Cách làm bản tường trình hóa học 8

Bản tường trình hóa học 8 bài thực hành 1 đươc VnDoc biên soạn là nội dung bài thực hành 1 tính chất nóng chảy của chất và tách chất từ hỗn hợp, ở bài này các em sẽ được làm quen với các dụng cụ trong phòng thí nghiệm cũng như các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. Cách làm bản tường trình hóa học 8.

\>> Mời các bạn tham khảo thêm:

  • Bản tường trình hóa học 8 bài thực hành 2
  • Bản tường trình hóa học 8 bài thực hành 3

A. Tính chất nóng chảy của chất - Tách chất từ hỗn hợp

Bài 1 trang 13 sgk Hóa 8

So sánh nhiệt độ nóng chảy của hai chất, chất nào không nóng chảy khi nước sôi? Vì sao?

Tonc parafin = 42 - 62oC.

Tonc lưu huỳnh = 113oC.

Khi nước sôi thì lưu huỳnh không nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh lớn hơn nhiệt độ của nước sôi (113oC > 100oC).

Bài 2 trang 13 sgk Hóa 8

Ghi tên chất được tách riêng trên giấy lọc và trong ống nghiệm. Giải thích quá trình tiến hành.

Hướng dẫn giải

Bỏ muối ăn và cát vào cốc nước do muối ăn tan trong nước còn cát không tan nên khi lọc thu được cát trên giấy lọc và dung dịch muối ăn trong suốt.Khi đun nóng nước bốc hơi hết thu được muối ăn. Đó là muối kết tinh. ⇒ Tách được muối và cát.

Bản tường trình hóa học 8 bài thực hành 1

Họ và tên: ............................................................................... Lớp .........................................

Bài thực hành 1 tính chất nóng chảy của chất và tách chất từ hỗn hợp

Phần I. Phần đánh giá

Nhận xétĐiểm

Thao tác TN

(3đ)

Kết quả TN

(2đ)

Nội dung tường trình (3đ)

Chuẩn bị dụng cụ, vệ sinh

(2đ)

Tổng số

(10 đ)

Phần II. Phần thực hành

1. Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và lưu huỳnh

Cách tiến hành: Lấy mỗi ít mỗi chất vào hai ống nghiệm. Đặt đứng hai ống nghiệm và nhiệt kế vào một cốc nước. Đun nóng cốc nước bằng đèn cồn. Theo dõi nhiệt độ ghi trên nhiệt kế, đồng thời quan sát chất nào nóng chảy. Khi nước sôi thì ngừng đun.

Câu hỏi 1: So sánh nhiệt độ nóng chảy của hai chất?

Từ kết quả thí nghiệm cho thấy:

Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh cao hơn nhiệt độ nóng chảy của parafin

Nhiệt độ nóng chảy của parafin khoảng 42 - 62oC

Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh khoảng 113oC

Câu hỏi 2: Chất nào không nóng chảy khi nước sôi? Vì sao?

Khi nước sôi chỉ có parafin nóng chảy, lưu huỳnh không nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh cao hơn nhiệt độ sôi của nước (113oC > 100oC)

2. Thí nghiệm 2: Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát:

Cách tiến hành: Bỏ hỗn hợp muối ăn và cát vào cốc nước, khuấy đều. Đổ nước từ từ theo đũa thủy tinh qua phễu có giấy lọc, thu lấy được phần nước lọc vào cốc. Đổ phần nước lọc vào ống nghiệm. Dùng kẹp gỗ cặp ống nghiệm rồi đun nóng cho đến khi nước bay hơi hết. Khi đun nóng, để ống nghiệm hơi nghiêng, lúc đầu hơ dọc ông nghiệm trên ngọn lửa cho nóng đều, sau mới đun phần đáy ống. Hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.

Câu hỏi: Ghi tên chất được tách riêng trên giấy lọc và trong ống nghiệm. Giải thích quá trình trên.

Bỏ muối ăn và cát vào cốc nước do muối ăn tan trong nước còn cát không tan nên khi lọc thu được cát trên giấy lọc và dung dịch muối ăn trong suốt. Khi đun nóng nước bốc hơi hết thu được muối ăn. Đó là muối kết tinh. ⇒ Tách được muối và cát.

.....................................

\>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

  • Hóa học 8 Bài 4: Nguyên tử
  • Giải bài tập Hóa 8 Bài 4: Nguyên tử
  • Giải Hóa 8 Bài 6: Đơn chất và hợp chất – Phân tử
  • Giải Hóa 8 Bài 7: Bài thực hành 2
  • Giải Hóa 8 Bài 8: Bài luyện tập 1
  • Giải Hóa 8 bài 9: Công thức hóa học

Một số lưu ý khi tiến hành làm bài thực hành thí nghiệm Hóa 8 bài thực hành số 1:

  • Phải tuyệt đối tuân thủ các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và hướng dẫn của thầy cô giáo.
  • Cần trật tự, gọn gàng, cẩn thận, thực hiện thí nghiệm theo đúng trình tự quy định.
  • Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hóa chất bắn vào người và quần áo. Đèn cồn dùng xong cần đậy nắp để tắt lửa.
  • Sau khi làm thí nghiệm thực hành phải rửa dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm.

Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc chi tiết Bản tường trình hóa học 8 bài thực hành 1, hy vọng với bài thực hành thí nghiệm đầu tiên của môn hóa học 8, các bạn học sinh sẽ nắm được các lưu ý trong quá trình thực hành thí nghiệm sau này, cũng như biết cách trình bày một bản báo cáo thực hành thí nghiệm đúng.

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Bản tường trình hóa học 8 bài thực hành 3 được VnDoc biên soạn là nội dung bài Hóa 8 bài 14. Giúp bạn học sinh nắm được các khâu chuẩn bị, thao tác kĩ năng làm bài tập thực hành số 3. Từ đó vận dụng hoàn thành tốt bài thực hành hóa 8 bài 14 tốt trên lớp. Quan trọng biết cách viết bản tường trình hóa 8 bài thực hành 3.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài thực hành hóa học có trong chương trình sách giáo khoa Hóa 8.

  • Bản tường trình Hóa học 8 bài thực hành 5
  • Bản tường trình hóa học 8 bài thực hành 4
  • Bản tường trình hóa học 8 bài thực hành 2
  • Bản tường trình hóa học 8 bài thực hành 1

I. Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm

1. Luôn giữ khu vực thí nghiệm ngăn nắp và sạch sẽ.

2. Không sử dụng tay tiếp xúc với hóa chất thí nghiệm khi không có dụng cụ bảo hộ đi kèm

3. Bảo quản dụng cụ thí nghiệm cẩn thận, tránh nứt mẻ làm rơi vãi hóa chất ra ngoài ảnh hưởng đến người dùng trong quá trình thao tác.

4. Không được sử dụng gas trong phòng thí nghiệm. Khi đun nấu hóa chất và dung dịch trong phòng thí nghiệm người dùng được khuyến khích sử dụng sản phẩm đèn cồn hoặc các sản phẩm bếp đun được vận hành bằng điện.

5. Giữ khoảng cách an toàn khi đun nóng các hóa chất có tính axit mạnh.

6. Sử dụng sản phẩm và dụng cụ thí nghiệm chất lượng để đảm bảo tính an toàn trong quá trình sử dụng.

II. Tiến hành thí nghiệm Bài thực hành 3

1. Chuẩn bị dung cụ

Chuẩn bị hóa chất: canxi hidroxit, nước, kali penmanganat (thuốc tím)

Chuẩn bị dụng cụ: Cốc thủy tinh đựng nước, ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, nước...

2. Tiến hành thí nghiệm

  1. Thí nghiệm 1. Hòa tan và đun nóng kali penmanganat (thuốc tím)

Cách tiến hành: Lấy một lượng (khoảng 0,5g) thuốc tím đem chia thành 3 phần.

Bỏ một phần vào nước đựng trong ống nghiệm (1), lác cha tan (cầm ống nghiệm đập nhẹ vào lòng bàn tay).

Bỏ 2 phần vào vào ống nghiêm (2) rồi đun nóng, đưa que đóm cháy dở còn tàn đỏ vào để thử, nếu thấy que đóm bùng cháy thì tiếp tục đun. Khi nào qua đóm không bùng cháy thì ngừng đun, để nguội ống nghiệm. Sau đó đổ nước vào, lắc cho tan hết. Quan sát màu của dung dịch trong 2 ống nghiệm.

  1. Thí nghiệm 2. Thực hiện phản ứng với canxi hidroxit

- Cách tiến hành:

  1. Dùng ống thủy tinh thổi hơi thở lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong (dung dịch canxi hidroxit).
  1. Đổ dung dịch natri cacbonat lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong.

III. Bản tường trình hóa học 8 bài thực hành 3

Họ và tên: ............................................................................... Lớp ........................

Hóa học 8 Bài thực hành 3

Phần I: Phần đánh giá

Nhận xétĐiểm

Thao tác TN

(3đ)

Kết quả TN

(2đ)

Nội dung tường trình

(3đ)

Chuẩn bị dụng cụ, vệ sinh

(2đ)

Tổng số

(10 đ)

Phần II. Phần thực hành

1. Thí ngiệm 1. Hòa tan và đun nóng kali penmanganat (thuốc tím)

Dụng cụ hóa chất:

Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, đóm,…

Hóa chất: kali pemanganat (thuốc tím)

Cách tiến hành:

Lấy một lượng (khoảng 0,5g) thuốc tím đem chia thành 3 phần.

Bỏ một phần vào nước đựng trong ống nghiệm (1), lắc cho tan (cầm ống nghiệm đập nhẹ vào lòng bàn tay).

Bỏ 2 phần vào vào ống nghiệm (2) rồi đun nóng, đưa que đóm cháy dở còn tàn đỏ vào để thử, nếu thấy que đóm bùng cháy thì tiếp tục đun. Khi nào qua đóm không bùng cháy thì ngừng đun, để nguội ống nghiệm. Sau đó đổ nước vào, lắc cho tan hết. Quan sát màu của dung dịch trong 2 ống nghiệm.

Hiện tượng:

Ống nghiệm (1): Kali penmanganat hòa tan hoàn toàn trong nước, thành dung dịch màu tím.

Ống nghiệm (2): Kali penmanganat hòa tan một phần trong nước. Màu dung dịch nhạt hơn ống nghiệm (1)

Giải thích:

Ống nghiệm (1): Kali penmanganat hòa tan hoàn toàn trong nước là hiện tượng vật lí, chất rắn hòa tan trong nước tạo thành dung dịch.

Ống nghiệm (2): Đun nóng ống nghiệm (2) sinh ra khí Oxi làm que đóm bùng cháy, là do phản ứng sinh ra khí oxi duy trì sự cháy.

Để nguội ống nghiệm rồi mới cho nước vào vì tránh để chênh lệch nhiệt độ vỡ ống nghiệm

Sau khi cho nước vào, nhận thấy chỉ có 1 phần chất rắn tan, màu dung dịch nhạt hơn ống nghiệm 1, vì khi đun nóng thuốc tím sinh ra các chất rắn: kalimanganat, manganđioxit và khí oxi.

Phương trình hóa học bằng chữ:

Kali penmanganat → kalimanganat + manganđioxit + khí oxi

Câu hỏi 1: Chất rắn trong ống nghiệm (2) có tan hết không?

Chất rắn hòa tan một phần vào nước, còn lại không tan hết

Câu hỏi 2: Trong hai ống nghiệm, ở ống nào xảy ra hiện tượng vật lí, ống nào xảy ra hiện tượng hóa học?

Trong hai ống nghiệm thì:

Ống 1: Thuộc hiện tượng vật lí vì không có sự biến đổi về chất.

Ống 2: Thuộc hiện tượng hóa học vì có chất mới sinh ra (khí oxi làm cho tàn đóm bùng cháy, chất không tan hết là manganđioxit).

2. Thí nghiệm 2 Thực hiện phản ứng với canxi hidroxit

Dụng cụ hóa chất:

+ Dụng cụ: ống nghiệm, công tơ hút, kẹp gỗ,…

+ Hóa chất: dung dịch canxi hidroxit, dung dịch natri cacbonat.

Cách tiến hành:

  1. Dùng ống thủy tinh thổi hơi thở lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong (dung dịch canxi hidroxit).
  1. Đổ dung dịch natri cacbonat lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong.

a)

Hiện tượng:

Ống nghiệm (1): Không có hiện tượng gì

Ống nghiệm (2): Thấy nước vôi trong vẩn đục

Giải thích:

Nước vôi trong bị vẩn đục do chất rắn không tan được tạo thành là canxi cacbonat

Phương trình hóa học bằng chữ:

Canxi hidroxit + khí cacbonic → canxi cacbonat + nước

b)

Hiện tượng:

Ống nghiệm 1: Không xảy ra phản ứng hóa học

Ống nghiệm 2: Xảy ra phản ứng xuất hiện kết tủa

Giải thích:

Ống nghiệm 1: Không xảy ra phản ứng hóa học

Ống nghiệm 2: Xảy ra phản ứng hóa học vì xuất hiện chất kết tủa.

Phương trình hóa học bằng chữ:

Canxi hidroxit + natri cacbonat → canxi cacbonat + natri hidroxit

...........................................

Để có thể hoàn thành tốt bài thực hành trên lớp một cách tốt nhất, bạn đọc cần:

Nắm được các nội quy của phòng thí nghiệm, cũng như cách sử dụng, dụng cụ thí nghiệm hóa chất, tránh gây đổ vỡ, mất an toàn. Tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn.

Trong quá trình thực hành để thu được kết quả tốt nhất các bạn học sinh cần chú ý:

+ Tập trung quan sát giáo viên bộ môn hướng dẫn

+ Chú ý các thao tác cầm kẹp gỗ, sử dụng giá ống nghiệm, hay cách lấy hóa chất, ....

+ Chuẩn bị đọc bài thật kĩ, trước khi đến lớp.

\>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan đến chương trình hóa học 8

  • Hóa học 8 Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng
  • Hóa học 8 Bài 13: Phản ứng hóa học
  • Hóa học 8 Bài 16: Phương trình hóa học
  • Hóa học 8 Bài 17: Bài luyện tập số 3
  • Hóa học 8 Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
  • Hóa học 8 Bài 22: Tính theo phương trình hóa học

Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc chi tiết nội dung Bản tường trình hóa học 8 bài thực hành 3. Nội dung bài thực hành hóa 8 bài 14 gồm 2 thí nghiệm/; Thí ngiệm 1. Hòa tan và đun nóng kali penmanganat (thuốc tím) và Thí nghiệm 2 Thực hiện phản ứng với canxi hidroxit.

Để có thể hoàn thành tốt bài thực hành thí nghiệm trên lớp cũng như viết báo cáo sau khi thực hành một cách chính xác.

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chủ đề