Cách làm đầy tháng cho bé gái đơn giản

Ông cha ta vẫn thường có câu rằng: “Cầu cho mẹ sinh, mẹ độ”. Đây chính là bởi theo quan niệm của dân gian, mỗi đứa trẻ bắt đầu từ khi được thụ thai, phát triển thành hình cho đến khi bình an chào đời đều sẽ nhận được sự chở che và bảo vệ của các vị Đại Tiên (hay còn gọi là Bà Chúa đầu thai). Và Tiên Mụ hay còn được biết đến là 12 vị Tiên Nương (tức 12 Bà Mụ). Ngoài Đại Tiên và các Mụ bà có công tạo cho bé thành hình, có các bộ phận đầy đủ nhào nặn, còn có cả Đức Ông cũng được xem là vị thần linh chở che, giáo dục đứa trẻ cho ngoan ngoãn, không quấy cha mẹ và ban cho bé những điều thật may mắn, tốt lành và luôn khỏe mạnh.

Nội Dung Chính

  • 1 Giới thiệu tổng quan về lễ cúng mụ đầy tháng cho bé gái
    • 1.1 Mâm cúng Mụ, mâm cúng đầy tháng cho bé gái gồm những gì
  • 2 Hiểu lễ đầy tháng cho bé thế nào cho đúng?
  • 3 Những món đồ không thể thiếu trong mâm cúng đầy tháng bé gái
  • 4 Mâm cúng bày thế nào cho đúng?
  • 5 Tính ngày cúng đầy tháng cho bé
  • 6 Các nghi thức cúng mụ đầy tháng cho trẻ
  • 7 Tục cúng mụ đầy tháng có phải bắt buộc không?

Giới thiệu tổng quan về lễ cúng mụ đầy tháng cho bé gái

Mỗi đứa trẻ sinh ra đều là món quà quý giá dành tặng bố mẹ. Bởi vậy, cả gia đình, người thân đều mong muốn mang những điều tốt đẹp nhất cho con. Trong đó, cúng đầy tháng và thôi nôi là hai dịp lễ quan trọng diễn ra vào những tháng ngày đầu đời của bé. Người xưa quan niệm, thực hiện tốt hai nghi lễ này cho trẻ sẽ khiến trẻ có cuộc sống an bình, hạnh phúc sau này. Vậy, các mẹ biết gì về đồ cúng mụ đầy tháng cho bé gái? Hãy cùng Đồ Cúng Nhân Tâm tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Chính vì vậy, trong lễ cúng Mụ đầy tháng cho bé gái miền Trung hay bất cứ lễ cúng đầy tháng nào khác ở khắp vùng miền, địa phương đều là một nghi lễ vô cùng quan trọng đối với những đứa trẻ vừa mới sinh ra đời. Đây cũng được xem là thời điểm quan trọng để cha mẹ, người thân của bé cúng cáo và cảm tạ công ơn của tổ tiên, thiên địa đã mang bé đến với gia đình, đồng thời là dịp để cha mẹ bảy tỏ lòng thành đối với các bậc bề trên, cầu mong cho Mẹ Sanh cùng Thập Nhị Tiên Nương sẽ ban nhiều phước lành, may mắn để giúp con có được một sự khởi đầu thuận lợi nhất trong cuộc đời.

Với ý nghĩa tâm linh đó, lễ cúng Mụ đầy tháng cho bé gái miền Trung vẫn tiếp tục được lưu truyền qua nhiều thế hệ, hiện nay, các gia đình miền Trung Việt Nam vẫn duy trì thực hiện theo đúng lời cha ông dạy bảo về nghi thức truyền thống này.

Mâm cúng Mụ, mâm cúng đầy tháng cho bé gái gồm những gì

Vì lễ cúng Mụ dựa theo những quan niệm của thế hệ trước nên 1 mâm cúng đầy tháng bé gái cần được chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ đúng theo phong tục miền Nam, miền Trung, miền Bắc.

