Cách chiết Tùng La Hán

Skip to content

  • Đất giâm: gọi là đất nhưng thực ra là cát! Trong giai đoạn này cây chưa có rễ, có chút rễ non rồi cũng chưa có khả năng hút dinh dưỡng ngay được. Cho nên bạn không cần lo cây chết đói, chỉ cần lo cây chết khô hoặc chết úng thôi. Công dụng của cát chỉ là giữ ẩm và làm cho cây đứng vững.
  • Cành giâm: Chọn cành có lá cứng cáp màu xanh lục đậm, không nên chọn những cành có lá non màu xanh nõn chuối bởi nó rất mau bị héo. Ngoài ra, nên chọn những cành mọc thẳng lên trời sẽ dễ phát hơn cành đâm ngang, chọn những nhánh mập mạp ở phía ngọn cây sẽ phát mạnh hơn cành dưới thấp. Nếu bạn chọn cành đâm ngang thì khi giâm bạn cũng phải để ngang cho lá ngửa lên trời thì mới hứng được ánh sáng, nhưng để ngang vậy cành dễ đổ và bị đứt rễ non. Nên dùng dao rọc giấy (không có thì dùng tạm dao lam cũng được, nhưng dễ đứt tay) cắt vát 45o chứ đừng dùng kéo cắt cành giâm, nó sẽ bị dập gốc và bị thối đen.

2. chúng ta tiến hành ngâm cành giâm với thuốc kích thích mọc rễ.

  • Thuốc kích thích ra rễ có nhiều loại khác nhau, chúng ta có thể dễ dàng mua ở các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật. Liều lượng và cách pha chúng ta làm theo như hướng dẫn sử dụng trên vỏ bao bì là được. Ta sẽ dùng dao thật sắc cắt cành tùng dài chừng 10 cm sao cho không bị dập. Nếu dập cành sẽ bị thối. Ngắt bỏ bớt lá dưới chân cành rồi ngâm thuốc chừng 10 phút. cố gắng để nhiều lá nhất có thể, lá càng nhiều rễ càng mau phát.

3. Tiến hành Giâm cành.

  • Ta quây gạch và đổ cát vào. Cát dầy khoảng 10 cm là vừa. Bạn dùng xô chậu gì để giâm cũng được, nhưng lưu ý là cần có lỗ thoát nước. Trước đây mình cứ nghĩ mưa xuân thì làm sao mà úng được. Sau đó ta dùng một cái que nhỏ dùi lỗ rồi cắm cành giâm vào, dùng tay ấn nhẹ cho chặt gốc. Ta cần dùi lỗ để tránh giập vết cắt của cành chiết gây thối gốc.

4. Kết quả

  • Sau 6 tháng ta sẽ chuyển cây sang rổ để trồng. Tỷ lệ cành sống thường khoảng 50%. Nhớ rằng hôm chuyển cây trời cần phải mát. Vì nếu trời mưa rễ cây sẽ sưng to do ngậm nước, dễ bị dập. Còn nếu nắng gắt thì cây dễ bị héo do mất nước. Nên chuyển cây vào buổi chiều bởi vì cây con sẽ có 1 đêm mát mẻ để thích nghi với môi trường mới. Để tách cát giâm khỏi rễ cây, tốt nhất là nhúng cây con vào chậu nước và lắc nhẹ là cát sẽ rơi ra hết.

5. Quý khách có nhu cầu tìm hiểu mẫu mã, giá cả và mua cây Tùng La Hán 

Xin vui lòng xem:  TẠI ĐÂY

Trân trọng cảm ơn và chúc quý khách hàng chọn được cây Tùng La Hán ưng ý!

langvuonbachthuan.vn

“Tùng xanh cốt cách thật thanh tao

Nắng hạ tuyết đông chẳng quản nào

Hổ phách ngàn năm giành thuốc quý

Bạn cùng hạc trắng với non cao”

Tùng La Hán là một trong những loại cây cảnh, bonsai được giới chơi cây rất ưa chuộng. Ngày nay, không chỉ những người chơi cây cảnh lão làng mà cả những bạn trẻ cũng có hứng thú với loại cây này. Cây Tùng La Hán là loài cây có xuất xứ từ Nhật Bản và Trung Quốc, tuy nhiên trong vài năm trở lại đây,Tùng La Hán đã xuất hiện nhiều ở Việt Nam. Trồng và chăm sóc cây Tùng La Hán không phải dễ, tuy nhiên với những người say mê cây cảnh, chuyện đó không có gì khó khăn đối với họ. Dưới đây, Cây xanh Đức Lộc sẽ chia sẻ với bạn đọc các nhân giống, chăm sóc tạo dáng cho Tùng La Hán một cách chi tiết nhất.

Nhân giống cây Tùng La Hán

Nhân giống bằng hình thức gieo hạt: Khi quả đã chín đó, chính là thời điểm mà hạt của Tùng La Hán đã già. Đem hạt gieo vào khoảng đất mịn, để ở nơi bóng râm đợi khoảng 1-2 tháng hạt sẽ phát triển thành cây con. Khi cây con đã cứng cáp thì đem trồng. Tùng La Hán có thể gieo vào các mùa trong năm, tuy nhiên vào mùa xuân là thích hợp nhất.

Giâm cành: Chọn cành bánh tẻ khoảng 10cm, cắm vào khay đất mịn và râm mát, khoảng 3 tháng đảm bảo độ ẩm cho cành phát triển tốt. Bạn nên sử dụng thêm thuốc kích rễ để tỷ lệ cành sống có thể đạt tới 90%. Để thêm một thời gian ngắn nửa, khi mà rễ phát triển hơn, có thểm đem trồng.

Chú ý: có thể có những trường hợp chỉ giâm một thời gian ngắn, đoạn cành giâm đã phun lá non. Đó là những chồi chuẩn bị phun vào dịp ta cắt tỉa cành. Do vậy nếu nhổ lên đem trồng khi đoạn giâm chưa có rễ cây sẽ chết.

Phương pháp chiết cành: Vào mùa xuân là thời điểm thích hợp chiết cành Tùng La Hán. Chọn lựa những cành khỏe, trưởng thành, khi chiết chú ý để rễ thật già mới cắt và đem trồng.

Đất trồng Tùng La Hán

Tùng La Hán sống với nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên nên trồng với đất thị sẽ dễ dàng đánh bồng cây. Khi trồng có thể lựa chọn là mụn dừa và trấu. Khi dưỡng cây con trong bầu có thể trộn thêm phân hữu cơ đã oai mục, với tỉ lệ 20-30% phân hữu cơ, 30% vỏ trấu, 40-50% sơ dừa.

Chăm sóc Tùng La Hán

Là cây ưa sáng, nên nếu gia chủ trồng trong nhà nên cho cây phơi nắng thường xuyên để đảm bảo cây quang hợp tốt. Cây có khả năng chịu hạn, tuy nhiên cũng thường xuyên bổ sung nước, phân bón đầy đủ cho cây.

Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cây là từ 18-25 độ C. Cây chịu lạnh kém, nên vào mùa đông lá cây thường cằn cỗi

Phòng trừ sâu bệnh cho Tùng La Hán

Cây thường có 2 loại sâu phá hoại chính khi cây ra đọn non, đó là rầy mềm và sâu vẽ bùa. Để phòng trừ cần phải ngắt hết lá đã có hiện tượng úa, héo hay sâu ăn lá sau đó tiến hành phun bằng thuốc đặ trị theo sự hướng dẫn.

Tạo dáng cho cây Tùng La Hán

Đầu tiên, cắt tỉa cho cây thông thoáng bằng cách: loại bỏ những đọn lá nhỏ, lá già, những chi thứ hướng xuống dưới đất.

Bước tiếp theo là bấm ngọn: Trước khi bấm ngọn, bạn thấy những đọt non vọt tương đối mạnh mẽ. Bạn hãy bấm bỏ những ngọn vượt này cho tới vùng biên của lá. Lưu ý, khi cây không có đọn mọc vọt này là hiện tượng cây phát triển không tốt. Nên cân nhắc việc tạo dáng cho cây, vì cây có thể đang yếu.

Tiến hành buộc dây tạo dáng: Thông thường dùng cỡ dây khoảng 1,5 mm khắp các chi thứ của cành. Nhờ xếp chi tỏa đều, những điểm phát tán của ngọn chi thứ trong cành sẽ có đủ điều kiện để phát triển tốt. Nắn chỉnh làm sao cho lá cây ở tư thế ngửa hứng sương để cây phát triển tốt.

Trên đây là hướng dẫn về cách trồng và chăm sóc Tùng La Hán. Hi vọng bài viết sẽ giúp gia chủ sẽ chủ động hơn trong việc chăm sóc tốt cây Tùng La Hán tại nhà mình !

Tùng La hán có bộ rễ nhỏ, xanh tốt quanh năm nên được nhiều người chơi cây cảnh ưa chuộng. Có thể nhân giống tùng La hán bằng 3 cách: Gieo hạt, chiết cành và giâm cành. Trong đó, giâm cành là dễ làm và đơn giản nhất.

Nhân giống tùng La hán

Cách làm như sau:

Đầu mùa thu (khoảng tháng 7 âm lịch) là thời điểm thích hợp nhất để tiến hành giâm cành. Chọn cây tùng phát triển khỏe mạnh, lá xanh, không sâu bệnh, sau đó lấy cành bánh tẻ, cắt đoạn gần thân dài 10-15cm. Dùng thuốc kích thích ra rễ pha với nước theo tỷ lệ ghi trên bao bì, cho một đầu cành (đầu gần thân cây) vào ngâm khoảng 5-10 phút.

Dùng cát cho vào khay, dày độ 10cm, nếu không có khay thì dùng gạch xếp trên mặt đất, sau đó đổ cát vào san phẳng. Cũng có thể dùng túi nylon đựng cát có đường kính khoảng 5-7cm, cắt thủng đáy túi để thoát nước. Sau đó giâm cành tùng đã qua xử lý thuốc, xếp thành hàng, mỗi cành cách nhau nhau 10cm. Khi giâm xong cần tưới đều để giữ ẩm, để cây nơi râm mát, tránh gió lùa và sương muối.

Sau 2-3 tháng, thấy cành ra lá búp nghĩa là cành đã có rễ. Chờ khi lá búp thành lá bánh tẻ thì đem trồng ra đất và chăm bón bình thường. Tỷ lệ sống của cây có thể đạt 80-90%.

Lưu ý, muốn cây có 2 – 3 thân thì cắt cành có 2-3 nhánh.

Qua hình ảnh của Đỗ văn Lô (dovanlo) diễn đàn caycanhvietnam.com :

  • Bài: Nguyễn Văn Lẽ (kinhtenongthon.com.vn), ảnh Đỗ văn Lô

Chủ đề: nhân giống tùng La hán

Sau khi cắt tỉa, còn 3 thân ở phần 1 của video, ta tiếp tục tạo dáng cho cây, hình thành một cây cảnh!

Một cây tùng – bách xù, cắt các tán cây thấp, cắt tỉa cây để lại 3 thân chính hợp lý nhất – thế 3 thân trong bonsai. Tiếp dùng dây uốn tạo dáng, cố định cây bằng dây với chậu

Một cây cảnh đẹp cần có những vj trí cành đúng và đẹp, tuy nhiên lý do nào đó mà cành mọc không đúng hoặc cành bị gãy hỏng, hãy nghĩ tới việc ghép cành cho cây.
An exercise in grafting shimpaku juniper foliage onto a prostrata juniper. Grafting is very t

Một cây cảnh đẹp cần có những vj trí cành đúng và đẹp, tuy nhiên lý do nào đó mà cành mọc không đúng hoặc cành bị gãy hỏng, hãy nghĩ tới việc ghép cành cho cây.

Bonsai Quốc Tế: Yamadori Bonsai Styling Demo
 

Thủy tùng hay thông nước là loài đặc hữu của vùng cận nhiệt đới đông nam Trung Quốc, từ tây Phúc Kiến tới đông nam Vân Nam, và cũng hiện diện ở miền Nam Việt Nam

Video liên quan

Chủ đề