Cách cài máy ảo vmware trên win 7

Bạn muốn trải nghiệm các hệ điều hành để học tập, vọc vạch một cách thuận tiện, nhanh chóng thì VMware Workstation là phần mềm bạn cần. VMware Workstation giúp bạn tạo ra nhiều máy ảo chạy  các loại hệ điều hành khác nhau từ Windows đến Linux trên 1 máy thật, mà các tác động của máy ảo đó không ảnh hưởng đến máy thật.

Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt và sử dụng Vmware để cài đặt 1 máy ảo chạy Windows 10.

- Nếu bạn chưa cài đặt phần mềm Vmware truy cập vào đường link để tải phần mềm về máy: //www.vmware.com/products/workstation-pro.html

- Sau khi tải về máy bạn tiến hành cài đặt. Để cài máy ảo trên Vmware thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Kích chọn Creat a New Virtual Machine để cài máy ảo trên Vmware:

Bước 2: Lựa chọn cài đặt mặc định Typical -> kích chọn Next:

Bước 3: Kích chọn Browse để lựa chọn đường dẫn tới file ISO của hệ điều hành cần cài đặt:

- Ví dụ ở đây mình lựa chọn hệ điều hành Windows 10:

Bước 4: Sau khi lựa chọn xong đường dẫn tới file cần cài đặt kích chọn Next:

Bước 5: Hệ thống yêu cầu Key Windows, nếu có Key bản quyền thì bạn điền luôn hoặc có thể bỏ qua bằng cách kích chọn Next:

Bước 6: Lựa chọn dung lượng ổ cứng cho hệ điều hành của bạn trong mục Maximum disk size -> kích chọn Next:

Bước 7: Kích chọn Finish để bắt đầu quá trình cài đặt:

- Hệ thống tự động cài đặt:

- Quá trình cài đặt mất hơn 10 phút, kết quả hệ điều hành Windows 10 được cài đặt trên Vmware:

- Các tính năng trên Windows 10 trên Vmware sử dụng tương tự như khi bạn cài đặt hệ điều hành trên máy tính:

- Trường hợp các bạn muốn cài đặt nhiều hệ điều hành khác bạn thực hiện thao tác tương tự

- Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách cài máy ảo bằng Vmware với hệ điều hành Windows 10. Chúc các bạn thành công!

Cách tạo máy tính ảo bằng WMware giúp bạn sử dụng thêm 1 hoặc nhiều hệ điều hành khác nhau trên máy tính của mình và cũng là cách giúp cài các software mà không hỗ trợ win trên máy của bạn, với VMware bạn còn làm được nhiều hơn thế. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách để tạo một máy tính ma bằng cách dùng VMware Workstation nhé.

1. VMware Workstation là gì?

VMware Workstation là software nổi tiếng được nhiều người sử dụng để tạo nhiều máy tính ảo cùng làm việc trên máy tính của bạn. Tuy nhiên, máy ảo này lại hoạt động độc lập, do đó đây sẽ là môi trường lý tưởng để người dùng có thể thử nghiệm một vài hệ điều hành mới như Linux hoặc truy cập những website có độ tin cậy thấp. Bên cạnh đó, bạn còn có thể in và kết nối USB drive. Công dụng chính của việc sử dụng máy ảo là để hạn chế tối đa những rủi ro ảnh hưởng đến hệ điều hành của máy tính thật.

Các máy ảo do VMware tạo ra có thể cài Win 7, 8, hay thậm chí là Win 10 cũng giống như Virtualbox, Nox – các phần mềm nổi tiếng có thể tạo ra nhiều máy tính không có thật, điện thoại ảo và là đối thủ trực tiếp của VMware.

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập (2018), đội ngũ VMware Workstation đã rất tự hào thông báo về phiên bản mới nhất của VMware Workstation 15 ProVMware Workstation 15 Player, phần mềm tạo máy ảo hàng đầu cho các máy tính Windows và Linux.

