Cách mở project trong android studio

Chào mừng các bạn đã đến với bài học Android thứ 3, bài học về tổng quan project của Android. Đây là bài học trong chuỗi bài viết về lập trình ứng dụng Android bằng Java của Yellow Code Books.

Ở bài học trước, các bạn đã tạo được cho riêng bạn một môi trường lập trình rồi nhé. Chắc hẳn các bạn cũng nôn nóng muốn biết làm cách nào để có thể tạo một ứng dụng Android “đầu tay” đúng không nào. Không khó lắm đâu, bạn hãy đọc và thực hành qua các bước sau.

Tạo Mới Project

Bạn thân mến, trước hết mình xin nói sơ qua điều này một tí. Để cho các bài giảng được mạch lạc và logic với nhau, mình xin giới thiệu với bạn một project lớn mà với nó, mình và các bạn sẽ cùng nhau đi xuyên suốt qua các bài giảng trong chương trình. Project của chúng ta có tên là TourNote. Mình sẽ nói rõ về project này ở bài kế tiếp, còn bây giờ, đừng chần chừ nữa, hãy cùng mình tạo project TourNote bằng Android Studio qua các bước sau đây nhé.

Đầu tiên nếu chưa mở Android Studio thì bạn hãy mở lên. Sau khi đã mở Android Studio xong, nếu bạn đang ở màn hình Welcome (hình bên trái ở dưới), thì hãy chọn Start a new Android Studio project. Còn nếu bạn đang ở màn hình chính của Android Studio (hình bên phải ở dưới), hãy nhấn vào menu File > New > New Project….

Cách mở project trong android studio
Cách mở project trong android studio

Ở cửa sổ Create New Project xuất hiện như bên dưới. Bạn sẽ được đưa đến các câu hỏi liên quan đến project bạn sắp tạo ra. Vì như mục này của bài trước có nói rằng ngoài việc bạn có thể lập trình ra các ứng dụng trên điện thoại, thì Android còn có thể chạy trên TV, Wearable, Xe hơi… các kiểu. Và bạn hoàn toàn có thể sử dụng Android Studio để viết các ứng dụng ở các nơi mà Android có mặt này. Chính vì vậy việc trả lời các câu hỏi từ những bước đầu tiên này khá là quan trọng.

Ở bước đầu tiên này có tên Choose your project, bạn hãy chọn tab Phone and Tablet.

Cách mở project trong android studio
Cách mở project trong android studio

Tuy bước trên bạn đã chọn tab Phone and Tablet, nhưng khoan hãy nói đến các chọn lựa trong tab này. Vì mình cũng muốn giải thích sơ qua các tab ở cửa sổ này cho bạn nắm nhé. Bạn có thể không cần quan tâm các gạch đầu dòng dưới đây cũng được.

Phone and Tablet: chọn tab này nếu bạn muốn viết ứng dụng chạy trên điện thoại và máy tính bảng. TourNote sẽ được chúng ta chọn lựa trong tùy chọn này.

Wear OS: chọn vào đây nếu bạn muốn viết ứng dụng chạy trên các thiết bị đeo được, chẳng hạn như đồng hồ thông minh (Smartwatch) hay các thiết bị kiểm tra sức khỏe khác. Bài viết về hỗ trợ Wear sẽ được nói đến rất lâu về sau.

TV: chắc chắn là viết ứng dụng chạy trên Smart TV rồi, và cũng sẽ tìm hiểu sau luôn nhé.

Android Auto: viết ứng dụng chạy được trên thiết bị nghe nhìn của xe hơi.

Android Things: ở tab này bạn có thể tạo ra các project chạy được trên các thiết bị IoT (viết tắt của Internet of Things). Tiếng Việt gọi là Vạn vật kết nối. Các thiết bị IoT đều có thể kết nối và chia sẻ dữ liệu qua lại với nhau. Các project ở tùy chọn này thuộc một lĩnh vực khá mới mẻ mà thú thật mình cũng chưa có dịp tìm hiểu kỹ.

