Các ngày nào được gọi là lễ tại việt nam năm 2024

Trước khi tìm hiểu các ngày lễ ở Việt Nam cả âm lịch và dương lịch gồm những ngày nào, chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa lịch âm lịch và dương lịch. Vậy ngày âm lịch và dương lịch có gì khác nhau? Theo nghiên cứu cổ đại, âm lịch sử dụng chu kỳ quay của mặt trăng, còn dương dịch lại sử dụng chu kỳ quay của trái đất quanh mặt trời.

Âm lịch và dương lịch là gì? vì sao lại có lịch âm và lịch dương?

Chính điểm khác nhau này đã tạo sự chênh lệch ngày, tháng ở cả âm lịch và dương lịch. Âm lịch hay còn được gọi là lịch mặt trăng đã có mặt từ thời cổ đại xa xưa. Người xưa đã sử dụng chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng và tính ra bình quân số lần mặt trăng tròn khuyết. Dựa trên các con số, họ phân tích được một năm sẽ có 354 hoặc 355 ngày và chia thành 12 tháng, mỗi tháng sẽ có 30 ngày (tháng đủ) và 29 ngày (tháng thiếu).

Tuy nhiên, con số tính ra lại khác với chu kỳ thay đổi thời tiết của trái đất và dư ra 10 -11 ngày/ mỗi năm (năm có 364 ngày). Vì thế cứ mỗi 3 năm, âm lịch sẽ có một năm nhuận, năm có 13 tháng. Ngược lại với âm lịch, dương lịch được tính dựa trên chu kỳ quay một vòng của trái đất quanh mặt trời, tương ứng với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.

Chính sự khác nhau này, đã phân chia các ngày lễ ở Việt Nam riêng biệt theo âm lịch và theo dương lịch. Một vòng quay của trái đất, các nhà khoa học tính ra được hết 356 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây. Vì thế, người ta chia dương dịch ra tháng 12 tháng, riêng tháng 2 có 28 ngày. Và thời gian dư ra, người ta sẽ cộng dồn 4 năm sẽ có 1 năm nhuận và tháng 2 của năm đó sẽ có 29 ngày.

Các ngày lễ ở Việt Nam trong năm là ngày gì?

Khi tìm hiểu các ngày nghỉ lễ ở Việt Nam, người ta thường quan tâm ngày lễ nào được nghỉ và không được nghỉ. Những quy định nghỉ lễ này được Bộ Luật Lao Động ban hành và phân chia cụ thể để đảm bảo quyền lợi của người lao động. Bạn có thể tham khảo tất cả các ngày lễ ở Việt Nam mà người lao động được phép nghỉ sau đây:

NGÀY NGHỈ TÊN LỄ Ý NGHĨA SỐ NGÀY NGHỈ1/1 Tết Dương Lịch Tết quốc tế. 1 29/12 – 3/1 (Âm lịch) Tết Nguyên Đán Tết cổ truyền Việt Nam. 5 10/3 (Âm lịch) Giỗ Tổ Hùng Vương Ghi nhớ công ơn dựng và giữ nước của các vua Hùng. 1 30/ 4 Ngày chiến thắng, thống nhất đất nước Kỷ niệm cột mốc giải phóng miền Nam, thống nhất toàn quốc. 1 1/5 Ngày Quốc tế Lao động Kỷ niệm phong trào công nhân quốc tế và toàn thể người lao động trên thế giới 1 2/9 Quốc khánh Kỷ niệm cột mốc Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. 2

Những ngày nghỉ lễ theo âm lịch và dương lịch ở nước ta

Bên cạnh các ngày lễ ở Việt Nam được nghỉ theo Bộ Luật Lao Động, Việt Nam còn có khá nhiều ngày lễ lớn nhỏ khác nhau ở cả âm lịch và dương lịch, cùng tìm hiểu nhé!