Với các tính năng dành cho nhà phát triển và CNTT, cũng như nhiều cải tiến tổng thể, đây là một trong những bản phát hành lớn nhất của nhà phát triển. Một số điểm nổi bật ưa thích của nhà phát triển bao gồm hiện đại hóa giao diện người dùng của nhà phát triển với hỗ trợ 4K và HiDPI, một API REST hoàn toàn mới, DirectX 10.1 và One-Click SSH vào một máy ảo Linux…

Các chức năng tuyệt vời của VMware

  • Tạo nhiều máy tính ảo, chạy cùng lúc nhiều hệ điều hành khác nhau trên một máy tính; 
  • Bất kỳ hệ điều hành nào cũng có thể tạo máy ảo và thử nghiệm như hệ điều hành Linux, Windows,… 
  • Hỗ trợ cài đặt đa dạng hệ điều hành điện toán đám mây với các vùng chứa như Docker, Kubernetes;
  • Hoạt động làm việc trên máy ảo như chạy, di chuyển, chia sẻ, kết nối vô cùng đơn giản, dễ sử dụng; 
  • Tối đa hóa các phần cứng, năng suất cho phép để dễ dàng thêm hoặc xóa máy tính ảo ra khỏi máy tính vật lý của bạn;
  • Khi kết nối với VMware vSphere, ESXi hoặc thậm chí các máy chủ, các server dự phòng, trạm workstation khác cũng rất đơn giản, tiện cho việc quản lý và điều khiển các máy ảo của VMware Workstation và máy chủ vật lý. 

Những điểm mới trong VMware Workstation 15 Pro?

  • Hỗ trợ nhiều hệ điều hành khách mới: Windows 10 1803, Ubuntu 18.04, Fedora 28, RHEL 7,5, CentOS 7.5, Debian 9.5, OpenSuse Leap 15.0, FreeBSD 11.2, ESXi 6.7
  • Nâng cấp đồ họa ảo, hỗ trợ đồ hoạ 3D và Cập nhật DirectX 10.1: Cung cấp chất lượng hình ảnh cao hơn, độ phân giải được cải thiện để hiển thị nhanh và sắc nét hơn.
  • Hỗ trợ DPI cao
  • Chế độ xem máy chủ và cụm khi bạn kết nối với vCenter
  • Hỗ trợ vSphere 6.7
  • USB tự động kết nối với máy ảo
  • Giao diện đổi mới: Thiết kế giao diện phẳng và bố cục giao diện dễ nhìn hơn.
  • Tối ưu việc sử dụng tài nguyên (Ít tốn RAM hơn khi sử dụng)
  • Cập nhật thêm một số API mới: API REST
  • Hỗ trợ hiển thị chất lượng 4K khi chạy máy ảo.
  • Cập nhật thêm 500 tính năng và Icons mới.
  • One-Click-SSH vào trong Linux – Nếu bạn đang sử dụng Windows 10 phiên bản 1803 trở lên. Bạn cũng sẽ có quyền truy cập vào tính năng ‘One-Click-SSH’ để nhanh chóng mở trình SSH lên máy ảo Linux. Tính năng này cũng hoạt động đối với các máy chủ vSphere, ESXiWorkstation được kết nối từ xa (yêu cầu kết nối mạng trực tiếp tới IP của máy ảo).
  • Tăng cường bảo mật cho sản phẩm doanh nghiệp.

Yêu Cầu Hệ Thống khi cài đặt và sử dụng VMware Workstation

  • Hệ điều hành: Windows 7/ 8/ 10 hoặc Server 2008/ 2012/ 2016 (Hỗ trợ nền tảng 64 Bit)
  • CPU: 1.3 GHz đa nhân hoặc cao hơn
  • Hãy chắc chắn rằng máy tính bạn có đủ bộ nhớ để có thể vừa chạy hệ điều hành vật lý cùng với hệ điều hành ảo và bao gồm cả những chương trình còn lại trên máy. Bộ nhớ RAM: Tối thiểu 2 GB (Khuyến nghị 4GB hoặc cao hơn)
  • Hỗ trợ: DirectX 10
  • Ổ đĩa trống: 1.5 GB
  • Độ phân giải: 1024 x 768
  • Điều kiện bắt buộc cho máy tính của bạn trước khi cài đặt VMware là sử dụng 16 hoặc thậm chí 32 bit display adapter. Sẽ có một vài trường hợp các tác vụ hiệu ứng 3D sẽ không thể hoạt động trên hệ điều hành ảo. Vì thế trên máy tính ảo, bạn sẽ không thể chơi những game loại nặng.

