Cách pha chế chả lụa bằng hóa chất

Tại đây, cảnh sát bắt quả tang cơ sở đang trộn Borax là chất có khả gây ung thư dạ dày, gan…độc hại vào nguyên liệu để chế biến thành các loại chả lụa nhằm mục đích làm cho chả có độ dai, giòn, thơm ngon, thời gian bảo lâu.

Cách pha chế chả lụa bằng hóa chất

Chất Borax được trộn vào thịt làm chả lụa

Quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng thu giữ 5kg chất Borax đang được ông Trần Quang Hải cất giấu tại nhà. Đồng thời tạm giữ 13,5 kg chả lụa thành phẩm đã được đưa chất Borax vào.

Khai nhận với cơ quan chức năng, ông Hải thừa nhận thủ đoạn chế biến chả lụa là dùng thịt cũ đã ôi thiu có giá thành rẻ, cứ 1 kg thịt nạc và 1/2 kg mỡ thì trộn với một muỗng rưỡi chất Borax, sau đó xay nhuyễn rồi đưa vào khuôn đúc thành cây chả lụa có trọng lượng nửa ký, hoặc dùng lá chuối gói thành những cây chả nhỏ...đưa đến chợ, các hàng quán tại La Gi, khu du lịch Dinh Thầy Thím; thậm chí tiêu thụ tại các trường mẫu giáo tại thị xã La Gi.

Được biết, Borax là hóa chất được Bộ Y tế nghiêm cấm dùng trong chế biến thực phẩm. Đặc biệt Borax có khả năng tích tụ trong cơ thể gây tổn thương gan và thoái hóa cơ quan sinh dục. Ngoài ra còn gây tổn thương ruột, não và thận và ảnh hưởng tới đường tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Nếu phụ nữ có thai, Borax còn được đào thải qua sữa và rau thai, gây độc hại cho thai nhi. Với trẻ em dùng thực phẩm có Borax lâu ngày, tác hại này sẽ tăng dần, làm ảnh hưởng đến sự phát triển, đặc biệt đối với trẻ em trong tuổi trưởng thành.

Cách pha chế chả lụa bằng hóa chất
Cơ quan công an làm việc với đối tượng vi phạm

Cùng thời điểm 8 giờ ngày 22/4, một tổ công tác khác của Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, công an tỉnh Bình Thuận kiểm tra đột xuất cơ sở chế biến giò chả của ông Nguyễn Yên (49 tuổi) tại khu phố 10, phường Phước Hội, thị xã La Gi.

Tại đây cơ quan chức năng cũng đã thu giữ 250 gam chất Borax và 10 kg giò chả thành phẩm đã được đưa chất Borax vào chế biến.

Trung tá Trương Sĩ Trung, chỉ huy tổ công tác của Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, công an tỉnh Bình Thuận cho biết: "Đây là lần đầu tiên phát hiện quả tang một số lượng lớn chất Borax độc hại sử dụng trong chế biến thực phẩm tại Bình Thuận. Hiện cơ quan công an cùng các ngành chức năng đang tiếp tục điều tra mở rộng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật".

Không dùng hàn the vì sợ người tiêu dùng tẩy chay, các cơ sở sản xuất giò chả chuyển sang sử dụng một loại phụ gia 'an toàn' hơn, giúp giò chả dai giòn và thơm ngon.

Mua nửa kg chả lụa từ một sạp quen trong chợ, chị Lâm Thị Thanh Thủy (quận Tân Phú, TP HCM) ăn thử thấy đắng. Chị Thủy mời những người hàng xóm ăn thử, tất cả đều có cảm giác đắng miệng. Miếng chả còn mới tinh tại sao lại đắng, những người này nghi ngờ có hàn the hoặc một 'thứ gì khác'.

Cách pha chế chả lụa bằng hóa chất
Giò chả là món ăn quen thuộc và rất được nhiều người ưa thích. Ảnh minh họa

Những người bán hàng cho biết nguyên nhân đắng là do một loại bột phụ gia màu trắng có tác dụng làm 'dai giòn' giò chả. Loại bột này được bán tràn lan tại các ngôi chợ và trên mạng với mức giá 20.000 đồng cho 100g. Những người bán hàng cho biết tên của phụ gia này là di-tri polyphosphate, được sử dụng trong việc chế biến giò chả, xúc xích, nem... có tác dụng tăng độ kết dính, giữ nước, giảm hao hụt trọng lượng và trên hết là tạo độ giòn, dai. Chỉ cần trộn 3g bột này trên 1kg thịt sẽ cho ra kết quả như ý.

Hiện nay các chất phụ gia chế biến giò chả được bán một cách tràn lan với đủ chủng loại như axit sorbic, potassium sorbate, sodium erythorebate... cùng các hương liệu tạo mùi để miếng chả 'đậm đà' mùi thịt. Trong danh sách các phụ gia được Bộ Y tế cho phép sử dụng, các chất có các chất nhũ hóa có gốc polyphosphate như sodium polyphosphate, trisodium diphosphate, có công dụng điều chỉnh độ axit, tạo xốp, ổn định màu, chống oxy hóa, làm rắn chắc...

Xem qua loại bột hóa chất không nhãn mác mua tại chợ Kim Biên quận 5, TP HCM, tiến sĩ Trần Bích Lam, giảng viên bộ môn công nghệ thực phẩm, trường ĐH Bách Khoa TP HCM cho biết, nhìn bên ngoài thì có thể là polyphosphate, tuy nhiên nếu có vị đắng thì có thể có thêm một chất phụ gia khác.

Theo tiến sĩ Lam, polyphosphate là phụ gia giúp giữ nước tốt dưới dạng liên kết, được sử dụng trong ngành thủy sản đông lạnh nhằm giảm thất thoát khối lượng. Trong quá trình chế biến giò chả, xúc xích, nem... polyphosphate được sử dụng giúp tăng khả năng nhũ hóa, tạo gel kết dính, tạo độ giòn dai không giống hàn the. Tuy nhiên, đây là một chất được khuyến cáo không nên lạm dụng nhiều.

Tiến sĩ Lam cũng giải thích thêm, trong cơ thể con người, lượng canxi và phospho cần có tỷ lệ cố định. Phospho nhiều sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi, dẫn đến bệnh loãng xương, nhất là đối với người lớn tuổi. Vì vậy, mặc dù polyphosphate không bị đưa vào danh mục cấm nhưng khi lạm dụng sẽ gây tác hại lớn đối với sức khỏe.

Theo tiến sĩ Lam, người tiêu dùng cần cẩn trọng khi sử dụng các loại phụ gia thực phẩm, mua hàng phải có bao bì, nhãn mác. Những người kinh doanh thường chạy theo lợi nhuận nên không chú trọng đến an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần quản lý chặt việc mua bán hóa chất, kể cả những phụ gia được phép sử dụng trên thị trường.