Cách làm tử cung co lại sau sinh thường

Tử cung và buồng trứng của người Mẹ, đã hoàn toàn thay đổi trong 9 tháng, sẽ phải mất 6-8 tuần sau sinh để trở lại với điều kiện bình thường.

Hãy cùng tìm hiểu sự phân loại của các thay đổi.

Hãy đánh dấu trong suốt quá trình hổi lại của tử cung và buồng trứng.

Ngay trước khi sinh, tử cung dịch chuyển lên trên rốn. Nhưng tại thời điểm dây rốn được đưa ra ngoài, cùng lúc đó, tử cung sẽ nhanh chóng quay trở về vị trí dưới rốn. Ngày tiếp theo, nó sẽ trở lại vị trí phía trên rốn, và sau đó, nó sẽ tiếp tục thay đổi vị trí cho tới khi nhỏ lại. Có một điều thú vị nho nhỏ là, trong khoảng thời gian 5 ngày sau khi sinh nếu bạn chạm vào tử cung từ bên ngoài, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được nó, sau 10 ngày bạn sẽ không còn cảm thấy nó nữa. Nhưng điều đó sẽ mất 6 - 8 tuần để tử cung hồi lại hoàn toàn với kích thước ban đầu của nó, vì vậy bạn sẽ phải thận trọng và chú trọng tới cảm nhận của bạn.

Như việc thu gọn của tử cung, những cơn đau giống như tổn thương lao động sẽ xuất hiện, và được gọi là "sau cơn co thắt". Tùy thuộc vào từng cơ thể mỗi người mà các cơn đau sẽ được cảm nhận khác nhau, vì vậy bạn không nên quá lo lắng. Theo một ý kiến cơ bản, những cơn co thắt sẽ đau hơn một chút với đau bụng kinh nguyệt. Bạn sẽ cảm thấy cơn đau 2-3 ngày sau sinh, nhưng trong khoảng thời giam bạn rời bệnh viện, bạn cũng sẽ cảm nhận thấy những cơn đau này một cách rõ ràng.

Đây là dịch tiết ra từ âm đạo xuất hiện sau khi sinh. Đó là một hỗn hợp giữa máu tiết ra từ dây rốn khi được bóc tách ra ngoài và những vết thương được hình thành khi màng trứng bóc bỏ vỏ, cộng với máu hình thành tại tử cung, cùng với dịch tiết và chất nhờn.

Trong 2-3 ngày sau sinh, sản dịch sẽ được tiết ra rất nhiều và chủ yếu là máu. Sau đó, khi tử cung và dạ con hồi lại, sự tiết dịch sẽ giảm dần và màu sắc sẽ thay đổi dần dần từ đỏ -> đỏ nâu -> vàng -> trắng, cuối cùng sẽ thành màu trong. Trong khi sản dịch sẽ rất khác biệt giữa mỗi người, sự tiết dịch âm đạo dường như trở thành trong suốt trong khoảng thời gian từ 3-5 tuần sau sinh.

Sản dịch là một phong vủ biểu quan trọng của sự hồi lại của tử cung. Kiểm tra những sự thay đổi trong màu sắc và số lượng. Nếu bạn thấy lo lắng bất kỳ điều gì, ví dụ như nếu sản dịch màu đỏ tười tiếp tục tiết ra không ngừng, sản dịch có thể bất ngờ tăng lên sau khi đã giảm đi đáng kể, hoặc có một cục máu đông tiết ra ngoài, thì hãy tới gặp bác sỹ ngay lập tức.

Trên thực tế, theo tính toán sau 4-5 tháng sau sinh kinh nguyệt sẽ trở lại, nhưng tùy theo cớ địa của từng người, vì vậy đó chỉ là một ý kiến cơ bản. Nguyệt san thường trở lại muộn hơn đối với người Mẹ vẫn đang cho con bú. Nhưng việc này cũng rất khác biệt và tùy thuộc vào từng cơ địa của mỗi người, và đôi khi nó sẽ quay trở lại ngay cả trong lúc bạn đang cho con bú, vì vậy không thể nói chính xác thời điểm trở lại của nguyệt san. Tuy nhiên trong một số trường hợp ngày rụng trứng vẫn xuất hiện không cần tới kỳ nguyệt san, vì vậy sẽ tốt hơn nếu bạn cẩn thận trong điều chỉnh việc sinh sản mặc dù kỳ nguyệt san vẫn chưa trở lại.

Sau sinh bao lâu thì tử cung co lại và những vấn đề liên quan đến quá trình co tử cung luôn khiến nhiều mẹ thấp thỏm lo lắng. Không chỉ vì sức khỏe mẹ và còn vì "chuyện ấy" nữa!

Tử cung mỗi người mỗi khác, không ai giống ai. Tử cung bình thường của một người phụ nữ chỉ khoảng một quả lê. Những người từng mang thai sẽ có kích thước tử cung lớn hơn những phụ nữ chưa từng trải qua thai kỳ. Mang thai là giai đoạn tử cung của phụ nữ phải trải qua nhiều sự đổi thay nhất.

Để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần thai, tử cung của mẹ sẽ phải trải qua rất nhiều thay đổi, đặc biệt là kích thước. Từ một nắm tay và ẩn sâu trong khung xương chậu, tử cung sẽ phình to và đẩy dần lên vùng rốn. Phần tử cung sát âm đạo, hay còn gọi cổ tử cung cũng sẽ liên tục phát triển cùng với sự lớn dần của em bé trong bụng. Đến cuối thai kỳ, cổ tử cung sẽ giãn rộng hết cỡ chuẩn bị cho sự chào đời của cục cưng.

