Cách đo nhiệt kế thủy ngân ở hậu môn

Nhiệt kế thủy ngân là loại nhiệt kế bên trong có chứa thủy ngân. Thủy ngân là một chất hóa học có thể dãn nở nếu nhiệt độ tăng nên thường được ứng dụng để đo nhiệt độ cơ thể. Mặc dù vậy, thủy ngân lại ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, biết cách đo nhiệt kế thủy ngân cho trẻ sơ sinh sẽ giúp người dùng hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra với trẻ.

Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ. (Ảnh minh họa)

Cách đo nhiệt kế thủy ngân cho trẻ sơ sinh

Bước 1: Lau sạch nhiệt kế thủy ngân trước khi sử dụng

Trước khi dùng nhiệt kế để đo, mẹ cần phải thực hiện lau sạch nhiệt kế, có thể dùng một miếng bông gòn sau đó thấm cồn và lau sạch phần đầu của nhiệt kế (tức là phần đầu kim loại - vùng sẽ tiếp xúc với cơ thể).

Bước 2: Đo nhiệt kế thủy ngân

Sau khi đã lau sạch xong nhiệt kế, mẹ hãy cầm cán của nhiệt kế và lắc thật mạnh để nhiệt kế xuống dưới mức 35 độ C. Với thao tác dứt khoát sẽ giúp cho phần cột của thủy ngân nằm ở dưới mức thấp nhất trong nhiệt kế.

Việc này sẽ giúp đo kết quả chính xác do thủy ngân có thể giãn nở. Tiếp theo, mẹ cho phần nhiệt kế này vào vị trí đo (phần đầu kim loại) và giữ nguyên dụng cụ này tại vị trí khoảng từ 5-7 phút rồi mới rút ra và đọc kết quả.

Trước khi đo cần phải lắc mạnh nhiệt kế để thủy ngân về vị trí thấp nhất. (Ảnh minh họa)

Bước 3: Xác định vị trí cặp nhiệt độ thủy ngân

Nhiệt kế thủy ngân không được khuyến khích khi đo trên miệng vì trẻ có thể nuốt phải hoặc gây tổn thương vùng họng. Do vậy, mẹ có thể dùng nhiệt kế thủy ngân tại 3 vị trí cơ thể gồm:

- Bên dưới nách: Đây là vị trí phổ biến, mẹ cặp nhiệt kế vào dưới nách bé và giữ nguyên vị trí như đã hướng dẫn.

Mẹ cần phải xác định vị trí đo nhiệt độ cho trẻ. (Ảnh minh họa)

- Hậu môn: Vùng này được dùng nhiều nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ đặt bé nằm sấp hoặc ngửa, nhẹ nhàng đưa bầu nhiệt kế vào sâu trong hậu môn khoảng từ 2-2.5cm, giữ trong vòng 3 phút rồi lấy ra đọc kết quả.

- Bên dưới lưỡi: Chủ yếu dùng cho thanh thiếu niên và người lớn.

Mẹ lưu ý, không nên xê dịch nhiệt kế thủy ngân trong thời gian chờ đợi vì có thể khiến cho kết quả bị sai lệch.

Bước 4: Đọc kết quả đo

Sau khi đã đo và chờ xong, mẹ lấy nhiệt kế ra đọc chỉ số nhiệt độ trên dụng cụ nhiệt kế, nơi mà cột thủy ngân dâng lên. Khi nhiệt độ vượt quá 37 độ C, có nghĩa là bé đang bị sốt. Trường hợp nhiệt độ cao hơn 39 độ C, mẹ cần phải đưa bé gặp bác sĩ ngay.

Sau khi đo xong thì mẹ lấy nhiệt kế thủy ngân ra và đọc kết quả. (Ảnh minh họa)

Bảo quản nhiệt kế thủy ngân sau khi đo xong

Khi đã hoàn thành xong, mẹ nên lắc cho cột thủy ngân về vị trí thấp nhân, khử trùng và đặt tại nơi khô ráo, an toàn. Nếu như mẹ dùng nhiệt kế để đo hậu môn trẻ sơ sinh thì chỉ nên dùng cho vùng này mà thôi. Mẹ nên mua một chiếc nhiệt kế khác để đo các vùng cơ thể khác như miệng, nách.