2. Hướng dẫn cài đặt phần mềm VMware Workstation

Hãy làm theo những thao tác dưới đây thì chắc chắn bạn sẽ tải và cài đặt VMware Workstation Pro 15.5.6 Full Crack thành công 100%:

Bước 1: Tải chương trình VMware tạo máy tính ảo

Download VMware Workstation Pro 15 + Key 

Pass giải nén: gofazone.com

Bước 2: Cài đặt VMware Workstation để tạo máy tính ảo

Hãy bấm vào đây để tải phần mềm VMware Workstation về máy và tiến hành cài đặt. Khi cài đặt, bạn chỉ cần click chuột vào Agree và Next đến khi máy tính hiện thêm lệnh Finish thì click vào đó là bạn đã hoàn thành bước thiết lập cài đặt. Mình sẽ hướng dẫn cụ thể bên dưới:

Nếu máy tính bạn đã cài WMware từ bản trước rồi bạn cũng KHÔNG cần phải gỡ ra. Bạn cứ cài đè nên bình thường nhé. Mọi hệ điều hành ảo của bạn trước đây (nếu có) thì vẫn được giữ nguyên vẹn nhé.

Sau khi tải về và giải nén, bạn sẽ có được 2 file như bên dưới. Một file chứa key kích hoạt và một file cài đặt. Nhấn chuột phải vào file cài đặt, chọn Run as administrator để chạy file cài đặt.

Chọn Next.

Tích chọn vào ô I accept để chấp thuận với các điều khoản… như hình bên dưới và nhấn Next.

Tiếp tục nhấn Next.

Nhấn Next tiếp nhé.

Chọn Next.

Bấm nút Install để cho phần mềm khởi đầu chạy

Trong quá trình cài đặt đang chạy, bảng thông báo chấp nhận cài đặt hiện lên thì bạn bấm install. Đợi chút cho phần mềm hoàn tất cài đặt.

Sau khi cài đặt xong, bấm chọn nút License.

Mở file key và sao chép một key bất kỳ vào cửa sổ của VMware Workstation -> Nhấn Enter.

Bấm Finish là xong. Đến đây là chúng ta đã hoàn tất tiến trình cài đặt VMware.

Dưới đây là giao diện của phần mềm VMware Workstation Pro 15.5 mới nhất 2020.

Bạn có thể kiểm tra xem phần mềm đã kích hoạt thành công hay chưa bằng cách nhấn vào Help trong giao diện VMware.

Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn bạn tải và cài đặt thành công phần mềm VMware Workstation. Nếu bạn gặp khó khăn trong bước cài đặt thì hãy để lại bình luận bên dưới.

3. Hướng dẫn sử dụng VMware để tạo máy tính ảo

Sau khi tải về và setup trên máy tính, bạn khởi động chương trình VMware bằng hướng dẫn click đúp vào biểu tượng ngoài màn ảnh Desktop, và làm theo các bước sau:

3.1. Cài đặt thông số cho máy tính ảo

Bước 1: Sau đó khởi động VMware lên, bạn sẽ nhìn thấy giao diện như bên dưới và chọn Create a New Virtual Machine để tạo máy tính ảo nhé.

Bước 2: Chọn Typical hoặc Custom để thực hiện cài đặt, trong đó:

  • Typical (recommended): Chọn phiên bản mặc định cho VMware. VMware sẽ tự động chọn cho bạn.
  • Custom (Advanced): nếu chọn Custom thì bạn có thể tự tùy chỉnh phiên bản cho VMware. Bạn nên chọn phiên bản mới nhất. Ngoài ra ở chế độ Custom, bạn có thể tùy chọn thêm về ổ cứng, RAM, card mạng. Cái này sau khi setup Win xong mình sẽ chỉnh lại sau.

Mình chọn mặc định Typical -> Next.

Bước 3: VMware sẽ nhắc bạn về phương tiện cài đặt. Nếu nó hỗ trợ phiên bản hệ điều hành hiện tại của bạn, nó sẽ kích hoạt Easy Installation:

  • Physical disc: Nếu bạn có đĩa DVD cài hệ điều hành thì chọn vào Installer disc. Đưa installation disc vào hệ điều hành bạn muốn cài đặt và sau đó chọn ổ đĩa trong VMware.
  • ISO image: Dẫn đến vị trí của ISO file trên máy tính. Nếu bạn có file ISO thì chọn Installer disc image to (iso): trỏ đường dẫn về file ISO
  • Cài đặt hệ điều hành: Điều này sẽ tạo ra một đĩa ảo trống. Bạn sẽ cần phải tự cài đặt hệ điều hành theo cách thủ công sau đó.