Ngay sau khi sinh, tử cung của mẹ vẫn chưa thể phục hồi hình dáng và kích thước ban đầu được. Vì vậy, nếu bụng vẫn hơi “phì nhiêu”, mẹ cũng không cần quá lo nhé! Nhanh thôi, kết hợp với ăn uống và tập luyện, vòng 2 khiêm tốn của bạn sẽ quay lại.

Không thể một sớm một chiều, tử cung cần thời gian để có thể trở lại kích thước ban đầu

Sau sinh bao lâu thì tử cung co lại?

Không cần đến 9 tháng như quá trình giãn ra, chỉ 1-2 ngày sau sinh tử cung sẽ co lại, giữ kích thước tương đương với kích thước khi bạn mang thai tuần 18. Tử cung sẽ tiếp tục co lại trong những ngày tiếp theo. Nếu mọi chuyện diễn ra êm đẹp, khoảng 6 tuần sau sinh, tử cung có thể lấy lại kích thước bình thường.

Tử cung co nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Những mẹ sinh thường sẽ hồi phục nhanh hơn các mẹ sinh mổ, do trong quá trình sinh mổ sẽ để lại sẹo. Ngoài ra, tử cung cũng sẽ hồi phục nhanh hơn ở những mẹ lần đầu sinh con.

Trong quá trình tử cung co lại, sản dịch còn sót lại cũng sẽ được tống ra ngoài cơ thể qua những cơn co bóp mạnh. Mức độ co bóp nhiều hay ít còn tùy cơ địa của từng mẹ, cũng như phụ thuộc vào số lần sinh con. So với lần đầu, tử cung sẽ phải co bóp mạnh và nhiều hơn ở những lần sau để đẩy sản dịch ra ngoài.

Tử cung không co lại: Cẩn thận không nguy!

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình co lại của tử cung. Một số trường hợp có thể do nhiễm khuẩn, hoặc sa tử cung. Đối với những bà mẹ có tử cung bị nhiễm khuẩn sau sinh, sự co hồi tử cung sẽ chậm hơn bình thường.

Cách chăm sóc mẹ sau sinh cũng rất quan trọng đối với quá trình co lại của tử cung. Chăm sóc sau sinh đúng cách sẽ giúp tử cung co nhanh và tốt hơn, cũng như giảm thiểu nguy cơ băng huyết hay nhiễm trùng sau sinh.

Việc chăm sóc sau sinh ảnh hưởng rất lớn đến quá trình co lại của tử cung

Mẹ sau sinh có thể đi lại, hoạt động nhẹ nhàng để tránh táo bón, đồng thời giúp các cơ vùng bụng nhanh phục hồi hơn. Tuy nhiên, bạn nên tránh các hoạt động mạnh, nhất là mang vác vật nặng ít nhất 1 tháng sau sinh để tránh sa tử cung.

Mách mẹ những cách giúp co tử cung nhanh hơn

Ngoài tuổi tác, số lần mang thai, thời gian chuyển dạ hay trọng lượng thai nhi, quá trình chăm sóc mẹ sau sinh là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự co tử cung.

  • Xoa bóp tử cung: Nhẹ nhàng dùng tay massage phần bụng dưới sẽ kích thích giúp tử cung co nhanh hơn. Những mẹ sinh mổ có thể kết hợp massage vùng bụng và bôi kem chống sẹo. Lưu ý, hầu hết các loại kem ngừa sẹo chỉ sử dụng khi vết thương đã liền miệng, khép mày.
  • Luyện tiểu đúng cách: Các chuyên gia khuyến cáo mẹ sau sinh nên đi tiểu sau 4 giờ vượt cạn. Nếu không nhanh chóng loại bỏ lượng nước thừa trong cơ thể, mẹ có thể bị bí tiểu, sưng bàng quang. Không những làm chậm đến quá trình co tử cung, bí tiểu sau sinh còn có thể dẫn đến xuất huyết sau sinh hoặc viêm bàng quang.

Mỗi khi đi tiểu, hãy thử tự ngắt quãng dòng nước tiểu. Đây là bài tập cơ sàn chậu đơn giản nhất giúp củng cố sàn khung chậu và ngăn ngừa sa tử cung.

  • Vệ sinh sạch sẽ: Không như quan niệm “cấm tắm” ngày xưa của ông bà, các bác sĩ sản khoa hiện đại khuyến cáo mẹ sau sinh nên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cơ thể, nhất là bộ phận sinh dục. Bạn có thể không dùng nước sát khuẩn khi vệ sinh “cô bé”, nhưng nên dùng nước ấm vừa phải.
  • Cho con bú: Ngay khi có thể mẹ cho con bú sẽ kích thích tuyến yên tiết Oxytocin, hormone có tác dụng làm co cơ tử cung, đẩy nhanh quá trình hồi phục của tử cung.

Bên cạnh vấn đề sau sinh bao lâu thì tử cung co lại, việc chăm sóc sau sinh đúng cách cũng rất quan trọng. Bởi cách chăm sóc sau sinh là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình co tử cung. Mẹ đừng quên nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề