Các tài khoản kế toán nhà nghỉ khách sạn

Kế toán nhà hàng khách sạn là công việc tương đối phức tạp, được thực hiện theo quy trình, đòi hỏi người kế toán phải có những kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn. Vậy kế toán nhà hàng khách sạn phải làm những gì?

Quy trình hạch toán kế toán khách sạn như thế nào? Nếu đang quan tâm về những vấn đề này thì các bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Các tài khoản kế toán nhà nghỉ khách sạn

Kế toán nhà hàng khách sạn

1. Công việc kế toán nhà hàng khách sạn

Nền kinh tế nước ta hiện nay đang dần phát triển nên ngành kinh doanh dịch vụ nhà hàng – khách sạn ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Do đó nhu cầu tuyển dụng kế toán trong lĩnh vực này ngày càng cao và đòi hỏi nghiệp vụ đáp ứng được nhu cầu công việc.

Để có thể làm tốt công việc của kế toán nhà hàng, khách sạn thì bạn cần phải biết nhà hàng khách sạn của mình chuyên cung cấp các món ăn gì? Dịch vụ gì? Và đặc điểm của kế toán nhà hàng khách sạn.

Các tài khoản kế toán nhà nghỉ khách sạn

1.1 Đặc điểm kế toán nhà hàng, khách sạn

- Hoạt động kinh doanh nhà hàng: là hoạt động vừa sản xuất vừa chế biến và tiêu thu ngay sản phẩm sản xuất ra. Chu kỳ chế biến trong hoạt động nhà hàng thường ngắn, không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Đồng thời, sản phẩm chế biến trong nhà hàng khi thực hiện theo yêu cầu của khách hàng thì được xem là đã tiêu thụ. Sản phẩm chế biến không được lưu trữ lâu.

- Hoạt động kinh doanh khách sạn: là hoạt động cho thuê phòng nghỉ, các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình phục vụ trong từng phòng của khách sạn. Chi phí dịch vụ thuê phòng khách sạn dở dang là do phòng khách hàng thuê qua hai kỳ kế toán khác nhau, nghĩa là vào cuối tháng khách hàng vẫn còn lưu trú sang tháng sau và chưa thanh toán tiền.

Hiện nay các đơn vị kinh doanh đa phần đều cung cấp cả 2 dịch vụ nhà hàng và khách sạn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ kế toán nhà hàng khách sạn của mình, các bạn cần phải có những kiến thức như:

  • Xây dựng định mức nguyên vật liệu cho các món ăn, dịch vụ
  • Xác định được giá thành của từng món ăn, dịch vụ
  • Hóa đơn bán ra là ghi nhận doanh thu dịch vụ.
  • Hóa đơn mua vào là chi phí quản lý doanh nghiệp như: chi phí tiếp khách, chi phí tiền điện nước,…
  • Theo dõi và phân bổ công cụ dụng cụ.
  • Theo dõi và tính khấu hao tài sản cố định.

1.2 Kế toán nhà hàng khách sạn làm những gì?

Dưới đây là những công việc cụ thể mà kế toán nhà hàng khách sạn cần phải làm như:

a) Công việc phải làm hàng ngày:

  • Thu, chi tiền dịch vụ ăn, nghỉ của khách.
  • Nhận các chứng từ nhập/xuất từ bộ phận kho, mua hàng.
  • Việc quan trọng nhất của kế toán nhà hàng là đầu vào đa phần mua của hộ kinh doanh cá thể hoặc nông dân, chính vì thế phải lập bảng kê mua hàng không có hóa đơn.
  • Khi xuất hóa đơn luôn phải có kèm bảng kê chi tiết từng món ăn (hoặc một tờ phiếu thanh toán bàn ăn đó). Dựa vào định mức các món ăn để kế toán lên được tổng hợp thực phẩm mà mình cần dựa vào đó để cân đối thực phẩm đầu vào.
  • Tính giá thành cho từng món ăn, lên giá vốn cho từng hóa đơn.
  • Nhận các báo giá và theo dõi việc tăng giảm giá của các nhà cung cấp.
  • Xem xét số lượng xuất hàng hàng ngày so với định mức tồn kho quy định.
  • Xem xét số lượng đặt hàng yêu cầu so với số lượng đặt hàng đã quy định.
  • Báo cáo và có hướng xử lý với giám đốc về các trường hợp không thực hiện đúng định mức tồn kho và số lượng đặt hàng.

b) Công việc cuối tháng, quý:

