Cách lắp khóa càng xe máy

Ở Việt Nam cũng như một số nước đang phát triển, xe máy chính là phương tiện lưu thông được mua và sử dụng phổ biến nhất. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, người dân nước ta càng có điều kiện tốt hơn để sắm sửa những chiếc xe máy hiện đại, đắt tiền. Tuy nhiên cùng với đó là các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng như trộm cắp. Những chiếc xe máy của bạn có thể bất ngờ "không cánh mà bay" vào một ngày đẹp trời nào đó. Vậy nên để giúp chủ nhân có thể bảo vệ được tài sản của mình một cách triệt để nhất, các thiết bị chống trộm đã được sản xuất và đưa vào sử dụng. Hiện nay, thiết bị khóa chống trộm xe máy đã có mặt rộng rãi trên thị trường và được nhiều người lựa chọn lắp đặt. Và nếu bạn cũng đang có nhu cầu sử dụng thiết bị này cho xế cưng, hãy cùng tham khảo hướng dẫn cách lắp đặt khóa chống trộm xe máyPhương Nam 24h chia sẻ.


Khóa chống trộm xe máy có rất nhiều loại nhưng bao gồm 3 dòng sản phẩm chính đó là: khóa định vị GPS, khóa từ và khóa remote. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách lắp đặt loại khóa chống trộm xe máy Viettel được tích hợp 2 chức năng chống trộm và định vị GPS.

Bước 1: Kiểm tra đủ các bộ phận của bộ thiết bị bao gồm: Thiết bị, cáp nguồn, miếng dán Velcro, pin, vỏ bọc silicon, tài liệu hướng dẫn sử dụng, còi và rơle.
 


 

Bước 2: Chuẩn bị sẵn 1 sim đã được kích hoạt, đăng ký chính chủ và đăng ký sẵn dịch vụ GPRS. Mở nắp lưng thiết bị, đặt sim vào khay và đóng chốt cố định. Sau đó lắp pin và đóng nắp lưng thiết bị.

Bước 3: Lựa chọn vị trí lắp đặt nên có các đặc điểm sau: kín đáo để tránh bị phá hoại, cách xa các nguồn thu phát sóng khác, tránh những nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao, tránh những nơi bị bao bọc, che chắn bởi vật liệu kim loại. Vị trí lý tưởng nhất để lắp đặt thiết bị là mặt nạ trước của xe. Các vị trí hạn chế là cốp trước, hộp đựng đồ hoặc đèn sau. Các vị trí không nên lắp là chắn bùn, sàn xe hay lốc máy.
 


 

Bước 4: Tiến hành lắp đặt thiết bị vào xe.

Đầu tiên, bạn hãy xác định các sợi dây của thiết bị bao gồm:

+ Dây màu đỏ là dây cấp nguồn, nối với cực dương của ắc quy xe.

+ Dây màu đen là dây nối đất.

+ Dây màu da cam là dây tín hiệu chìa khóa.

+ Dây màu tím là dây điều khiển rơle.
 


 

► Tiếp theo, xác định các sợi dây tương ứng của xe bao gồm:

+ Dây nguồn là dây nối sẵn với cực dương của ắc quy xe hoặc khi đo điện áp trên 2 dây của ổ khóa điện, dây này luôn có điện áp là 12V kể cả khi bật hoặc tắt khóa điện.

+ Dây tín hiệu chìa khóa là dây có điện áp 0V khi tiến hành đo điện áp trên 2 dây của ổ khóa lúc tắt.

+ Dây nối đất là dây nối sẵn với cực âm của ắc quy hoặc là dây màu đen trong bó dây điện của xe.

► Cuối cùng, tiến hành lắp thiết bị vào phương tiện:

+ Cắt đôi dây chìa khóa, nối 2 đầu dây vừa cắt với 2 dây xanh của rơle.

+ Dây rơle lúc này còn một dây trắng và một dây vàng. Nối 1 trong 2 dây (dây nào cũng được) với dây nguồn và dây còn lại với dây màu tím của thiết bị.
 


 

+ Nối dây da cam của thiết bị với dây tín hiệu chìa khóa. Lưu ý dây này cần nối với 1 trong 2 điểm nối giữa dây chìa khóa với dây xanh của rơle ở trên.

+ Nối dây màu đen của thiết bị với dây nối đất của xe.

+ Nối dây màu đỏ của thiết bị với dây nguồn của xe.