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/cach-do-nhiet-ke-thuy-ngan-cho-tre-so-sinh-dung-ch...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/cach-do-nhiet-ke-thuy-ngan-cho-tre-so-sinh-dung-chuan-d267035.html

Theo Linh San Tổng hợp (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

Khi trẻ bị sốt, cần biết chính xác nhiệt độ của trẻ để điều trị và hạ nhiệt độ cho trẻ. Tránh trường hợp sốt cao gây co giật ảnh hưởng thần kinh của trẻ. Nhưng trên thực tế, đo nhiệt độ cho trẻ rất khó khăn bởi các bé thường la khóc không cho đo hoặc ngọ ngoạy khi chạm vào cơ thể chúng. Vì thế, không đo được nhiệt độ hoặc kết quả đo được không chính xác. Do đó tìm loại nhiệt kế phù hợp, đo nhanh, thuận tiện và chính xác để đo nhiệt độ cho trẻ là rất quan trọng.


Hiện trên thị trường có nhiều loại nhiệt kế khác nhau tùy loại mà vị trí đo là khác nhau để thực hiện đo nhiệt độ cho trẻ rất thuận tiện. Cụ thể như sau:


Nhiệt kế hồng ngoại
Người ta dùng loại nhiệt kế hồng ngoại đo nhiệt độ ở lỗ tai hoặc vùng trán. Cách đo này là nhanh nhất, chỉ mất không quá 3 giây, rất tiện lợi, dễ đo.
Cách đo bằng nhiệt kế đo tai: Bạn chỉ cần đặt đầu nhiệt kế tai hướng vào trong lỗ tai của trẻ rồi ấn nút, chỉ đợi sau 1 giây, nhiệt kế sẽ báo kết quả thân nhiệt trên màn hình.
Cách đo bằng nhiệt kế đo ở trán: Bạn chỉ cần đặt nhiệt kế vào vùng giữa trán khoảng cách 2 - 3cm, bạn di chuyển nhiệt kế chậm từ giữa trán sang vùng thái dương để thiết bị dò đỉnh nhiệt độ, chỉ sau 3 giây, bạn sẽ có ngay kết quả nhiệt độ của đứa trẻ đang sốt. Ưu điểm của loại nhiệt kế này là có thể đo thân nhiệt mà không cần chạm vào cơ thể của trẻ nên trẻ không sợ không la khóc, cả khi trẻ đang ngủ, bạn vẫn có thể đo thân nhiệt mà không làm bé thức giấc. Thời gian đo lại rất nhanh, giúp bạn nắm được diễn biến nhiệt độ của con bạn một cách liên tục khi trẻ sốt cao hoặc vừa mới uống thuốc hạ sốt. Quan trọng nhất là chọn loại nhiệt kế đã được kiểm nghiệm lâm sàng với độ tin cậy cao.

Nhiệt kế điện tử


Hiện nay, trên thế giới, các loại nhiệt kế điện tử cũng được sử dụng phổ biến vì cách sử dụng an toàn và thời gian đo nhanh, cũng chỉ trong vòng 1 phút, so với nhiệt kế thủy ngân phải chờ đến 5 phút.. Hầu hết các loại nhiệt kế điện tử đều cho kết quả sau 60 giây, ngoại trừ sản phẩm có loại cảm ứng cho kết quả rất nhanh chỉ trong 10 giây.

Nhiệt kế thủy ngân


Nhiệt kế thủy ngân là loại nhiệt kế được dùng từ trước đến nay nên khá thông dụng đối với mọi người. Đo thân nhiệt bằng loại nhiệt kế này ở nhiều vị trí:

Đo nhiệt độ ở nách: Tuy không phải là cách đo chính xác nhất nhưng là cách sử dụng phổ biến nhất từ trước đến nay, kể cả trong bệnh viện. Bạn đặt nhiệt kế vào hõm nách của trẻ, sau đó khép tay trẻ lại. Giữ tay khép vào, phần cẳng tay để vắt ngang ngực. Chờ 5 phút rồi rút nhiệt kế ra và đọc kết quả. Nhiệt độ ở nách từ 37,5 độ C trở lên được xem là sốt.