  • Hàng tháng, kết hợp cùng thủ kho, bếp trưởng kiểm kê số lượng hàng hoá tồn thực tế trong kho, bếp, bar và báo cáo Giám đốc.
  • Hạch toán khấu hao TSCĐ, phân bổ CCDC, chi phí dài hạn, ngắn hạn hàng tháng.
  • Xây dựng bảng lương cho nhân viên
  • Kiểm kê thực tế tài sản, máy móc, công cụ hàng tháng.
  • Lên báo cáo nhập xuất tồn thực phẩm, nguyên vật liệu...
  • Báo cáo tình hình lãi lỗ cho Quản lý.
  • Kê khai thuế GTGT, TNCN...
  • Kê khai tạm tính thuế TNDN tạm tính quý.
  • Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
  • Cuối năm lập báo cáo tài chính

2. Hạch toán kế toán nhà hàng - khách sạn như thế nào?

Hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn thường sử dụng 2 phương pháp, đó là: phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Dưới đây là chi tiết quy trình hạch toán kế toán nhà hàng - khách sạn

Các tài khoản kế toán nhà nghỉ khách sạn

2.1 Nguyên tắc hạch toán kế toán nhà hàng khách sạn

Hoạt động kinh doanh vừa sản xuất chế biến vừa tiêu thụ sản phẩm chế biến ra và vừa có yếu tố phục vụ trong quá trình tiêu thụ.

Chu kỳ sản phẩm ngắn và không có sản phẩm dở dang cuối kỳ nên không áp dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. Chi phí chế biến được tập hợp vào các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

Các chi phí đầu vào khi đưa vào sản xuất thì cũng bắt đầu quá trình tiêu thụ sản phẩm. Nguyên vật liệu dùng trong chế biến có thể xuất dùng từ kho nhưng thông thường được mua từ chợ, siêu thị đem về chế biến ngay.

Hoạt động khách sạn chủ yếu là cho thuê phòng ngủ, ngoài ra còn có một số dịch vụ khác đi kèm như giặt ủi, giữ xe, nhà hàng…Trong hoạt động khách sạn thì chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng lớn hơn so với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.

Hoạt động nhà hàng cuối kỳ có thể phát sinh chi phí dở dang cuối kỳ, các dịch vụ đi kèm cũng có thể phát sinh hoặc không phát sinh dở dang cuối kỳ.

2.2 Quy trình hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn

a) Hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn theo phương pháp kê khai thường xuyên

Hạch toán tài khoản 154

+ Tập hợp chi phí 621

Căn cứ vào hóa đơn mua vào, Kế toán thực hiện công việc tính toán 152, 156 và hạch toán:

  • Nợ 152, 156
  • Nợ 133
  • Có 331,111,112,…

Căn cứ vào định mức và mỗi lần xuất hóa đơn về số lượng bán ra của doanh thu bán hàng, hạch toán chi phí NVL trực tiếp:

  • Nợ 621
  • Có 152,111,112,…
  • Cuối kỳ kết chuyển vào 154:
  • Nợ TK 154
  • Nợ TK 632 (phần chi phí NVL trên mức bình thường)
  • Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp.

Lưu ý:

Nếu các khoản chi không có chứng từ, Kế toán lập các bảng kê hàng hóa không có hóa đơn theo mẫu có sẵn của Bộ Tài chính; đồng thời phải chứng minh được các khoản chi này là có thật để đưa vào mục chi phí.

+ Tập hợp chi phí 622

  • Chi phí nhân công cho đầu bếp, phụ bếp:
  • Nợ 622
  • Có 334
  • Kết chuyển chi phí 622 theo mỗi lần tập hợp giá thành dịch vụ cho khách hàng, ghi:
  • Nợ TK 154
  • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí trên mức bình thường)
  • Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

+ Tập hợp chi phí 627

  • Chi phí thuê mặt bằng, chi phí khấu hao CCDC (chén, bát, ly, tách, bàn, ghế,…) và các chi phí khác tập hợp vào 627:
  • Nợ 627
  • Nợ 133 (nếu có)
  • Có 331,111,112,…
  • Cuối kỳ ghi:
  • Nợ TK 154
  • Nợ TK 632 phần chi phí sản xuất chung không phân bổ (chi phí trên mức bình thường không tính vào giá thành dịch vụ)

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

+ Hạch toán 154

  • Tập hợp giá thành ghi:
  • Nợ 154
  • Có 621, 622, 627
  • Nếu xuất hóa đơn, bàn giao dịch vụ cho Bên mua ghi:
  • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
  • Có TK 154
  • Khi sử dụng dịch vụ tiêu dùng (nội bộ) ghi:
  • Nợ TK 641, 642
  • Có TK 154

b) Hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn theo phương pháo kiểm kê định kỳ

Hạch toán 611:

