Cách ghép nào có tỷ lệ sống cao những Hệ số nhân giống thấp

Trồng cây gốc ghép

Cớ 2 phương pháp trồng cây gốc ghép:

+ Gieo thẳng trong vườn ươm ra ngôi chờ ghép với mật độ thưa hơn trong vườn gieo và hơi dày hơn khi ra ngôi cây non. Trong thời gian chờ ghép tiến hành làm cỏ, xới vun cây từ 4 – 6 lần; bón phân hữu cơ và phân khoáng 2 – 3 lần. Tùy mức độ xuất hiện của sâu và bệnh hại mà quyết định số lần phun thuốc

+ Cây gốc ghép gieo thẳng đỡ tốn công ra ngôi nhưng lại tốn công chăm sóc trên diện tích rộng trong một thời gian dài.

Ở nước ta thường dùng cách gieo dày rồi sau đó ra ngôi trồng trong vườn chờ ghép. Do khi ra ngôi cây non bị đứt một phần rễ chính nên rễ phụ phát triển mạnh, phân nhánh nhiều và lan rộng, sinh trưởng nhanh. Một vài tháng đầu cây còn ở trong vườn gieo, diện tích hẹp nên rất đỡ công chăm bón và làm cỏ.

Thời vụ gieo hạt phụ thuộc vào thời vụ thu hoạch quả, cũng có thể xê dịch một vài tháng do đó thời vụ ra ngôi cũng phụ thuộc vào thời vụ gieo. Các tỉnh phía bắc hay gieo hạt vào vụ thu đông để ra ngôi cây con vào tháng 1 – 2 hoặc gieo vào tháng 5 để tháng 9 – 10 cùng năm có thể ghép được. Nếu dùng gốc chanh thì có thể gieo vào tháng 8, ra ngôi tháng 10 và tháng 2 năm sau có thể đạt tiêu chuẩn ghép nếu được chăm sóc tốt.

Ra ngôi vụ xuân có thuận lợi là ghép được vào vụ thu, dễ ghép và tỷ lệ sống cao (ở phía nam gieo hạt và ra ngôi theo hai vụ: vụ khô và vụ mưa). Ở các tỉnh khu 4 cũ và Nghệ Tĩnh nên tìm cách chuyển vụ ra ngôi cây con vào tháng 9 – 10 đến tháng 9 năm sau cây đạt tiêu chuẩn ghép nhiều và đỡ vất vả hơn so với ra ngôi cây con vụ xuân vì ở Nghệ Tĩnh có 4 tháng hoạt động của gió tây nóng nên cây con bị kìm hãm sinh trưởng rất nhiều.

Gốc ghép nhân bằng phương pháp vô tính

Việc sử dụng các dạng gốc ghép nhân vô tính là một trong những thành tựu mới trong nghề trồng cây ăn quả của thế giới, nó đã được sử dụng mạnh mẽ trong vòng 20 năm trở lại đây.

Có nhiều hình thức nhân gốc ghép vô tính như: Chiết, giâm cành, tách chồi… Đối với những cây dễ ra rễ nên áp dụng hình thức nhân giống gốc ghép bằng cách giâm cành còn xanh. Nếu dùng gốc chiết, phải đốn cho cây mọc nhiều cành non để chiết.

Kỹ thuật chiết, giâm cành, ra ngôi như đã trình bày ở bài trước.

Một số tổ hợp ghép có thể sử dụng ở nước ta

Thông thường người ta chọn những cây có quan hệ họ hàng về mặt thực vật để làm gốc ghép cho nhau. Trong nhiều trường hợp ghép cùng giống, cùng loài là dễ thành công nhất.

Trong những trường hợp cá biệt người ta đã ghép thành công giữa những cây khác họ, khác loài với nhau.

Trung Quốc đã dùng cây hồng (Dioa Piros kaki) làm gốc ghép cho cây nhót tây (Eribo trya Liundl), và dùng cây dâu tằm (Morusalba L.) làm gốc ghép cho lê (Pyrus L.). Mishurin cũng đã ghép được cây chanh trên gốc Cydonica vulgaris và ghép chanh với lê.

Gốc ghép phải đạt yêu cầu sau:

Có sức sinh trưởng tương đương với cành ghép.

Có bộ rễ sinh trưởng mạnh, phân nhánh tốt, nhiều rễ tơ.

Thích ứng tốt với điều kiện khí hậu của địa phương, chống chịu tốt với sâu và bệnh hại.

Dễ nhân giống và sinh trưởng nhanh.

Ở miền Bắc nước ta có thể dùng một số tổ hợp ghép sau trong nhân giống cây ăn quả:

Chanh Eureka, chanh yên, Tắc hạnh, chanh tứ thời địa phương, cam ngọt, cam voiQuảng Bình, trấp Thái Bình, quýt hôi địa phương, quýt Clêôpat, bưởi chua làm gốcghép cho cam quýt, chanh, bưởi.

Táo quả nhỏ địa phương, táo giai làm gốc ghép cho táo Gia Lộc, táo Biên Hoà, táo Thiện Phiến, táo Đào tiên, Má hồng dòng 12, 32.

Mít (Artocarpus Heeterophyllus) ghép trên các giống mít địa phương; mít mật làm gốc ghép cho mít giai, mít tố nữ…

Nhãn lồng ghép trên gốc nhãn trơ địa phương (Euphoria longana L.).

Vải (Litsi chinesis L.), chôm chôm (Nepphilium lappaceum L.).

Lê (Pyrus L.) trên gốc mắc coọc (Lê dại P. pashia Ham hoặc Pyrus purifolia Nakai).

Các phương pháp ghép cây ăn quả

Ghép áp

Ra ngôi cây gốc ghép trong túi bầu PE (kích thước 10 x 13 cm hoặc 13 x 15 cm). Khi gốc ghép có đường kính tương đương với cành ghép, ta tiến hành chọn vị trí treo gốc ghép và sửa sang cành ghép: Cắt hết lá, cành tăm, cành gai ở vị trí định ghép. Sau đó dùng dao sắc cắt vát một miếng nhỏ vừa chớm đến lớp gỗ ở gốc ghép và cành ghép (dài 1,5 – 2cm, rộng 0,4 – 0,5 cm). Dùng dây nilông tốt buộc chặt cành ghép và cây gốc ghép lại với nhau ở vị trí vết cắt.

Cách ghép nào có tỷ lệ sống cao những Hệ số nhân giống thấp

ghep ap

Buộc cố định túi bầu gốc ghép vào cành cây lân cận, hàng ngày phái tưới 2 lần cây gốc ghép và cá cây mẹ. Sau ghép 30 – 40 ngày vết ghép liền sẹo, có thể cắt ngọn gốc ghép, cắt gốc cành ghép cách chỗ buộc 2 cm. Đối với những cây khó ghép, có thể cắt gốc cành ghép làm 2 lần: lần đầu cắt 1/2 đường kính, 5 – 10 ngày sau thì cắt đứt hoàn toàn.

Cách ghép nào có tỷ lệ sống cao những Hệ số nhân giống thấp

Các phương pháp ghép cành. a) Ghép đoạn cành; b) Ghép nêm.

Cách ghép nào có tỷ lệ sống cao những Hệ số nhân giống thấp

Các phương pháp ghép cành c) Ghép cành dưới vỏ: d) Ghép yên ngựa

Phương pháp ghép này cho tỷ lệ sống rất cao (90 – 95%) nhưng rất công phu và hệ số nhân giống thấp. Những cây mẹ to cao, thao tác có nhiều khó khăn trở ngại. Phương pháp này cũng thường được áp dụng để nhân giống hoa và cây cảnh, một số cây ăn quả khó ghép mà không cần đến số lượng cây giống lớn

Ghép cành

Ghép đoạn cành là một phương pháp tương đối phổ biến trong nhân giống cây ăn quả; áp dụng trong trường hợp ghép các loại cây khó lấy mắt (gô cứng, vỏ mỏng giòn, khó bóc), hoặc ghép trong những thời vụ mà nhiệt độ và ẩm độ thấp, sự chuyển động nhựa trong cây kém. Nhiều khi kết hợp giữa ghép đoạn cành và ghép mắt để tận dụng cành ghép.

Làm vệ sinh vườn gốc ghép trước một tuần: Cắt cành phụ, gai ở đoạn cách mặt đất 15 – 20 cm, làm sạch cỏ vườn, bón phân, tưới nước lần cuối để cây chuyển động nhựa tốt.

Chọn những cành ra trong vụ xuân hoặc vụ hè trong năm (nếu là ghép trong vụ thu), đoạn cành có màu xanh, xen kẽ với đôi vạch màu nâu (bánh tẻ), lá to, mầm ngủ to. Sau khi cắt cành ghép, loại bỏ hết lá, bó lại thành từng bó trong bẹ chuối tươi hoặc giẻ ẩm để đem đến vườn ươm.

Dùng kéo cắt cành (xêcatơ) cắt ngọn gốc ghép ở vị trí cách mặt đất 10 – 15 cm. Sau đó tay trái giữ gốc ghép, tay phải dùng dao cắt vát một đoạn dài 1,5 – 2 cm. Lấy một đoạn cành có 2 -3 mầm ngủ dùng dao cắt vát đầu gốc một vết tương tự như ở gốc ghép, sao cho khi đặt lên gốc ghép, tượng tầng của gốc và cành chổng khít với nhau. Muốn vậy vết cắt phải nhẵn, phẳng và đường kính của gốc ghép và cành ghép phải tương đương. Sau khi buộc chặt bằng giây nilông mảnh và dai (loại dây nilông dệt bao bì), dùng nilông bản mỏng quấn kín vết ghép và đầu cành ghép lại. Buộc càng chặt càng tốt. Có thể cắt gốc ghép và cành ghép thành hình lưỡi gà giống nhau để gài cành ghép cho chắc.