Quay lại với tab Phone and Tablet của chúng ta. bạn có thể nhìn thấy khá nhiều các màn hình mẫu trong tab này, người ta gọi đây là các template. Bạn sẽ phải chọn cho mình một template trong số đó. Với mỗi lựa chọn template này, source code được tạo ra ban đầu từ Android Studio sẽ khác nhau. Các source code tự sinh ra này đảm bảo rằng nếu bạn vừa tạo xong project và thực thi ứng dụng lên thiết bị ngay và luôn, thì giao diện của ứng dụng sẽ đúng như template mà bạn đã chọn đó. Tuy nhiên, là người mới bắt đầu, hoặc không muốn phiền nhiễu về các source code dựng sẵn, thì bạn nên chọn template Empty Activity và nhấn nút Next. Bước tiếp theo sẽ là hình dưới.

Bước này có tên Configure your project. Mục đích muốn bạn khai báo một số thông tin về project. Bạn hãy điền vào các thông tin như hình. Mình sẽ giải thích một chút các thông tin này ở bên dưới hình.

Cách mở project trong android studio
Cách mở project trong android studio

Name: là tên của ứng dụng, tên này sẽ xuất

Cách mở project trong android studio
Cách mở project trong android studio
hiện ở màn hình chính của thiết bị Android khi người dùng cài đặt ứng dụng của bạn lên đó. Các bạn có thể nhìn vào hình nhỏ bên cạnh sẽ thấy tên của các ứng dụng xuất hiện phía dưới icon của ứng dụng đó. Các bạn có thể viết hoa tên ứng dụng, hay để khoảng trắng tùy thích, nhưng nhớ là đừng quá dài hay quá ngắn, làm sao cho xúc tích và dễ nhớ.

Package name: là tên package của ứng dụng (nếu bạn nào từng biết qua Java thì khái niệm package trong Android là tương đương với Java. Nếu bạn muốn tìm hiểu về package của Java thì có thể đọc link này nhé). Ngoài ra thì với Android, package còn là định danh cho từng ứng dụng nữa. Package nên là duy nhất và đặc thù nhất của một ứng dụng, sẽ không thể có hai ứng dụng với cùng một tên package được cài lên cùng một thiết bị. Vậy đặt tên package như thế nào? Thường thì người ta sẽ đảo ngược tên miền của công ty lại và thêm vào tên của project để tạo thành một package. Như ví dụ bạn thấy, mình có trang web yellowcode.com chẳng hạn, project là TourNote, thì package sẽ lấy là com.yellowcode.tournote, đảm bảo không trùng đúng không các bạn. Còn như bạn là cá nhân, không có trang web cũng chẳng có công ty gì cả, thì có thể lấy tên bạn để tạo package, chẳng hạn như, com.duymanh.tournote, hay com.honghoahoi.tournote.

Save location: là đường dẫn đến thư mục chứa project của bạn, bạn có thể để mặc định hoặc tạo đường dẫn đến nơi tùy thích trong ổ cứng của bạn.

Language: ngôn ngữ mà bạn dùng để viết ứng dụng của bạn. Với TourNote ở các bài học Android này mình sẽ chọn Java nhé. Hẹn bạn một TourNote thuần Kotlin ở các bài viết khác của mình.

– Minimum API Level: mục này báo cho hệ thống biết ứng dụng được tạo ra sẽ hỗ trợ ngược tối đa đến hệ điều hành cũ nhất nào. Nên nhớ là việc ứng dụng càng hỗ trợ hệ điều hành cũ hơn thì bạn càng phải giải quyết các bài toán tương thích ngược hơn và do đó bạn sẽ càng mất thời gian và đau đầu hơn trong việc phát triển các ứng dụng. Các bạn có thể nhấn vào Help me choose để xem thống kê về số lượng người sử dụng các version của hệ điều hành để có sự chọn lựa tốt nhất cho bước này. Nhưng theo mình, trừ khi có đòi hỏi đặc biệt nào đó, nếu không bạn cứ để mặc định ở tùy chọn này.