Ở đây mình chọn cài đặt hệ điều hành bằng file ISO -> bấm Browse… tại Installer disc image file (iso): rồi trỏ đường dẫn đến vị trí file hệ điều hành bạn muốn cài đặt ( Windows 7, 8, 10…) trong post này mình dùng Windows 7 32 bit.

Sau khi chọn được file cài đặt Windows 7 hãy bấm Next để tiếp tục.

Bước 4: chọn phiên bản Windows bạn cài đặt (mình chọn Windows 7 Ultimate). Tiếp theo hãy điền tên người dùng máy ảo ở Full Name, còn Password bạn có thể đặt hoặc không, phần Windows product key là key bản quyền, phần này bạn không cần phải ghi (hoặc có thể sử dụng key của Window của máy chính) và bấm Next.

Nếu có thông báo hỏi bạn bỏ trống mục Product Key phải không, thì nhấn OK để tiếp tục

Bước 5: Bước này là bước để bạn đặt tên máy tính ảo và đặt vị trí lưu máy ảo trên máy tính vật lý của bạn để tránh nhầm lẫn khi tạo nhiều máy ảo khác nhau, không được cùng thư mục với phần mềm VMware nhé. Bạn nên lưu máy bảo vào ổ đĩa có dung lượng lớn để tránh phát sinh sau này. Bấm Next để tiếp tục.

Bước 6: Bạn chọn dung lượng ổ cứng (disk size) cho máy ảo. Hãy đảm bảo đủ dung lượng để có thể cài đặt bất kỳ chương trình nào bạn muốn chạy trong máy ảo cũng như dung lượng còn trống trên ổ đĩa. Bạn lưu ý có 2 tùy chọn ở dưới:

  • Store virtual disk as a single file: Lưu thành 1 file.
  • Store virtual disk as a multiple file: Tách thành nhiều file nhỏ.

VMware đã có phần Recommend để tính toán dung lượng cần để cài đặt windows. Mặc định VMWare sẽ để cho bạn 60Gb ổ cứng. Tùy vào mục đích sử dụng thì bạn có thể mở rộng thêm tối thiểu khoảng 20GB để thoải mái sử dụng.

Dung lượng ổ tùy vào hệ điều hành Windows mà bạn đang cài, với Win 7 thì 20GB là được rồi, còn với XP thì khoảng 8-10 GB thôi. Lời khuyên là chọn Split virtual disk into multiple files để dễ dàng copy sang máy khác khi cần thiết

Bước 7: Đến bước này bạn có thể tăng giảm cài đặt thông số cho máy ảo trong Customize Hardware, nếu muốn để mặc định thì bấm Finish để tiến hành thiết lập máy ảo.

Trong bảng Customize Hardware, bạn có thể thay đổi dung lượng RAM dành cho máy ảo, nếu dung lượng RAM máy chính của các bạn cao thì có thể nâng dung lượng RAM cho máy ảo để việc chạy các phần mềm được thuận lợi hơn. Nếu chỉ cần các tác vụ cơ bản thì chỉ cần từ 1 – 2GB là đã đủ sử dụng. Network Adapter nên chọn NAT để đảm bảo đường truyền được tốt nhất.

Bước 8: Quá trình tạo máy ảo sẽ mất vài phút.

Sau đó, quá trình cài Windows lên máy ảo đã tạo sẽ diễn ra như trên máy thật. Cụ thể trong bài này là windows 7.

3.2. Cài đặt Windows 7 sau khi tạo máy tính ảo

Sau khi máy ảo được tạo xong, bạn sẽ thấy một tab mới dành cho máy ảo hiện ra bên cạnh tab Home. Muốn mở rộng màn hình máy ảo, bạn hãy bấm vào biểu tượng mở rộng ở trên thanh công cụ.

Và sau đó máy ảo sẽ thực hiện chạy cài đặt Windows 7. Bạn chỉ cần chờ máy ảo mở rộng những file của Windows.

Sau đó bạn phải chờ máy ảo khởi động lại, tiếp theo máy ảo sẽ tiến hành cài đặt Windows 7. Quá trình cài đặt sẽ giống hệt khi bạn thực hiện cài đặt Windows 7 cho máy tính của mình.

Phần chọn mạng bạn hãy chọn Home Network nếu bạn đang sử dụng mạng ở nhà.

Khi hệ điều hành được cài đặt, chương trình VMware Tools sẽ được cài đặt tự động. Kiểm tra xem nó đã được cài đặt hay chưa bằng cách vào tab VM.

Xong bước trên, máy tính ảo sẽ khởi động lại. Cuối cùng bạn đã có một máy không có thực chạy Windows 7 cực kỳ hoàn hảo, không khác gì máy thật. Giờ thì bạn đã có thể cài đặt, thử nghiệm các phần mềm trên máy ảo mà không sợ bị virus, phần mềm độc hại xâm nhập vào máy thật rồi.

Bạn hãy chỉnh lại độ phân giải của máy ảo, chọn độ phân giải phù hợp với cách sử dụng của mình. Nhấn chuột phải chọn Screen resolution để điều chỉnh.

Trên đây là hướng dẫn cách tạo máy tính ảo và cài Windows 7 cho máy ảo trên phần mềm VMware Workstation.

4. Cách Sử dụng VMware Workstation

Sau khi cài đặt thành công, hãy cùng MMO Nào tìm hiểu về cách sử dụng VMware Workstation như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhé.

Tắt/ mở máy tính ảo

Nếu tắt máy ảo đi, bạn sẽ thấy một thông báo này như ở dưới hình hiện ra. Tùy vào tình hình sử dụng mà bạn hãy chọn cho mình chế độ tắt thích hợp nhất.

  • Suspend để tạm ngưng chạy máy ảo,
  • Power Off là tắt hoàn toàn,
  • Run in Background là chạy ngầm.

Nếu chọn Suspend thì máy ảo sẽ tạm tắt (màn hình xám), nếu muốn sử dụng lại bạn chỉ cần bấm vào Resume this virtual machine để sử dụng.

Nếu chọn Power Off thì máy ảo sẽ tắt luôn, nếu muốn sử dụng lại bạn chỉ cần bấm vào Power on this virtual machine để sử dụng.

Còn cách khác để “ Tắt máy “, chọn máy ảo muốn tắt -> vào mục VM trên thanh công cụ -> Chọn Power và lựa chọn 1 trong 2 cách sau đây:

  • Chọn Power Off trên thanh công cụ của VM
  • Chọn Shut Down Guest. Nếu tắt máy bằng cách này thì máy ảo sẽ tự động mở khi bạn đăng nhập vào VMware. Tắt máy bằng nút Shut Down.

Snapshot là gì? Snapshot là bản sao lưu của máy ảo tại thời điểm bạn thực hiện lệnh Snapshot. Sau này, máy ảo có gì trục trặc thì mở lại Snapshot đã lưu, máy ảo sẽ trở về trạng thái khi mình Snapshopt. Quá trình tạo, khôi phục snapshot trên VMWare nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều quá trình back up, ghost lại trên máy thật.

Bạn có thể tạo nhiều Snapshot cho máy ảo. Mmo Nào thường tạo Snapshot tại các thời điểm như sau:

  • Cài win xong –> tạo 1 Snapshot
  • Cài xong các phần mềm cần thiết –> tạo 1 Snapshot

# Cách tạo Snapshot trên VMWare

Bạn nên tắt máy ảo trước khi tạo Snapshot. Chọn máy ảo cần tạo Snapshot, chọn VM trên thanh công cụ –> Snapshot –> bấm vào Take Snapshot

Đặt tên cho Snapshot và thêm mô tả nếu muốn. Rồi click vào Take Snapshot. Quá trình tạo Snapshot sẽ diễn ra trong khoảng vài giây. Click OK để lưu Snapshot

# Khôi phục lại Snapshot trên VMWare

Chọn Menu VM –> Snapshot –> Revert  to Snapshot: tên Snapshot bạn cần khôi phục

Như vậy, máo ảo của bạn sẽ được khôi phục về trạng thái sau khi sao lưu.

