Các môn học cao đẳng ngành điện tự động hóa

(Ban hành kèm theo Quyết định số … /QĐ-ĐHSPKTV, ngày…./… /2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh).

Tên ngành, nghề: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Mã ngành, nghề: 6510305

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc Bổ túc THPT.

Thời gian khóa học: 2,5 năm

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Sau khi được đào tạo người học có năng lực giải quyết được các công việc từ đơn giản đến phức tạp của ngành Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa một cách độc lập hoặc theo nhóm; có kiến thức cơ bản về chính trị, văn hoá, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc; Khi tốt nghiệp khóa học, người học được cấp bằng cao đẳng với danh hiệu kỹ sư thực hành.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1. Về kiến thức:

+ Có kiến thức cơ bản về chính trị, văn hoá, xã hội, về giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng – an ninh và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và các hoạt động xã hội.

+ Có kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin cơ bản: Sử dụng máy vi tính, xử lý văn bản Word, sử dụng bảng tính Excel, sử dụng trình chiếu PowerPoint, sử dụng Internet để tra cứu thông tin.

+ Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp tiếng anh cơ bản.

+ Mô tả được quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn thiết bị điện – điện tử.

+ Giải thích được các ký hiệu thuật ngữ chuyên ngành trên sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt, sơ đồ mặt bằng vị trí, thuộc lĩnh vực điều khiển và tự động hóa.

+ Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các loại thiết bị điện, các dụng cụ thiết bị đo và các bộ điều khiển.

+ Phân tích được nguyên lý hoạt động của các mạch điện, các hệ thống điều khiển thiết bị điện, hệ thống truyền động điện tự động, hệ thống điều khiển quá trình và giám sát, hệ thống cung cấp điện phân xưởng, nhà máy công nghiệp nhỏ.

1.2.2. Kỹ năng:

+ Có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;

+ Đọc và hiểu được bản vẽ điện, thống kê lập biểu chính xác số lượng, chủng loại vật tư và thiết bị của một mạch điện.

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ nghề điện trong việc kiểm tra, đo lường, bảo trì, sửa chửa, lắp đặt các thiết bị điện và hệ thống điều khiển tự động hóa.

+ Sửa chữa được các hư hỏng các loại máy điện, khí cụ điện, các mạch điện máy công nghiệp, mạch điện trong một số dây chuyền sản xuất, mạch điện chiếu sáng và cung cấp điện.

+ Viết và cài đặt được chương trình cho các PLC S7 – 200, PLC OMRON, cho vi điều khiển để điều khiển, cài đặt chương trình cho biến tần, thiết lập và cấu hình các mạng truyền thông công nghiệp nhỏ.

+ Lắp đặt được: Mạch điện điều khiển động cơ sử dụng rơ le và công tắc tơ; mạch điện điều khiển động cơ sử dụng biến tần; điều khiển động cơ thông qua thiết bị PLC và khí nén; mạch điện giám sát và điều khiển động cơ thông qua mạng truyền thông công nghiệp.

+ Lắp đặt được: Hệ thống điều khiển tự động và bán tự động cho thiết bị điện, cho các máy công nghiệp và dân dụng, cho các dây chuyền sản xuất nhỏ; hệ thống cung cấp điện cho phân xưởng và xí nghiệp công nghiệp nhỏ; hệ thống thiết bị lạnh dân dụng và công nghiệp; hệ thống điện thang máy; hệ thống chống sét cho các công trình; hệ thống tiếp địa bảo vệ cho các phân xưởng sản xuất;

1.2.3. Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm

– Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa ở các điều kiện làm việc khác nhau;

– Hướng dẫn, giám sát được những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

– Tự tìm việc làm, tạo việc làm cho người khác sau khi tốt nghiệp hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn;

– Tổ chức kỷ luật cao và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

– Xác định, phân tích và đánh giá thông tin trong phạm vi rộng một cách có nhận thức và tư duy sáng tạo;

– Truyền đạt hiệu quả các thông tin, ý tưởng, giải pháp tới người khác tại nơi làm việc;

– Vận dụng sáng tạo các kiến thức chuyên môn, kiến thức công nghệ thông tin, kiến thức về văn hóa – xã hội để thực hiện công việc trong các điều kiện khác nhau.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng học phần, mô-đun phải tích lũy: 25 học phần và mô đun

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 70 tín chỉ (không tính GDQP-AN và GDTC)

– Khối lượng các học phần chung/ đại cương: 17 tín chỉ

– Khối lượng các học phần, mô-đun giáo dục chuyên nghiệp: 53 tín chỉ

– Khối lượng lý thuyết: 619 tiết (giờ); Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 986 tiết (giờ);

Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Cao đẳng ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa có thể làm việc với vai trò của cán bộ kỹ thuật tại các nhà máy công nghiệp với các nhiệm vụ lắp đặt, vận hành, bảo trì, tham gia điều phối, quản lý các công việc Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.

Làm việc tại các công ty xây lắp điện với vai trò thi công lắp đặt các dây chuyền sản xuất, các hệ truyền động tự động tại các nhà máy, các khu công nghiệp và các khu chế xuất.

Làm việc tại các cơ sở đào tạo như: Các trường Cao đẳng kỹ thuật, Trung học chuyên nghiệp hoặc các trường dạy nghề với vai trò giáo viên, cán bộ hướng dẫn thực hành, hướng dẫn thí nghiệm thuộc chuyên ngành điều khiển và tự động hóa.

Làm việc tại các sở khoa học công nghệ, các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa, với vai trò là các cán bộ kỹ thuật.

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:

Có khả năng tiếp tục học tập các chương trình đào tạo đại học thuộc ngành Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa, hoặc các ngành liên quan thuộc lĩnh vực điện khi được bổ sung học các học phần chuyển đổi.

Có khả năng học tập, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử.

Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

Chương trình khung đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

Chương trình đào tạo trường đại học Bách Khoa Hà Nội, đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, đại học Bách Khoa Đà nẵng, đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngành tự động hóa học những môn gì?

Các bạn học sinh theo đuổi ngành học kỹ thuật tự động sẽ phải nộp hồ sơ thi tuyển các khối sau đây: A00: Toán-Lý-Hóa. A01: Toán-Lý-Anh. B00: Toán-Hóa-Sinh.

Ngành điều khiển và tự động hóa bao nhiêu điểm?

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá năm 2023.

Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì?

Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp như: Xi măng, sắt thép, lương thực, thực phẩm, nước giải khát, dược phẩm, mỹ phẩm,… Quản lý sản phẩm ...

Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa học ở đâu?

Nhiều trường đại học tại Việt Nam chú trọng vào đào tạo và nâng cao chất lượng ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, phải kể đến như: ĐH Bách Khoa TP. HCM – Đà Nẵng – Hà Nội, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, ĐH Công nghệ TP. HCM (HUTECH).

Chủ đề