Nếu trong thời gian tiến hành ghép mà đất hạn thì tưới nước và sau ghép 3 ngày phải tưới nước cho vườn gốc ghép. Sau ghép 30 – 35 ngày có thể mở dây buộc kiểm tra tỷ lệ cây sống. Ghép theo hình thức này, cây con rất chóng bật mầm.

Có thể ghép cành theo nhiều cách khác nhau như ghép nêm, ghép dưới vỏ, ghép chẻ bên (áp dụng khi gốc ghép có đường kính lớn).

Ghép mắt

Là phương pháp ghép rất phổ biến, áp dụng được cho nhiều giống loài cây ăn quá khác nhau; thao tác thuận tiện; có thể thu hoạch, báo quán, vận chuyển cành ghép đi xa, hệ số nhân giống cao, cây ghép ít bị nhiễm bệnh.

Ghép cửa sổ

Gốc ghép và cành ghép có đường kính tương đối lớn, chuyển động nhựa tốt, dễ bóc vỏ.

Cành lấy mắt ghép là những cành “bánh tẻ”, đường kính gốc cành từ 6 – 10 mm tùy mùa ghép và tùy theo giống loài. Mỗi cành có từ 6 – 8 mầm ngủ ở các nách lá to. Chú ý chọn những cành ngoài bìa tán, không có sâu bệnh và ở các cấp cành cao. Vệ sinh chăm sóc và chuẩn bị gốc ghép như ở phương pháp ghép đoạn cành. Dùng dao ghép mở “cửa sổ” trên thân gốc ghép, cách mặt đất từ 10 – 20 cm. Nếu đất ẩm thì mở cửa sổ cao, đất khô cần ghép thấp hơn. Kích thước miệng ghép “cửa sổ” 1 x 2 cm. Bóc một miếng vỏ trên cành ghép có mắt ngủ ở giữa, kích thước đúng bằng miệng ghép đã mở. Đặt mắt ghép vào “cửa sổ” đã mở của gốc ghép, đậy cửa sổ lại và quấn dây nilông mỏng cho thật chặt. Sau ghép 15 – 20 ngày có thể mở dây buộc và cắt miêng vỏ đậy ngoài của gốc ghép. Sau mở dây buộc 7 ngày cắt ngọn gốc ghép. Cắt ngọn gốc ghép cách vết ghép 2 cm và nghiêng một góc 450 về phía ngược chiều với mắt ghép. Ghép cửa sổ là một trong những phương pháp ghép có tỷ lệ sống cao nhất.

Cách ghép nào có tỷ lệ sống cao những Hệ số nhân giống thấp

Ghép cửa sổ a) Chuẩn bị cành ghép để lấy mắt

Cách ghép nào có tỷ lệ sống cao những Hệ số nhân giống thấp

Ghép cửa sổ b) Thao tác ghép

Ghép chữ T Là một phương pháp ghép phổ biến nhất ở tất cả các nước trồng cây ăn quả phát triển; tốc độ nhanh, có thể kết hợp từng cặp công nhân một người ghép, một người buộc dây. Phương pháp này cũng đòi hỏi gốc ghép và cành ghép phải đang trong thời kỳ chuyển động nhựa mạnh.

Chuẩn bị và làm vệ sinh vườn nhân gốc ghép như ở ghép cửa sổ. Chọn những cành ghép non hơn so với ghép cửa sổ một chút.

Mở miệng gốc ghép như sau: Dùng dao ghép rạch một đường ngang 1 cm cách mặt đất từ 10 – 20 cm. Sau đó từ điểm giữa rạch một đường vuông góc với đường rạch trên dài 2 cm, làm thành hình chữ T; dùng mũi dao tách vỏ theo chiều dọc vết ghép. Cắt mắt ghép theo hình vẽ (6a): Mắt có kèm theo cuống lá, dài 1,5 – 2 cm, có một lớp gỗ rất mỏng ở phía trong. Lát cắt phải thật “ngọt” tránh dập nát tế bào ở phía trong. Tay phải cầm cuống lá gài mắt ghép vào khe dọc chữ T đã mở, đẩy nhẹ cuống lá xuống. Dùng dây nilông mỏng và bền buộc chặt và kín vết ghép lại. Buộc càng chặt càng tốt.

Tùy theo mùa vụ và giống loài cây mà sau ghép 15 – 20 ngày có thể mở dây buộc, kiểm tra sức sống của mắt ghép. Nếu mắt ghép xanh, cuống lá vàng và rụng đi là chắc sống. Từ 7 – 10 ngày sau khi mở dây buộc có thể cắt ngọn gốc ghép.

Cách ghép nào có tỷ lệ sống cao những Hệ số nhân giống thấp

Ghép chữ T a) Cách ghép mắt ghép b) Thao tác ghép

Ghép mắt nhỏ có gỗ

ưu điểm nhất của phương pháp này là thao tác đơn giản, có thể tận dụng được mắt ghép. Ghép mắt nhỏ có gỗ có thể ghép được ở rất nhiều thời vụ. Trong điều kiện nước ta, đối với một số cây ăn quả nhất định có thể ghép được quanh năm. Trong phương pháp này cành ghép và gốc ghép không dóc vỏ cũng ghép được. Tất nhiên, khi cây chuyển nhựa tốt tỷ lệ sống sẽ cao hơn.

Chọn những cành ghép mập khỏe, còn có màu xanh hoặc mới xuất hiện một vài vạch nâu, đã bắt đầu “tròn mình”. Các tiêu chuẩn khác tương tự như trong phần ghép chữ T và cửa sổ.

Dùng dao cắt vát một lát hình lưỡi gà từ trên xuống, cách mặt đất từ 10 – 20 cm, có độ dày gỗ bằng 1/5 đường kính gốc ghép. Nếu cành ghép có đường kính nhỏ hơn gốc ghép thì vết ghép cắt mỏng hơn. Chiều dài ở miệng ghép chừng 1 – 1,2 cm. Cắt một miếng tương tự, có cuống lá và mầm ngủ ở giữa đặt nhanh vào vết ghép. Buộc chặt và kín bằng dây nilông dẻo. Sau ghép 18 – 30 ngày có thể mở dây buộc và cắt gọn gốc ghép. Nếu buộc bằng dây nilông mảnh và để hở đỉnh sinh trưởng của mầm ghép thì có thể cắt ngọn gốc ghép trước khi mở dây buộc (sau khi bật mầm được 10 – 15 ngày mới mở dây cũng được, vì cách này lâu liền da và mắt ghép dễ bị rời ra ngoài do gió hoặc người và gia súc đi lại chạm vào). Vết cắt ngọn gốc ghép cách vết ghép 1,5 – 2 cm.

Cách ghép nào có tỷ lệ sống cao những Hệ số nhân giống thấp

ghép mắt nhỏ có gỗ

Tóm lại phương pháp có nhiều nhưng áp dụng phổ biến cho việc nhân giống cây ăn quả là ghép chữ T và mắt nhỏ có gỗ. Tùy theo thời vụ và loại cây trồng, tùy tình trạng của gốc ghép và cành ghép mà chọn phương pháp ghép cho thích hợp. Ở nước ta, phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ tuy mới được áp dụng một vài năm gần đây nhưng được tiếp nhận rất nhanh chóng và đã trở thành một phương pháp ghép phổ biến.

cau hoi ly thuyet nghe lam vuon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.61 KB, 10 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP NGHỂ LÀM VƯỜN

CHƯƠNG I - THIẾT KẾ VƯỜN
1. Thiết kế vườn cần đảm bảo yêu cầu nào :
A. Sản xuất trên cấu trúc nhiều tầng B. Tăng cường hoạt động của vi sinh vật trong đất
C. Tính đa dạng sinh học D. Cả A,B,C đúng
2.Vì sao không nên thiết kế vườn độc canh ?
A. Dễ thực hiện B. Tận dụng được đất trồng. C. Tận dụng được ánh sáng D. Dễ phát sinh sâu bệnh
3.Muốn đạt được mục đích cải tạo vườn tạp, công việc nào sau đây đúng :
A. Trồng thuần một loại cây B. Trồng càng nhiều loài cây càng tốt
C. Trồng những cây có giá trị kinh tế cao, bền vững D. Cả A, C đúng
4.Đặc điểm nào dưới đây là của vườn sản xuất ở đồng bằng Nam bộ:
A. Mực nước ngầm cao, mưa dễ bị úng. B. Mực nước ngầm thấp, cần có biện pháp chống hạn
C. Thường có bão, gió mạnh. D. Đất cát, thường bị nhiễm mặn.
5.Đặc điểm của vườn tạp ở nước ta :
A. Sử dụng giống chọn lọc B. Cơ cấu cây trồng tùy tiện
C. Chỉ trồng một loại cây D. Cho hiệu quả kinh tế cao
6.Công việc đầu tiên khi muốn cải tạo, tu bổ vườn tạp là :
A. Xác định mục đích cải tạo. B. Xác định hiện trạng, phân loại vườn tạp.
C. Lập kế hoạch cải tạo vườn. D. Điều tra các yếu tố liên quan đến cải tạo vườn.
7.Cải tạo vườn tạp nhằm mục đích gì :
A. Tăng giá trị của vườn B. Tăng số cây trên đơn vị diện tích
C. Trồng được nhiều loại cây D. Cả A,B,C đúng
8.Nguyên tắc cải tạo vườn tạp là :
A. Làm tăng giá trị của vườn
B. Sử dụng triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên
C. Phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản và điều kiện cụ thể của chính khu vườn.
D. Cả A,B,C đúng
9. Đặc điểm nào dưới đây không phải là của vườn sản xuất ở đồng bằng Nam bộ :
A. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt B. Tầng đất mặt mỏng, tầng dưới thường nhiễm mặn, phèn
C. Mực nước ngầm cao, mưa dễ bị úng D. Thường có gió, bão mạnh.


