữa 2 mùa có gì khác nhau không?HS kể:GV chốt:GVTrưng một số hình ảnh món ăn trong gia đình ở Hà Nội.H? Em có nhận xét gì về các món ăn qua các mâm cơm ở trên? I.Vài nét về cách ăn uống của người Hà Nội.1. Lựa chọn món ăn, đồ uống.a. Lựa chọn món ăn:-Người Hà Nội biết cách chọn món ăn theo mùa.HS trả lời:GV nhận xét và chốtH? Em có nhận xét gì về việc lựa chọn món ăn của người Hà Nội? H? Cách chọn đồ uống thì sao? HS trả lời: (Ngoài bữa ăn người Hà Nội rất phong phú với các loại nước giải khát) H? Em có thể kể tên một số loại nước uống của người Hà Nội mà em dược biết? GV: nhận xét và chốtGVTrưng một số hình ảnh về các loại nước giải khát, nước uống. *GV chuyển ý:H? Trong chế biến món ăn em thấy cần chú ý tới điều gì? ( Lấy ví dụ về 1 món ăn với những nguyên liệu mà em biết)?HS kể H? Vì sao phải dùng đúng nguyên liệu, gia vị cho món ăn? GV: nhận xét và chốt H? Trong chế biến món ăn em thấy cần chú ý tới khâu nào nữa? GVTrưng một số hình ảnhH? Em có thể kể tên một số loại nước uống của người Hà Nội mà em được biết? GV: nhận xét và chốt, minh hoạ bằng -Trên mâm cơm thường có món mặn, bát canh, đĩa rau.- Khi nhà có khách- tuỳ vào đối tượng được mời (khách của con, của bố mẹ).- Ngày Tết, ngày lễ theo tập tục và hoàn cảnh *Chọn món ăn theo hoàn cảnh cụ thể, phù hợp điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. b.Lựa chọn đồ uống: - Tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể, phù hợp với tính chất của bữa ăn, đối tượng có mặt trong bữa ăn (bia, rượu hay nước ngọt).- Ngoài bữa ăn người Hà Nội rất phong phú với các loại nước giải khát:+ Nước hoa quả ngâm+ sinh tố hoa quả tươi+ Các loại trà: Trà sen, trả nhài * Nước uống truyền thống: chè xanh, nụ vối 2. Chế biến món ăn, đồ uống:a. Món ăn:- Chú trọng dùng đúng nguyên liệu cho món ăn, coi trọng gia vị - Tạo nên món ăn có lợi cho sức khoẻ, đồng thời có tác dụng làm nổi bật hương vị đặc trưng của nó.- Quy trình nấu nướng, rất được coi trọng. * Quy trình và kỹ thuật chế biến đã góp phần sáng tạo nên các món ăn riêng của Hà Nội như phở, cốm vòng, chả cá, b. Đồ uống:- Ngoài sử dụng hoa quả để làm các loại nước uống còn chế biến và thưởng thức trà ướp sen, nhài rất thanh lịch tinh tế.hình ảnh. H? Sau khi chế biến món ăn, đồ uống chúng ta thường phải làm gì? GV chuyển ý: H? Em có thể kể về cách trình bày một vài món ăn của người Hà Nội mà em được biết? HS kểGV: nhận xét và chốt, minh hoạ bằng hình ảnh. H? Em có cảm nhận gì về cách trang trí các món ăn của người Hà Nội?HS trả lời: GV: nhận xét và chốt.H? Sự lựa chọn cho việc trình bày đồ uống của người Hà Nội là gì? HS trả lời: GV: nhận xét và chốt minh hoạ bằng hình ảnh. H? Trước khi ăn, uống ta chú ý tới điều gì? HS trả lời: Bộc bạch ý của mìnhGV: nhận xét và chốt H? Người Hà Nội ăn uống như thế nào? GV chuyển ý:3.Trình bày món ăn, đồ uống:a. Trình bày món ăn:- Rất đặc trưng của người Hà Nội + Món nào để vào bát , đĩa ấy rất phù hợp+ Không bầy quá đầy+ Trang trí cùng các phụ liệu : Rau, củ quả tỉa hoa kết hợp màu sắc. - Tạo sự hấp dẫn và cảm giác ngon mắt, ngon miệng.b. Về đồ uống:- Tuỳ loại mà sử dụng cốc, tách phù hợp + Rượu có ly, cốc khác nhau+ Nước hoa quả có loại cốc riêng+ Ấm , tách uống trà được lựa chọn tỉ mỉ, tuỳ theo trà pha ấm, trà túi lọc, uống nóng hay thêm đá 4. Thưởng thức món ăn, đồ uống:- Cảm nhận sự hấp dẫn của món ăn bằng thị giác, khứu giác rồi mới đến vị giác và cả thính giác.