Các yếu tố sản xuất cố định là gì

Hàm sản xuất ngắn hạn Ngắn hạn là khoảng thời gian có ít nhất một yếu tổ sản xuất mà doanh nghiệp không thể thay đổi về số lượng sử dụng trong quá trình sản xuất. Do đó, trong ngắn hạn các yếu tố sản xuất được chia làm hai loại:  Yếu tố sản xuất cố định: không dễ dàng thay đổi trong quá trình sản xuất như: số lượng máy móc thiết bị, nhà xưởng, nhân viên quản trị tối cao... biểu thị cho quy mô sản xuất nhất định.  Yếu tố sản xuất biến đổi: dễ dàng thay đổi về số lượng trong quá trình sản xuất như: nguyên, nhiên, vật liệu, lao động trực tiếp... Như vậy, trong ngắn hạn quy mô sản xuất của doanh nghiệp là không đổi. Doanh nghiệp có thể thay đổi sản lượng ngắn hạn, bằng cách thay đổi số lượng yếu tố sản xuất biến đổi. Trong ngắn hạn vốn (K) được coi là yếu tố sản xuất cố định và lao động (L) là yếu tố sản xuất biến đổi, hàm sản xuất trong ngắn hạn có dạng:

Q = f Với: K: Lượng vốn không đổi L: Lượng lao động biến đổi Q: Sản lượng được sản xuất ra Trong ngắn hạn, vì vốn coi như không đổi nên sản lượng chỉ phụ thuộc vào mức sử dụng lao động. Do đó, hàm sản xuất ngắn hạn đơn giản là:Q = f(L) Hàm sản xuất dài hạn Dài hạn là thời gian đủ dài để doanh nghiệp thay đổi tất cả các yếu tố sản xuất được sử dụng, mọi yếu tố sản xuất đều biến đổi. Trong dài hạn doanh nghiệp có đủ thời giờ để thay đổi quy mô sản xuất theo ý muốn, do đó sản lượng trong dài hạn thay đổi nhiều hơn so với trong ngắn hạn. Khi tất cả các yếu tố sản xuất đều biến đổi, ta có hàm sản xuất dài hạn: Q = f(K,L) Trong dài hạn sản lượng phụ thuộc vào cả 2 yếu tố sản xuất biến đổi K và L.

2. Sản xuất trong ngắn hạn: có một yếu tố đầu vào thay đổi

Trong ngắn hạn, ta quan sát một yếu tố sản xuất biến đổi trong khi các yếu tố sản xuất còn lại được giữ nguyên thì sản lượng, năng suất trung bình và năng suất biên của yếu tố sản xuất biến đổi sẽ thay đổi khi số lượng yếu tố sản xuất thay đổi. Trong ngắn hạn, chỉ có lao động (L) là yếu tố sản xuất biến đổi, còn vốn (K) được coi là yếu tố sản xuất cố định, thì sản lượng (Q) chỉ phụ thuộc vào L.

2. Tổng sản lượng trong ngắn hạn (Q)

Hàm sản xuất ngắn hạn đơn giản là: Q = f (L) Sản lượng trong ngắn hạn có đặc điểm là lúc đầu khi gia tăng số lượng lao động được sử dụng, thì sản lượng tăng với tốc độ tăng dần, sau đó tốc độ tăng sản lượng giảm dần. Đến khi sản lượng đạt tối đa, nếu tiếp tục gia tăng số lượng lao động, thì sản lượng có thể giảm xuống:  Ban đầu: L tăng thì Q tăng  Sau đó: L tiếp tục tăng thì Qmax  Nếu tiếp tục tăng L thì Q giảm

2. Năng suất trung bình (AP)

Năng suất trung bình của một yếu tố sản xuất biến đổi là số sản phẩm sản xuất tính trung bình trên một đơn vị yếu tố sản xuất đó.

Năng suất trung bình được xác định bằng cách lấy tổng sản lượng Q chia cho số lượng yếu tố sản xuất biến đổi được sử dụng. Năng suất trung bình của lao động có đặc điểm là:  Ban đầu khi gia tăng lượng lao động sử dụng (L) thì APL tăng dần và đạt cực đại.  Sau đó nếu tiếp tục gia tăng lao động thì APL giảm dần

2 Năng suất biên

Năng suất biên của một yếu tố sản xuất biến đổi là phần thay đổi trong tổng sản lượng khi thay đổi một đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi đó, trong khi các yếu tố sản xuất khác được giữ nguyên. Năng suất biên của lao động (MPL) là phấn sản lượng tăng thêm trong tổng sản lượng khi sử dụng thêm một đơn vị lao động, khi các yếu tố sản xuất khác được giữ nguyên.

Trên đồ thị MPL chính là độ dốc của đường tổng sản lượng. Nếu hàm sản xuất là hàm liên tục, thì MPL có thể được tính bằng cách lấy đạo hàm bậc nhất của hàm sản xuất:

2 Quy luật năng suất biên giảm dần

Khi sử dụng số lượng ngày càng tăng một yếu tố sản xuất biến đổi, trong khi các yếu tố sản xuất khác được giữ nguyên, thì năng suất biên của yếu tố sản xuất biến đổi đó sẽ ngày càng giảm xuống. Quy luật năng suất biên giảm dần của lao động: Khi sử dụng số lượng lao động ngày càng tăng, trong khi các yếu tố sản xuất khác được giữ nguyên, thì năng suất biên của lao động sẽ ngày càng giảm xuống.

2. Mối quan hệ giữa năng suất trung bình và năng suất biên

Năng suất trung bình và năng suất biên của yếu tố sản xuất biến đổi (như yếu tố lao động) có mối quan hệ mật thiết với nhau: Khi năng suất biên lớn hơn năng suất trung bình, thì năng suất trung bình tăng (MP > AP → AP tăng) Khi năng suất biên nhỏ hơn năng suất trung bình, thì năng suất trung bình giảm (MP < AP → AP giảm) Khi năng suất biên bằng năng suất trung bình, thì năng suất trung bình đạt CƯC đại (MP = AP → AP max)

2 Mối quan hệ giữa năng suất biên và tổng sản lượng

Giữa năng suất biên và tổng sản lượng cũng có mối quan hệ mật thiết như sau:  Khi năng suất biên còn dương thì tổng sản lượng còn tăng (khi MP > 0 → Q tăng)  Khi năng suất biên âm thì tổng sản lượng sẽ giảm (khi MP < 0 → Q giảm)  Khi năng suất biên bằng không thì tổng sản lượng đạt tối đa (khi MP = 0 → Q max) Qua 10 phối hợp khác nhau giữa K và L, ta nhận thấy có những phối hợp mang lại hiệu quả kinh tế, có những phối hợp không mang lại hiệu quả kinh tế. Vậy khi tiến hành sản

Các yếu tố sản xuất bao gồm những gì?

Yếu tố sản xuất (tiếng Anh: Factors of Production) là các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất và bán sản phẩm, dịch vụ của công ty; bao gồm: Đất, lao động, vốn hiện vật, năng lực kinh doanh.

Khái niệm về sản xuất là gì?

Sản xuất là một quá trình là sự kết hợp của các loại nguyên liệu đầu vào vật chất và phi vật chất (kế hoạch, bí quyết…) khác nhau để nhằm tạo ra thứ gì đó cho tiêu dùng (sản phẩm). Đó là hoạt động tạo ra sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ, có giá trị sử dụng và mang lại ích lợi cho người sử dụng.

Yếu tố đầu vào của sản xuất là gì?

Các yếu tố đầu vào bao gồm lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ. Sản phẩm/ dịch vụ có giá trị có thể được trao đổi để lấy hàng hóa/ dịch vụ khác, hoặc có thể được bán để lấy tiền. Sản xuất là một hoạt động quan trọng của nền kinh tế.

Quá trình sản xuất có bao nhiều yếu tố?

- Mọi quá trình sản xuất đều là sự kết hợp của ba yếu tố cơ bản: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó, sức lao động là yếu tố quan trọng và quyết định nhất.

Chủ đề