10. Đảm bảo tính đa dạng sinh học trong vườn cây nghĩa là gì ?
A. Trồng thật nhiều loài cây trong vườn B. Trồng thuần một loài cây
C. Xây dựng vườn cây nhiều tầng, mỗi tầng là một loài cây D. Cả A,B,C sai.
CHƯƠNG II - VƯỜN ƯƠM VÀ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY
11. Vườn ươm cố định có nhiệm vụ gì ?
A. Chọn lọc và bồi dưỡng giống B. Nhân giống C. Lai tạo giống D. A,B đúng
12 .Nhiệm vụ chủ yếu của vườn ươm tạm thời là :
A. Chọn lọc giống B. Nhân giống C. Lai tạo giống D. A,B đúng
13. Loại đất nào phù hợp cho vườn ươm ?
A. Đất cát pha B. Đất thịt nhẹ C. Đất sét D. A,B đúng
14. Loại đất nào không phù hợp làm vườn ươm cây giống:
A. Đất cát pha B. Đất thịt nhẹ C. Đất thịt nặng D. Đất phù sa
15.Những căn cứ để lập vườn ươm :
A. Nhu cầu của gia đình B. Điều kiện sinh thái của vườn ươm
C. Điều kiện cụ thể của chủ vườn D. Cả A,B,C đúng
16.Lập vườn ươm ở vùng đồi núi cần chú ý điều gì sau đây :
A. Gần đường giao thông B. Gần vườn sản xuất C. Gần khu nhà ở D. Gần nguồn nước tưới.
17. Địa điểm lập vườn ươm cần phải :
A. Gần đường B. Gần nguồn nước tưới C.Gần vườn sản xuất D. Cả A,B,C đúng
18.Thông thường vườn ươm cây giống được thiết kế thành những khu nào ?
A. Khu cây giống, khu ra ngôi, khu luân canh.
B. Khu cây giống, khu nhân giống, khu luân canh.
C. Khu gieo hạt, khu ra ngôi, khu nhân giống.
D. Khu gieo hạt, khu cây giống, khu nhân giống.
1
19.Khu cây giống của vườn ươm là :
A. Khu trồng cây cung cấp sản phẩm cho thị trường.
B. Khu trồng giống cây quý làm cành ghép, mắt ghép,lấy hạt…
C. Khu gieo hạt làm cây giống, tạo gốc ghép, ra ngôi cành chiết.
D. Khu trồng rau, đậu để cải tạo đất.

20. Khu nhân giống của vườn ươm là :
A. Khu trồng cây cung cấp sản phẩm cho thị trường.
B. Khu trồng giống cây quý làm cành ghép, mắt ghép,lấy hạt…
C. Khu gieo hạt làm cây giống, tạo gốc ghép, ra ngôi cành chiết.
D. Khu trồng rau, đậu để cải tạo đất.
21. Khu luân canh của vườn ươm là :
A. Khu trồng cây cung cấp sản phẩm cho thị trường.
B. Khu trồng giống cây quý làm cành ghép, mắt ghép,lấy hạt…
C. Khu gieo hạt làm cây giống, tạo gốc ghép, ra ngôi cành chiết.
D. Khu trồng rau, đậu để cải tạo đất.
22.Nơi nào của vườn ươm ra ngôi cành giâm, cành chiết :
A. Khu cây giống B. Khu nhân giống C. Khu luân canh D. Xung quanh vườn.
23. Nơi nào trong vườn ươm được sử dụng để trồng các giống cây quý cung cấp cành ghép, mắt ghép, cành
chiết, cành giâm, lấy hạt ?
A. Khu cây giống B. Khu nhân giống C. Khu luân canh D. Xung quanh vườn
24.Ưu điểm của nhân giống bằng hạt :
A. Cây sinh trưởng khỏe, bộ rễ ăn sâu, tuổi thọ cây cao B. Cây sớm ra hoa, kết quả
C. Cây con giữ được các đặc tính, tính trạng của cây mẹ. D. Cây thường thấp, dễ chăm sóc, thu hoạch.
25. Nhược điểm của nhân giống bằng hạt :
A. Dễ bị già hóa B. Phát sinh nhiều biến dị do thụ phấn chéo
C. Dễ bị nhiễm virut D. Lâu ra hoa, kết quả, tuổi thọ cây thấp.
26.Ở nước ta gieo hạt trong điều kiện thích hợp nhất là :
A. Nhiệt độ 15 – 26
0
C , ẩm độ 50 – 60% B. Nhiệt độ 15 – 26
0
C , ẩm độ 70 – 80%
C. Nhiệt độ 23 – 35
0
C , ẩm độ 70 – 80% D. Nhiệt độ 23 – 35

0
C , ẩm độ 50 – 60%
27.Đối với hạt giống có vỏ cứng trước khi gieo phải xử lý :
A. Hai sôi , ba lạnh B. Ba sôi , hai lạnh C. Hai sôi , hai lạnh D. Ba sôi , ba lạnh
28. Để lựa chọn hạt giống tốt phải trải qua các khâu nào :
A. Chọn hạt tốt -> chọn quả tốt -> chọn cây mẹ tốt
B. Chọn quả tốt -> chọn cây mẹ tốt -> chọn hạt tốt
C. Chọn cây mẹ tốt -> chọn hạt tốt -> chọn quả tốt
D. Chọn cây mẹ tốt -> chọn quả tốt -> chọn hạt tốt
29.Các khâu kỹ thuật gieo hạt trên luống theo trình tự nào sau đây :
A. Làm đất , xử lý hạt trước khi gieo, gieo hạt.
B. Làm đất, lên luống, bón phân lót đầy đủ, gieo hạt.
C. Làm đất, bón phân lót đầy đủ, lên luống, xử lý hạt trước khi gieo, gieo hạt.
D. Làm đất, lên luống, bón phân lót đầy đủ, xử lý hạt trước khi gieo, gieo hạt.
30. Khi muốn lai tạo giống mới hoặc phục tráng giống cần nhân giống bằng pp nào ?
A. Bằng hạt B.Chiết cành C. Giâm cành D. Ghép cành
31.Những giống cây nhân giống bằng giâm cành thường có đặc điểm ;
A. Dễ ra rễ B. Có thân gỗ cứng C.Khó ra rễ D. Cả A,B đúng
32.Ưu điểm của phương pháp giâm cành :
A. Cây sinh trưởng khỏe, bộ rễ ăn sâu, tuổi thọ cây cao.
B. Cây con giữ được các đặc tính, tính trạng của cây mẹ.
C. Cây ra hoa, kết quả theo mùa.
D. Cây thường cao để hấp thu ánh sáng, cho năng suất cao.
33.Nhược điểm của phương pháp giâm cành :
A. Dễ bị già hóa B. Phát sinh nhiều biến dị do thụ phấn chéo
C. Dễ bị nhiễm virut D. Lâu ra hoa, kết quả, tuổi thọ cây thấp.
34.Cách cắm cành giâm vào giá thể :
A. Thẳng đứng B. Nằm ngang C. Cắm nghiêng D. Cắm cách nào cũng được
2
35.Cách gieo hạt nào có tỷ lệ sống cao, dễ chăm sóc, vận chuyển ?