Đo nhiệt độ ở miệng: Bạn đặt bầu nhiệt kế vào trong miệng, bên dưới lưỡi. Bảo trẻ ngậm miệng trong 3 phút hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Lấy nhiệt kế ra đọc kết quả: nhiệt độ ở miệng trên 38 độC được coi là sốt.



Đo nhiệt độ hậu môn (dùng cho trẻ em hoặc người già khi không lấy được nhiệt độ theo đường miệng hoặc cặp ở nách): Bạn đặt bầu nhiệt kế vào miếng gạc tẩm chất bôi trơn. Đặt trẻ nằm sấp, đưa nhẹ bầu nhiệt kế vào sâu trong hậu môn khoảng 2,5 - 3,5cm, giữ nguyên nhiệt kế trong hậu môn 3 phút. Rút nhiệt kế ra và đọc kết quả: nếu nhiệt độ trên 38 độ C được xem là sốt.

Về độ chính xác


. Bình thường, nếu đo thân nhiệt ở nách thì kết quả cộng thêm 0,5 - 0,7 độ C; đo ở miệng, lỗ tai, trán thì kết quả cộng thêm 0,1 - 0,3 độ C.


Theo nguồn: BS. Hoàng Thị Nhung/Suckhoedoisong.vn

Chia sẻ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng và Bác sĩ nội trú Dương Văn Sỹ - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Có nhiều cách để đo thân nhiệt của trẻ. Trong đó, đo nhiệt độ ở nách lại là phương pháp ít chính xác nhất, nhưng lại thuận tiện đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Có nhiều cách để đo nhiệt độ cơ thể, và mỗi cách đo sẽ có độ chính xác khác nhau. Sử dụng phương pháp đo nhiệt độ tại nách là một cách an toàn và hiệu quả để theo dõi nhiệt độ cơ thể, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nó không phải là phương pháp chính xác nhất. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ trẻ bị sốt, tốt nhất bạn nên đo nhiệt độ tại hậu môn.

Hiện nay, nhiệt kế điện tử được sử dụng phổ biến hơn và thay thế cho nhiệt kế thủy ngân do an toàn và cho kết quả chính xác hơn.

Nhiệt kế điện tử được sử dụng phổ biến hơn để đo thân nhiệt khi trẻ bị sốt

1.1 Cách đo nhiệt độ ở hậu môn

Phương pháp đo thân nhiệt ở trực tràng:

  • Đặt trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ nằm sấp trong lòng cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ.
  • Thoa một lượng nhỏ vaseline hoặc chất bôi trơn vào phần cuối của nhiệt kế.
  • Đặt nhiệt kế một cách nhẹ nhàng vào hậu môn của trẻ cho đến khi không còn thấy phần đầu bạc của nhiệt kế nữa (tương đương khoảng 1⁄4 – 1⁄2 inch ≈ 0,6 – 1,3 cm).
  • Giữ nguyên nhiệt kế trong khoảng 2 phút đối với nhiệt kế thủy ngân và 1 phút đối với nhiệt kế điện tử.
  • Khi nhiệt độ ở hậu môn đo được > 100.4oF (tương đương 38oC) nghĩa là trẻ bị sốt.

1.2 Cách đo nhiệt độ ở miệng

Cách đo nhiệt độ ở miệng thường dành cho trẻ khoảng từ 4 tuổi trở lên, đã biết nghe lời ngậm miệng lại khi đo. Khi dùng cách này thì bố mẹ lưu ý trước đó khoảng 30 phút bé không ăn hay uống đồ lạnh hay đồ nóng để tránh hiện tượng thông số không chính xác.

  • Rửa nhiệt kế bằng nước lạnh và xà phòng, sau đó rửa sạch lại với nước.
  • Đặt đầu nhiệt kế vào bên dưới lưỡi của trẻ và bảo trẻ giữ nhiệt kế bằng môi, giữ môi kín xung quanh nhiệt kế trong khoảng 3 phút đối với nhiệt kế thủy ngân và 1 phút đối với nhiệt kế điện tử.
  • Khi nhiệt độ ở miệng đo được > 99.5oF (tương đương 37.5oC) nghĩa là trẻ bị sốt.

1.3 Cách đo nhiệt độ nách

  • Kiểm tra xem nhiệt kế đã bật chưa.
  • Ấn nhẹ đầu của nhiệt kế vào giữa nách.
  • Giữ cánh tay của bạn, hoặc cánh tay con của bạn, áp sát vào cơ thể để nhiệt kế giữ nguyên vị trí.
  • Đợi cho nhiệt kế đọc chỉ số nhiệt độ. Việc này sẽ mất khoảng một phút hay lâu hơn. Hãy chờ cho đến khi nhiệt kế phát ra tiếng bíp.
  • Lấy nhiệt kế ra khỏi nách và đọc nhiệt độ.
  • Khi nhiệt độ ở nách đo được > 99oF (tương đương 37.2oC) nghĩa là trẻ bị sốt.

1.4 Cách đo nhiệt độ tai

Để lấy nhiệt độ đo tại tai, bạn cần một nhiệt kế đo tai đặc biệt. Cách sử dụng:

  • Lắp một đầu dò vào nhiệt kế và bật lên theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Kéo nhẹ phần vành tai ra ngoài để mở dọc ống tai, nhẹ nhàng đẩy nhiệt kế vào ống tai cho đến khi nhiệt kế được đưa vào hoàn toàn
  • Nhấn nút đọc và chờ thông báo xong của nhiệt kế.
  • Tháo nhiệt kế cẩn thận và đọc nhiệt độ đo được
  • Khi nhiệt độ ở tai đo được > 100.4o (tương đương 38oC) nghĩa là trẻ bị sốt.

1.5 Đo tại trán

Phương pháp đo trán sẽ giúp bé yêu cảm thấy thoải mái, đầu đo không cần phải tiếp xúc trực tiếp vào trán mà vẫn cho kết quả khá chính xác. Đo nhiệt độ ở trán bạn cần trang bị nhiệt kế hồng ngoại đo trán.

Cách đo: Bạn hãy đưa đầu dò hồng ngoại vào giữa trán của trẻ. Để đầu dò cách trán trẻ khoảng 1 - 3 cm sau đó bấm nút đo, kết quả sẽ có chỉ sau khoảng 1 - 3 giây.

Khi nhiệt độ tại trán từ 37.5 độ C trở lên, trẻ đã bị sốt

Khi trẻ sốt cao, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám

Sốt có thể làm trẻ khó chịu. Khi trẻ bị sốt, đặc biệt là sốt cao cha mẹ cần quan sát thêm hành vi và vẻ ngoài của trẻ, có đi kèm các triệu chứng khác không, nếu có cần được xem xét bởi nhân viên y tế.

Đa số các trường hợp bị sốt có thể được theo dõi và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, quan trọng là cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần phải biết khi nào nên đưa trẻ đi khám và khi nào cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt.

Sốt khiến trẻ mệt mỏi và đau nhức. Do đó, khi trẻ bị sốt, cha mẹ cần khuyến khích trẻ nghỉ ngơi như trẻ mong muốn. Không cần phải ép trẻ ngủ hoặc nghỉ ngơi nếu trẻ cảm thấy khỏe hơn. Có thể cho trẻ đi học lại hoặc tham gia các hoạt động khác khi thân nhiệt của trẻ đã trở về bình thường sau 24 giờ.

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ phải bình tĩnh và nắm vững kiến thức, cách đo thân nhiệt ở đâu và như thế nào để có thể đo nhiệt độ cơ thể trẻ chính xác. Cần theo dõi thân nhiệt của trẻ liên tục để phòng ngừa các trường hợp sốt cao gây co giật.

Trẻ em ở bất kỳ giai đoạn nào cũng rất dễ mắc phải bệnh lý khiến cơ thể bị sốt. Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,... Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh, Vinmec sẽ mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Làm gì khi trẻ bị sốt? Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sốt

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề