Các đề tập làm văn lớp 8 học kì 1

Bộ 40 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8

Bộ 40 đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các đề môn Ngữ văn lớp 8 cơ bản và nâng cao dành cho các bạn học sinh tham khảo, tự luyện tập nhằm củng cố lại kiến thức, học tốt môn Văn lớp 8. Chúc các bạn học tốt.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

  • 80 Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Toán
  • Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 8 môn Toán năm 2020
  • 25 Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Vật lý
  • 30 Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Hóa học
  • 20 Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Sinh học

Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Văn số 1

Trắc nghiệm

Câu 1: Câu nào dưới đây là sai?

A. Công dụng của dấu ngoặc đơn là đánh dấu phần chú thích.

B. Công dụng của dấu ngoặc đơn là đánh dấu phần bổ sung thêm.

C. Công dụng của dấu ngoặc đơn là đánh dấu phần thuyết minh.

D. Cả ba ý trên đều đúng

Câu 2: Từ nào dưới đây không thuộc trường từ vựng "gương mặt"?

A. Cánh tay B. Gò má C. Đôi mắt D. Lông mi

Câu 3: Từ nào dưới đây là từ tượng hình?

A. Ve vẩy B. Ăng ẳng C. Ư ử D. Gâu gâu

Câu 4: Đọc đoạn thơ sau:

"Và má muôn đời Nam Bộ vẫn chờ tôi.
Má ngước đầu lên má biểu: "Thằng Hai!
Gặp bữa, con ngồi xuống đây ăn cơm với má".

Từ nào sau đây là từ ngữ địa phương vùng Nam Bộ?

A. Biểu B. Đầu C. Ngồi D. Ngước

Câu 5: Câu "Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi..." là:

A. Câu ghép B. Câu đơn C. Câu đặc biệt D. Tất cả đều sai

Câu 6: Dấu ngoặc kép trong "Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông" được dùng để làm gì?

A. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,... dẫn trong câu văn.

D. Tất cả đều đúng

Câu 7: Tác giả của văn bản "Lão Hạc" là ai?

A. Nam Cao B. Ngô Tất Tố

C. Nguyên Hồng D. Thanh Tịnh

Câu 8: "Tức nước vỡ bờ" được rúc từ tập truyện nào?

A. Tắt đèn B. Quê mẹ

C. Lão Hạc D. Những ngày

II. Tự luận

Câu 1 (2 điểm):

a. Chép đúng, chép đẹp theo trí nhớ bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác"

b. Bài thơ trên của ai? Viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (3 điểm): Nêu đặc điểm của câu ghép? Xác định câu ghép có trong đoạn văn sau và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép:

"Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển ..."

(Thi Sảnh)

Câu 3 (5 điểm): Thuyết minh về cây phượng vĩ.

Đáp án

Tự luận

Câu 1 (2 điểm):

a. Chép đúng, chép đẹp theo trí nhớ bài thơ "Muốn làm thằng Cuội" mỗi câu đúng, đẹp được (1điểm).

MUỐN LÀM THẰNG CUỘI

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi,
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu có bạn can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây thế mới vui.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

b. Bài thơ trên của tác giả Tản Đà. (0,5 điểm)

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. (0,5 đ)

Câu 2 (3 điểm):

  • Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm chủ vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ vị này được gọi là một vế câu. (1 điểm)
  • Đoạn văn có hai câu ghép: (0,5 điểm)
  • Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. (0,5 điểm)
  • Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển. (xác định đúng mỗi câu ghép được (0,5 điểm)
  • Mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong hai câu ghép là quan hệ nguyên nhân. (0,5 điểm)

Câu 3 (5 điểm):

A. Yêu cầu chung:

1. Về nội dung: Học sinh phải nhớ chính xác về đặc điểm,cấu tạo,lợi ích, của cây phượng và kiểu bài thuyết minh về loài vật (loài cây).

2. Về hình thức: Học sinh nắm vững phương pháp làm bài văn thuyết minh về loài cây. Ngôn từ chính xác, dễ hiểu; cách viết sinh động, hấp dẫn, đảm bảo tính khách quan. Đảm bảo bố cục chung của bài viết. Nhận diện được câu ghép và mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép.

B. Yêu cầu cụ thể:

Dàn ý:

a) Mở bài: Giới thiệu cây phượng là loài cây đẹp, gần gũi, gắn bó với tuổi học trò.

b) Thân bài:

* Đặc điểm chung (sinh học) của cây phượng:

  • Phượng là loài cây thân gỗ, phát triển không nhanh nhưng cao to.
  • Cây không ưa nước, sống ở nơi khô ráo.
  • Phượng cùng họ với cây vang, thường được trồng để lấy bóng mát.

* Cấu tạo các bộ phận của cây phượng:

  • Thân phượng thẳng, cao, nhiều tán xòe rộng, thưa.
  • Vỏ màu nâu sẫm, trên thân không nhiều mắt, mấu như cây bàng.
  • Phượng là cây rễ chùm, cây to rễ nổi trên mặt đất.
  • Lá thuộc loại lá kép, phiến lá nhỏ như lá me, xanh ngắt về mùa hè và vàng khi mùa thu.
  • Hoa thuộc họ đậu, mọc từng chùm, mỗi hoa có nhiều cánh như cánh bướm.
  • Nhị hoa vàng, cong như những chiếc vòi nhỏ vươn xòe ra trên cánh.
  • Hoa phượng nở vào mùa hè, màu đỏ thắm; khi hoa nở rộ, cả cây phượng như mâm xôi gấc khổng lồ.
  • Quả phượng hình quả đậu, quả me nhưng to và dài, có màu xanh; khi quả khô màu nâu sẫm.