A. Gieo sạ B. Gieo trên luống C. Gieo trong bầu D. B,C đúng
36.Để cành giâm mau ra rễ cần nhúng bộ phận nào vào chất kích thích sinh trưởng ?
A. Ngọn cành B. Gốc cành C. Cả cành D. Cả A,B,C đúng
37. Phương pháp nhân giống nào giúp cây con vẫn giữ được đặc tính tính trạng của cây mẹ, sớm ra hoa kết
quả., nhưng nếu qua nhiều thế hệ không thay đổi nguồn gốc cây mẹ dễ dẫn đến hiện tượng già hoá .
A. Giâm cành B. Chiết cành C. Ghép mắt D. Gieo hạt
38.Kiểm tra độ ẩm của giá thể làm bầu chiết bằng cách lấy tay nắm chặt chất độn :
A. Không thấy nước chảy ra là tốt. B. Nước chảy ra thành giọt là đủ ẩm.
C. Nước hơi chảy (rịn) qua kẻ tay là được. D. Càng ướt càng mau ra rễ.
39.Ưu điểm của phương pháp chiết cành :
A. Cây sinh trưởng khỏe, bộ rễ ăn sâu, tuổi thọ cây cao.
B. Cây con giữ được các đặc tính, tính trạng của cây mẹ.
C. Cây ra hoa, kết quả theo mùa.
D. Cây thường cao để hấp thu ánh sáng, cho năng suất cao.
40.Nhược điểm của phương pháp chiết cành :
A. Dễ bị già hóa B. Phát sinh nhiều biến dị do thụ phấn chéo
C. Dễ bị nhiễm virut D. Lâu ra hoa, kết quả, tuổi thọ cây thấp.
41. Khi chiết cành ,cắt vỏ như thế nào là tốt nhất :
A. Chiều dài của khoanh vỏ càng dài càng tốt
B. Chiều dài của khoanh vỏ càng ngắn càng tốt
C. Chiều dài của khoanh vỏ bằng 1,5 lần đường kính cành chiết
D. Chiều dài của khoanh vỏ bằng 2,5 lần đường kính cành chiết.
42. Các tỉnh phía Nam nên chiết cành vào thời vụ nào ?
A. Vụ xuân ( tháng 3 – 4) B. Vụ thu ( tháng 8 – 9) C. Mùa khô D. Đầu mùa mưa
43. Chất nào sau đây giúp cành chiết mau ra rễ :
A. IBA B. DAP C. NPK D. Phân vi sinh
44. Điều nào sau đây không đúng khi chọn cành chiết :
A. Cành có lá đang trong thời kỳ bánh tẻ. B. Cành đang mang hoa, mang quả.
C. Cành có mầm ngủ đã tròn mắt cua. D. Cành ở giữa tầng tán, phơi ra ánh sáng
45. Tuổi thọ của vườn cây trồng bằng cành chiết không cao là do :

A. Cây giống không có rễ cọc ăn sâu. B. Cây mẹ mất sức do bị chiết nhiều cành.
C. Tỷ lệ ra rễ thấp. D. Cây hay bị nhiễm virut.
46. Khi chiết cành nếu không cạo sạch lớp tượng tầng trên lõi gỗ thì :
A. Cành ra nhiều rễ B. Cành chết C. Cành liền vỏ D. Cành khô
47. Cách chọn cành ghép :
A. Cành ghép nhỏ, có nhiều mầm ngủ. B. Cành bánh tẻ , có mang mầm ngủ.
C. Cành nằm phía trong tán cây, có vỏ mỏng. D. Cành mang nhiều trái.
48. Thao tác mở miệng gốc ghép ( ghép mắt cửa sổ ) là :
A. Cách mặt đất ( hoặc bầu ) 15 – 20 cm, vạch 2 đường thẳng song song cách nhau 2cm, dài 3cm.
B. Cách mặt đất ( hoặc bầu ) 35 – 40 cm, vạch 2 đường thẳng song song cách nhau 1cm, dài 2cm.
C. Cách mặt đất (hoặc bầu) 15 – 20 cm, vạch 2 đường thẳng song song cách nhau 1cm, dài 2cm.
D. Cách mặt đất ( hoặc bầu ) 35 – 40 cm, vạch 2 đường thẳng song song cách nhau 2cm, dài 3cm.
49. Khi quấn dây nylon lên vị trí ghép, phải thực hiện :
A. Quấn kín từ trên xuống B. Quấn kín từ dưới lên
C. Quấn từ dưới lên rồi từ trên xuống. D. Quấn thế nào cũng được.
50. Cách ghép nào có tỷ lệ sống cao nhưng hệ số nhân giống thấp :
A. Ghép áp cành B. Ghép mắt C. Ghép đoạn cành D. Ghép rời
51. Mắt ghép còn để lại cuống lá trong cách ghép nào :
A. Ghép chữ T B. Ghép áp cành C. Ghép cửa sổ D. Ghép mắt nhỏ có gỗ.
52. Thao tác kỹ thuật ghép phải đảm bảo :
A. Mắt ghép hay cành ghép phải nhỏ hơn gốc ghép.
B. Mắt ghép hay cành ghép phải lớn hơn gốc ghép.
C. Đặt mắt ghép hay cành ghép vào gốc ghép sao cho tượng tầng của chúng tiếp xúc nhau.
D. Chỉ cần buộc chặt mắt ghép hay cành ghép vào gốc ghép.
3
53. Cách lấy mắt ghép trong ghép mắt cửa sổ :
A. Mắt ghép còn để lại cuống lá và có 1 lớp gỗ phía trong.
B. Mắt ghép còn để lại cuống lá và không có 1 lớp gỗ phía trong.
C. Mắt ghép chỉ nhìn thấy vết sẹo cuống lá và có 1 lớp gỗ phía trong.
D. Mắt ghép chỉ nhìn thấy vết sẹo cuống lá và không có 1 lớp gỗ phía trong ( nhưng có mầm ngủ)

54. Cách lấy mắt ghép trong ghép mắt nhỏ có gỗ :
A. Mắt ghép còn để lại cuống lá và có 1 lớp gỗ phía trong.
B. Mắt ghép còn để lại cuống lá và không có 1 lớp gỗ phía trong.
C. Mắt ghép chỉ nhìn thấy vết sẹo cuống lá và có 1 lớp gỗ phía trong.
D. Mắt ghép chỉ nhìn thấy vết sẹo cuống lá và không có 1 lớp gỗ phía trong
55. Cách lấy mắt ghép : Mắt ghép chỉ nhìn thấy vết sẹo cuống lá, không có lớp gỗ phía trong ( nhưng có mầm
ngủ ). Đây là cách ghép gì ?
A. Ghép mắt nhỏ có gỗ B. Ghép chữ T C. Ghép cửa sổ D. Ghép áp cành
56. Trong pp ghép áp cành, khi nào cắt ngọn gốc ghép và cắt chân cành ghép :
A. Ngay sau khi ghép B. Sau khi ghép 1 tháng C. Sau khi ghép 6 tháng D. Sau khi ghép 1 năm
57. Ghép áp cành cải tiến có đặc điểm :
A Cắt ngọn gốc ghép trước B. Cắt ngọn cành ghép trước
C. Cắt chân cành ghép trước D. Cắt ngọn cành ghép và gốc ghép.
58. Nhân giống chuối bằng phương pháp nào :
A. Gieo hạt B. Tách chồi C. Chắn rễ D. Ghép đoạn cành
59. Nhân giống cây dứa bằng phương pháp nào ?
A. Tách chồi B. Chắn rễ C. Gieo hạt D. Ghép đoạn cành
60. Nhược điểm của pp tách chồi :
A. Hệ số nhân giống thấp, cây con không đồng đều, không sâu bệnh.
B. Hệ số nhân giống cao, cây con đồng đều, dễ mang mầm mống sâu bệnh
C. Hệ số nhân giống thấp, cây con không đồng đều, dễ mang mầm mống sâu bệnh
D. Hệ số nhân giống cao, cây con đồng đều, không sâu bệnh.
61. Nên tiến hành chắn rễ vào thời kỳ nào của cây là thích hợp :
A. Thời kỳ cây sinh trưởng mạnh. B. Thời kỳ cây ngừng sinh trưởng.
C. Thời kỳ cây con D. Cả A,B,C sai.
62. Trong quy trình nuôi cấy mô, khi nào thì cấy cây vào môi trường thích ứng :
A. Khi chồi đạt kích thước cần thiết B. Khi chồi cây đã ra rễ.
C. Khi cây phát triển bình thường. D. Cả A,B,C sai.
63. Phương pháp nào sau đây là nhân giống vô tính :
A. Tách chồi B. Chắn rễ C. Giâm, chiết , ghép D. Cả A,B,C đúng

64. Phương pháp nào sau đây là nhân giống hữu tính :
A. Gieo hạt B. Giâm cành C. Chiết cành D. Tách chồi
65. Nhược điểm của pp nuôi cấy mô :
A. Cây giống sạch bệnh B. Cây giống có độ đồng đều rất cao
C. Hệ số nhân giống rất cao D. Giá thành cao
CHƯƠNG III. KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ CÂY ĐIỂN HÌNH
TRONG VƯỜN CÂY ĂN QUẢ
66. Không nên trồng cam quýt trên đất nào :
A. Đất bạc màu B. Đất cát già C. Đất cát pha D. Đất thịt nặng
67. Rễ lông hút của cam quýt mọc yếu và cạn nên khi chăm sóc cần phải :
A. Bồi liếp và mô hàng năm bằng bùn mương vườn
B. Xới gốc bón nhiều phân đạm
C. Phun thuốc trừ cỏ vườn nhiều lần để tránh cạnh tranh dinh dưỡng.
D. Thường xuyên giữ ẩm cho gốc rễ
68. Cành ra mùa xuân ở cây có múi :
A. Chủ yếu ra hoa quả. B. Chủ yếu ra lá C. Không ra hoa quả D. Dễ bị sâu bệnh tấn công.
69. Thời vụ trồng cây có múi đối với các tỉnh phía Nam là:
A. Sau khi kết thúc mùa mưa bão B. Đầu và cuối mùa mưa
C. Tháng 2 – 3 D. Tháng 9 – 10
4
70. Bón phân cho cây cam thời kỳ sau thu hoạch ở vùng đất đồi theo pp nào ?
A. Bón nông B. Bón rãnh theo hình chiếu tán cây
C. Bón lên lá D. Bón hố theo hình chiếu tán cây.
71. Hiện tương rụng quả, nứt quả trên cây cam quýt là do :
A. Nắng nhiều B. Gió to
C. Nhiệt độ không khí cao, ẩm độ kk lớn D. Đất xấu, thiếu dinh dưỡng.
72.Giống lai giữa cam và quýt là :
A. Cam giây B. Cam sành C. Cam mật D. Quýt xiêm
73. Sâu non đục biểu bì ăn thịt lá tạo nên đường ngoằn ngoèo trên lá , là sâu gì ?
A. Sâu vẽ bùa B. Sâu đục cành C. Bọ xít D. Câu cấu xanh