- Người thanh lịch không ăn uống xô bồ, ăn uống đi liền với cảm nhận ngẫm nghĩ để thể hiện sự trân trọng tài hoa, khéo léo của con người.- Đặc biệt kết hợp thưởng thức các món ăn: + Cốm ăn kèm với chuối trứng quốc + Bánh dày ăn kèm với giò lụa + Bánh cuốn ăn với chả quế, nước mắm cà cuống. + Mỗi món lại ăn kèm với một loại rau gia vị khác nhau H? Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, em thấy bữa cơm có vai trò như thế nào?H? Bữa cơm gia đình còn có ý nghĩa gì?H? Để bữa cơm gia đình đầm ấm,từ việc chuẩn bị cần phải như thế nào? (con cái thường giúp mẹ việc gì không?) H? Trước khi ăn em thường phải làm gì? H? Khi ăn xong em cũng phải làm gì?H? Trong bữa ăn em chú ý điều gì?H? Sau bữa cơm con cháu thường phải làm gì? GV chuyển ý:H? Khi nhà có khách so với ngày thường có khác nhau không?II. Thanh lịch văn minh trong cách ăn uống của người Hà Nội. 1.Trong bữa cơm gia đình:- Bữa cơm gia đình :+ Có vị trí rất quan trọng trong cuộc sống, với những món ăn quen thuộc.+ Tạo sự ấm cúng đặc biệt, là nơi các thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm, sự quan tâm lẫn nhau.- Ý nghĩa: Góp phần quan trọng tạo nên hạnh phúc và truyền thống gia đình.- Để bữa cơm gia đình đầm ấm:+ Con cái thường tham gia vào các việc chuẩn bị. (Giúp mẹ nhặt rau, vo gạo , lấy bát, so đũa, sắp xếp món ăn, chuẩn bị bàn ăn hay chỗ ngồi cho cả nhà).+ Lời mời rất được coi trọng từ trước khi ăn đến kết thúc bữa ăn.- Khi ăn:+ Gắp thức ăn ngon mời ông bà, cha mẹ, anh chị trước rồi mới đến lượt mình.+ Gắp thức ăn hay chan canh phải quan sát, ý tứ , không khoắng đũa vào bát canh chung, không chỉ gắp thứ mình thích.+ Không vừa ăn vừa làm việc riêng.+ Khi ho, hắt hơi phải quay mặt sang phía ngoài.+ Không nhai tóp tép, nhồm nhoàm, không húp xuỵt xoạt, gõ bát đũa ầm ĩ.- Sau bữa cơm:+ Con cháu phải lấy tăm, pha nước- đưa mời ông bà, cha mẹ bằng 2 tay một cách lễ phép.+ Dùng nước sau bữa ăn phải từ tốn, không súc miệng sòng sọc hay chép miệng chèm chẹp.+ Xỉa răng phải che miệng.+ Không vẩy tăm bừa bãi.2. Khi nhà có khách:H? Khách ở lại ăn cơm ta cần phải làm gì? H? Sau bữa cơm khách cũng thường phải làm gì? GV chuyển ý:H? Em thấy việc liên hoan thường được tổ chức trong những dịp nào?H? Em thấy việc ăn uống ở những nơi công thường diễn ra ở đâu? H? Khi ăn ở nhà hàng, quán sá con người ta cần chú ý điều gì? Vì sao? ( Đây là những điểm tụ đông người, nhiều thành phần xã hội khác nhau cần tế nhị, chừng mực).Trò chơi ô chữ:H? Đây là một món ăn rất nổi tiếng - Mời khách vào nhà, mời ngồi, mời nước, mời cơm.