Các yếu tố tác động đến phong cách lãnh đạo và phương pháp quản lý của lãnh đạo cấp phong

Phong cách lãnh đạo là một thuộc tính của nhân cách người lãnh đạo. Trong cuộc sống, người ta thường quan niệm phong cách theo hai nghĩa.

Bạn đang xem: Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo

Một là,phong cách là phong cách của con người trong từng lĩnh vực nghề nghiệp, nghệ thuật như: phong cách của một nhà văn, nhà thơ, nhà kiến trúc...Hai là,phương pháp hành động của một người hay một lớp người nào đó trong xã hội được hình thành một cách tương đối ổn định, làm nên phong cách riêng của một người hay một lớp người đó. Đã có nhiều nhà nghiên cứu coi phong cách lãnh đạo là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của người lãnh đạo như sau:

(i)“ Phong cách là những gì thuộc về chính con người đó.” (George Liouis de Buffon 1753).

(ii)“Phong cách lãnh đạolà phương thức vàcáchtiếp cận của một nhàlãnh đạođể đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên. Dưới góc nhìn của một nhân viên,phong cáchđó thường được thể hiện qua các hành động hoặc rõ ràng hoặc ngầm ý từlãnh đạocủa họ.” (Newstrom, Davis, 1993).

(iii)“Phong cách lãnh đạo là mẫu hành vi mà người lãnh đạo thể hiện khi cố gắng gây ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác theo nhận thức của người đó” (Paul Hersey & Kent Blanchard)

(iv)Tác giả K. Lewin coi phong cách lãnh đạo thực chất đó là nghệ thuật sử dụng quyền lực của người lãnh đạo và quá trình xử lý tình huống xảy ra trong công việc. Ông căn cứ vào mức độ sử dụng quyền lực và phương pháp xử lý tình huống của người lãnh đạo để phân chia thành 3 kiểu phong cách lãnh đạo: phong cách lãnh đạo dân chủ, phong cách lãnh đạo độc đoán và phong cách lãnh đạo tự do.

(v)Dominique Chalvin - một nhà nghiên cứu người Pháp cho rằng: “Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện”. Tác giả đưa ra công thức: Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường (sự kiện)

(vi)Các tác giả A.J.Dubrin, C.R.Dalglish và P.Miller cho rằng: “Phong cách lãnh đạo là hệ thống các cách thức, phương pháp hành động tương đối ổn định của người lãnh đạo. Phong cách của người lãnh đạo trở thành phù hợp và hiệu quả khi người lãnh đạo vận dụng chúng một cách linh hoạt trong những tình huống lãnh đạo, quản lý cụ thể.”

Trên cơ sở tham khảo các định nghĩa trên, xem xét bản chất từng sự việc, có thể xét một cách toàn diện thì mỗi cách tiếp cận nghiên cứu chưa thể đưa ra những quan điểm đầy đủ và hoàn hảo về phong cách lãnh đạo. Điều muốn nhấn mạnh ở đây là, cần phải có cách nhìn đầy đủ và khoa học về phong cách lãnh đạo, có thể xemPhong cách lãnh đạo là hệ thống các phương pháp hành động, cách thức ứng xử tương đối ổn định và đặc trưng của người lãnh đạo nhằm đạt tới mục tiêu xác định cho tổ chức.

Jim Rohn, diễn giả người Mỹ có tầm ảnh hưởng nhất thế giới, đã từng nói “Lãnh đạongười khác là giúp họ thay đổi tư duy, niềm tin và hành động cho điều tốt đẹp hơn.” Có nhiều kiểu lãnh đạo, song 7 phong cách sau đây được nhiều người đứng đầu theo đuổi nhất hiện nay. Nghiên cứu đầu tiên trên thế giới vềphong cách lãnh đạođược thực hiện vào năm 1939 bởi Kurt Lewin tạo tiền đề hình thành nên những mô hình phong cách hiệu quả nhất hiện nay.

Phong cách lãnh đạo độc đoán. Mọi quyền lực vào tay một mình người lãnh đạo. Người lãnh đạo quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.

Phong cách lãnh đạo dân chủ có sự tham gia hay lãnh đạo phân chia, trong đó các thành viên của nhóm đóng góp nhiều hơn trong quá trình đưa ra ý tưởng.

Phong cách lãnh đạo tự do là nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên được quyền ra quyết định, nhưng chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra.

