Cách làm trắc nghiệm vật lý nhanh

Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần. Để đạt được kết quả tốt nhất, học sinh cần có chiến lược ôn tập và phân chia thời gian học tập hiệu quả. Với môn Vật lý, các em cần ôn thật tốt cả phần lý thuyết và các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Bên cạnh yêu cầu chuẩn xác về mặt kiến thức, các em có thể tham khảo một số phương pháp làm bài trắc nghiệm đối với môn Vật lý sau đây:

1. Loại trừ đáp án

Mặc dù phải nắm vững kiến thức, đôi khi có một số nội dung các em chưa thật sự chắc chắn. Hãy dùng phương pháp loại trừ bớt đáp án nhiễu trong trường hợp này.

2. Tận dụng một số công thức tính nhanh

Có nhiều bài tập nếu chúng ta làm tuần tự, bài bản như khi giải tự luận sẽ không đủ thời gian dành cho các câu khác. Vì vậy, hãy sử dụng vài mẹo nhỏ trong tính toán để đẩy nhanh tốc độ làm bài.

3. Ước lượng giá trị

Đôi khi, các em gặp các bài toán không nhất thiết phải giải chi tiết bài bản để ra đến kết quả cuối cùng. Chúng ta có thể ước lượng khoảng giá trị để chọn đáp án. Kỹ thuật này đòi hỏi học sinh cần có khả năng quan sát và dự đoán.

4. Sử dụng số phức trên máy tính cầm tay

Máy tính cầm tay casio hỗ trợ rất mạnh một số giai đoạn trong giải toán, các em cần khai thác và làm chủ máy tính để phục vụ trong quá trình làm bài, như tận dụng ô nhớ, tính toán số phức, giải phương trình...

Trong phần này, thầy đưa một ví dụ về việc sử dụng tính năng số phức trên máy tính cầm tay để tìm biểu thức dòng điện xoay chiều trong mạch RLC.

Ngoài một số phương pháp trên, các em có thể sử dụng một số cách như thử giá trị, quy đổi chiều dài...

Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang bước vào giai đoạn gấp rút. Bất kể kỹ thuật nào vẫn phải dựa trên nền tảng ôn tập kiến thức thật vững, rèn luyện kỹ năng làm bài nhuần nhuyễn. Hy vọng một số chia sẻ trên có thể giúp các em trang bị thêm cho mình hành trang để đủ tự tin cùng bản lĩnh để vượt vũ môn.

Thầy Nguyễn Huy Hùng hiện là giáo viên Vật lý THPT ở Hệ thống giáo dục Lý Thái Tổ (Hà Nội). Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nguyễn Huy Hùng

4 mẹo xử lý nhanh câu hỏi Vật lý thi THPT quốc gia

Để làm tốt môn Vật lý thi THPT quốc gia 2017 thì ngoài việc ôn tập và nắm chắc các kiến thức cơ bản cần thiết của môn Vật lý các bạn học sinh cần phải hiểu rõ được những mẹo xử lý nhanh các câu hỏi trắc nghiệm Vật lý trong đề thi THPT quốc gia. Dưới đây là một vài mẹo giúp giải nhanh đề thi Vật lý, mời các bạn cùng tham khảo. Chúc các bạn thi tốt!

Đề Vật lý thường dài, nhiều dữ liệu, tốn thời gian đọc hiểu, do đó 40 câu hỏi hoàn thành trong 50 phút là áp lực lớn với thí sinh.

Trong kỳ thi THPT quốc gia 2017, Vật lý sẽ là môn thành phần trong tổ hợp bài thi Khoa học tự nhiên. Đề gồm 40 câu trắc nghiệm, thời gian 50 phút. Đây là áp lực không hề nhỏ cho thí sinh bởi đề Vật lý thường dài, nhiều dữ liệu, tốn thời gian đọc hiểu.

Thầy giáo Đỗ Ngọc Hà (Viện Vật lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) sẽ bật mí 4 mẹo xử lý câu hỏi trong 75 giây của môn thi này.

1. Phân bổ thời gian làm bài hợp lý

Đề thi Vật lý có khoảng 24 câu mức độ dễ, bao gồm lý thuyết dễ - trung bình và những bài tập có thể tìm đáp án sau khoảng 1-2 bước làm. Vì vậy, khi nhận được đề, học sinh làm lần lượt 24 câu đầu tiên trong khoảng 10-12 phút.

16 câu còn lại có mức độ kiến thức từ trung bình đến khó, được sắp xếp xen kẽ. Học sinh nên đọc lướt toàn bộ rồi chọn ra những câu trong khả năng của mình để làm trước. Còn thời gian, thí sinh quay lại giải quyết câu hỏi khó.

2. Đọc ngược câu hỏi

Nhiều bài tập trong đề thi môn Vật lý rất dài, có dữ liệu lớn khiến học sinh hoang mang, mất khá nhiều thời gian đọc hiểu. Với những câu này, thí sinh nên áp dụng kỹ năng đọc ngược để xác định nhanh yêu cầu của đề là gì. Câu hỏi này thường được đưa ra ở ý cuối cùng của đề.

Bám sát yêu cầu đó, thí sinh sàng lọc dữ liệu được đưa ra ở phía trên rồi xây dựng hướng làm bài. Phương pháp này sẽ giúp học sinh hiểu đúng, trúng, nhanh yêu cầu của đề và tiết kiệm thời gian giải hơn.

3. Đánh giá mức độ tin tưởng của đáp án

Thời gian trung bình để hoàn thành một câu hỏi trắc nghiệm Vật lý là 75 giây. Với một số bài tập, học sinh cần có kỹ năng làm bài nhanh để rút ngắn thời gian, trong đó có kỹ năng đánh giá mức độ tin tưởng của các đáp án. Để làm được điều này, thí sinh cần nắm chắc bản chất lý thuyết để biết được khoảng giá trị ở các đại lượng được hỏi, từ đó đánh giá mức độ đúng/sai/tin tưởng của đáp án.

Ví dụ, đề thi đại học năm 2012 hỏi: Biết công thoát electron của các kim loại canxi, kali, bạc và đồng lần lượt là: 2,89eV; 2,26eV; 4,78eV va 4,14eV. Chiếu ánh sáng có bước sóng 0,33µm vào bề mặt các kim loại trên.

Hiện tượng quang điện không xảy ra với các kim loại nào sau đây:

A. Canxi và bạc;
B. Kali và đồng;
C. Kali và canxi;
D. Bạc và đồng

Với đề này, theo cách bình thường, học sinh sẽ đi tính năng lượng phôton của bức xạ chiếu vào sau đó so sánh với các công thoát của các kim loại để tìm ra đáp án. Điều này sẽ mất khoảng 1 phút 30 giây.

Tuy nhiên, thí sinh có thể chọn được rất nhanh đáp án chính xác, khi sử dụng phương pháp loại trừ, nếu nắm chắc lý thuyết. Ở đây, các kim loại bạc, đồng, kẽm, nhôm… có giới hạn quang điện nằm ở khu vực tử ngoại, còn các kim loại kiềm - kiềm thổ (canxi, kali..) có giới hạn quang điện nằm ở khu vực ánh sáng nhìn thấy. Khi chúng ta chiếu một ánh sáng có bước sóng 0,33µm - là bước sóng khu vực tử ngoại sẽ gây ra hiện tượng quang điện ngoài đối với các kim loại kiềm, kiềm thổ (đó là canxi, kali). Do đó, chúng ta loại được đáp án A, B, C do có chứa canxi và kali. Đáp án chính xác còn lại là D, nhanh chóng được tìm ra.

Ví dụ trên càng khẳng định được vai trò quan trọng của việc học, hiểu lý thuyết trong sách giáo khoa. Việc nắm vững lý thuyết không chỉ giúp học sinh làm tốt câu hỏi lý thuyết mà còn giải quyết rất nhanh chóng bài tập.

