Cách chăm sóc gà trước khi ra trường

Để chú chiến kê luôn sẵn sàng trong mỗi trận đấu thì người nuôi gà chọi cần nắm rõ cách chăm sóc gà chọi trước khi đá khoa học sau. Đây là cách chăm sóc gà chọi trước khi đá được tổng hợp từ kinh nghiệm từ rất nhiều tiền bối nên bạn hãy hoàn toàn yên tâm khi áp dụng nhé!

Thời gian biểu nuôi thúc gà chọi trước khi đá

Thời gian nuôi thúc của cách chăm sóc gà chọi trước khi đá phải kéo dài tối thiểu là 10 ngày sau khi đã trải qua một quá trình dài nuôi dưỡng gà chọi.

Vào sáng sớm khoảng từ 3-4 giờ (giờ phải cố định), bạn cho gà uống nước, uống thật điều độ. Sử dụng chén có cỡ để đong cho cẩn thận chứ đừng để gà uống tự do. Cách làm này sẽ khiến gà không hốc nước khi đá và tăng cường sức bền cho gà.

Tầm khoảng 5 giờ sáng, bạn cho gà ra tắm sương. Bạn lấy một chiếc khăn lông phơi ngoài trời, từ chấp tối đến 5 giờ sáng thì chiếc khăn sẽ ướt vì thấm sương trời. Trước khi thả gà ra tắm, bạn dùng khăn vắt lấy nước sương ấy cho gà uống ít giọt đồng thời cũng lấy khăn này lau khắp thân thể chú gà trước khi thả quần sương (kỵ đạp mái, gà dễ mất sức). Bạn đừng quên phun vào gà một chút rượu trắng để máu trong cơ thể gà lưu thông đều nhé.

Vào buổi chiều, khi mặt trời xuống, nắng dịu nhẹ, bạn cũng cho gà ra phơi một lúc cho quen, nhớ đừng quên phun rượu nhé. 5 giờ thả gà thì 6 giờ bạn bắt gà nhốt lại.

Chế độ ăn của gà chọi trong cách chăm sóc gà trước khi đá phải tuyệt đối đúng bữa. Bữa sáng từ 8 giờ đến 9 giờ, bữa chiều từ 6 giờ đến 7 giờ. Bạn phải cho gà ăn vào khung giờ nhất định nhưng cũng có thể dao động một chút. Ví dụ: sáng từ 9 đến 10 giờ, chiều từ 5 giờ đến 6 giờ.

Thức ăn cho gà chọi trước khi đá

Thức ăn cho gà chọi trong cách chăm sóc gà trước khi đá bao gồm 2 loại: thức ăn thường và thức ăn bổ dưỡng.

Thức ăn thường

Thức ăn thường trong cách chăm sóc gà chọi trước khi đá này là lúa đãi sạch trấu, được ngâm nước cho tới khi mọc mộng hoặc lúa nấu chín, đem đi phơi nắng cho khô thì chất lượng hơn. Nhiều người chăm gà còn công phu khi dùng lúa nấu chín, rắn men, phơi sương một đêm, phơi khô rồi mới dùng cho gà ăn thì gà sẽ nặng, chắc hơn và sung hơn. Khi tới bữa cho gà ăn, nếu gà đang ăn rồi thôi bỏ đi chỗ khác thì bạn lập tức cất lúa ngay kể cả gà mới ăn ít.

Tuyệt đối không cho gà ăn dầm dề và sang bữa khác thì mới cho ăn tiếp. Nếu bạn có thuốc tiêu thì nên cho gà uống một chút sau bữa ăn.

Luôn luôn phải để nước uống cho gà chọi. Dùng nước mưa làm nước uống là tốt nhất. Nếu thấy nước uống của gà có cát bụi, dơ bẩn thì lập tức thay ngay.

Thức ăn bổ dưỡng

Ngoài hai bữa ăn chính thì bạn cũng phải cho gà ăn thêm những thức ăn bổ dưỡng theo chế độ khoa học. Cứ khoảng 2-3 ngày, bạn lại cho gà chọi ăn một quả trứng gà (chỉ cho ăn lòng đỏ), thịt, cá sống và lươn chặt khúc nhỏ (đừng để máu tươi), bạn cho gà ăn sống. Trong thời gian chăm sóc gà chọi trước khi đá, bạn nên cho gà ăn thêm cả các loại rau như cà chua, các loại đậu ( đậu nành, đậu phộng, đậu xanh…).

Các thức ăn bổ dưỡng kể trên, bạn có thể cho gà ăn tùy ý mà không theo thời gian nhất định những cũng không nên cho ăn no khi gần đến bữa chính. Chú ý: bạn đừng quên vài ngày lại cho gà ăn sắt vụn một lần, mỗi lần ăn khoảng vài cục nhỏ bằng hạt đậu, sắt không được có cạnh bén nhé.
Vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn không nên ép gà chọi uống nước một lần nữa. Vì khi uống nước gà sẽ nở cần cần to hơn. 

Trong quá trình thực hiện cách chăm sóc gà chọi trước khi đá này, bạn luôn luôn theo dõi phân gà. Nếu thấy phân gà tròn cục, khô cứng nghĩa là gà đang sung sức. Nếu gà đi ngoài ra nước hoặc sệt nghĩa là bộ phận tiêu hóa kém tốt, thiếu sung nên bạn cần điều chỉnh lại chế độ chăm sóc để gà thật chắc thịt, không có mỡ dư, không mập và không bủng beo.

Khi cho gà ăn, bạn có thể để thức ăn ở trên cao để khiến gà phải nhón gót (tập nhóng cao) thì sẽ rất tốt cho gà. Chỉ cho gà ăn lúc ở nhà, lúc mang đi đá tuyệt đối không thả cho ăn bậy để phòng ngừa kẻ đầu độc. Trong quá trình thực hiện cách chăm sóc gà chọi trước khi đá, nếu có thể bạn nên để gà chọi gần một con gà trống khác (tương kiến bất tương đả), gà sung sức, đi tới đi lui tránh được mỡ dư càng tốt (giống như hình thức vần xoay). Tuy nhiên, trước khi đó bạn phải biết chác rằng gà không hề khó chịu ở trong mình nhé.

Đừng bỏ lỡ cách chọn và chăm sóc gà chọi hay nhất trên tinybook.net nhé!

>>> Cách vần gà chọi chiến hay nhất cho người chơi gà chọi

>>> Hướng dẫn mẹo xem, chọn gà chọi và cách nuôi gà chọi sung sức

>>> Cách chọn gà chọi đá hay của những người sành

Chúc bạn thực hiện thành công cách chăm sóc gà chọi trước khi đá! 

Hãy chia sẻ thắc mắc của bạn trong quá trình thực hiện để tinybook.net giải đáp nha!

Chủ đề