- Tiếp khách phải chú ý từ lời mời, sở thích của khách để chọn món, tiếp thức ăn, đồ uống phù hợp.- Không tiếp thức ăn quá nhiều cùng một lúc.- Không ép khách uống rượu, bia.- Luôn nói chuyện vui, chủ nhà không dược rời mâm, đứng dậy quá sớm ( Giữ lịch sự ).- Sau bữa ăn cũng cần mời nước khách (ấm chén phải sạch sẽ,không dùng đồ sứt, mẻ) tạo chu đáo, lịch sự.3. Trong những dịp liên hoan và nơi công cộnga. Ăn uống trong những dịp liên hoan:+ Sinh nhật + Cưới hỏi+ Gặp gỡ bạn bè. * Cần có thái độ ứng xử phù hợp, tạo không khí vui vẻ thoải mái cho mọi người xung quanh b. Ăn uống ở những nơi công cộng:+ Nhà hàng , quán sá.+ Bến(ga) tàu, bến xe.* Chú ý chọn chỗ ngồi, không bạ đâu, ngồi đấy. (“ăn trông nồi, ngồi trông hướng”)- Khi ăn phải giữ lịch sự :+ không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, không nói cười ồn ào, không chê bai, sách nhiễu gây khó chịu cho người khác.+ Cần giữ vệ sinh sạch sẽ nơi công cộng + Không vứt bừa bãi lá bánh, giấy kẹo, vỏ bim bim, vỏ chai nước đã dùng+ Không say rượu , gây sự với người khác.* Kết luận chung: Văn hoá ẩm thực của người Hà Nội đã dược hình thành từ bao đời nay. Để cho nét đẹp ấy không mai một, mỗi chúng ta cần biết trân trọng truyền thống văn hoá ấy, góp phần làm nên cái đẹp, cái thanh trong cốt cách của Hà Nội?H? EM hiểu gì về món phở của Hà Nội? HS đọc TLTK(SGK). GV chuyển ý:HS làm bài tập: H? Hãy khoanh tròn vào đầu ý kiến mà em cho là đúng nhất.H? Em bác bỏ ý kiến nào trong các ý kiến sau? Vì sao? H? Tìm những câu thành ngữ, tục ngữ nói về việc ăn uống?người Hà Nội. III. Bài tập Bài tập 1: Trắc nghiệm: *Ăn uống là vấn đề rất cần thiết trong cuộc sống của mỗi chúng ta, vì vậy: A. Cần phải biết lựa chọn món ăn, đồ uống phù hợp hoàn cảnh và điều kiện kinh tế của mình.B. Món ăn, đồ uống cần phải đảm bảo chất dinh dưỡng hợp vệ sinh.C. Món ăn, đồ uống được trang trí cùng các phụ liệu hài hoà để tạo hấp dẫn và cảm giác ngon mắt, ngon mũi , ngon miệng.D. Ăn uống phải ngẫm nghĩ cảm nhận được mùi vị và sự khéo léo của con người. E. Tất cả các ý kiến trên.Bài tập 2: Trắc nghiệm: *Cần giữ lịch sự , văn minh trong ăn uống bằng cách:A. Khi ăn phải mời từ người cao tuổi trước.B. Trong mâm cơm thích thứ gì là ăn cho bằng hết, không thèm để ý đến ai mặc dù không cần phải ăn món khác.C. Nhà có khách, trước và sau bữa ăn em đều giót nước mời khách sau đó mới đi làm việc riêng của mình để bố mẹ nói chuyện người lớn.D. Càng ở những nơi công cộng, việc ăn uống giữ vệ sinh đòi hỏi mỗi người càng cần phải có ý thức.Bài tập3 : Tự luận Những câu thành ngữ, tục ngữ nói về việc ăn uống:PHOHANOIH? Tìm các hành vi thanh lịch và không thanh lịch trong cách ăn uống ở địa phương em và những nơi em được biết? HS trả lời, nhận xét.- Ăn vóc học hay- Ăn trông nồi ngồi trông hướng.- Ăn kỹ no lâu.Bài tập 4 : Tự luận Các hành vi thanh lịch và không thanh lịch trong cách ăn uống ở địa phương em. 4. Củng cố: - Khái quát bài.5. Dặn dò: - Về nhà học bài và chuẩn bị bài 3 “Trang phục của người Hà Nội”CHUYÊN ĐỀ : GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH CHO HỌC SINH HÀ NỘITiết 3 Bài 3TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘIA. MỤC TIÊU - Học sinh nắm được thế nào là trang phục? Trang phục thanh lịch văn minh là những trang phục như thế nào?- Học sinh biết cách sử dụng trang phục hợp với hoàn cảnh cụ thể .- Giáo dục cho học sinh cách ăn mặc thanh lịch văn minh. B. CHUẨN BỊ - Đọc tài liệu tham khảo- Soạn bài, tranh ảnh minh họaC. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ Em hãy nêu cách thưởng thức mon ăn của người Hà Nội? - Cảm nhận sự hấp dẫn của món ăn bằng thị giác -> khứu giác -> vị giác. - Người Hà Nội thanh lịch không ăn uống xô bồ mà thưởng thức và ngẫm nghĩ những dư vị để lại -> trân trọng tài hoa khéo léo của người Hà Nội3. Bài mới -Em hiểu trang phụclà gì? I. Trang phục thanh lịch văn minh - Trang phục quần áo dày dép, khăn mũ…- GV: Nhưng chúng ta thấy trang phục thể hiễn rõ nhất ở cách mặc.1. Trang phục phù hợp với điều kiện hoàn cảnh- Tại sao trang phục phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh? a, trang phục phù hợp với thời đại a, Trang phục phù hợp với thời đại Treo tranh : Thời trước chúng ta mặc những trang - Thời trước : áo cánh, áo tứ thân, áo dài phục như thế nào? khăn xếp- Ngày nay ta mặc những trang phục như thế nào? - Ngày nay : áo sơ mi, quần âu, áo dài, áo com lêGV Những nơi trang trọng mặc áo dài, comlê- Liên hệ : Ở gia đình em thì mọi người mọi người mặc những trang phục như thế nào? b. Trang phục phù hợp với mùa- Khí hậu ở khu vực hà Nội có mấy mùa rõ rệt - 4 mùa: Xuân , hạ,thu,đôngGV treo ảnh- Mùa hè mặc những trang phục như thế nào? - Mùa đông mặc những trang phục như thế nào? - Mùa xuân, thu mặc như thế nào? - Liên hệ : em mặc như thế nào vào mùa đông? - Mùa hè : màu sắc tươi sáng, nhã nhặn.- Mùa đông: Sử dụng vải dày ấp áp - Mùa xuân, thu: sơ mi dài tay, áo len mỏng, áo khoác nhẹ…GV treo tranhc. Trang phục phù hợp với phong tục tập quán - Em có nhận xét gì về các trang phục trong bức tranh ?- Trang phục mang đặc điểm văn hóa của từng vùng, từng dân tộc d. Trang phục phù hợp với điều kiện kinh tế . - Tại sao trang phục phải phù hợp với điều kiện kinh tế? e. Trang phục theo hoàn cảnh giao tiếp - Kể ra một số hoàn cảnh giao tiếp Lễ hội, tết, cưới hỏi.Ở nhà, đến trường, cơ quan…2. Cách lựa chọn và sử dụng trang phục - Muốn lựa chọn trang phục trước tiên ta phải dựa vào đâu ?- Dựa vào chất liệu, kiểu dáng, , màu sắc, đường kẻ, kiểu hoa để tạo dáng - Phù hợp với giới tính, tuổi tác => Trang phục luôn gọn gàng sạch sẽ. II. Trang phục của học sinh thủ đô1. Trang phục ở nhà - Nhận xét trang phục ở nhà như thế nào? - Tiện dụng, hợp với thời tiết và thoải mái. 2. Trang phục khi đế trường- HS Hà Nội đến trường mặc trang phục này?- Mặc : đồng phục - Kết hợp với đi dép quai hậu hoặc giày, khỏe khoắn, gọn gàng.Em có nhận xét gì về bộ đồng phục của học sinh Hà Nội? Phân biệt được học sinh từng trường và bình đẳng giữa các bạn học sinh với nhau -> nét đẹp GV Treo ảnh3. Trang phục khi tham gia hoạt động xã hộiKhi tham gia hoạt động xã hội trang phục được mặc như thế nào? - Hoạt động thể thao, lễ hội, du lịch - Trang phục phải phục hợp -> Tránh hở hang không phù hợp lưa tuổi.III. Luyện tập Học sinh hát bài : tà áo Đọc bài thơ Áo dài* Củng cố, dặn dòCHUYÊN ĐỀ : GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH CHO HỌC SINH HÀ NỘITiết 4 Bài 4TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI HÀ NỘIA. MỤC TIÊU - Học sinh nắm được đặc điểm tiếng Hà Nội . Giữ gìn và làm đẹp tiếng nói Hà Nội- Học sinh thủ đô rèn cách nói năng thanh lịch văn minh .B. CHUẨN BỊ - Đọc tài liệu tham khảo- Soạn bài, tranh ảnh minh họaC. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới -Tiếng nói Hà Nội có đặc điểm gì nổi bật?+ Ra chợ : không uốn lưỡi+ Trong nhà : Không uốn lưỡiI. Nép đẹp riêng của tiếng nói người Hà Nội1. Đặc điểm của tiếng Hà Nội- Về mặt ngữ ấm : các nguyên âm, thanh điệu, phụ âm đều phát âm rõ ràng, chính xác, chuẩn - Về mặt từ vựng: Sử dụng vốn từ toàn dân - Về mặt chính tả: Khi phát âm thì không uốn lưỡi nhưng khi viết thì chính xác .2. Tiếng Hà Nội – sự kết tinh những nét đẹpcủa ngôn ngữ Việt Nam- Giọng nói của người Hà Nội phân biệt với các vùng miền khác như thế nào? - Giọng nói: Điển hình, tiêu biểu cho các vùng lưu vực sông Hồng.- Cách phát âm :nhẹ nhàng, mềm mại, tròn vành, rõ tiếng- Tiếng Hà Nội là tiếng nói phổ thông dễ nghe, dễ hiểu, là tinh hoa của nền văn hóa được nhiều phương ngữ bồi đắp. II. Giữ gìn và làm đẹp thêm tiếng nói của người Hà Nội.1. Tự hào về cách nói năng thanh lịch văn minh của người Hà Nội.Nêu những biểu hiện về cách nói thanh lịch văn minh của người Hà Nội? - Nói: nhẹ nhàng, đầy nhạc tính uyển chuyên, trầm bổng)- Cách xưng hô : nhã nhặn, lịch sự, tôn trọng người đối thoại. - Biết cách sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ.- Là học sinh thủ đô, Em làm thế nào để nói năng thanh lịch văn minh 2. Học sinh Hà Nội nói năng thanh lịch văn minh- Nói cho đúng cho hay, cho phù hợp với giao tiếp. ( GV)Nói thế nào thì được gọi là nói đúng ? a. Nói đúng : - Phát âm chuẩn, không ngọng, dùng từ chính xác, viết đúng chính tả. - Em hiểu thế nào là lời hay và cách nói hay? b. Nói lời hay và cách nói hay+ Lời hay : - Biết thưa gửi, chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi …- Biết xưng hô đúng vị thế - Không nói xấu, bôi nhọ sau lưng người khác - Không nói thô tục + Cách nói hay : Ngắn gọn, rõ ràng, Không nói lắp, nói ngọng.Biết tiếp thu những cái đẹp cái hay của ngôn ngữ khác để làm giàu thêm tiếng việt. - Em hãy nêu một số hoàn cảnh giao tiếp? c. Nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp - Đối với bề trên- Đối với người ngag hàng- Đối với người dưới hàng. Khi giao tiếp cần chú ý thêm điều gì? + Tìm một số câu tục ngữ, ca dao nói về cách nói năng nhẹ nhàng. Chú ý : Khi giao tiếp cần phải lắng nghe, không cướp lời người khác. “ Lời nói chẳng mất tiền muaLựa lời mà nói cho vừa long nhau” “ Chim khôn hót tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng nhẹ nhàng dễ nghe”III. Luyện tập 1. Đọc “ Làm đẹp tiếng hà thành”2. bài tập trắc nghiệm* Củng cố , dặn dòCHUYÊN ĐỀ : GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH CHO HỌC SINH HÀ NỘITiết 5 Bài 5TÁC PHONG CỦA NGƯỜI HÀ NỘIA. MỤC TIÊU - Học sinh hiểu thế nào là tác phong? Hiểu được tác phong thanh lịch văn minh của người Hà Nội . - Rèn tác phong thanh lịch văn minh .B. CHUẨN BỊ - Đọc tài liệu tham khảo- Soạn bài, tranh ảnh minh họaC. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới I. Tác phong thanh lịch văn minh – nét đẹp -Em hiểu tác phong là gì? của người Hà Nội1. Tác phong thanh lịch văn minh- Tác phong là sự thể hiện ra bên ngoài ( ăn mặc, nói, động tác, cử chỉ…)- Em hiểu thế nào là tác phong thanh lịch-Tác phong thanh lịch văn minh là tác phong của con người có văn hóa, biết giao tiếp ứng xử, lịch sự, đàng hoàng.2. Tác phong thanh lịch văn minh của người Hà Nội- Em hiểu thế nào về người Hà nội? * Người Hà Nội: Hiểu biết, hào hoa, tế nhị, khiêm nhường, ham học hỏi. - Ấn tượng của em về người Hà Nội? - Ấn tượng: Tác phong nhanh nhẹn.- Thái độ : Bình tĩnh- Đi đứng: khoan thai - Cử chỉ : Tự tin - Dáng vẻ : Ung dung II. Rèn tác phong thanh lịch văn minh1. Trong sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp- Nêu những biểu hiện về sự gọn gàng ngăn nắp trong sinh hoạt của người Hà Nội ? - Đồ đạc, vật dụng : Kê dọn, bày biện hợp lý. - Làm đâu để đấy, đúng nơi quy định- Quàn áo, đồ dùng: Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. - Sinh hoạt cá nhân : nề nếp, thành thói quen- Tác phong nhanh nhẹn tháo vát biểu hiện như thế nào? 2. Trong đi đứng, hoạt động : nhanh nhẹn, tháo vát- Trong việc đi lại, giải quyết công việc - Trong các goạt động, vui vẻ, lạc quan - Khi va chạm : Bình tĩnh thạn trọn tìm hướng giải quyết. 3. Trong lao động khoa học sáng tạo- Trong lao động Người Hà Nội thể hiện như thế nào? - Nhanh nhạy, sáng tạo, chắc chắn, khẩn trương- Làm việc có kế hoạch, phân bổ thời gian hợp lý - Thời gian biểu cụ thể rõ ràng - Đáp ứng được mọi công việc4. Trong học tập công tác tích cực, nghiêm túc- Trong học tập công tác biểu hiện như thế nào? - Coi trọng việc thực học- Khiêm tốn học hỏi. - Sẵn sàng tiếp thu cái mới - Thái độ cầu tiếnIII. Luyện tập 1. Bài tập trắc nghiệm 2. Đọc “ Chuyến táu khuya”* Củng cố , dặn dòTRƯỜNG : THCS QUẤT ĐỘNG Giáo viên : Bùi Thị HiệpBÀI SOẠNCHUYÊN ĐỀ: GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH CHO HỌC SINH HÀ NỘI Tiết 6 Bài 6NƠI Ở CỦA NGƯỜI HÀ NỘIA. MỤC TIÊU Học sinh hiểu được sự cần thiết của nơi ở. Biết cách sắp xếp gọn gàng ngăn nắp. Rèn thành thói quen tốt .B. CHUẨN BỊ - Đọc tài liệu; Soạn bài ; tranh ảnh minh họa C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ a. Em hiểu tác phong là gì? Là sự thể hiện ra bên ngoài tổng hợp các yếu tố: ăn mặc, nói