Bước 5: Kiểm tra tình trạng hoạt động dựa theo 3 chiếc đèn sáng được lắp trên thiết bị. 3 chiếc đèn này sẽ sáng ngay lập tức sau khi các loại dây của thiết bị đã được nối đúng với các loại dây của xe. Bạn có thể kiểm tra một số tình huống dựa vào độ sáng, đặc điểm sáng của 3 chiếc đèn này:

► Đối với đèn hiển thị trạng thái của sim:

+ Nếu đèn sáng liên tục tức là sim hoạt động bình thường.

+ Nếu đèn nháy chậm tức là thiết bị hoặc thẻ sim bị lỗi, không hoạt động.

+ Nếu đèn không sáng tức là thiết bị không hoạt động.

► Đối với đèn hiển thị trạng thái tín hiệu GSM (tín hiệu truyền nhận dữ liệu):

+ Nếu đèn sáng liên tục tức là tín hiệu GSM mạnh, ổn định.

+ Nếu đèn nháy chậm tức là tín hiệu GSM trung bình, khoảng 75%.

+ Nếu đèn nháy nhanh tức là tín hiệu GSM yếu, khoảng 25% - 50%.

+ Nếu đèn không sáng tức là không có tín hiệu GSM.

► Đối với đèn hiển thị trạng thái tín hiệu GPS (tín hiệu xác định vị trí):

+ Nếu đèn sáng liên tục tức là tín hiệu GPS mạnh, ổn định.

+ Nếu đèn nháy chậm tức là thiết bị đã kết nối được với vệ tinh nhưng không xác định được tọa độ.

+ Nếu đèn nháy nhanh tức là GPS không hoạt động hoặc không kết nối được với vệ tinh.

+ Nếu đèn không sáng tức là GPS không hoạt động.

Nếu tất cả các đèn đều tắt tức là thiết bị chưa hoạt động, bạn có thể dùng 1 que nhỏ nhấn vào nút nguồn nằm bên cạnh ký hiệu nguồn để khởi động thiết bị. Nếu vẫn không được thì tức là bạn đã làm sai một hoặc một số bước ở trên hoặc thiết bị gặp trục trặc kỹ thuật.

Bạn cũng có thể dựa vào tín hiệu đèn để kiểm tra, điều chỉnh lại thiết bị hoặc liên hệ đến đơn vị cung cấp để được hỗ trợ, xử lý vấn đề.
 


 

Trên đây là cách lắp khóa chống trộm xe máy mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết cách lắp đặt khóa chống trộm xe máy như thế nào để không cần phải tốn tiền thuê thợ chuyên nghiệp. Bên cạnh đó để bảo vệ tài sản của mình một cách triệt để và hiệu quả nhất, bạn nên liên hệ với các đơn vị bán khóa chống trộm xe máy uy tín để mua được những sản phẩm đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lý.

Khóa càng xe máy là loại khóa thường được trang bị trên những dòng xe máy đời cũ. Khóa có nhiều ưu điểm giúp xe an toàn hơn. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm rõ về loại khóa này cũng như cách mở khóa, tháo và lắp khóa càng. Do đó, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về loại khóa này.

Đặc điểm khóa càng xe máy

Khóa càng là một dụng cụ để khóa, bảo vệ xe máy. Chúng có thiết kế giống như những chiếc khóa thông thường và được gắn ở bên trái giảm xóc trước.

Khóa có 1 thanh ngang lớn chắn ngay nan hoa, làm xe không thể dắt hay di chuyển được. Chỉ có sử dụng chìa khóa mới có thể mở và sử dụng bình thường.

Hầu hết các dòng xe như Honda dream, xe Yamaha, xe Sirius hay Honda Wave… đều có thể sử dụng khóa càng. Chúng được đánh giá là khá tốt, khiến kẻ gian mất nhiều thời gian mới có thể phá được. Đặc biệt, thiết kế của loại khá nhỏ gọn, trọng lượng thấp, thuận tiện cho việc sử dụng, phù hợp với mọi dòng xe từ cũ cho đến đời mới.

Khóa càng xe máy thường được lắp trên những dòng xe cũ. Trên những dòng xe mới, đặc biệt dòng xe ga thường không sử dụng loại khóa này.

Cách mở, tháo, lắp khóa càng xe máy nhanh chóng, hiệu quả

Cách mở khóa càng xe máy khi mất chìa

Trong quá trình sử dụng không tránh khỏi những sự cố như mất chìa khóa xe. Khi mất chìa khóa xe máy bạn cần bình tĩnh và thực hiện các cách sau đây.

Khóa càng là một trong những loại khóa mà chúng ta phải sử dụng đến chìa thì mới mở được khóa. Vì vậy việc mất chìa khóa là việc khó có thể tránh khỏi. Khi chúng ta không tìm thấy chìa khóa thì chúng ta hãy bình tĩnh kiếm hoặc sử dụng chìa khóa dự phòng để mở.

Các bạn cố gắng tìm trong túi xách, balo,… Những khu vực đã đi qua và nghi ngờ làm rơi chìa khóa. Đôi khi do vội vàng nên chúng ta để chìa khóa trên bàn làm việc hoặc ở đâu đó. Trong trường hợp nếu như tìm thấy được thì tốt.

Nếu không thì các bạn nên sử dụng chìa khóa dự phòng loại chìa khóa mà trước đó bạn đã thực hiện sao chép, đánh chìa khóa xe máy tại đơn vị uy tín. Nếu như điều kiện cho phép thì các bạn có thể trực tiếp sử dụng chìa khóa dự phòng hoặc nhờ đế bạn bè hoặc người thân đem đến để có thể mở ổ khóa càng xe máy.

Nếu như không tìm thấy chìa khóa dự phòng. Các bạn có thể áp dụng thực hiện mở khóa bằng một số cách mở khóa xe máy khi mất chìa. Để có thể mở khóa một cách nhanh chóng mà không phải nhờ đến thợ sửa khóa.

Cách tháo khóa càng xe máy

Cách tháo khóa càng xe máy được thực hiện như sau:

1/ Tìm xung quanh vị trí của khóa, bạn sẽ thấy một con ốc cố định. Dùng dụng cụ để tháo 3 con ốc cố định càng xe này. 3 ốc này có nhiệm vụ là cố định chặt khóa càng vào xe. Lưu ý, sau khi tháo nên cất chúng ở nơi dễ tìm thấy, tránh làm mất.

2/ Sử dụng chìa khóa cắm khóa vào và 1 tay giữ nút mở. Một tay giữ trên chốt khóa sau đó rút chốt khóa ra khỏi càng khóa. Như vậy là cách tháo khóa càng xe máy đã được hoàn thành.

Trong trường hợp bạn đã cố gắng tháo khóa càng xe máy nhưng không có hiệu quả, bạn có thể cân nhắc đến việc phá khóa.

Phá khóa càng xe máy

Phá khóa càng xe máy chỉ sử dụng khi nào chúng ta đã sử dụng mọi cách mà vẫn không thể mở được khóa. Bởi phá khóa càng xe có thể gây ảnh hưởng cho ổ khóa và đến cả xe của bạn.

Vì vậy các bạn phải cân nhắc đến việc phá khóa càng xe. Nếu như chúng ta không thực sự gấp thì chúng ta không nên thực hiện các này.

Phá khóa không chỉ khiến cho chúng ta tốn kém mua ổ khóa khác. Mà nó còn khiến cho chúng ta tốn kém trong việc sửa xe.

Phá khóa có 1 số cách như phá khóa bằng búa chúng ta chỉ cần đập mạnh vào ổ khóa cho đến khi ổ khóa rời ra khỏi xe. Như vậy là chúng ta đã thực hiện phá khóa xong.

Cách lắp khóa càng xe máy

Cách lắp khóa càng xe máy cũng bằng những thao tác đơn giản, với các bước như sau:

1/ Tháo 1 con ốc vít ở đằng sau khóa càng xe ra.

2/ Sau đó chúng ta tiến hành tháo ốc vít ở logo của khóa càng.

3/ Tiếp đến chúng ta tháo ốc ở sau logo.

Và sử dụng chìa khóa cắm vào ổ khóa và tháo lõi của càng khóa xe ra. Và tháo 2 con ốc cố định ổ khóa ra khỏi càng khóa. Tiếp tới là chúng ta cố định khóa lên sẽ. Vặn chặt ốc vít cố định khóa lại . Và sử dụng chìa khóa cho lõi khóa vào. Sử dụng ốc vít sau logo để có thể cố định khóa.

Tiến hành lắp logo và lắp ốc vít đằng sau khóa càng xe lại.

Lưu ý khi sử dụng khóa càng xe máy

Sử dụng khóa càng xe máy tránh những hư hỏng và những sự cố không đáng có. Khi sử dụng cần lưu ý sau:

+ Cần sao chép chìa khóa xe máy để dự phòng. Phòng trường hợp mất chìa khóa vẫn còn chìa dự phòng để mở khóa.

+ Luôn bảo dưỡng ổ khóa, tránh khóa bị kẹt ổ khóa.

+ Khi khóa càng xe máy có vấn đề. Nên gọi thợ sửa khóa xe máy ở Hà Nội uy tín xử lý để thợ giỏi giúp bạn xử lý hiệu quả, triệt để mà không làm ảnh hưởng đến ổ khóa và các bộ phận khác.

Video liên quan

Chủ đề