74. Trên cam quýt, bệnh gì làm lá có màu vàng, gân xanh, lá nhỏ cứng, mọc chụm, cây lụi dần rồi chết?
A. Bệnh loét B. Bệnh vân vàng lá ( vàng lá gân xanh )
C. Bệnh thán thư D. Bệnh sương mai.
75. Loại côn trùng nào là tác nhân lây truyền vi khuẩn gây bệnh vân vàng lá ở cây có múi:
A. Nhện đỏ B. Rệp muội C. Rầy nâu D. Rầy chổng cánh.
76. Hạt xoài đa phôi có :
A. 1 phôi hữu tính và 1 phôi vô tính B. Nhiều phôi hữu tính và 1 phôi vô tính
C. 1 phôi hữu tính và nhiều phôi vô tính D. Nhiều phôi hữu tính và nhiều phôi vô tính
77. Nhờ đặc điểm nào mà cây xoài có khả năng chịu hạn:
A. Rễ cái ăn sâu, có nhiều rễ phụ B. Rễ hút cách gốc 2m ở tầng đất 1,2m
C. Có nhiều rễ cái, rễ phụ, rễ hút D. A,B đúng
78. Xoài ra hoa nhiều nhưng có tỷ lệ đậu quả thấp vì :
A.Thời gian tiếp nhận hạt phấn của nhụy rất ngắn B. Thời kỳ ra hoa gặp mưa
C. Thời gian chín của nhụy sớm hơn thời gian hoa đực thụ phấn D. A,B,C đúng
79. Xoài cát Hòa Lộc khi chín vỏ quả có màu gì?
A. Xanh B. Vàng chanh C. Vàng đậm D. Xanh vàng phớt hồng
80. Vùng đất thấp trước khi trồng xoài phải:
A. Để đất khô hạn B. Bón nhiều phân hữu cơ C. Lên liếp D. A,B,C đúng
81. Trước khi ra hoa 2-3 tháng, cây xoài cần:
A. Có thời gian khô hạn B. Tưới nhiều nước C. Tỉa cành D.Làm cỏ
82. Vùng đất cao cây xoài được trồng theo kiểu nào:
A. Trồng nổi B. Trồng chìm C. Trồng nửa chìm nửa nổi D. A,B,C sai
83. Rệp sáp trên cây xoài phá hại chủ yếu ở:
A. Mặt trên lá B. Mặt dưới lá C. Hoa D. Quả
84. Thời kỳ xoài cho thu hoạch, bón phân đợt 3 nhằm mục đích gì:
A.Nuôi quả B. Hạn chế rụng quả non C. Tăng chất lượng quả D. A,B,C đúng
85. Thời kỳ xoài cho thu hoạch, bón phân đợt 2 nhằm mục đích gì:
A.Nuôi quả B. Hạn chế rụng quả non C. Tăng chất lượng quả D. A,B,C đúng
86. Trên quả xoài vết bệnh có đốm đen tròn, lõm xuống, gây rụng trái, đó là bệnh gì?
A. Bệnh nấm phấn trắng B. Bệnh thán thư C. Bệnh loét D. Bệnh vân vàng lá

87. Giòi gặm thịt quả xoài, làm thịt quả bị thối rửa là ấu trùng của :
A. Ruồi xanh B. Ruồi trâu C. Ruồi đục quả D. Sâu đục quả
88. Trên cây nhãn loại cành nào yếu, ít có giá trị cần phải có biện pháp hạn chế:
A. Cành Xuân B. Cành Hè C. Cành Thu D. Cành Đông
89. Hoa nhãn có những loại nào :
A. Hoa đực, hoa cái B.Hoa lưỡng tính, hoa dị hình
C. Hoa đực, hoa lưỡng tính, hoa cái D. Hoa lưỡng tính, hoa dị hình, hoa đực, hoa cái
90. Thời kỳ thu hoạch nhãn, bón phân lần 3 có tác dụng gì:
A.Thúc hoa B. Bổ sung dinh dưỡng cho quả C. Giúp cây hồi sức D. A,B,C đúng
91. Nhãn xuồng cơm vàng có đặc điểm gì dưới đây?
A.Vỏ quả có màu vàng sáng, nhiều nước B. Cùi quả màu vàng
C. Trên vỏ hạt có đường nứt D. A,B đúng
92. Vùng đất có mực nước ngầm cao nên trồng nhãn theo phương pháp nào:
A. Trồng chìm B. Trồng nổi C. Nửa chìm nửa nổi D. B,C đúng
93. Công việc đào hố để trồng nhãn cần phải hòan thành trước khi đặt cây con xuống hố bao lâu ?
5
A. 15 ngày B. 30 ngày C.45 ngày D.10 ngày
94. Nguyên nhân gây nên bệnh tổ rồng:
A. Virut, rệp B. Virut, nhện C. Bọ xít, nhện D. Bọ xít, rầy
95. Cách bón phân chuồng cho cây nhãn:
A. Đào rãnh xung quanh hình chiếu tán cây
B. Xới đất trong phạm vi tán cây, rải phân đều lên mặt đất, lấp 1 lớp đất mỏng
C. A,B đúng D. A,B sai
96. Trên cây nhãn, chùm hoa ở vị trí nào nở trước :
A.Chùm hoa ở đỉnh tán B. Chùm hoa giữa tầng tán C. Chùm hoa ở gốc tán D. B, C đúng
97. Trên cây nhãn, chùm hoa ở vị trí nào nở sau cùng:
A. Chùm hoa ở đỉnh tán B. Chùm hoa giữa tầng tán C. Chùm hoa ở gốc tán D. Cả B,C đúng
98. Thời kỳ thu hoạch nhãn, bón phân lần 2 có tác dụng gì:
A/Thúc hoa B/ Bổ sung dinh dưỡng cho quả
C/ Giúp cây hồi sức D/ A,B,C đúng

HOA , CÂY CẢNH VÀ RAU
99. Những cây có sẵn trong thiên nhiên, tự bản thân nó được dùng để trang trí
A. Cây dáng B. Cây thế C. Cây cảnh tự nhiên D. Cây hoa lưu niên
100. Người ta chọn loại cây như thế nào để có thể tạo cây thế:
A. Tự bản thân nó có thế sẵn B. Cây có dáng mềm mại
C. Cây sống lâu,thân cành dẻo dai D. Cây nào cũng có thể chọn được.
101. Bonsai là dạng:
A. Cây hoa thời vụ B.Cây hoa lưu niên C. Cây thế trồng chậu D. Cây cảnh tự nhiên
102. Vùng chuyên canh hoa nổi tiếng của ĐBSCL là:
A. Long Xuyên B. Cần Thơ C. Mỹ Tho D. Sa Đéc
103. Cây dáng là loại cây:
A. Có dáng cứng rắn B. Có dáng mềm mại thướt tha
C. Cao vút hình tháp hoặc phân tầng cành lá D. A , B và C đúng.
104. Cây hoa hồng có thể nhân giống theo phương pháp nào?
A. Gieo hạt B. Giâm, chiết cành C. Ghép cành D.Cả B,C đúng
105.
Sau 2 - 3 năm trồng cây hoa hồng được chăm sóc như thế nào:
A. Tỉa hết lá B. Đốn trẻ lại C.Đốn phớt D.A, C đúng
106.
. Sau mỗi năm trồng cây hoa hồng được chăm sóc như thế nào?
A. Tỉa hết lá B. Đốn trẻ lại C. Đốn phớt D. Cả A, B đúng
107. Nên thu hoạch hoa hồng khi nào ?
A. Khi nụ đã lớn B. Khi hoa đã nở to C. Khi hoa vừa hé nở D. Cả A, C đúng
108. Chọn chậu trồng cây cảnh phải dựa vào đặc điểm nào ?
A. Loại cây B. Tính thẩm mỹ C. Ý tưởng tạo dáng D. Cả A,B,C đúng
109. Phương pháp nhân giống hoa cúc chủ yếu là ;
A. Giâm chồi B. Chiết cành C. Ghép cành D. Nuôi cấy mô
110. Kỹ thuật quan trọng để cây hoa cúc phát triển nhánh là:
A. Tưới nhiều nước B. Bấm ngọn C. Xới đất D. Phun thuốc trừ sâu
111. Bón phân cho cây cảnh trồng trong chậu theo cách nào:

A. Bón thúc vào đất B. Phun lên lá C. A,B đúng D. A, B sai
112. Tỷ lệ phân NPK thường áp dụng để bón cây cảnh trồng trong chậu là :
A. 16-16-8 B. 20-20-15 C. 1-3-1 D. 3-1-1
113.Để kìm hãm sự sinh trưởng của cây, người ta cắt tỉa cành, lá và rễ khi nào?
A. Trong thời kỳ cây sinh trưởng mạnh B. Trong thời kỳ cây ngừng sinh trưởng
C. Khi thay đất, thay chậu D. Cả A, C đúng
114. Để có một cây cảnh lùn có thể áp dụng các kỹ thuật nào sau đây:
A. Sử dụng sự chiếu sáng của mặt trời B. Cắt phần ngọn của thân cây
C. Cắt tỉa cành lá và rễ D. Cả A,B,C đúng
115.Cắt tỉa cành lá trên cây có tác dụng gì?
A. Tạo dáng, thế cho cây B. Làm cho bộ rễ sinh trưởng chậm lại
C. Giúp cây mau ra hoa quả D. Cả A,B đúng
6
116. Kỹ thuật nào được áp dụng để tạo cây cảnh lùn :
A. Tạo sẹo B. Bón phân, tưới nước C. Lột vỏ D. Uốn dây kẽm
117. Những công việc cần làm khi cắt tỉa cành lá:
A. Cắt những cành mọc không đúng vị trí B. Tỉa bớt lá cho cây thoáng
C. Cắt bớt những cành sinh trưởng mạnh ( 1/3 đến ½ cành) D. Cả A,B,C đúng
118. Canxi có tác dụng gì đối với cây rau:
A. Kích thích sự phát triển của bộ rễ, vận chuyển chất dinh dưỡng trong cây
B. Thúc đẩy quá trình quang hợp và phát triển của lá, kéo dài tuổi thọ của lá
C. Thúc đẩy quá trình quang hợp , tham gia tổng hợp protein, lipit, tinh bột
D.Trung hoà axit trong cây, thúc đẩy vi sinh vật trong đất phát triển
119.Vai trò của lân là :
A. Thúc đẩy quá trình quang hợp và phát triển của lá, kéo dài tuổi thọ của lá
B. Kích thích sự phát triển của rễ, quá trình chín của quả, hạt
C. Thúc đẩy quá trình quang hợp , tham gia tổng hợp protein, lipit, tinh bột
D. Giảm ion H
+
trong đất , giúp VSV đất hoạt động

120. Cây rau dễ bị rụng hoa, rụng nụ khi thiếu hoặc thừa nước ở thời kỳ nào ;
A. Nẩy mầm B. Sinh trưởng sinh dưỡng C. Cây con D. Sinh trưởng sinh thực
121. Loại rau nào khi trồng phải tránh ánh sáng trực xạ :
A. Rau diếp, xà lách B. Bí, dưa hấu C. Cải xanh, củ cải D. Rau ngót, cải cúc
122. Cây rau cần nhiệt độ cao nhất ở thời kỳ nào :
A. Nảy mầm B. Cây con C. Sinh trưởng sinh dưỡng D. Sinh trưởng sinh thực
123. Để hạn chế sâu bệnh , biện pháp tiến tiến là trồng rau :
A. Trong nhà kính B. Trong nhà lưới C. Trồng bằng màng phủ PE D. Cả A,B,C đúng
124. Biện pháp thủ công trong phòng trừ sâu bệnh hại cho rau là :
A. Bón phân cân đối, có chế độ tưới tiêu hợp lý.
B. Tiêu diệt cỏ dại, tiêu huỷ cây bị sâu bệnh.
C. Tìm bắt sâu, ngắt bỏ cành lá bị sâu bệnh.
D. Trồng những giống có khả năng chống chịu sâu bệnh
125. Trong trồng rau, làm cho đất vỡ vụn quá nhỏ sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A. Đất dễ bị trôi theo dòng nước tưới
B. Đất dễ bị kết váng và dính chặt sau khi tưới nước
C. Đất dễ bị cằn cỗi sau nhiền lần bón phân và tưới nước
D. Đất nhanh chóng khô lại sau mỗi lần tưới nước
126. Nếu bón thừa phân đạm cho cây rau sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A.Cây sinh trưởng kém, quả hạt chín chậm, lá có màu tím
B. Cây sinh trưởng, phát triển kém, năng suất, chất luợng giảm
C. Thời gian sinh trưởng của thân lá kéo dài, thân chứa nhiều nước
D. Cây yếu mềm, các chất hoà tan giảm, hương vị kém, chất lượng giảm
127. Rau sạch phải đảm bảo chất lượng như thế nào?
A. Không gây độc hại cho con người
B.Cung cấp đủ khoáng chất, vitamin và các hợp chất hữu cơ cần thiết cho con người.
C. Là nguồn thức ăn phong phú cho con người và gia súc
D. Có giá trị dinh dưỡng cao, không gây hại đến sức khoẻ con người.
128. Kỹ thuật cắt tỉa rễ cây cảnh :
A. Cắt bỏ rễ cọc, cắt bỏ các rễ bên mọc quá dài

B. Cắt bỏ 1/3 chiều dài rễ cọc, cắt bỏ các rễ bên mọc quá dài.
C. Cắt bỏ 2/3 chiều dài rễ cọc, cắt bỏ các rễ bên mọc quá dài.
D. Chỉ cần cắt bỏ các rễ bên mọc quá dài.
129. Nên chọn cây nguyên liệu nào để uốn thân cành :
A. Cây được gieo từ hạt B. Cây từ cành giâm, cành chiết.
C. Cây có dáng cơ bản như cây định uốn. D. Cả A,B,C đúng
130. Điều nào sau đây là sai khi uốn dây kẽm cho cây cảnh ;
A.Không quấn dây kẽm khi mới vừa thay chậu cho cây
B. Nên quấn dây kẽm khi vừa tưới nước cho cây
C. Nên quấn dây kẽm nơi râm mát
7
D. Quấn dây theo đường xoắn ốc từ gốc cành ra đầu cành.
131.Cách làm nào sau đây sẽ tạo cho cây có dáng vẻ cổ thụ :
A. Cắt phần ngọn của cây B. Lột vỏ ở một số vị trí trên thân.
C. Cắt tỉa cành , lá D. Uốn dây kẽm quanh thân.
132. Công việc cần làm sau khi thay chậu và đất cho cây cảnh là:
A.Đặt cây nơi thoáng, nơi có ánh sáng trực xạ B. Tưới nước thường xuyên trong 20- 45 ngày
C. A, B đúng D. A, B sai
133. Kali có tác dụng gì đối với cây rau:
A. Kích thích sự phát triển của bộ rễ, vận chuyển chất dinh dưỡng trong cây
B. Thúc đẩy quá trình quang hợp và phát triển của lá, kéo dài tuổi thọ của lá
C. Thúc đẩy quá trình quang hợp , tham gia tổng hợp protein, lipit, tinh bột
D. Trung hoà độ chua của đất, thúc đẩy vi sinh vật trong đất phát triển
134.Kỹ thuật nào sau đây tạo sẹo trên thân cây cảnh ;
A. Dùng thuốc ức chế sinh trưởng B. Tỉa cành ,lá
C. Tạo vết thương cơ giới. D. Lột vỏ ở một số vị trí trên thân
135. Biện pháp nào được áp dụng để nuôi rễ khí sinh cho cây cảnh :
A. Dùng thuốc kích thích ra rễ B. Bó bầu để tạo rễ
C. Vun cao gốc để rễ phát triển D. Cả A,B,C đúng
136. Kỹ thuật nào được sử dụng để lão hóa cho cây cảnh :

A. Kỹ thuật lột vỏ B. KT uốn dây kẽm C. KT nuôi rễ khí sinh D. Cả A,B,C
đúng
137. Kỹ thuật nào được sử dụng để tạo hình cho cây cảnh :
A. KT lột vỏ B. KT uốn dây kẽm C. KT tạo sẹo D. Cả A,B,C đúng
138. Loại phân nào bón cho cây cảnh làm cây sinh trưởng chậm nhưng cành lá vẫn xanh khỏe :
A. Đạm B. Lân C. Kali D. Vôi
139.Loại rễ khí sinh nào cần được bảo vệ và chăm sóc :
A. Loại rễ mọc lơ lửng không chạm đất B. Loại rễ mọc dài tới đất
C. Rễ nấm D. Cả A, B đúng
140.Cây ăn quả nào có rễ nấm :
A. Cam, quýt, xoài B. Cam , quýt, nhãn
C. Xoài , nhãn D. Cam, quýt
141. Cây cảnh nào sau đây có khả năng tạo rễ khí sinh :
A. Nguyệt quế B.Bồ đề C. Mai chiếu thủy D. Mai
CHƯƠNG IV : ỨNG DỤNG CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG VÀ CHẾ PHẨM SINH HỌC
142. Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng như thế nào sẽ có tác dụng ức chế sinh trưởng ?
A. Nồng độ thấp B. Nồng độ cao C. Cả A,B đúng D. Cả A,B sai
143. Điểm lưu ý khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng để tăng chiều cao và sinh khối cây trồng là:
A. Phun nồng độ thấp và bón đầy đủ phân B. Phun thuốc và không cần bón phân.
C. Phun thuốc nhiều lần với nồng độ cao. D. Cả B,C đúng.
144. Cách sử dụng chất điều hòa sinh trưởng :
A. Tiêm vào cây B. Phun lên cây C. Bôi lên cây D. Cả A,B,C đúng
145. Chất nào sau đây có tác dụng điều chỉnh sự đóng mở khí khổng :
A. Xitokinin B. ABA C. Ethylen D. CCC
146. Chất IAA thuộc nhóm chất nào sau đây :
A. Gibberellin B. Xitokinin C. Axit Abxixic D. Auxin
147. Loại chế phẩm nào không được dùng trên cây dâu tằm :
A. Lân hữu cơ vi sinh B. Chế phẩm Beauveria
C. Chế phẩm từ nấm Trichoderma D. Chế phẩm BT
148. Phân phức hợp hữu cơ vi sinh gồm các thành phần nào ?