  • Kết chuyển trị giá NVL, CCDC tồn kho vào đầu kỳ kế toán (theo kết quả kiểm kê cuối kỳ trước), ghi:
  • Nợ TK 611 – Mua hàng (6111 – Mua NVL)
  • Có TK 152 – NVL
  • Có TK 153 – CCDC
  • Khi mua NVL, CCDC, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì giá gốc NVL, CCDC mua vào được phản ánh vào TK 611 không có thuế GTGT, ghi:
  • Nợ TK 611 – Mua hàng (giá mua chưa có thuế GTGT)
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 331 – Phải trả cho người bán (3311).
  • Trị giá thực tế NVL, CCDC xuất sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ, ghi:
  • Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642, 241,…
  • Có TK 611 – Mua hàng (6111)

Căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, Kế toán phải xác định trị giá thực tế NVL tồn kho vào cuối kỳ kế toán và trị giá thực tế NVL, CCDC xuất vào sử dụng hoặc xuất bán.

Kết chuyển trị giá thực tế NVL, CCDC tồn kho cuối kỳ (theo kết quả kiểm kê), ghi:

  • Nợ TK 152 – NVL
  • Nợ TK 153 – CCDC
  • Có TK 611 – Mua hàng (6111)
  • Hạch toán 631:

Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí dịch vụ dở dang đầu kỳ kế toán vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”, ghi:

  • Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất
  • Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào TK giá thành sản xuất vào cuối kỳ kế toán, ghi:

  • Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất
  • Nợ TK 632 – phần vượt trên mức bình thường
  • Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp

Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản giá thành sản xuất vào cuối kỳ kế toán, ghi:

  • Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất
  • Nợ TK 632 – phần vượt trên mức bình thường
  • Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.

Tính toán phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản giá thành sản xuất theo từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ,…vào cuối kỳ kế toán, ghi:

  • Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất
  • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí sản xuất chung cố định không được phân bổ)
  • Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Tiến hành kiểm kê và xác định giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ kế toán, ghi:

  • Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
  • Có TK 631 – Giá thành sản xuất

Giá thành dịch vụ hoàn thành, ghi:

  • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
  • Có TK 631 – Giá thành sản xuất

Sử dụng dịch vụ tiêu dùng (nội bộ) ghi:

  • Nợ TK 641, 642
  • Có TK 631

3. Công ty kế toán dịch vụ Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh là công ty cung cấp dịch vụ kế toán hàng đầu, chuyên nghiệp tại TP Hồ Chí Minh. Đến với công ty dịch vụ kế toán Tân Thành Thịnh, khách hàng sẽ được tư vấn tỉ mỉ, cụ thể các vấn đề về kế toán, thuế mà công ty đang gặp phải, cùng với tư vấn chuyên sâu dựa vào kinh nghiệm nhiều năm cung cấp dịch vụ.

Công ty kế toán dịch vụ Tân Thành Thịnh đã hỗ trợ và đồng hành cùng các khách hàng của mình trong nhiều năm qua, như một nhà tư vấn pháp lý kinh doanh đáng tin cậy, đáp ứng mọi yêu cầu từ phía khách hàng dù là khắt khe nhất.

Các tài khoản kế toán nhà nghỉ khách sạn

a) Dịch vụ mà Tân Thành Thịnh cung cấp

  • Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
  • Dịch vụ kế toán trọn gói
  • Dịch vụ hồ sơ, chứng từ bảo hiểm xã hội
  • Dịch vụ hoàn thiện sổ sách kế toán

b) Quy trình tư vấn dịch vụ kế toán tại Tân Thành Thịnh

Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng, tìm hiểu và xác định đúng nhu cầu khách hàng

Bước 2: Tư vấn, đề xuất giải pháp và lựa chọn gói dịch vụ phù hợp.

Bước 3: Ký thỏa thuận cam kết hỗ trợ thông qua hợp đồng tư vấn dịch vụ kế toán để đảm bảo quyền lợi cả khách hàng và công ty.

Bước 4: Thực hiện những công việc thỏa thuận trong hợp đồng theo từng gói dịch vụ khách hàng lựa chọn.

Bước 5: Đồng hành, hỗ trợ và tư vấn khách hàng trong những vấn đề phát sinh.

c) Cam kết dịch vụ

Dịch vụ được thực hiện bởi kiểm toán viên, kế toán viên, chuyên gia tư vấn có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực dịch vụ kế toán.

Chúng tôi có thể xử lý mọi trình huống liên quan đến vấn đề kế toán, vấn đề thuế

Chi phí dịch vụ cạnh tranh.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề kế toán nhà hàng khách sạn. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn có thêm những thông tin hữu ích, mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập công ty các bạn vui lòng liên hệ Tân Thành Thịnh để được giải đáp.