Cac trường học trên miền núi thanh hóa

Thanh Hóa - Trường phổ thông dân tộc bán trú - Trung học cơ sở Trung Thành (ở xã Trung Thành, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa) được đầu tư với tổng số vốn gần 14 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng một thời gian, ngôi trường này bỏ không suốt 2 năm qua.

Theo đó, Trường phổ thông dân tộc bán trú - Trung học cơ sở (PTDTBT – THCS) Trung Thành được đầu tư xây dựng với tổng số tiền gần 14 tỉ đồng và đưa vào sử dụng năm 2020, công trình này do UBND huyện Quan Hóa làm chủ đầu tư. Ảnh: Quách Du
Công trình này gồm 1 nhà hiệu bộ, 8 phòng học, 2 phòng bộ môn, 5 phòng nhà công vụ và 10 phòng bán trú cho học sinh. Ảnh: Quách DuSau khi ngôi trường này hoàn thành, chỉ hoạt động được hơn nửa học kỳ của năm học 2020-2021, sau đó xảy ra hiện tượng sạt lở ngay phía sau trường. Vậy nên, toàn bộ cán bô giáo viên và học sinh phải di chuyển đến địa điểm khác. Từ đó ngồi trường bỏ không, để xử lý việc sạt lở. Ảnh: Quách DuĐến tháng 5.2021, UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý khẩn cấp sạt lở Cụm công trình Công sở xã Trung Thành và Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Thành. Ảnh: Quách DuSau khi công trình chống sạt lở hoàn thành, những tưởng thầy trò, học sinh Trường PTDTBT - THCS Trung Thành sẽ được về lại trường. Nhưng đến tháng 7.2022, công trình chống sạt lở lại tiếp tục xuất hiện vết nứt, sạt lở nghiêm trọng. Khiến học sinh và giáo viên của trường chưa thể về lại trường. Ảnh: Quách DuTheo đại diện lãnh đạo UBND xã Trung Thành, huyện Quan Hóa cho biết, do trường đối diện với nguy cơ sạt lở, 2 năm qua hơn 200 học sinh và cán bộ giáo viên của Trường PTDTBT - THCS Trung Thành phải đi học nhờ ở Trường tiểu học. Trong khi đó, Trường Tiểu học Trung Thành chỉ có 7 phòng học, nên xảy ra tình trạng thiếu phòng học. Ảnh: Quách Du
Còn theo lãnh đạo Trường PTDTBT – THCS Trung Thành cho hay, trường không có nơi học, phải đi học nhờ nên việc dạy và học đang gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: Quách Du
“Ngoài việc trường lớp, cơ sở vật chất thiếu thôn, thì chỗ ăn, chỗ ở cho học sinh bán trú và cán bộ giáo viên nhà trường vẫn chưa có, phải đi ở nhờ nhà dân” - đại diện Trường PTDTBT – THCS Trung Thành chia sẻ. Ảnh: Quách Du
Cơ sở vật chất, trường lớp tại Trường PTDTBT - THCS Trung Thành (huyện Quan Hóa) bỏ không suốt 2 năm qua, trong khi hàng trăm học sinh phải đi học nhờ ở Trường Tiểu học Trung Thành. Ảnh: Quách Du
Do một thời gian dài bỏ không, bên trong phòng họp, phòng học phủ đầy bụi. Ảnh: Quách Du
Thậm chí một số hạng mục trong trường đã có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng. Ảnh: Quách Du

Đại diện lãnh đạo UBND xã Trung Thành, huyện Quan Hóa cho biết thêm, để giải quyết vấn đề trước mắt, nhà trường phải dồn các phòng thiết bị, đồ dùng tại Trường Tiểu học Trung Thành lại, để có thêm phòng học cho các em học sinh.

“Ngoài ra, để chuẩn bị cho năm học mới, vừa qua địa phương đã xin ý kiến UBND huyện Quan Hóa xem xét cho học sinh quay lại trường học, tuy nhiên huyện chưa đồng ý vì phải tiếp tục theo dõi vấn đề sạt lở” - đại diện UBND xã Trung Thành thông tin.

Còn theo đại diện lãnh đạo UBND huyện Quan Hóa, hiện nay tỉnh Thanh Hóa đang giao cho các ngành chức năng phối hợp với huyện lên phương án, sớm khắc phục triệt để về vấn đề sạt lở tại Cụm công trình Công sở xã Trung Thành và Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Thành.

Riêng đối với vướng mắc của Trường PTDTBT – THCS Trung Thành, huyện đã chỉ đạo Phòng GD-ĐT tập trung hỗ trợ, giải quyết những khó khăn trước mắt tại Trường Tiểu học Trung Thành (nơi đang phải học nhờ), nhằm đảm bảo cơ bản cơ sở vật chất cho việc dạy và học tại ngôi trường này.

Em Nguyễn Hà Vy, lớp 5A, trường Tiểu học Tân Phúc, huyện Lang Chánh

Em Nguyễn Hà Vy, lớp 5A, trường Tiểu học Tân Phúc, huyện Lang Chánh, chia sẻ: "Em tên là Nguyễn Hà Vy, năm nay em học lớp 5A, trường Tiểu học Tân Phúc. Nhà em nghèo, không đủ tiền mua sách. Cách đây mấy hôm, em được cô giáo tặng cho bộ sách giáo khoa mới. Em rất vui và tự tin bước vào năm học mới khi có sách giáo khoa".

Để hỗ trợ cho những học sinh khó khăn như Hà Vy, trường Tiểu học Tân Phúc, huyện Lang Chánh đã kêu gọi học sinh quyên góp sách giáo khoa cũ, tìm kiếm nguồn tài trợ sách giáo khoa mới…

Trước khai giảng là những ngày tất bật của giáo viên và học sinh các trường miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Làm đồ dùng, đồ chơi cho học sinh… Trang trí lớp học… Dọn vệ sinh khu nội trú… Tập văn nghệ… Tập trống nghi thức… Công tác chuẩn bị cho năm học mới đang được khẩn trương hoàn tất.

Cô giáo Lê Thị Thơ - Giáo viên trường Tiểu học Tân Phúc, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá

Cô giáo Lê Thị Thơ - Giáo viên trường Tiểu học Tân Phúc, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Với công tác chuẩn bị cho năm học mới rất là bận rộn. Nhưng ai cũng rất là vui và phấn khởi, chuẩn bị bước vào năm học mới, thầy trò chúng tôi sắp gặp nhau, sẽ cùng gặt hái thành tích trong năm mới, để năm học mới đạt nhiều kết quả tốt đẹp".

Tâm trạng của cô giáo Thơ cũng là tâm trạng chung của tất cả học sinh, giáo viên nhà trường và chính quyền các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá. Đến thời điểm này, các trường học đã đủ điều kiện đón học sinh trở lại và sẵn sàng cho lễ khai giảng sắp tới.

Ông Hà Tự Nhiên - Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá

Ông Hà Tự Nhiên - Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị tựu trường của giáo dục Bá Thước đã sẵn sàng. Bên cạnh đó, để có chiến lược lâu dài, ổn định, chúng tôi mong UBND tỉnh có hướng dẫn cụ thể để các phòng giáo dục các huyện có đủ biên chế thực hiện năm học mới. Hi vọng các đề xuất của ngành sớm được thực hiện vì khó khăn rất lớn về nguồn lực con người".

Với tất cả sự chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, các điều kiện dạy và học, cùng tinh thần "Tất cả vì học sinh thân yêu", ngành Giáo dục các huyện miền núi Thanh Hóa đã sẵn sàng tâm thế để bước vào năm học mới 2023-2024.

Chủ đề