A. Phân vi sinh vật B. Phân hữu cơ, phân vô cơ C. Phân vi lượng D. Cả A,B,C đúng
149. Chế phẩm hỗn hợp virut + BT xâm nhập vào cơ thể sâu hại bằng cách nào ?
A. Bằng đường hô hấp B. Bằng đường tiêu hóa C. Qua tiếp xúc trực tiếp D. Cả A,B,C đúng
150. Cách sử dụng phân lân hữu cơ vi sinh ;
A. Bón lót B. Bón thúc
8
C. Tẩm vào hạt giống trước khi gieo hạt D. Pha với nước phun lên cây
151. Nguyên liệu chính của bã sinh học diệt chuột là :
A. Vi khuẩn Bacillus Thuringensis B. Vi khuẩn Isachenko
C. Nấm Trichoderma D. Tất cả đều sai
152. Khi phun chất điều hòa sinh trưởng lên cây phải chú ý điều kiện gì :
A. Nhiệt độ không khí dưới 30
0
C
B. Không nắng, không mưa, nhiệt độ không khí trên 30
0
C
C. Có nắng nhẹ, không mưa.
D. Cả A,C đúng
153. Chất nào có tác dụng kích thích quá trình chín của quả?
A. Axit Abxixic B. Xitokinin C. Ethylen D. Chlor cholin chlorid
154. Để phá vở thời gian ngủ, nghỉ và kích thích hạt nẩy mầm phải sử dụng chất gì ?
A. Gibberellin B. Auxin C. Axit abxixic D. Xitokinin
155. Chất nào được sử dụng để kích thích ra hoa ?
A. Gibberellin B. Chlor cholin chlorid C. Axit abxixic D. A, B đúng.
156. Để tăng chiều cao và sinh khối cây phải sử dụng chất gì ?
A. Xitokinin B. Gibberellin C. Axit abxixic D. Ethylen
CHƯƠNG V : BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN SẢN PHẨM RAU QUẢ
157. Khi vận chuyển trái cây đi xa, người ta để vào trong các sọt, thùng gỗ là hạn chế hư hỏng do :
A. Cơ học B. Phản ứng sinh hóa C. Do vi sinh vật D. Do thời tiết

158. Hiện tượng cải chua dễ bị “khú” là do :
A. Quá trình thủy phân protopectin B. Quá trình thủy phân pectin
C. Quá trình thủy phân prototinaza D. Cả A,B,C sai
159. Thanh trùng sản phẩm đóng hộp ở nhiệt độ :
A. 50 – 80
0
C B. 80 – 100
0
C C. 100 – 150
0
C D. 180 – 200
0
C
160. Để khắc phục hiện tượng rau quả muối chua dễ bị “khú” phải làm gì ?
A. Cho thêm muối B. Cho thêm đường C. Cho thêm nước lạnh. D. Cho thêm nước cứng.
161. Hiện tượng rau quả muối chua bị “khú” nghĩa là gì ?
A. Bốc mùi hôi B. Mềm nhũn C. Quá chua D. Đổi màu
162. Rau quả sấy bằng dụng cụ nào thời gian sấy lâu, nhưng giữ được hương vị tự nhiên và màu sắc của
sản phẩm :
A. Lò sấy 1 tầng B. Lò sấy nhiều tầng C. Lò sấy gián tiếp D. Cả A, B đúng.
163. Nhiệt độ tốt nhất khi sấy rau là :
A. 30 – 35
0
C B. 40 – 45
0
C C. 50 – 55
0
C D. 60 – 65
0
C

164. Nhiệt độ tốt nhất khi sấy quả là :
A. 70 – 75
0
C B. 40 – 45
0
C C. 50 – 55
0
C D. 60 – 65
0
C
165. Mứt quả đông được làm từ :
A. Nước quả B. Xirô quả ngâm đường C. Mứt quả D. Quả tươi.
***********************************************************************************
9
ĐÁP ÁN - CÂU HỎI LÝ THUYẾT NGHỀ LÀM VƯỜN
STT ĐAP
ÁN
STT ĐÁP
ÁN
STT ĐÁP
ÁN
STT ĐÁP
ÁN
STT ĐÁP
ÁN
1 D 34 C 67 A 100 C 133 C
2 D 35 C 68 A 101 C 134 C
3 C 36 B 69 B 102 D 135 D
4 A 37 A 70 B 103 D 136 A
5 B 38 C 71 C 104 D 137 B

6 B 39 B 72 B 105 B 138 B
7 A 40 C 73 A 106 C 139 B
8 C 41 C 74 B 107 C 140 A
9 D 42 D 75 D 108 D 141 B
10 C 43 A 76 C 109 A 142 B
11 D 44 B 77 D 110 B 143 A
12 B 45 A 78 D 111 C 144 D
13 D 46 C 79 B 112 C 145 B
14 C 47 B 80 C 113 D 146 D
15 C 48 C 81 A 114 D 147 D
16 D 49 B 82 B 115 D 148 D
17 D 50 A 83 B 116 B 149 B
18 B 51 A 84 A 117 D 150 A
19 B 52 C 85 B 118 D 151 B
20 C 53 D 86 B 119 B 152 D
21 D 54 C 87 C 120 D 153 C
22 B 55 C 88 D 121 A 154 A
23 A 56 B 89 D 122 C 155 D
24 A 57 A 90 C 123 D 156 B
25 B 58 B 91 B 124 C 157 A
26 C 59 A 92 D 125 B 158 A
27 B 60 C 93 B 126 C 159 B
28 D 61 B 94 B 127 D 160 D
29 C 62 B 95 A 128 B 161 B
30 A 63 D 96 B 129 D 162 C
31 A 64 A 97 A 130 B 163 D
32 B 65 D 98 B 131 B 164 A
33 A 66 B 99 C 132 B 165 B
10

I. Phương pháp nhân giống hữu tính

Cách ghép nào có tỷ lệ sống cao những Hệ số nhân giống thấp
Phương pháp nhân giống hữu tính

1. Nhân giống hữu tính là gì

Phương pháp nhân giống hữu tính chính là nhân giống bằng cách gieo hạt. Đây là phương pháp được áp dụng phổi biến nhất khi cần nhân số lượng cây trồng lên bởi dễ thực hiện

Ưu điểm

  • Hệ số nhân giống cao, đồng loạt
  • Chi phí thấp
  • Kỹ thuật dễ làm, đơn giản
  • Tuổi thọ của cây trồng thường cao
  • Nhanh tạo ra cây con
  • Cây được nhân giống có bộ rễ khoẻ, thích nghi tốt

Nhược điểm

  • Cây nhân giống khó giữ được đặc tính giống cây mẹ
  • Cây nhân giống thường ra hoa kết quả muộn
  • Cây nhân giống thường chăm sóc khó khăn do thân tán cao, việc thu hái sản phẩm cũng gặp khó khăn

Trường hợp nào sử dụng nhân giống hữu tính

  • Công tác lai tạo chọn giống
  • Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép

Lưu ý khi sử dụng phương pháp nhân giống hữu tính

  • Đảm bảo nhiệt độ không quá cao, không quá thấp, độ đẩm đất luôn đảm bảo 70-80%.
  • Đất gieo hạt phải thoáng khí, tơi xốp
  • Nắm được đặc tính, sinh lý của hạt như: một số hạt nảy mầm ngay trong hạt, chín sinh lý sớm, một số hạt có vỏ cứng cần xử lý hoá chất, một số hạt để lâu sẽ mất sức nảy mầm, một số hạt cần bóc bỏ vỏ cứng trước khi gieo
  • Phải chọn giống sinh trưởng khoẻ, năng suất cao, các cây có đặc điểm của giống muốn nhân, chọn những hạt mẩy, to, cần đối, cây con khoẻ, to, sinh trưởng cân đối

2. Các phương pháp gieo hạt làm cây giống

Gieo ươm hạt trong bầu

  • Phương pháp này sử dụng trong cả gieo ươm cây gốc ghép cho nhân giống bằng phương pháp ghép cả phương pháp nhân giống bằng hạt.
  • Cách nhân giống: Hạt giống sẽ được xử lý và ủ cho nướt nanh sau đó được tiến hành gieo vào túi bầu nhỏ hoặc túi bầu tiêu chuẩn sau đó ra ngồi sau. Hỗn hợp bầu được sử dụng là: Phân chuồng hoai mục + đất vởi tỷ lệ 1m3 đất mặt +200kg phân chuồng + 10kg supe lân.
  • Cách chăm sóc: Cây được thường xuyên tưới nước, nhổ cổ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh

Gieo ươm hạt trên luống đất

  • Yêu cầu: Đất gieo được cày bữa kỹ, bóng lót 0,5 kg supe lân/100m2 + 50kg phân chuồng, lên các luống cao từ 10-15 cm, mặt luống rộng hoảng 0,8 m, khoảng cách giữa các luống khoảng 40cm
  • Cách nhân giống: Hạt giống gieo thành hốc hoặc hàng với khoảng cách tuỳ thuộc, gieo trực tiếp hoặc gieo ươm để lấy cây ra ngôi. Độ sâu lấp hạt từ 1-3 cm phụ thuộc vào thời vụ gieo
  • Cách chăm sóc: Tưới nước giữ ẩm thường xuyên, xới xáo phá váng, nhổ cổ, sử dụng các loại phân bón phù hợp, kiểm tra và phòng trừ bệnh kịp thời. Bón thúc bằng nước phân chuồng pha loáng

Lý thuyết Công nghệ 9 Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả

Trang trước Trang sau

Để có điều kiện chọn lọc, bồi dưỡng các giống tốt và sản xuất ra số lượng cây giống nhiều với chất lượng cao, phải xây dựng vườn ươm theo những yêu cầu kĩ thuật sau:

1. Chọn địa điểm

a) Gần vườn trồng, gần nơi tiêu thụ và thuận tiện cho việc vận chuyển

b) Gần nguồn nước tươi.

c) Đất vườn ươm phải thoát nước, bằng phẳng, tầng đất mặt dày 30 -40cm, độ màu mỡ cao, thành phần cơ giới trung bình, độ chua tuỳ theo từng loại cây.