4. Nháp khoa học

Đối với những câu hỏi bài tập trung bình, chỉ có 2-3 phép tính, chúng ta nên nháp trực tiếp vào đề. Nhưng những bài tập phức tạp hơn, học sinh nên nháp ra ngoài một cách rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc. Quá trình này, học sinh sẽ ghi lại được những đại lượng đã tìm ra để nếu vì bài quá khó, thí sinh tạm bỏ qua và làm bài tập khác, thì khi quay lại giải quyết, các em sẽ không cần tính lại những đại lượng này. Đây là điều ít học sinh chú ý.

Người xưa có câu:

Khó như Lý

Bí như hình

Linh tinh như đại

Ngại như văn

Đúng như vậy môn Lý là một trong những môn học khó, làm cách nào để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra trắc nghiệm môn Lý. Chúng ta có thể đưa ra đáp án nhanh nhất mà chưa cần tính toán phức tạp hay không. Đừng lo … Dưới đây là một số bí kíp giúp bạn đạt kết quả cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Vật lý. Nào chúng ta hãy cùng khám phá nhé!  J

Ø Bí kíp 1

Khi trong 4 phương án trả lời, có 2 phương án là phủ định hoàn toàn của nhau, thì câu trả lời đúng chắc chắn phải là một trong hai phương án này.

Ví dụ: Cho đồ thị biểu diễn một quá trình biến đổi trạng thái của chất khí . Trong quá trình diễn biến từ trạng thái 1 đến trạng thái 2 

A. áp suất chất khí giảm; 
B. thể tích chất khí tăng; 
C. nhiệt độ chất khí thay đổi; 
D. nhiệt độ chất khí không đổi.

Chọn đáp án SAI.

Rõ ràng với trường hợp câu hỏi này, ta không cần quan tâm đến hai phương án A và B, vì C và D không thể cùng đúng hoặc cùng sai được. Nếu vào thi mà gặp câu hỏi như thế này thì coi như bạn may mắn, vì bạn đã được trợ giúp 50 – 50 rồi!

Ø Bí kíp 2

Khi 4 đáp số nêu ra của đại lượng cần tìm có tới 3, 4 đơn vị khác nhau thì hãy khoan tính toán đã, có thể người ta muốn kiểm tra kiến thức về thứ nguyên (đơn vị của đại lượng vật lí) đấy.

Ví dụ: Một động cơ có thể kéo một chiếc tàu đi xa 100m trong khoảng thời gian 20 giây với lực phát động trung bình 5000N. Công suất của động cơ này là 

A. 500 000 J; B. 500 000 kg.m/s; C. 34 CV;

D. 34 N.s.

Với bài toán này, sau một loạt tính toán, bạn sẽ thu được đáp số là 34 CV. Tuy nhiên, chỉ cần nhanh trí một chút thì việc chọn đáp số 34 CV phải là hiển nhiên, không cần làm toán.

Ø Bí kíp 3

Đừng vội vàng “tô vòng tròn” khi con số bạn tính được trùng khớp với con số của một phương án trả lời nào đấy. Mỗi đại lượng vật lí còn cần có đơn vị đo phù hợp nữa.

Ví dụ: Một hòn đá nặng 5kg đặt trên đỉnh một tòa nhà cao 20m. Lấy mốc thế năng bằng không tại mặt đất và g = 10m/s2. Thế năng của hòn đá này là A. 100 J;  B. 100 W;  C. 1000 W; D. 1 kJ.

Giải bài toán này, bạn thu được con số 1000. Nhưng đáp án đúng lại là 1 cơ. Hãy cẩn thận với những bài toán dạng này bạn nhé.

Ø Bí kíp 4

Phải cân nhắc các con số thu được từ bài toán có phù hợp với những kiến thức đã biết không. Chẳng hạn tìm bước sóng của ánh sáng khả kiến thì giá trị phải trong khoảng 0,400 đến 0,760 mm. Hay tính giá trị lực ma sát trượt thì hãy nhớ là lực ma sát trượt luôn vào khoảng trên dưới chục phần trăm của áp lực.