Thật ra thao tác này cũng không quá phức tạp đâu, chỉ tương tự như thao tác bạn kéo và thả như trên máy tính bình thường. Các tập tin sẽ được di chuyển theo hai hướng giữa máy tính và máy ảo hoặc thậm chí từ máy ảo này sang máy ảo khác. Sau khi bạn kéo và thả, bản gốc vẫn còn ở vị trí ban đầu và vị trí mới là bản sao. 

Bạn cũng có thể di chuyển các tập tin bằng cách sao chép và dán. Các máy ảo cũng có thể kết nối với các thư mục dùng chung. Bạn có thể chỉnh chức này bằng cách, trên thanh công cụ vào VM -> Settings -> tab Options -> Guest Isolation

Bạn có thể thêm bất kỳ máy in nào vào máy ảo của mình mà không phải cài đặt thêm bất kỳ trình điều khiển nào, miễn là nó đã được cài đặt trên máy chủ của bạn.

  • Chọn máy ảo mà bạn muốn thêm máy in.
  • Nhập chọn VM trên thanh công cụ -> chọn Settings.
  • Click chuột vào Hardware tab, chọn Add. Máy ảo sẽ bắt đầu Add Hardware wizard.
  • Sau đó chọn Printer và nhấn Finish. sau này, khi bạn bật máy ảo thì máy in ảo cũng sẽ được tự động kích hoạt. 

Các máy ảo có thể tương tác với USB drive giống như cách một hệ điều hành bình thường hoạt động. Bạn không thể truy cập ổ USB trên cả máy chủ và máy ảo cùng một lúc.

Nếu máy ảo là cửa sổ đang hoạt động, ổ USB sẽ tự động được kết nối với máy ảo khi nó được cắm vào.

Nếu máy ảo không phải là cửa sổ đang hoạt động hoặc không chạy, hãy chọn máy ảo và nhấp vào menu VM. Chọn Removable Devices và sau đó nhấp vào Connect. Ổ USB sẽ tự động kết nối với máy ảo của bạn.

Sự kết hợp giữa “Ctrl” và các phím khác được sử dụng để điều hướng các máy ảo. Ví dụ: “Ctrl”, “Alt” và “Enter” đặt máy ảo hiện tại ở chế độ toàn màn hình hoặc di chuyển qua nhiều máy. “Ctrl,” “Alt” và “Tab” sẽ di chuyển giữa các máy ảo khi chuột đang được sử dụng bởi 1 máy.

5. Cách tạo máy tính ảo VMware đăng nhập 100 tài khoản Google Adsense hoặc Facebook trên cùng một máy tính

Nếu bạn muốn có 100 máy ảo, bạn hãy làm quy trình như trên để tạo ra những máy tính ảo mới. Bạn nên CÀI MỚI máy ảo thay vì dùng tính năng Clone máy ảo. Vì nếu không bạn đang đẩy rủi ro bị Google phát hiện lên rồi nhé. Trình duyệt Web bạn có thể sử dụng là Firefox hoặc Opera, tránh cài đặt các phần mềm do chính Google viết ra như Google Drive, Google Chrome.

Để đa dạng hóa cho hệ thống máy ảo, bạn nên sử dụng nhiều hệ điều hành khác nhau, mỗi máy dùng một hệ điều hành hoặc phiên bản khác của hệ điều hành đó. Bạn có thể sử dụng các hệ điều hành như sau:

  • Windows XP Pro (Windows XP đã cũ) 32/64bit
  • Windows 7 32/64bit
  • Windows 8.1 32/64bit
  • Windows 10 32/64bit

Vậy là đã xong, bây giờ bạn chỉ việc đăng nhập Google Adsense, tài khoản Facebook trên máy ảo, mỗi máy ảo chỉ nên sử dụng duy nhất 1 tài khoản Adsense thôi.

Kết Luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn cài đặt và sử dụng thành công phần mềm tạo máy ảo tốt nhất hiện nay VMware Workstation 15 Pro. Đây là cách sử dụng giúp hạn chế việc nhiễm virus từ các file hoặc website không uy tín. Mình cũng đã chia sẻ tới bạn Link download Key bản quyền kích hoạt rồi.

Chúc các bạn thành công!

Nguồn: internet

Tags: cach tao may tinh aomáy tính ảotao may tinh aoVMware Workstation

Video liên quan

Chủ đề