Phong cách lãnh đạo ủy quyềnlà tất cả các thành phần định hướng, hình thành và tác động đến các hoạt độngủy quyền,ủythác và giao việc trong các tổ chức/công ty.

Phong cách lãnh đạo chuyển đổi là mô hình của sự liêm chính và công bằng, đồng thời nó có khả năng đặt mục tiêu rõ ràng và tạo kỳ vọng cao.

Phong cách lãnh đạo giao dịch. Lãnh đạo kiểu giao dịch thúc đẩy và định hướng cho cấp dưới chủ yếu bằng lợi ích cá nhân.

Phong cách lãnh đạo theo tình huống. Theo hai nhà khoa học Hersey và Blanchard, tình huống liên quan đến khả năng và mức độ sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ được giao của cấp dưới.

Việc nghiên cứu các học thuyết về sự lãnh đạo có thể giúp chúng ta hiểu được những quan điểm về vai trò, đặc điểm của người lãnh đạo, về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lí của người lãnh đạo.

Thuyết về các đặc điểm nổi bật của người lãnh đạo cho rằng khả năng tổ chức của người lãnh đạo bắt nguồn từ những đặc trưng rất riêng của người lãnh đạo - những đặc trưng làm cho người lãnh đạo khác biệt với những người không phải là người lãnh đạo.

Nghiên cứu của Stogdill (1948) về người lãnh đạo đã đi đến nhận định: Người lãnh đạo có những đặc điểm nổi bật làm cho họ khác biệt không phải là người lãnh đạo. Đó là các phẩm chất sau: Sự hiểu biết, sự uyên thâm, khả năng tự lập, khả năng hành động, khả năng phối hợp mọi người và địa vị kinh tế, xã hội. Và người lãnh đạo có điểm số cao hơn những người bình thường như: óc sáng kiến, sự kiên định, sự tự tin, sự thích nghi, sự việc sự am hiểu công việc, khả năng phối hợp, khả năng giao tiếp, khả năng thấu hiểu, kĩ năng nói và trình bày.

Xem thêm: Định Nghĩa Của Từ " Ế Tiếng Anh Là Gì ? Nghĩa Của Từ Ế Trong Tiếng Anh

Những nghiên cứu của Lord, Devader, (1986) đã nhấn mạnh đặc điểm nổi bật của người lãnh đạo đến tri giác, trí tuệ, sự quyết đoán, sự kiềm chế so với các nghiên cứu trước đó (Mann, 1959 và Stogdill, 1948).

Một hướng nghiên cứu khác về các đặc điểm nổi bật của người lãnh đạo là nghiên cứu về động cơ quản lí của họ. Về vấn đề này có nghiên cứu đáng chú ý nhất là nghiên cứu của Miner đã xây dựng và phát triển mô hình động cơ quản lí phù hợp (1965, 1978). Các nghiên cứu của Miner còn cho thấy, không có sự khác biệt về kết quả đánh giá động cơ quản lí giữa những người lãnh đạo nam và lãnh đạo nữ.

Thuyết hành vi trong lãnh đạo cho rằng: Thành công của người lãnh đạo bị quy định bởi các hành vi người lãnh đạo cho rằng sự lãnh đạo là kết quả của hành vi cá nhân. Sự thay đổi cách tiếp cận này đã ảnh hưởng lớn đến các nghiên cứu về sự lãnh đạo và hoạt động quản lí trong tổ chức trong những thập kỉ giữa của thế kỉ XX.

Để xác định phong cách lãnh đạo, các nhà nghiên cứu hành vi người lãnh đạo được thực hiện dựa trên Bảng hỏi miêu tả hành vi người lãnh đạo (LBDQ - Leader Behavior Description Questionnaire). LBDQ đầu tiên được thiết kế để đo 9 loại hành vi lãnh đạo, sau đó thực tế chỉ đo hai dạng hành vi của người lãnh đạo. Đó là hành vi quan tâm và hành vi sáng kiến của người lãnh đạo.

Các thuyết ngẫu nhiên về sự lãnh đạo. Thuyết Vroom - Yetton. Sở dĩ gọi như vậy vì nó do Vroom và Yetton đưa ra vào năm 1973, sau đó được Vroom phát triển vào năm 1976. Thuyết Vroom - Yetton là thuyết được tiêu chuẩn hoá. Thuyết Vroom Yetton chỉ tập trung tìm hiểu một vấn đề. Đó là sự ảnh hưởng của những người lãnh đạo đến những người thừa hành trong quá trình ra quyết định.