Bảng tổng hợp tất cả các ngày lễ ở Việt Nam năm 2024 theo dương lịch

Dựa trên bộ lịch dương, người ta phân chia các lễ lớn cụ thể như sau:

NGÀY LỄ DƯƠNG LỊCH NĂM 2024 TÊN LỄ – TẾT01/01 Tết Dương Lịch – Tết Tây 14/02 Lễ Tình Nhân – Valentine 03/02 Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 27/02 Ngày Thầy Thuốc Việt Nam 08/03 Quốc Tế Phụ Nữ 20/03 Quốc tế Hạnh Phúc 26/03 Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh – Việt Nam 22/04 Ngày Trái Đất 30/04 Ngày kỷ niệm giải Phóng Miền Nam – thống nhất đất nước 01/05 Quốc tế Lao động 19/05 Ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh – chủ tịch nước Việt Nam 01/06 Quốc tế Thiếu Nhi 28/06 Ngày Gia đình Việt Nam 27/07 Ngày Thương Binh Liệt Sĩ 19/08 Kỷ niệm cách mạng tháng 8 thành công vang dội 02/09 Quốc Khánh Việt Nam 07/09 Ngày thành lập Đài Truyền Hình Việt Nam 13/10 Ngày Doanh Nhân Việt Nam 14/10 Ngày thành lập Hội Nông Dân Việt Nam 20/10 Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/11 Ngày Nhà giáo Việt Nam 22/12 Ngày thành lập Quân Đội Nhân dân Việt Nam 25/12 Giáng Sinh – Noel

Bảng tổng hợp tất cả các ngày lễ ở Việt Nam năm 2024 theo âm lịch

Ngoại trừ các ngày lễ ở Việt Nam theo dương lịch, âm lịch cũng có những ngày lễ đặc trưng riêng, chi tiết như sau

NGÀY LỄ ÂM LỊCH 2024 TÊN LỄ – TẾT01/01 – 05/01 Tết Nguyên Đán – Tết Âm Lịch 15/01 Tết Nguyên Tiêu 03/03 Tết Hàn Thực 10/03 Giỗ Tổ Hùng Vương 15/04 Lễ Phật Đản 05/05 Tết Đoan Ngọ 15/07 Lễ Vu Lan 15/08 Tết Trung Thu – Tết Thiếu Nhi 23/12 Lễ Cúng Ông Táo

Những ngày lễ và ngày kỷ niệm khác trong năm 2024

Ngoài các ngày lễ ở Việt Nam được cập nhật bên trên, những ngày nghỉ lễ theo âm lịch và dương lịch ở nước ta còn có những lễ đặc biệt sau đây:

NGÀY LỄ 2024 TÊN LỄ – TẾT9/1 – Dương lịch Ngày Học sinh – Sinh viên Việt Nam 22/3 – Dương lịch Ngày Nước sạch Thế giới 27/3 – Dương lịch Ngày Thể Thao Việt Nam 28/3 – Dương lịch Thành lập Lực Lượng Dân Quân Tự Vệ Việt Nam 21/4 – Dương lịch Ngày Hội Sách 7/5 – Dương lịch Chiến thắng Điện Biên Phủ 5/6 – Dương lịch Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước 10/8 – Dương lịch Ngày ghi nhớ các nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam 10/10 – Dương lịch Giải phóng Thủ Đô – Hà Nội 07/07 – Âm lịch Tết Ngâu 15/10 – Âm lịch Tết Hạ Nguyên, mừng lúa mới Tháng 3 – Âm lịch Tết Thanh Minh – Tảo mộ

Vì sao trên các tờ lịch của Việt Nam đều có ghi cả âm lịch và dương lịch

Vì sao trên các tờ lịch của Việt Nam đều có ghi cả âm lịch và dương lịch?

Nhiều người vẫn hay thắc mắc trên các tờ lịch của Việt Nam đều có ghi cả âm lịch và dương lịch vì sao? Việc ghi cả âm lịch và dương lịch trên tờ lịch của nước ta là bởi do người Việt Nam vẫn đang sử dụng song song hai loại lịch này. Trước đây, chúng ta sử dụng âm lịch trong đời sống thường nhật để phù hợp với việc sản xuất nông nghiệp theo thời vụ.

