Cách làm bánh khoái quảng trị

Nếu chỉ nhìn hình ảnh và đoán tên món bánh này, 90% câu trả lời sẽ là "bánh xèo". Bởi vỏ bánh vàng ươm, lại có thêm nhân tôm, thịt và giá đậu. Thế nhưng, đây chính xác là bánh khoái - một trong những món ăn vặt khá phổ biến ở Quảng Trị. Chỉ có những ai từng thưởng thức món ăn này mới nhận rõ sự khác biệt.

Bánh khoái Quảng Trị. (Ảnh minh họa)

Trong khi bánh xèo miền Nam có đế bánh to và mỏng, đường kính khoảng 40cm, đế bánh khoái lại dày đường kính khoảng 15cm. Nếu như bột bánh khoái thường được pha thêm trứng vịt đỏ lòng vừa để tạo màu vừa để bột bánh có độ xốp, thì với bánh xèo người ta tạo màu và mùi đặc trưng bằng bột nghệ.

Đế bánh khoái dày và thường được trộn thêm lòng đỏ trứng để tạo màu. (Ảnh minh họa)

Nhân bánh được biến tấu khá linh hoạt, ngoài 3 loại nguyên liệu kể trên, người làm bánh có thể cho thêm một số loại nấm, hành tây hay hải sản tùy vào khẩu vị của thực khách. Và cũng có đôi khi chỉ cần vài lát thịt heo thái mỏng cũng có thể làm nhân bánh rồi.

Nhân bánh khoái khá đa dạng, bao gồm thịt heo cắt lát, các loại hải sản và rau củ. (Ảnh minh họa)

Bánh khoái ăn kèm với nhiều loại rau sống, đặc biệt là những món làm nên hồn cốt của ẩm thực Quảng Trị như chuối chát, rau cải non cùng trái vả non. Không ăn cùng mắm nêm hay nước mắm chua ngọt như bánh xèo, món ăn này ngon nhất là khi ăn kèm nước lèo sền sệt được làm từ ruốc, gan, thịt nạc heo xay nhuyễn sau đó trộn thêm tỏi, ớt, lạc vừng. Nhiều người cho rằng chính loại nước chấm đặc biệt vừa cay, mặn, béo lại bùi bùi này khiến bánh khoái thêm tròn vị và khiến những người con Quảng Trị xa xứ ai cũng đều nhớ về bánh khoái.

Khi thưởng thức món này, không thể thiếu rau sống. (Ảnh minh họa)

Và loại nước chấm đặc biệt. (Ảnh minh họa)

Ăn bánh khoái là trải nghiệm ẩm thực có 1-0-2, đó là cái giòn rụm của đế bánh, tiếp theo đó là tầng vị cay-mặn-ngọt-chát của đồ chấm và các loại rau ăn kèm. Người ta sẽ cảm thấy khoan khoái ngon lành, cái tên bánh khoái có lẽ cũng bắt nguồn từ cảm giác mà nó mang lại cho thực khách.

Bánh khoái - ăn một lần nhớ một đời. (Ảnh minh họa)

Nếu có cơ hội du lịch Quảng Trị, sau khi đã vi vu ngắm nhìn phong cảnh hữu tình, bạn đừng quên thưởng thức món bánh khoái độc đáo này nhé.

Giống như bánh xèo của miền Nam, Bánh Khoái Quảng Trị cũng làm từ bột gạo, có nhân tôm thịt giá đậu. Bánh Khoái được đổ trong khuôn nhỏ chỉ bằng khoảng một bàn tay xòe ra, da bánh dày và giòn rụm - chứ không mỏng và dễ mềm như bánh xèo

Nhân bánh khá đa dạng, nhưng thông thường là tôm thịt với giá, có nơi thêm vào hành tây, nấm rơm, các loại hải sản…

Bánh khoái là một trong những món đặc sản của Quảng Trị. Bánh Khoái là một món ăn dân dã hấp dẫn nhiều thực khách đến đây và được bán tại nhiều nơi ở Quảng Trị. Tại thị xã, có thể tìm thấy bánh khoái dễ dàng từ các hàng quán nhỏ ven đường …

ADVERTISEMENT

Giống như bánh xèo của miền Nam, Bánh Khoái Quảng Trị cũng làm từ bột gạo, có nhân tôm thịt giá đậu. Bánh Khoái được đổ trong khuôn nhỏ chỉ bằng khoảng một bàn tay xòe ra, da bánh dày và giòn rụm – chứ không mỏng và dễ mềm như bánh xèo. Nhân bánh khá đa dạng, nhưng thông thường là tôm thịt với giá, có nơi thêm vào hành tây, nấm rơm, các loại hải sản… Ở các quán bình dân thì nhân bánh đơn giản hơn, chỉ cần vài lát thịt cũng đủ. Thế nhưng, làm nên cái hồn của bánh là các loại rau trái ăn kèm, khó thể thiếu ba loại chính là cải non, chuối chát, và trái vả non xắt lát. Trái vả ăn kèm với bánh khoái chính là một trong những điểm quan trọng khiến những người từng một lần nếm qua khó quên.

