Cách làm nước mắm cá nục

Từ cá Nục tươi ủ với muối hạt tinh trong thùng gỗ Bời Lời, đặt dưới nhà tôn kín, theo phương pháp truyền thống, sau 18-24 tháng lên men tự nhiên, những dòng nước mắm, nguyên bản, tự nhiên, đỏ tươi màu hổ phách, đậm đà hậu vị được đóng chai tạo nên nước mắm cá Nục Lê Gia.

Cách làm nước mắm cá nục

*) Sản phẩm nước mắm truyền thốngthuần khiết, tự nhiên 100%. Cá Nục giàu đạm, nhiều thịt, được được ủ trong thùng gỗ bời lời, trong nhà tôn kín, lên men hoàn toàn tự nhiên với thời gian từ 18-24 tháng, được kéo cho ra nước mắm đậm đà mùi vị truyền thống.

*) Nước mắm vị đậm đà mùi thơm dịu, đặc trưng.

*) Sản phẩm được đóng chai thủy tinh, nắp chai được thiết kế tiện lợi cho nhu cầu sử dụng.

Chỉ tiêu chất lượng:

  • Hàm lượng đạm nitơ toàn phần 25 (±1)gN/l. (Độ đạm tự nhiên)
  • Hàm lượng đạm Acid Amin/ đạm tổng > 50 %
  • Màu: Hổ phách đậm
  • Mùi:Thơm bùi dịu nhẹ, thơm đặc trưng
  • Vị: Đậm đà hậu vị. Vị ngọt của đạm tự nhiên của đạm acid amin từ cá.
  • HSD: 24 tháng kể từ ngày sản xuất, bảo quản nơi râm mát

Dung tích và quy cách đóng chai :

  • Dung tích: 525ml/chai thủy tinh, Thùng: 6 chai/thùng; 12 chai/thùng;

Cách làm nước mắm cá nục

Sản phẩm nước mắm cá nục Lê Gia

QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC MẮM CÁ NỤC

Cá Nục là gì?

Cá Nục có khoảng 3 loại được tìm thấy và phổ biến gồm: cá nục bông, nục sò và nục chuối. Cá Nục có nhiều ở vùng biển Bắc Trung Bộ, trong đó cá nục thuôn dài- còn gọi là nục chuối rất dồi dào, nhiều thịt, có hệ enzim trong ruột rất phù hợp để làm mắm. Cá nục thường sống ở độ sâu từ 20 120 mét quanh các rạn san hô. Chúng chủ yếu ăn các loài phù du bé hoặc các loài không xương nhỏ khác.

Gọi là cá nục chuối hay suôn là bởi cá có ngoại hình tương đối thon, dài (10 20 cm). Khoảng gần 30 đốt sống và khá ít xương. Phần da vảy gần vây có màu xanh xám, da vảy phần bụng là màu trắng.

Cá nục nổi tiếng với những lợi ích sức khỏe tim mạch, giúp máu lưu thông tốt. Nó cũng rất giàu protein và các khoáng chất như canxi, phốt pho, kali, selen và magiê. Các loại vitamin như Vitamin như Vitamin A, Vitamin D, Vitamin K, Niacin, Vitamin B12, Vitamin C, Choline và Folate cũng được tìm thấy nhiều trong loại cá này. Đây cũng là nguồn cung cấp lượng lớn các axit béo Omega-3axit béo Omega-6 cũng như chất béo không bão hòa đơn

Cách làm nước mắm cá nục

Cá nục tươi chọn lọc

Lê Gia chọn cá Nục chuối, thon dài, nhiều thịt, tươi xanh, được ủ muối ngay khi đánh bắt, để cho ra nước mắm có giá trị cảm quan và mùi vị tốt nhất.

Muối hạt tinh khiết :

Muối hạt tinh khiết được lấy từ Ninh Thuận- Bà Rịa. Là nơi làm ra những loại muối tinh khiết, hạt to. Muối được lưu kho ít nhất 1 năm nhằm loại bỏ hết thành phần gây chát, đắng, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nước mắm.

Cách làm nước mắm cá nục

Muối hạt tinh khiết đã lưu kho 2 năm

Ủ chượp & chăm sóc trong thùng gỗ:

Thùng gỗ ủ mắm Lê Gia làm từ gỗ Bời Lời loại gỗ chuyên dụng thường được so sánh với gỗ Sồi trong sản xuất rượu vang Bordeaux của Pháp. Mỗi thùng chứa cả chục tấn cá. Thùng được đặt trong nhà tôn kín, sạch sẽ.