Ngày nay, nhịp sống hối hả, đòi hỏi người Việt phải hội nhập quốc tế và phát triển. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng lịch dương – lịch mặt trời. Và đây là lý do chính vì sao trên các tờ lịch của Việt Nam đều có ghi cả âm lịch và dương lịch. Việc cập nhật song song hai loại lịch, giúp người dân dễ dàng tính toán và theo dõi các ngày lễ ở Việt Nam và cả hoạt động ma chay, cúng giỗ hay làm việc.

Chi tiết các ngày lễ, Tết quan trọng trong năm ở Việt Nam

Các ngày lễ ở Việt Nam đều mang một ý nghĩa tượng trưng cho nét đẹp, truyền thống và văn hóa của người Việt. Vậy những lễ này có gì đặc biệt, cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Tết Dương Lịch

Các ngày lễ ở Việt Nam – Tết Dương Lịch

Tết Dương Lịch được xem là một trong các ngày lễ ở Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt. Tết Dương lịch được tính vào ngày 1/1 hằng năm theo lịch dương. Đây được xem là ngày Tết của Thế Giới, ngày chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Ở lễ này, mỗi nước thường bắn pháo hoa và thực hiện các hoạt động truyền thống đoàn chào năm mới. Ở Việt Nam, Tết dương lịch cũng là một trong những lễ mà người lao động được phép nghỉ có lương trong năm.

Tết Nguyên đán

Ngày 1 tháng 1 hàng năm (cả âm lịch và dương lịch) gọi là ngày gì? Như đã nói trên, đây là ngày chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nếu theo lịch dương người ta gọi là Tết Dương lịch. Ngày 1/1 âm lịch sẽ là Tết Nguyên Đán hay Tết Âm lịch, ngày Tết cổ truyền của người Việt. Trong các ngày lễ ở Việt Nam, Tết Nguyên Đán được xem là lễ lớn nhất, với số ngày nghỉ theo quy định lên đến 5 ngày được công bố trong Luật Lao Động.

Đây là thời điểm mọi người sum họp, gửi trao những món quà và lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng. Cũng là thời điểm các doanh nghiệp thể hiện, tỏ lòng tri ân đến với những đối tác, khách hàng hay các cán bộ công nhân viên của mình bằng những món quà Tết doanh nghiệp ý nghĩa, gắn kết tình đoàn kết.

Quốc Khánh nước Việt Nam

Những ngày nghỉ lễ theo âm lịch và dương lịch ở nước ta: Quốc Khánh nước Việt Nam

Bên cạnh Tết Nguyên Đán, lễ Quốc Khánh cũng được xem là ngày lễ có ý nghĩa quan trọng với người Việt. Lễ diễn ra vào 2/9 nhằm kỷ niệm ngày Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Đây là bước ngoặt ý nghĩa của toàn thể dân ta, tạo tiền đề thống nhất đất nước.

Tết Trung thu

Tết Trung Thu hay còn gọi Tết Thiếu Nhi là một trong các ngày lễ ở Việt Nam được rất nhiều trẻ em mong chờ. Tết Trung Thu diễn ra hằng năm vào ngày rằm tháng 8 âm lịch – ngày trăng tròn. Thời điểm này, mọi người náo nức sắm sửa, trang hoàng nhà cửa rực rỡ cùng những chiếc bánh trung thu thơm ngát, đón trăng rằm.

Tết Đoan Ngọ

Các ngày lễ ở Việt Nam: Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ quan trọng của người nông dân, diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hằng năm. Ngoài cái tên Tết Đoan Ngọ, ngày nay còn được gọi là Tết diệt trừ sâu bọ, Tết nửa năm, hay tết bố vợ. Những cái tên này đã phần nào nêu lên ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ. Thời điểm này, người dân thường bày mâm cúng nhằm mục đích xua đuổi sâu bọ phá hoại mùa màng, đồng thời cầu mong nữa năm tiếp theo mùa màng bội thu, thuận lợi.