  • Gà trống luộc nguyên con
  • Trái cây ngũ quả
  • Lọ hoa tươi
  • Chè đậu trắng hoặc chè trôi nước
  • Xôi gấc hoặc xôi đậu xanh
  • Trầu cau đã được têm
  • Đèn cầy (12 đèn nhỏ + 2 đèn lớn)
  • Giấy cúng, tiền vàng
  • Ấm trà mạn
  • Rượu nếp trắng
  • Gạo và muối chia thành 2 bát riêng
  • Bộ quần áo hài cho mụ bà
  • Lợn quay (không bắt buộc)

Khác với 2 miền Nam và Bắc thì xôi, chè trong mâm cúng Mụ đầy tháng của bé gái đối với miền Trung được nấu bằng chè và xôi đậu xanh hoặc có thể sử dụng xôi gấc đồng thời cũng được dùng để cúng cho cả bé gái. Nghĩa là mâm cúng Mụ không có sự khác biệt giữa bé trai và bé gái.

Ở miền Trung thì thường sẽ cúng bằng gà luộc nhưng không nhất thiết phải là gà trống hay gà mái, ngược lại với miền Bắc thường dùng gà tơ.

Hiểu lễ đầy tháng cho bé thế nào cho đúng?

Lễ đầy tháng là phần lễ được gia đình và ba mẹ chuẩn bị cho bé khi con sinh ra vừa tròn 1 tháng tuổi. Ngay từ xa xưa, người dân Việt Nam đã rất coi trọng nghi lễ này, bởi nó mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Lễ đầy tháng là dịp để những đấng sinh thành tạ ơn đất trời đã mang con đến với gia đình, mang thêm nhiều niềm vui, niềm hứng khởi tươi mới.

Để tạo ra em bé không chỉ có Thượng đế mà còn có sự xuất hiện của 12 Bà Mụ. Họ chính là những người tạo ra hình hài đứa trẻ. Đức ông che chở và mang bé bình an đến bên gia đình. Lễ đầy tháng cũng là dịp gia đình mong cầu bình an, phước lành đến với cuộc sống của con sau này.

Lễ đầy tháng, đầy năm là những nghi lễ hết sức quan trọng. Bởi vậy, dù bận rộn hay thế nào chăng nữa, mỗi gia đình đều sẽ cố gắng chuẩn bị nghi lễ này hết sức tươm tất, đầy đủ. Không cần quá nhiều đồ vật chỉ cần đủ lễ và thành tâm cũng đã khiến lễ đầy tháng trở nên ý nghĩa hơn. Mặt khác, lễ đầy tháng cũng là lúc ba mẹ giới thiệu con đến với họ hàng nội ngoại. Mọi người sẽ biết đến con nhiều hơn. Con sẽ giành được nhiều tình cảm yêu thương.

Những món đồ không thể thiếu trong mâm cúng đầy tháng bé gái

Mâm đồ cúng đầy tháng của trẻ không quá cầu kỳ nhưng vẫn phải đầy đủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể chuẩn bị tươm tất. Điều này, đã khiến không ít bậc phụ huynh bối rối, đặc biệt là với những ai lần đầu làm bố, mẹ.

Những vật quan trọng nào không thể thiếu, số lượng bao nhiêu, bày trí sao cho đúng chắc hẳn là điều đáng quan tâm. Đồ Cúng Nhân Tâm xin liệt kê những đồ vật không thể thiếu cho bố mẹ dễ hình dung nhé.

Người xưa cho rằng, em bé được tạo ra bởi 1 bà chúa và 12 bà mụ. Bà chúa đóng vai trò quan trọng nhất. 12 bà mụ sẽ đảm nhận nhiệm vụ tạo phần thân, tay, chân của bé. Do vậy, trong mâm cúng cần có 12 bát chè trôi nước nhỏ, 12 bát cháo nhỏ, 12 chén xôi nhỏ. Đi kèm với nó là 1 chén lớn các loại chè trôi nước, cháo và xôi. Đây là mâm cúng mụ cơ bản.

Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị mâm cúng đức ông và 3 ông thầy. Vật phẩm thì không quá cầu kỳ như ở trên. Bạn chỉ cần chuẩn bị hoa, trái cây, nhang, gạo, muối, trà, trầu… Chén, dĩa, muỗng và một đôi đũa hoa là những thứ không thể thiếu.

Dưới đây là liệt kê chi tiết về những món đồ không thể thiếu dành cho bạn.