Ví dụ: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì tắt máy, sau khi đi được đoạn đường 200m thì dừng hẳn. Lực ma sát trung bình tác dụng lên ô tô trong quá trình này có độ lớn 
A. 500 N; 
B. 0,5 N;
C. 6,48 N; 
D. 6480 N.

Bao giờ cũng vậy, trong 4 phương án trả lời, với một chút tinh ý và óc phán đoán nhanh, trên cơ sở kiến thức đã học, bạn luôn luôn có thể loại trừ ngay 2 phương án không hợp lí.

Ø Bí kíp 5

Luôn luôn cẩn thận với những từ phủ định trong câu hỏi, cả trong phần đề dẫn lẫn trong các phương án trả lời. Không phải người ra đề thi nào cũng “nhân từ” mà in đậm, in nghiêng, viết hoa các từ phủ định cho bạn đâu. Hãy đánh dấu các từ phủ định để nhắc nhở bản thân không phạm sai lầm.

Ví dụ: Hệ số đàn hồi (hay độ cứng) của một vật đàn hồi không phụ thuộc vào
A. tiết diện ngang của vật đàn hồi;
B. chiều dài ban đầu của vật đàn hồi;
C. bản chất của vật đàn hồi; 
D. khối lượng riêng của vật đàn hồi.

Ø Bí kíp 6

Tương tự, bạn phải cảnh giác với những câu hỏi yêu cầu nhận định phát biểu là đúng hay sai. Hãy  đọc cho hết câu hỏi. Thực tế có bạn chẳng đọc hết câu đã vội trả lời rồi.

Ví dụ: Khi vận tốc của một vật biến thiên thì 


A. động lượng của vật biến thiên;
B. thế năng của vật biến thiên;
C. động năng của vật biến thiên;
D. cơ năng của vật biến thiên.
Chọn đáp án SAI.

Ø Bí kíp 7

Đặc điểm của bài kiểm tra trắc nghiệm là phạm vi bao quát kiến thức rộng, có khi chỉ những “chú ý”, “lưu ý”, “nhận xét” nhỏ lại giúp ích cho bạn rất nhiều khi lựa chọn phương án trả lời. Nắm chắc kiến thức và tự tin với kiến thức mà mình có, không để bị nhiễu vì những dữ kiện cho không cần thiết.

Xét ví dụ sau: Ném một vật lên cao với vận tốc ban đầu 5 m/s. Biết lực cản của không khí tỉ lệ với bình phương vận tốc của vật. Vận tốc của vật khi rơi xuống chạm đất có giá trị

A. vẫn là 5 m/s; 
B. lớn hơn 5 m/s; 
C. nhỏ hơn 5 m/s; 
D. không thể xác định được.

   Trong bài toán này, chi tiết “tỉ lệ với bình phương vận tốc” đưa ra chỉ với một mục đích là làm cho bạn bối rối. Mấu chốt vấn đề là ở chỗ có sự xuất hiện của lực cản trong bài toán. Đơn giản thế thôi. Hãy vứt đi chi tiết “tỉ lệ với bình phương vận tốc”, là dữ kiện không cần thiết (dữ kiện gây nhiễu), bài toán hẳn là đơn giản đi rất nhiều.
   Trên đây là một số thủ thuật làm bài kiểm tra trắc nghiệm vật lí. Hi vọng là mấy bí kíp đơn sơ này có thể giúp ích cho bạn phần nào khi bước vào phòng thi. Tuy nhiên, có một điều tôi muốn nhấn mạnh với bạn rằng: Cho dù hình thức kiểm tra, đánh giá có thay đổi như thế nào đi nữa thì học cho chắc và bình tĩnh, tự tin khi làm bài vẫn là hai yếu tố then chốt quyết định cho sự thành công của bạn.

GOOD LUCK TO YOU J