năng, động tác cử chỉ của 1 con người. b. Thế nào là tác phong thanh lịch văn minh ? Là tác phong của con người có văn hóa, biết cách giao tiếp, ứng xử lịch sự đàng hoàng, gây được thiện cảm với người khác.3. Bài mới : Giới thiệu bài Các cụ từ ngàn xưa đã dạy: “ Con chim có tổ, như ta có nhà” . Vậy nhà chính là n ơi ở cần thiết của mỗi con người. Làm thế nào để nơi ở của mình trở nên thanh lịch, văn minh? Chúng ta cùng tìm hiểu .Tiết 6 Bài 6 NƠI Ở NGƯỜI HÀ NỘIHoạt động của GV - HS Nội dung kiến thứcHS đọc : Nơi ở ….thiết yếu của mỗi con người”I. Sự cần thiết của nhà ở đối với con người.1. Nơi ở : - Em hiểu về nơi ở như thế nào? - Là ngôi nhà thân yêu, mái ấm gia đình, nhu cầu cần thiết của mỗi con người. GV: Treo tranh nhà nông thôn, nhà thành phố. ( Phát phiếu thảo luận)- Em hãy kể tên một số kiểu nhà mà em biết? Nơi ở của người Hà Nội có mấy kiểu chính ( Nhóm 1) -Nêu đặc điểm nổi bật kiểu nhà nông thôn? ( Nhóm 2) * Liên hệ : Em hãy giới thiệu ngôi nhà của em? (nhóm 3) - Nêu đặc điểm của nhà ở đô thị? (nhóm 4) 2. Các kiểu nhà+ Nhà nông thôn : Bố trí theo hàng ngang từ 3 – 5 gian. Mặt tiền rộng có sân, vườn Nhà hướng: nam + Nhà đô thị : Nhiều tầng, kề nhau san sát Mặt tiền: hướng ra đường phố. Giáo viên treo tranh: nhà chung cư*Ở thành phố còn có kiển nhà nào nữa?(Nhóm 4)- Ngoài ra còn có khu nhà chung cư.GV: Trên đây ta đã hiểu được nơi ở chính là ngôi nhà thân yêu mang nhiều dáng vẻ khác nhau? GV treo bảng khái quát kiến thứcHS: đọc trang 32 “ Ngôi nhà là nơi…. yêu thương”(Nhóm 5)Cho biết : ngôi nhà có tâm quan trọng như thế nào đối với mỗi thành viên trong gia đình?Tóm lại : Ngôi nhà vừa là nơi ở của mỗi người được sinh ra,lớn lên, trưởng thành vừa là nơi gắn bó thân thiết bao kỉ niệm, ước mơ tình cảm yêu thương của mỗi thành viên trong gia đình.Ngôi nhà có ý nghĩa quan trọng như vậy nên ta cần phải biết gìn giữ và sắp xếp cho gọn gàng ngăn nắp. Để hiểu rõ ta cùng tìm hiểu phần II. - GV: treo tranh nhà nông thôn- Phát phiếu thảo luậnNhóm 1: Nhà ở nông thôn được bố trí như thế nào? II. Cách sắp xếp nơi ở thanh lịch ,văn minh.1. Nhà ở a) Nhà nông thôn: + Cách bố trí : Gian giữa phòng thờ và - GV: Treo tranh nhà đô thịNhóm 2: Nhà đô thị được bố trí như thế nào? Nhóm 3: So sánh nhà ở nông thôn và đô thị có gì giống và khác nhau? GV treo bảng kiển thức So sánh: - GV treo tranh phòng khách, phòng thờ, bếp ăn- Phát phiếu thảo luận cho học sinhNhóm 1: Nêu cách sắp xếp phòng khách ? ( Cử đại diện lên bảng trình bày)Nhóm 2: Nêu cách sắp xếp phòng bếp? ( Cử đại diện lên bảng trình bày)Nhóm 3: Nêu cách sắp xếp phòng thờ? ( Cử đại diện lên bảng trình bày)tiếp khách- Hai gian bên kê giường ngủ…- Hai gian buồng: đồ đạc , thóc lúa (nơi ngủ)- Bếp và khu vệ sinh riêng biệt b) Nhà đô thị + Cách bố trí : Phòng khách,bếp, phòng ngủ, phòng vệ sinh- Phòng thờ đặt ở tầng cao nhất- Bếp và khu vệ sinh riêng biệt Giống: Đều là nơi ở, đều có các chức năng giống nhau.Khác : Nhà nông thôn bố trí hàng ngang, bếp và khu vệ sinh riêng biệt.Nhà đô thị bố trí theo chiều cao khép kín. c) Cách sắp xếp + Phòng khách : - Rộng thoáng, trang trí lịch sự gọn gàng- Đồ đạc, tranh ảnh lựa chọn tỉ mỉ, kê dọn hợp lí. - Bàn ghế cốc chén luôn giữ sạch sẽ.- Đồ đạc thanh nhã, không cầu kì, phô trương. + Phòng bếp : - Khu chế biến nấu nướng- Khu bàn ăn- Không gian cả gia đình gặp gỡ trò chuyện- Đây là phòng đặc biệt, cần sắp xếp gọn gàng, đảm bảo an toàn. + Phòng thờ:- Đặt ở gian chính giữa hoặc ở trên cao- Thờ: Tổ tiên,ông bà, những người đã khuất.  Thể hiện sự trang trọng, tôn kính và lòng biết ơn.. GV Treo bảng khái quát kiến thức Cách sắp xếp của 3 phòng KL: Mỗi phòng có một chức năng khác nhau đều được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp- GV: treo tranh phòng ngủ- Phát phiếu théo luận cho học sinhNhóm 1: Phòng ngủ bao gồm các vật dụng nào? Nhóm 2: Nêu cách sắp xếp phòng ngủ?Nhóm 3: Liên hệ: Em hãy giới thiệu phòng ngủ của mình?(Giáo viên: nhà nông thôn chưa có phòng ngủ riêng nhưng có không gian quy ước riêng cho từng người)2. Phòng ở ( phòng ngủ)- Giường đệm, chăn màn, tủ quần áo, bàn ghế cá nhân- Sắp xếp hợp lí,gọn gàng, sạch sẽ.- Giáo viên treo tranh góc học tập - Phát phiếu thảo luận cho học sinh Nhóm 1: Góc học tập của em bao gồm các vật dụng nào? Nhóm 2: Nêu cách sắp xếp?Nhóm 3: Liên hệ: Em hãy giới thiệu góc học tập của mình cho các bạn biết ?Nếu góc học tập của bạn gọn gàng ngăn nắp em sẽ đánh giá như thế nào?Đánh giá: Bạn là người có ý thức trách nhiệm trong học tập. Nhóm 4: Học sinh đọc “ Nhà ở …các thành viên” - Phát phiếu thảo luận cho học sinh.Nhóm 1: ngôi nhà có ý nghĩa như thế nào? 3. Góc học tập - Bàn học, giá sách, máy tính, thời khóa biểu, thời gian biểu, một số tranh ảnh ưa thích. - Sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, tạo tâm thế để học tập. Kết luận chung : + Ý nghĩa:- Ngôi nhà vừa là nơi ở, chốn đi về , vừa là nơi giao lưu giữa các thành viên trong gia đình, nơi mở rộng quan hệ họ hàng xóm phố. Ngôi nhà chính là không gian văn hóa vật chất tinh thần của mỗi thành viên Nhóm 2: Nhà ở và các phòng trong ngôi nhà cần phải sắp xếp như thế nào? Nhóm 3: Nêu trách nhiệm của mình về ngôi nhà thân yêu ?- GV treo bảng khái quát kiến thức trong gia đình+ Nhà ở và các phòng trong ngôi nhà đều phải sắp xếp gọn gàng ngăn nắp phù hợp với không gian chung của ngôi nhà và cảnh quan môi trường xung quanh.+ Trách nhiệm : Có ý thức chăm sóc bảo vệ, giữ gìn, để ngôi nhà thực sự trở thành nơi che trở gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. • Củng cố : Làm thế nào để nơi ở của mình trở nên thanh lịch, văn minh? ( Biết cách sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ) • Tìm một số câu ca dao nói về nơi ở sạch sẽ gọn gàng? - “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” - “Đói cho sạch, rách cho thơm” - “Giữ vệ sinh chung bệnh không lây nhiễm” - “ Rác ở trên đường thấy chớ làm ngơ” III. Luyện tập 1. BT trắc nghiệm 2. Đọc “ Sạch nhà, bẩn ngõ”