– Hai tùy chọn nhỏ là This project will support instant appsUse AndroidX artifacts thì bạn cứ nên để trống như mặc định. Mình sẽ nói về hai tùy chọn này ở những chỗ khác.

Sau khi bạn đã điền tất cả các thông tin đã nói ở trên rồi thì hãy nhấn Finish để kết thúc các tùy chọn. Chúc mừng bạn, Project của bạn đã được tạo thành công rồi đó.

Tổng Quan Về Project

Giao Diện Chung

Giờ đây sau khi tạo mới một project, bạn đang đứng trong giao diện chính của Android Studio, nhìn một cách tổng quan giao diện này được chia làm các phần chính sau.

Cách mở project trong android studio
Cách mở project trong android studio

1. Toolbar: thanh công cụ. Nơi đây bạn có được các nút điều khiển chính, chẳng hạn như các nút Mở project, Lưu project, Cắt/Dán dữ liệu,… Hoặc đặc thù hơn với lập trình có các nút Khởi chạy ứng dụng, Debug ứng dụng,… Hoặc các quản lý cấp cao như các nút Chạy chương trình quản lý Android SDK, Chạy chương trình quản lý máy ảo,…

2. Navigation bar: thanh điều hướng. Giúp bạn theo dõi file nào đang được mở, đường dẫn file đó trong project của bạn như thế nào.

3. Editor window: cửa sổ soạn thảo, là nơi bạn chỉnh sửa các dòng code. Đặc biệt hơn ở cửa sổ này đó là, tùy vào loại source code, cửa sổ này sẽ xuất hiện khác nhau với từng loại để bạn có thể xem và chỉnh sửa source code dễ dàng. Chẳng hạn như khi bạn mở một file java code, sẽ khác với khi bạn mở một file xml, và khác với khi bạn mở một file ảnh,… Chúng ta sẽ từ từ làm quen cửa sổ này sau.

4. Tool window bar: các điều khiển cho các công cụ khác. Các công cụ khác chính là các công cụ cho bạn can thiệp vào các công cụ quản lý của hệ thống. Chẳng hạn như Quản lý log, Quản lý quá trình debug, Quản lý kết quả tìm kiếm,  Xem cây thư mục của project,… Tuy nhiên dàn nút trên đây chỉ là cho phép bạn tắt mở các công cụ tương ứng mà thôi. Mỗi công cụ sẽ được mở ra ở dạng cửa sổ như mục số 5.

5. Tool windows: chính là các cửa sổ được điều khiển tắt mở từ thanh số 4 mà mình có nói đến trên đây.

6. Status bar: thanh trạng thái, hiển thị trạng thái của project và của chính trình biên dịch Android Studio này. Bạn sẽ thấy thông báo ứng dụng đang được thực thi, có thành công không, có lỗi gì không,…

Vậy là bạn vừa biết cách tạo mới một project, và xem qua tổng quan giao diện của Android Studio. Bạn sẽ thân thiện hơn với Android Studio và các công cụ lập trình Android ở các bài kế tiếp.

Cảm ơn bạn đã đọc các bài viết của Yellow Code Books. Bạn hãy ủng hộ blog bằng cách:

Đánh giá 5 sao bên dưới mỗi bài nếu thấy thích.
Comment bên dưới mỗi bài nếu có thắc mắc.
Để lại địa chỉ email của bạn ở thanh bên phải để nhận được thông báo sớm nhất khi có bài viết mới.
Chia sẻ các bài viết của Yellow Code Books đến nhiều người khác.

Bài Kế Tiếp

Bạn sẽ được hướng dẫn cách thiết lập máy ảo cho mục đích kiểm thử trong quá trình phát triển phần mềm, và chạy ứng dụng mà bạn tạo ra hôm nay lên máy ảo và máy thật.