  • 1 dĩa hoa quả. Có thể sắp theo ngũ quả. Một số loại quả thường dùng như xoài, cam, quýt, chuối, táo…
  • Bình hoa tươi. Mẹ có thể lựa chọn bất kỳ loài hoa nào mình thích. Hoa càng tươi mới thì cuộc vui sẽ thêm hoan hỉ. Hoa hồng, hoa tường vy là những gợi ý hoàn hảo.
  • Bó hương và đèn cầy là hai thứ tuyệt nhiên không thể thiếu.
  • Gạo tẻ và muối hạt sạch, đường
  • 12 chén nước lọc
  • 12 chén rượu
  • 12 dĩa kẹo bánh các loại
  • 12 chén chè. Nếu bạn sinh bé trai thì nên nấu chè đậu trắng. Bé gái thì dùng chè trôi nước nhé.
  • Trầu cau được têm hình cánh phượng
  • Tiền vàng mã đầy đủ
  • Giấy cúng đầy tháng sắm cho cả Đức ông, Đức thầy và các bà mụ
  • 12 đĩa xôi nhỏ và 1 đĩa xôi lớn.

Mâm cúng cần được chuẩn bị đầy đủ, tươm tất trước khi giờ tốt đến.

Mâm cúng bày thế nào cho đúng?

Chuẩn bị đồ cúng mụ đầy tháng cho bé gái đã xong. Nhưng vấn đề đặt ra là chúng có thể được bày ra tùy tiện hay phải theo một quy luật nào đó? Lẽ dĩ nhiên, một việc có tính trọng đại như vậy phải được diễn ra trang trọng và cần có vị trí sắp đặt thích hợp chứ.

Theo đó, dĩa trái cây sẽ được đặt hướng tây và bình hoa đặt hướng đông. Việc sắp xếp này tuân theo quy luật “đông hoa tây quả” của ông cha ta. Hai thứ này cần được xếp ở vị trí cân đối với với toàn bộ bàn cúng.

Lễ vật dùng để cúng Đức ông sẽ được xếp đặt vào một chiếc bàn nhỏ đặt bên cạnh. Các lễ vật không thể thiếu bao gồm gà luộc chéo cánh, 3 chén cháo, thịt quay và đặc biệt không thể thiếu mâm ngũ quả.

Lễ cúng 12 bà mụ và 1 bà chúa được đặt ở bàn khác cao hơn, hai bàn cách nhau khoảng 10 phân.

Ngoài ra, gia đình nên chuẩn bị cả giấy độ thế nữa nhé. Loại này bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng vàng mã.

Tính ngày cúng đầy tháng cho bé

Theo quan niệm của người xưa, ngày sinh tháng sinh sẽ được tính theo lịch âm. Do vậy, lễ cúng mụ cũng sẽ được tính theo lịch âm. Ở nhiều địa phương hiện nay,, người ta tính ngày tổ chức lễ cúng dựa theo giới tính và quy luật “nam tiến 2, nữ lùi 1”. Điều này có nghĩa, nếu bạn sinh bé trai thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày sinh và cộng thêm 2 ngày. Còn nếu là bé gái, ngày tổ chức đầy tháng sẽ phải trừ đi 1 ngày so với ngày sinh.

Nguyên tắc này được đặt ra bởi nhiều lý do. Thứ nhất, con trai được xem như trụ cột gia đình, luôn phải là người đi tắt đón đầu, bản lĩnh và xông xáo. Chỉ có như vậy mới dễ dàng đạt được thành công. Còn về phần con gái, họ phải thùy mị nết na, kính trên nhường dưới, khiêm tốn mới giữ gìn được hạnh phúc.

Các nghi thức cúng mụ đầy tháng cho trẻ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ cúng, bạn sẽ phải biết về các nghi thức cúng mụ đầy tháng cơ bản. Mâm lễ đồ mặn cùng hương hoa vàng mã sẽ để ở trên cùng. Tôm, cá, cua ốc được sắp xếp phía dưới.

Thắp hương và khấn vái, cúi lạy và đốt vàng mã cho các bà mụ. Hãy chia sẻ bim bim và hoa quả cho trẻ em khắp nhà. Điều này thể hiện sự san sẻ yêu thương cho tất cả mọi người, đồng thời tạo sợi dây gắn kết giữa anh chị em trong nhà.

Sau nghi thức cúng đầy tháng sẽ đến nghi thức khai hoa. Bé sẽ được bố mẹ đặt ra bàn giữa, sau đó, sẽ tiến hành rót trà, thắp hương và xin phép bắt miếng.