Cách làm nước mắm cá nục

Ủ chượp theo phương pháp nén gài truyền thống

Sản xuất Nước mắm cá Nục bằng phương pháp nén gài

Hỗn hợp chượp được trộn theo tỉ lệ 3 cá:1 muối, được nén chặt trong thùng gỗ trong nhà tôn kín để cá lên men tự nhiên trong thùng trước khi rút nỏ. Suốt quá trình ủ chượp, các quy trình kỹ thuật, chăm sóc chượp được kiểm soát theo tiêu chuẩn HACCP/ISO 22000. Sau thời gian từ 18-24 tháng, kéo rút liên hoàn để lấy những dòng nước mắm nguyên cốt và đóng chai.

Cách làm nước mắm cá nục

Nhỉ ra từng giọt sóng sánh

Những giọt nước mắm Lê Gia nhỉ ra từng giọt trong thùng gỗ, màu vàng tươi cánh gián, mùi thơm dịu, hậu vị thanh, ngọt bùi vị đạm là chắt lọc tinh túy với thời gian 2 năm, thực sự thuần thiết, tự nhiên, là gia vị sạch mà chúng tôi muốn gửi đến mâm cơm sum vầy của những khách hàng mà chúng tôi gọi là đồng bào.

Tại sao Lê Gia làm nước mắm từ cá Nục ?

Cá Nục là loài cá ăn phù du, tôm biển, thịt chắc và ngọt, có rất nhiều tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Từ lâu, người dân nơi đây đã thường dùng cá Nục như là nguyên liệu chính để sản xuất các loại nước mắm truyền thống đậm đà hương vị đặc trưng. Tuy không đặc sắc bằng cá cơm nhưng nước mắm cá Nục có hương vị riêng và thường được những người dân ven biển ưa thích sử dụng bởi tính phổ biến của loài cá này trong các món ăn hàng ngày.

Cách làm nước mắm cá nục

Nước mắm cá nục Lê Gia Gia vị trong bữa ăn hằng ngày

Lê Gia mong muốn khai thác lợi thế của vùng biển sẵn có quê mình và cung cấp thêm một sản phẩm nước mắm truyền thống đậm đà hương vị vùng miền với giá bán hợp lý hơn để phục vụ những người thích dùng mắm truyền thống nguyên bản.

Nước mắm cá Nục Lê Gia có gì nổi bật

Giá trị cảm quan của nước mắm cá Nục có thể không đẹp như cá cơm nhưng hương vị đậm đà, đặc trưng cùng với vị ngọt tự nhiên của đạm cá là trị nổi bật của nước mắm cá Nục.

Tại sao nước mắm cá Nục có màu đậm?

Cá Nục có kích cỡ to hơn cá cơm, với phương pháp nén gài thì đòi hỏi thời gian ủ lâu cùng với kỹ thuật cầu kỳ mới cho ra được nước mắm vị Thanh, mùi dịu. Vì thời gian ủ lâu, cùng với bản chất nguyên liệu làm cho nước mắm cá Nục có màu đậm (sậm) hơn nước mắm cá cơm cùng loại.

Cách làm nước mắm cá nục

Nước mắm cá nục Lê Gia có màu hổ phách hơi sậm

Tại sao Nước mắm Cá Nục giá mềm hơn nước mắm Cá Cơm

Nước mắm cá cơm Lê Gia tuyển chọn, bỏ bớt nước bổi, thể tích nước mắm ít hơn trong khi đó nước mắm cá Nục lấy được nhiều lần hơn (thể tích nước mắm nhiều hơn nước mắm cốt đặc biệt cá cơm). Hàm lượng Nito toàn phần của nước mắm cá Nục không nhỏ hơn 25gN/l (25N) so với nước mắm cốt cá cơm đặc biệt (36N) thấp hơn.

Cách làm nước mắm cá nục

Lê Gia mong muốn mang đến dòng nước mắm truyền thống đậm đà với giá hợp lý để tiếp cận thêm nhiều người tiêu dùng hơn. Nếu có điều kiện thì mua nước mắm cá cơm cốt đặc biệt để chấm, còn nước mắm cá cơm (PET), nước mắm cá Nục để kho nấu. Còn nếu không thì dùng nước mắm cá Nục vừa kho nấu vừa chấm vẫn đậm đà hương vị truyền thống.