Lí thuyết đầu tiên về sự lãnh đạo linh hoạt và khả năng thu hút người khác do R.J. House đưa ra năm 1977. Theo lí thuyết này, người lãnh đạo có khả năng thu hút người khác là người biết tác động một cách có hiệu quả cao đến những người dưới quyền của mình. Hiệu quả của sự tác động này không phải quyền lực chính thống, mà bằng những phẩm chất nhân cách, kĩ năng tác động của người lãnh đạo đến người khác.

Thuyết về trường phái lãnh đạo chuyển đổi. Lí thuyết về sự lãnh đạo linh hoạt được Burns tiếp tục phát triển vào năm 1978 và được Bass vận dụng vào quá trình phát triển trong các tổ chức kinh doanh vào năm 1985. Từ quan điểm của hai tác giả này đã hình thành nên hai khái niệm: Sự lãnh đạo có tính thương mại và sự lãnh đạo linh hoạt.Thuyết về trường phái lãnh đạo theo tham gia. Cách tiếp cận của trường phái này khi phân loại phong cách dựa vào mức độ tham gia hay còn gọi là tư vấn, trao quyền ra quyết định cho nhân viên của người lãnh đạo trong công việc. Đại diện cho trường phái này là công trình nghiên cứu của học giả: Kurt Lewin, Renis Likert và Daniel Goleman.

Kế thừa các tư tưởng nghiên cứu về phong cách lãnh đạo, Rensis likert (1967) đã nghiên cứu các kiểu mẫu và phong cách của các nhà lãnh đạo và quản trị trong nhiều năm và đã đưa ra những ý tưởng và những cách tiếp cận quan trọng đối với việc hiểu biết về hành vi lãnh đạo.

Thuyết về lãnh đạo dựa trên quyền lực và ảnh hưởng

Lý thuyết lãnh đạo dựa trên quyền lực và sự ảnh hưởng được phát triển mạnh ở Mỹ những năm 1970, nhất là từ thập niên cuối thế kỷ XX, với các đại diện như R. P. French, B. H. Raven, K. Clark, L. A. Bebchuck và gần đây là của J.Collins và J. C Maxwell… Học thuyết lãnh đạo dựa trên quyền lực và sự ảnh hưởng có tính tham chiếu bổ ích cho công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam hiện nay.

Thuyết về trường phái lãnh đạo theo tình huống. Học thuyết hay còn gọi là lý thuyết là những khái quát lý luận về một lĩnh vực nào đó thông qua nghiên cứu và khảo nghiệm thực tế, từ đó vận dụng vào các hoạt động thực tiễn trong mỗi lĩnh vực. Chúng ta hãy cùng xem xét các mô hình lãnh đạo theo tình huống của Fiedler, Hersey và Blanchard, và lý thuyết lãnh đạo đường dẫn-mục tiêu.

Lãnh đạo giao dịch(Transactional leadership) hay còn gọi là lãnh đạo quản lý được nghiên cứu lần đầu tiên bởi nhà xã hội học Max Weber và sau đó được phát triển bởi Bernard M. Bass vào đầu những năm 1980.

Trường phái lãnh đạo nổi bật thế kỷ XIX

Trường phái lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo để đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên. Dưới góc nhìn của một nhân viên, trường phái đó thường được thể hiện qua các hành động hoặc rõ ràng hoặc ngầm ý từ lãnh đạo của họ (Theo Newstrom – Davis, 1993).

Dưới đây, tổng hợp các tiêu chí phân loại các phong cách lãnh đạo của một số lý thuyết cơ bản liên quan thuyết phong cách lãnh đạo sau:

Học thuyết đặc điểm: Phẩm chất nổi bật của người lãnh đạoCác học thuyết hành vi: Theo hành vi của người lãnh đạo dưới sự quan tâm tớicông việcvàcon ngườitrong tổ chứcTrường phái tham gia: Mức độ tham gia của người lãnh đạoTrường phái lãnh đạo theo tình huống: Tình huống ngẫu nhiên trong quan trịCác học thuyết về quyền lực: Quyền lực và sức mạnh của người lãnh đạoTrường phái lãnh đạo chuyển đổi: Mức độ chuyển đổi của người lãnh đạoTrường phái lãnh đạo nổi bật: cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo là đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo có thể hiểu đơn giản là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo hợp lý để vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của nhân viên, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể trong hoạt động đội nhóm hay sản xuất kinh doanh. Bởi vì, phong cách lãnh đạo của họ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân và hiệu quả tổ chức. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành một phong cách lãnh đạo nhưng ta có thể xét hai khía cạnh hình thành đó là yếu tố khách quan và chủ quan. Yếu tố khách quan có thể hoàn cảnh lịch sử, môi trường công tác, tố chất bẩm sinh, giáo dục gia đình, nhà trường và tích lũy học tập quá trình làm việc. Yếu tố chủ quan bao gồm ảnh hưởng của người lãnh đạo, năng lực, trình độ. Một trong số yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc hình thành phong cách lãnh đạo chính là yếu tố tâm lý của người lãnh đạo bởi trong mỗi một phong cách lãnh đạo đều có một phong cách lãnh đạo đều có dấu ấn cá nhân.

Như vậy, yếu tố tâm lý của người lãnh đạo ảnh hưởng lên một kiểu phong cách lãnh đạo nhất định và đó là nhân tố quy định đến sự hình thành phong cách lãnh đạo. Bên cạnh đó thì việc hình thành một phong cách lãnh đạo còn phụ thuộc vào các yêu tố khách quan: hoàn cảnh lịch sử, môi trường công tác, tố chất bẩm sinh, giáo dục gia đình, nhà trường và tích lũy học tập quá trình làm việc.

Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết với tổ chức. Phong cách lãnh đạo đóng một vai trò rất quan trọng, làm thế nào để một nhà lãnh đạo thực hiện vai trò lãnh đạo của mình trong tổ chức. Định nghĩa phong cách lãnh đạo của Hersey & Blanchard (1988) là các mô hình hành vi nhận thức người đó thể hiện khi cố gắng ảnh hưởng đến các hoạt động của những người khác. Theo Phạm Mạnh Hà (2008), phong cách lãnh đạo là không chỉ thể hiện về mặt khoa học, tổ chức lãnh đạo, và quản lý mà còn thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển tác động người khác của người lãnh đạo.

Những định nghĩa trên đã đề cập và phản ánh khá rõ nhiều mặt, các đặc trưng khác nhau của phong cách lãnh đạo. Tuy nhiên, phần lớn các định nghĩa chỉ nhấn mạnh đến mặt chủ quan, mặt cá tính của chủ thể lãnh đạo, xem xét phong cách lãnh đạo như một kiểu hoạt động. Kiểu hoạt động đó được diễn ra như thế nào còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường xã hội, trong đó có sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng, của nền văn hoá,... Như vậy, phong cách lãnh đạo là đặc thù của người lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý. Họ phải có một phong cách lãnh đạo, quản lý mới, hợp lý. Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể người lao động trong hoạt động sản xuất, nâng cao kết quả làm việc của nhân viên. Và phong cách lãnh đạo sẽ là một yếu tố quan trọng trong những yếu tố làm nên sự thành công của một doanh nghiệp.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

Trình bày khái quát về phong cách người lãnh đạo và cho ví dụ minh họa. Anh (chị) hãy so sách các phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo và cho ví dụ minh họa. Hãy khái quát các lý thuyết nghiên cứu về sự lãnh đạo. Hãy phân tích ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp. Anh(chị) hãy minh chứng ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TS.Nguyễn Thanh Hội, Nghệ thuật lãnh đạo - Viện quản trị doanh nghiệpTS.Nguyễn Hữu Lam (19997), Nghệ thuật lãnh đạo - Nhà xuất bản giáo dụcJohn C.Maxwell (2007), Phát triển kỹ năng lãnh đạo (Developing the Leader within you) - NXB Lao động – xã hộiNhà xuất bản lao động xã hội (2005), - Nghệ thuật và phương pháp lãnh đạo doanh nghiệp - Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lýDaniel Goleman, (2000). Nghệ thuật lãnh đạo đạt thành quả - Harvard Business Review March-AprilVũ Dũng,(2017), Giáo trình Tâm lý học quản lý,NXB Đại học Sư Phạm

Video liên quan

Chủ đề