Người nhà sẽ chọn ra một người được xem là may mắn, tướng phú quý, tài lộc. Người này sẽ bồng đứa trẻ bằng một tay, tay còn lại cầm một nhánh hoa điệp đung đưa trước miệng đứa trẻ, miệng thầm nói những lời tốt đẹp. Tiếp theo, sẽ là nghi lễ đặt tên cho con. Bố mẹ sẽ tiến hành xóc xu. Nếu một mặt úp, mặt ngửa thì cái tên đã được tổ tiên chứng giám. Ngược lại, nếu như cả hai mặt đều úp hoặc đều ngửa thì phải tiến hành gieo lại xu. Sau 3 lần, kết quả không thay đổi thì ba mẹ phải đặt lại tên khác cho con.

Những điểm khác nhau giữa phong tục cúng mụ đầy tháng 3 miền Bắc, Trung, Nam

Mặc dù phong tục cúng mụ ở khắp mọi miền đất nước đều giống nhau. Tuy nhiên, ở mỗi miền thì lễ vật cúng cũng có đôi nét khác biệt.

Đầu tiên chính là món xôi không thể thiếu dù ở miền nào. Ở miền Bắc, ba mẹ sẽ chuẩn bị xôi vò để cúng. Người miền Trung thì dùng xôi gấc hoặc xôi đậu. Còn miền Nam thì tuyệt nhiên chỉ sử dụng xôi gấc. Bởi họ quan niệm màu đỏ của gấc sẽ mang lại nhiều may mắn cho đứa trẻ.

Quy cách sắp đặt chuẩn bị bộ tam sên cũng có nhiều điểm không giống nhau. Bộ tam sên chính là 3 loài vật tượng trưng cho Thổ- Thủy- Thiên. Đây là vật quá đỗi quen thuộc trong mọi mâm cơm cúng thần linh. Ở miền Bắc, những vật này sẽ phải được luộc chín. Còn miền Trung và miền Nam lại chỉ để sống thôi.

Mâm cơm cúng lễ mặn ở miền Bắc sẽ sử dụng gà trống để cúng. Miền Nam lại dùng vịt quay hoặc heo quay để thay thế. Còn miền Trung sẽ dùng gà trống hoặc gà mái. Gà trống sẽ được gài mỏ cẩn thận. Còn gà mái sẽ được đem chặt và sắp dĩa đẹp mắt.

Ngày nay, nhiều gia đình có tục lệ sắp xếp thêm nhiều đồ vật như bút, thước, sách… nhằm thể hiện ước mơ, kỳ vọng của gia đình đối với tương lai đứa trẻ. Ở miền Nam, những đồ vật này sau khi cúng lễ xong sẽ giữ lại cho trẻ để lấy lộc. Còn ở miền Trung, người ta không sử dụng những món đồ chơi này. Sau khi thực hiện lễ tế xong, người thân trong gia đình sẽ lì xì và gửi đến bé những lời chúc. Hi vọng cuộc đời con sau này luôn may mắn, thuận lợi và vui vẻ hạnh phúc.

Tục cúng mụ đầy tháng có phải bắt buộc không?

Việc chuẩn bị đồ cúng mụ đầy tháng cho bé gái thể hiện sự tôn trọng, biết ơn của ba mẹ và gia đình đối với đấng thần linh. Ngoài ra, lễ cúng còn thể hiện sự biết ơn, mong mỏi của gia đình đối với tương lai đứa trẻ. Tuy nhiên, không có bất kì căn cứ nào khi nói rằng, cúng mụ đầy tháng là nghi lễ bắt buộc. Và xét trên phương diện khoa học, nếu như bạn không thực hiện nghi lễ này thì đứa trẻ sẽ gặp nhiều điều không may mắn, chậm phát triển….

Có thể thấy rằng, đồ cúng mụ đầy tháng nhiều vô kể. Cách thức thực hiện, những lưu ý về các vật phẩm cần chuẩn bị cần được ba mẹ để tâm nhé. Hy vọng cuộc đời những đứa trẻ sẽ luôn may mắn, an yên như những gì chúng ta cầu chúc. Nếu ba mẹ còn băn khoăn hay lo lắng về đồ cúng mụ đầy tháng cho bé gái, có thể liên hệ Đồ Cúng Nhân Tâm để tìm hiểu nhé. Tại đây, có đầy đủ các mặt hàng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần thiết của ba mẹ. Ngoài ra, đối với những gia đình quá bận, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ lễ cúng mụ đầy tháng trọn gói. Quý khách hàng yên tâm về chất lượng cũng như cung cách phục vụ của cửa hàng.