Bánh khoái Quảng Trị còn được ăn với một loại nước chấm đặc sệt gọi là “nước lèo”, được chế biến từ ruốc, gan và nạc heo xay nhuyễn, lạc vừng giã nhỏ, tỏi, ớt bột… được nêm nếm khéo léo. Có thể nói, bánh khoái khiến du khách và nhiều người miền Trung xa xứ thương nhớ một phần cũng tại món nước chấm vừa cay, mặn, bùi, béo trên.

Theo chân những người xa quê lập nghiệp, Bánh Khoái Quảng Trị cũng được bán khá nhiều ở Sài Gòn, nhưng có nhiều “biến tấu”, nhất là nước chấm được chế biến có vị ngọt hơn và phần rau ăn kèm thường không đủ bởi những nguyên liệu như trái vả khó kiếm. Với du khách, được thưởng thức bánh khoái giữa không gian ngập tràn nắng, gió và giữa tiếng sóng biển vỗ rì rào thì lại là một kỷ niệm khó quên.

Bánh tu huýt Quảng Trị – Món quà tuổi thơ

Với những ai sinh ra và lớn lên ở vùng quê nắng gió Quảng Trị thì hình ảnh những chiếc bánh Tu Huýt trở nên rất quen thuộc. Những chiếc bánh mang hương vị thơm dẻo của bột sắn, của khoai kèm vị ngọt dịu của đường mía, trở thành một món quà của tuổi thơ bao người mà họ không dễ gì quên được.

Với du khách, khi nói đến bánh tu huýt - món ăn vặt Quảng Trị, nhiều người không khỏi ngạc nhiên với cái tên lạ lẫm khá thú vị của nó. Với những ai sinh ra và lớn lên ở vùng quê nắng gió Quảng Trị thì hình ảnh những chiếc bánh Tu Huýt trở nên rất quen thuộc. Những chiếc bánh mang hương vị thơm dẻo của bột sắn, của khoai kèm vị ngọt dịu của đường mía, trở thành một món quà của tuổi thơ bao người mà họ không dễ gì quên được.

Đi du lịch Quảng Trị, có dịp tìm hiểu nhiều địa danh lịch sử và cũng có nhiều cơ hội biết đến bao đặc sản địa phương gắn với nhiều câu chuyện để nhớ hoài. Và câu chuyện về bánh tu huýt chắc chắn cũng như thế. Tu Huýt là loại bánh được là từ bột khoai, bột sắn nhưng ngon nhất vẫn là những chiếc bánh ngon trộn cả hai thứ bột này vào làm một, thì mới tạo nên một hương vị đậm đà, lạ miệng.

Với người dân địa phương, để làm món ăn vặt Quảng Trị này, họ sẽ chọn những củ sắn, củ khoai không bị sâu, có chất lượng ngon, đem đi cạo sạch lớp vỏ lụa bên ngoài rồi thái lát mỏng đem đi phơi khô. Họ tiếp tục bỏ vào bao nilon để bảo quản lâu dài. Thường là vào mùa mưa thì người dân nơi đây mới đem ra làm bánh Tu Huýt.

Khoai, sắn thái lát phơi khô sau sẽ được xay thành bột mịn rồi từ bột này sẽ đem trộn với nhau cùng với đường mía, cho nước vào nhào thật dẻo để bột cùng đường quyện vào nhau. Nếu cầu kỳ hơn thì họ sẽ đêm trộn thêm một nước nước đậu đen, đậu đỏ hoặc lạc để tạo nên những chiếc bánh Tu Huýt hấp dẫn hơn.

Bột đã nhào sẽ được nắm vào chiếc đũa sao cho những chiếc bánh đều, chặt, khi bánh đã mịn, bám chắc thì rút đũa ra tạo nên một lỗ giữa bánh. Tiếp tục đem những chiếc bánh đã nặn này vào nồi hấp, hoặc nếu làm ít có thể bỏ vào nồi cơm khi cạn nước, ăn sẽ càng thêm thú vị. Khi bánh Tu Huýt chín sẽ có màu nâu mịn màng và thơm mùi khoai, đậu, sắn và mang vị ngọt dịu của đường mía.

Bánh Tu Huýt là món ăn vặt Quảng Trị phải ăn nóng mới thú vị. Vừa ăn bánh, vừa thổi vào lỗ giữa thân bánh tạo nên những âm thanh như những chiếc tu huýt vậy. Khi bạn dùng bánh, sẽ thấy điểm thú vị giản đơn của tên bánh cũng từ đó mà ra. Bánh Tu Huýt gắn với ký ức, với tuổi thơ của nhiều người trở thành nỗi nhớ của họ da diết khi xa đất Quảng Trị mến yêu và được kể lại với niềm thương yêu ấm nồng nhất mỗi khi có dịp nhắc về.

Bánh đúc rau câu độc đáo ở Quảng Trị Khi thưởng thức, bạn dùng tay bóc lớp lá bai ra, xắt Bánh đúc rau câu thành từng miếng và quệt vào ruối nhồi - đây là đặc sản nước chấm độc đáo của xứ Cửa Tùng đấy bạn. Mùi ruốc vị chanh, cộng cái cay cay của...

Chủ đề