Giỗ Tổ Hùng Vương

“Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3” Đây là câu thơ khắc ghi trong tâm hồn mỗi người Việt. Các vua Hùng, những người có công ơn to lớn trong việc dựng nước và giữ nước và ngày mùng 10/3 là thời điểm mọi người dân tưởng nhớ, khắc ghi công ơn của họ. Ngày giỗ tổ Hùng Vương cũng là một trong các ngày lễ ở Việt Nam, người lao động được phép nghỉ có lương để tổ chức các phong tục truyền thống, thờ cúng các vị vua Hùng.

Ngày thống nhất đất nước

Những ngày nghỉ lễ theo âm lịch và dương lịch: Ngày thống nhất đất nước

Nếu như Lễ Quốc Khánh quan trọng, 30/4 cũng một trong các ngày lễ ở Việt Nam quan trọng không kém. Ngày lễ này đánh dấu sự kiện chấm dứt hoàn toàn chiến tranh tại Việt Nam, mở ra thời kỳ hòa bình và thống nhất đất nước trên toàn bộ lãnh thổ hình chữ S vào năm 1975. Trong ngày lễ này, mọi người sẽ được cho phép nghỉ một ngày có hưởng lương theo quy định của Bộ Luật Lao Động.

Ngày quốc tế lao động

Bắt nguồn từ phong trào công nhân Quốc Tế vào cuối thế kỷ XIX, ngày 1/ 5 hằng năm được lấy làm ngày Quốc tế Lao động cho toàn thế giới. Quốc tế Lao động được tổ chức để kỷ niệm cho những thắng lợi đã đạt được và biểu dương tinh thần đoàn kết của toàn thể công dân trên khắp thế giới đã dũng cảm đứng lên đấu tranh cho hòa bình, cho dân chủ. Đây cũng là một trong các ngày lễ ở Việt Nam, người lao động được phép nghỉ có hưởng lương trong năm.

Quốc Tế thiếu nhi

Các ngày lễ ở Việt Nam: Quốc Tế thiếu nhi

Quốc Tế thiếu nhi được diễn ra vào ngày 1/6 hằng năm, ngày lễ dành riêng cho trẻ em. Trong ngày này, các bé không chỉ được nhận sự yêu thương vẹn tròn, lời chúc mừng đầy yêu thương của ông bà, cha mẹ mà còn được nhận những món quà đặc biệt. Đây còn là dịp để các bật phụ huynh thể hiện tình cảm, sự thương yêu với con trẻ trong gia đình.

Ngày nhà giáo Việt Nam

Việt Nam ta luôn hướng đến lễ giáo “Tôn sư trọng đạo”, và đây là một ngày lễ nói lên ý nghĩa trên. Để ghi nhận công lao, sự đóng góp của các thầy cô trên toàn đất nước, ngày 20/11 được lấy làm Ngày nhà giáo Việt Nam. Là một trong các ngày lễ ở Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng, nói lên tinh thần biết ơn và tri ân của người Việt. Thời điểm này, các bạn học trò sẽ chuẩn bị những món quà tặng Tết, lời chúc ý nghĩa để gửi trao sự biết ơn, tình cảm đến thầy cô – những người lái đò thầm lặng.

Ngày quốc tế phụ nữ

Tất cả các ngày lễ ở Việt Nam: Ngày quốc tế phụ nữ

Nhắc đến các ngày lễ ở Việt Nam, không thể nào bỏ qua ngày Quốc tế phụ nữ – 8/3, ngày của phái đẹp. Những người phụ nữ luôn hy sinh rất nhiều để chăm sóc trọn vẹn gia đình, đây là thời điểm các quý ông thể hiện sự yêu thương, trân trọng với bà, mẹ và người phụ nữ của mình.

LỜI KẾT

Thông qua bài viết trên đây, hy vọng với những chia sẻ chi tiết về tất cả các ngày lễ ở Việt Nam theo cả âm lịch và dương lịch, bạn có thể hiểu thêm về nét đẹp văn hóa, truyền thống của ông cha.

Ngoài ra, việc tìm hiểu trước ngày nghỉ lễ cũng giúp bạn chuẩn bị, phân bố thời gian hợp lý để ngày lễ vẹn tròn hơn.

Chủ đề