* Lợi ích của cây phượng đối với đời sống con người:

  • Cây phượng cung cấp bóng mát nên được trồng nhiều ở đường phố, trường học.
  • Phượng gắn với kỉ niệm tuổi thơ: báo hiệu mùa hè về; gợi bao kỉ niệm về trường lớp, bạn bè...
  • Hoa phượng đã đi vào thơ, vào nhạc, khơi nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ.

c) Kết bài:

Phượng mãi mãi là người bạn gần gũi, thân thiết của tuổi học trò.

Biểu điểm câu 3

Hình thức: (1 điểm)

Đúng kiểu bài văn thuyết minh về loài vật, bố cục đảm bảo, diễn đạt lưu loát, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp

Nội dung: (4 điểm)

Mở bài đúng yêu cầu của đề (0,5 điểm)

Thân bài (3 điểm)

  • Thuyết minh được đặc điểm chung của cây phượng (0,5 điểm).
  • Thuyết minh được cấu tạo các bộ phận của cây phượng (2 điểm).
  • Thuyết minh được lợi ích của cây phượng trong đời sống (0,5 điểm).

Kết bài đúng yêu cầu của đề (0.5 điểm).

Lưu ý: Hướng dẫn chấm là những nội dung cơ bản, học sinh phải đảm bảo đạt được trong bài làm của mình. Ngoài ra, trong quá trình chấm, giáo viên phát hiện những sáng tạo của học sinh để cho điểm phù hợp.

  • Điểm trừ nội dung kiến thức căn cứ vào đáp án, dàn ý và bài làm của học sinh ở từng phần thiếu nhiều hay ít để trừ.
  • Điểm trừ tối đa đối với bài viết (câu 3) không đảm bảo bố cục là 1 điểm.
  • Điểm trừ tối đa đối với bài viết mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, lỗi diễn đạt là 1 điểm.

ĐỀ SỐ 2

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3.0 điểm) (Thời gian 15 phút)

Khoanh tròn vào chữ cái (a, b, c hoặc d) trước đáp án đúng.

Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Nguyên Hồng) chủ yếu

a. trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.

b. trình bày tâm địa độc ác của người cô bé Hồng.

c. trình bày sự tủi hờn của bé Hồng khi gặp mẹ.

d. trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.

Câu 2: Nói quá là

a. cách thức sắp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau.

b. biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng.

c. phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng.

d. phương thức chuyển tên gọi từ vật này sang vật khác.

Câu 3: Trong tác phẩm "Lão Hạc" (Nam Cao), nhân vật lão Hạc là một người

a. có số phận bi thương nhưng có phẩm chất cao quý.

b. sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc.

c. có thái độ sống vô cùng cao thượng.

d. có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

Câu 4: Trong truyện "Cô bé bán diêm" tác giả An-đec-xen đã làm nổi bật hoàn cảnh của cô bé bằng biện pháp nghệ thuật

a. Tương phản.

b. Hoán dụ.

c. Liệt kê.

d. Ẩn dụ.

Câu 5: Các từ tượng hình và từ tượng thanh thường được dùng trong các kiểu văn bản

a. tự sự và nghị luận.

b. tự sự và miêu tả.

c. miêu tả và nghị luận.

d. nghị luận và biểu cảm.

Câu 6: Theo em trong thực tế, biện pháp tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số là

a. đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của các quốc gia, châu lục.

b. đẩy mạnh sự phát triển giáo dục, nhất là giáo dục với phụ nữ.

c. tạo nên sự ổn định về chính trị của các quốc gia, châu lục.

d. đẩy mạnh phát triển văn hóa, xã hội của quốc gia, châu lục.

Câu 7: Trong "Hai cây phong" (Ai-ma-tốp), người kể chuyện giới thiệu mình là một

a. nhà báo.

b. nhạc sĩ.

c. họa sĩ.

d. nhà văn.

Câu 8: Văn bản "Ôn dịch thuốc lá"có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phương thức biểu đạt

a. thuyết minh và tự sự.

b. tự sự và biểu cảm.

c. nghị luận và thuyết minh.

d. biểu cảm và thuyết minh.

Câu 9: Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ

a. có chung cách phát âm.

b. có ít nhất một nét chung về nghĩa.

c. cùng từ loại (danh từ, động từ,...).

d. có chung nguồn gốc (từ Thuần Việt, từ mượn).

Câu 10: Trong đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió" (Xéc-van-tet), Đôn Ki-hô-tê thất bại khi đánh nhau với những chiếc cối xay gió là do

a. lão không có đủ vũ khí lợi hại.

b. lão không lường trước được sức mạnh của kẻ thù.

c. đầu óc lão mê muội, không tỉnh táo.

d. những chiếc cối xay gió được phù phép.

Câu 11: Chị Dậu được coi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 vì chị là

a. người nông dân nghèo khổ nhất từ trước đến nay.

b. người nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.

c. người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước sự áp bức của bọn thực dân phong kiến.

d. người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được những phẩm chất vô cùng cao đẹp.

Tài liệu vẫn còn các bạn học sinh tải về để xem trọn nội dung

Trên đây VnDoc đã chia sẻ tới các bạn 40 Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Ngữ văn học kèm đáp án. Đây là đề thi tham khảo học kì 1 môn Văn lớp 8 dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài Văn. Mời các bạn cùng tham khảo

  • 20 Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Ngữ văn

-----------------------

Ngoài Bộ 40 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8, mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Video liên quan

Chủ đề