Ví dụ: Đối với cam, quýt, độ pH từ 6 – 6,5; dưa từ 5 – 5,5.

2. Thiết kế vườn ươm

Vườn ươm cây ăn quả được chia làm ba khu vực: khu cây giống, khu nhân giống và khu luân canh. Diện tích của vườn ươm và các khu trong vườn to, nhỏ khác nhau tuỳ theo nhu cầu cây giống.

a) Khu cây giống trồng cây mẹ để lấy hạt gieo thành cây con làm gốc ghép: trồng cây mẹ lấy mắt ghép, lấy cành chiết, cành giâm.

b) Khu nhân giống là phần chủ yếu của vườn ươm bao gồm các khu nhỏ:

-Khu gieo hạt để lấy cây trồng giống đem trồng và làm gốc ghép.

Khu ra ngôi cây gốc ghép, ra ngôi cành chiết, cành giâm.

c) Khu luân canh trồng cây rau, cây họ đậu. Khu luân canh được sử dụng để luân phiên đổi chỗ cho 2 khu trên, đảm bảo đất cho vườn ươm không bị xấu đi. Các phương pháp nhân giông cây ăn quả:

1. Phương pháp nhân giống hữu tính

Phương pháp nhân giống hữu tính là phương pháp tạo cây con bằng hạt.

Một số điểm cần chú ý khi tiền hành nhân giống hữu tính:

- Phải biết được đặc tính chín của hạt để có biện pháp xử lí phù hợp.

Khi gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất phải tưới nước, phủ rơm rạ để giữ ấm và chăm sóc thường xuyêncho cây phát triển tốt.

2. Phương pháp nhân giống vô tính:

Bao gồm các phương pháp chiết cành, giâm cành, ghép.

a) Chiết cành là phương pháp nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ tạo thành cây con.

Cành chiết phải là cành khoẻ, có 1- 2 năm tuổi, không bị sâu, bệnh, ở giữa tầng tán cây vươn ra ánh sáng, đường kính 1 - 1,5 cm.

Thời vụ chiết thích hợp từ tháng 2 – 4 (vụ xuân) và tháng 8 – 9 (vụ thu) đối với các tỉnh phía Bắc, vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 5) đối với các tỉnh phía Nam.

b) Giâm cành là phương pháp nhân giống dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của đoạn cành (đoạn rễ) đã cắt rời khỏi cây mẹ.

Cần làm tốt các kĩ thuật sau:

- Làm nhà giâm cành nơi thoáng mát, gần nơi ra ngôi cây con. Nền nhà giâm chia thành các luống được rải lớp cát sạch hoặc lớp đất dày 10 – 12cm, đảm bảo tơi xốp, ẩm.

- Chọn những cành non 1- 2 năm tuổi, ở giữa tầng tán cây vươn ra ánh sáng chưa ra hoa, quả và không bị sâu, bệnh để giâm.

- Thời vụ giâm thích hợp: từ tháng 2 – 4 (vụ xuân), từ tháng 8 – 10 (vụ thu) ở các tỉnh phía Bắc; đầu mùa mưa (tháng 4 – 5) ở các tỉnh phía Nam.

- Trước khi giâm, nhúng gốc hom vào dung dịch chất kích thích ra rễ với nồng độ và thời gian thích hợp.

- Mật độ giâm cành phải đảm bảo nguyên tắc là các lá không che khuất nhau.

- Từ sau khi cắm cành giâm đến lúc ra rễ, phải thường xuyên duy trì độ ẩm trên mặt lá và đất.

c) Ghép là phương pháp gắn một đoạn cành (hoặc cành) hay mắt (chồi) lên gốc của cây cùng họ để tạo nên một cây mới.

Để ghép đạt kết quả, cần làm tốt các việc sau:

- Chọn cành ghép, mắt ghép ở trên cây mẹ có năng suất cao, ổn định, chất lượng tốt. Mắt ghép được lấy trên cành có đường kính 4 – 10mm, ở giữa tầng tán cây vươn ra ánh sáng, có từ 4 – 6 tháng tuổi.

- Chọn cây gốc ghép được ghiep từ hạt của các cây cùng họ với cành ghép, là giống địa phương có ưu điểm: khả năng thích ứng cao, bộ rễ khoẻ, chống sâu, bệnh tốt.

Ví dụ: Dùng gốc bưởi chua để ghép cam hoặc quýt, gốc khế chua để ghép khế ngọt.

Có hai cách ghép: ghép cành và ghép mắt.

- Ghép cành: là cách ghép được áp dụng cho các loại cây ăn quả khó lấy mắt (gỗ cứng, vỏ mỏng, giòn và khó bóc…). Có nhiều kiểu ghép cành khác nhau: ghép áp, ghép chẻ, ghép nêm.

* Ghép áp: là cách ghép có tỉ lệ sống cao nhưng công phu và tỉ lệ nhân giống thấp. Cách ghép này được áp dụng cho các cây ăn quả khó ghép bằng các phương pháp khác và cần số lượng ít như mít, điều, khế, nhãn…

Để thực hiện ghép áp đạt kết quả, chú ý:

- Chọn cành ghép có đường kính bằng gốc ghép.

- Dùng dao sắc cắt vát một miếng vỏ nhỏ, vừa chớm vào thân gỗ.

- Áp gốc ghép vào cành ghép ở vị trí cắt, dùng dây buộc chặt. Tưới nước thường xuyên giữ ẩm.

Sau khi ghép từ 30 – 40 ngày, cắt ngọn gốc ghép, cắt gốc cành ghép ra khỏi cây, đem cây trồng vườn ươm.

* Ghép chẻ bên:

Cưa gốc ghép cách mặt đất 10 – 20 cm, daungf dao sắc chẻ một đường theo mặt phẳng vuông góc với mặt cắt gốc ghép.

Cành ghép dài 10 – 20cm, 3 – 4 mắt. Trước khi ghép, cắt phần gốc cành ghép một góc 450, xoay cành 1800, dùng dao sắc cắt vát một nhát sâu đến tượng tầng hoặc đến lớp gỗ.

Đặt cành ghép vào gốc ghép sao cho tượng tầng hai bên khít vào nhau. Lấy dây ni lông buộc chặt và phủ túi PE trong bọc toàn bộ gốc ghép vào cành ghép.

* Ghép nêm: áp dụng cho cây ăn quả như nhãn, vải, xoài, mít, ổi…

Cưa gốc ghép cách mặt đất 40 – 50cm

Cắt vát gốc cành ghép 450, cành ghép là cành đã hoá gỗ, dài 15 – 20cm, 3 – 4 mầm ngủ.

Ghép cành lên gốc ghép, đảm bảo khít hai tượng tầng.

Ghép mắt: là cách ghép rất phổ biến cho nhiều loại cây ăn quả. Có nhiều cách ghép khác nhau như ghép cửa sổ, chũ T, mắt nhỏ có gỗ…

* Ghép cửa sổ: cho tỉ lệ mắt ghép sống cao, áp dụng cho cây to như nhãn, vải, xoài, sầu riêng… và một số cây dễ bóc vỏ.

Để đạt kết quả tốt, phải làm tốt các việc sau:

- Dùng dao ghép vạch trên vỏ thân gốc ghép hai đường dọc song song. Rạch ngay phía dưới một đường vuông góc 2 đường trên, bóc vỏ thành mảnh dài, phía trên miếng vỏ còn dính vào gốc ghép.

- Bóc một miếng vỏ trên cành ghép có mầm ngủ ở giữa rồi cắt mắt ghép theo kích thước miệng ghép đã mở.

- Đặt mắt ghép vào vị trí bóc vỏ ở gốc ghép. Cắt cạnh dưới của mảnh vỏ còn để thừa một chút cho phủ kín mép trên của mắt ghép. Buộc dây ni lông cho chặt.

Sau 10 – 15 ngày, mở dây buộc. Sau khi mở dây buộc 7 ngày, tiến hành cắt ngọn cây gốc ghép cách mắt ghép 2 cm, nghiêng góc 450 về phía ngược chiều mắt ghép.

* Ghép chữ T và ghép mắt nhỏ có gỗ được trình bày bài thực hành

Bảng so sánh phương pháp nhân giống hữu tính và vô tính cây ăn quả

Trang trước Trang sau