Các câu lệnh trong chương trình được thực hiện theo thứ tự như thế nào

Bài 1. Máy tính và chương trình máy tính – Câu 1 trang 8 SGK Tin học 8. Trong ví dụ về rô bốt , nếu thay đổi thứ tự của lệnh 1 và lệnh 2 trong chương trình , rô bốt có thực hiện được công việc nhặt rác không ?

Trong ví dụ về rô bốt , nếu thay đổi thứ tự của lệnh 1 và lệnh 2 trong chương trình , rô bốt có thực hiện được công việc nhặt rác không ? Hãy xác định vị trí mới của rô bốt sau khi thực hiện xong chương trình.Em hãy bổ sung 2 lệnh để rô bốt quay lại vị trí ban đầu

– Nếu thay đổi thứ tự của hai lệnh trong chương trình điều khiển rô-bốt, rô-bốt sẽ không thực hiện được công việc nhặt rác vì rô-bốt sẽ không đi đúng hướng và có thể không đi tới vị trí có rác, hoặc thực hiện việc nhặt rác tại vị trí không có rác….

– Ví dụ, nếu thay đổi thứ tự của lệnh 1 “Tiến 2 bước” và lệnh 2 “Quay trái, tiến 1 bước”, tác dụng của cả hai lệnh này sẽ là “Quay trái và tiến 3 bước”. Khi đó rô-bốt sẽ nhặt rác tại vị trí không có rác. Nói chung, các lệnh điều khiển rô-bốt hay chương trình cần được đưa ra theo một thứ tự xác định sao cho ta đạt kết quả mong muốn.

Quảng cáo

– Trong một số ít trường hợp, ta có thể đưa ra các lệnh khác nhau, nhưng vẫn đạt kết quả. Chẳng hạn, trong ví dụ về rô-bốt, thay cho hai câu lệnh đầu tiên, ta có thể điều khiển rô-bốt đến đúng vị trí có rác bằng các lệnh sau: “Quay trái, tiến 1 bước” và “Quay phải, tiến 2 bước” hoặc “Quay phải, tiến 2 bước”, “Quay trái, tiến 2 bước” và “Quay trái, tiến 4 bước”. Trong một số ít các trường hợp khác, việc thay đổi thứ tự của một vài câu lệnh vẫn cho kết quả đúng như yêu cầu.

– Vị trí mới của rô-bốt sau khi thực hiện xong lệnh “Hãy quét nhà” là vị trí có thùng rác (ở góc đối diện). Ta có nhiều cách khác nhau để đưa ra hai lệnh để rô-bốt trở lại vị trí ban đầu của mình, một trong các cách đó là hai lệnh “Quay trái, tiến 5 bước” và “Quay trái, tiến 3 bước”. 

BÀI 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH

1. Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?

- Để chỉ dẫn máy tính thực hiện một công việc nào đó, con người đưa cho máy tính một hoặc nhiều lệnh, máy tính sẽ lần lượt thực hiện các lệnh này theo đúng thứ tự nhận được.

2. Ví dụ: Robot nhặt rác

(?) Giả sử có một đống rác và một rô-bốt ở các vị trí như hình trên. Từ vị trí hiện thời của rô-bốt, ta cần ra các lệnh nào để chỉ dẫn rô-bốt nhặt rác và bỏ rác vào thùng rác để ở nơi quy định.

Trả lời: 

- Sơ đồ hóa vị trí của robot, rác và thùng rác:

 

thùng rác

Rác 

→↑

Robot

→↑

- Các lệnh cần yêu cầu robot để nhặt rác và bỏ rác vào thùng rác đúng nơi quy định là:

  1. Tiến hai bước.
  2. Quay trái, tiến một bước.
  3. Nhặt rác.
  4. Quay phải, tiến ba bước.
  5. Quay trái, tiến hai bước.
  6. Bỏ vào thùng rác.

3. Viết chương trình – ra lệnh cho máy tính làm việc

- Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.

- Khi thực hiện chương trình, máy tính sẽ thực hiện các lệnh có trong chương trình một cách tuần tự, nghĩa là thực hiện xong một lệnh sẽ thực hiện lệnh tiếp theo, từ lệnh đầu tiên đến lệnh cuối cùng.

Hình 2: Ví dụ về chương trình:

Hãy nhặt rác; //Tên chương trình
Bắt đầu  

    Tiến 2 bước;

    Quay trái, tiến 1 bước;

    Nhặt rác;

    Quay phải, tiến 3 bước;    

    Quay trái, tiến 2 bước;

    Bỏ rác vào thùng;

//Dãy lệnh đơn giản trong chương trình

Kết thúc.  

4. Chương trình và ngôn ngữ lập trình

a. Ngôn ngữ máy

- Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ được hình thành từ accs số 0 và 1, trên cơ sở các bít. 

- Ngôn ngữ máy rất khó học và sử dụng

- Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất dành cho máy tính. Máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện.

b. Ngôn ngữ lập trình

- Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ sử dụng để viết các chương trình máy tính.

- Gẫn gũi với ngôn ngữ tự nhiên, dễ học dễ sử dụng.

- Máy tính chưa thể trực tiếp hiểu và thực thi các lệnh được viết bằng ngôn ngữ lập trình.

c. Chương trình dịch

- Chương trình dịch là chương trình dùng để chuyển đổi ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy

d. Môi trường lập trình

- Chương trình soạn thảo và chương trình dịch cùng với các công cụ trợ giúp tìm kiếm, sửa lỗi hoặc thực hiện chương trình được kết hợp vào một phần mềm gọi là môi trường lập trình. 

e. Viết chương trình cho máy tính

- Việc viết chương trình cho máy tính gồm 2 bước:

  • Bước 1: Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình
  • Bước 2: Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy cho máy tính hiểu được

f. Các ngôn ngữ lập trình hiện nay

- Hiện nay, có rất nhiều ngôn ngữ lập trình sử dụng cho việc tạo ra các chương trình như:

  • Turbo Pascal, Free Pascal
  • Turbo C, C++, C#
  • Java
  • Visual Basic

Giải Bài Tập Tin Học 8 – Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình giúp HS giải bài tập, giúp cho các em hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Tin Học Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Tin Học Lớp 8

Trả lời:

– Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình bao gồm bảng chữ cái, các quy tắc và ngữ nghĩa, trong đó:

   1. Bảng chữ cái: Các ngôn ngữ lập trình thường gồm các chữ cái tiếng Anh và một số kí hiệu khác như dấu phép toán (+,-,*,/,…), dấu đóng, mở ngoặc, dấu nháy… Nói chung, hầu hết các kí tự có trên bàn phím máy tính đều có mặt trong bảng chữ cái của mọi ngôn ngữ lập trình.

   2. Quy tắc: Mỗi câu lệnh trong chương trình gồm các từ và các kí hiệu được viết theo một quy tắc nhất định. Các quy tắc này quy định cách viết các từ và thứ tự của chúng. Chẳng hạn, các từ được cách nhau bởi một hoặc nhiều dấu cách, một số câu lệnh được kết thúc bằng dấu chấm phẩy, … Mỗi ngôn ngữ lập trình khác nhau thì sẽ có một quy tắc riêng của nó. Nếu câu lệnh bị viết sai quy tắc, chương trình sẽ nhận biết và thông báo lỗi.

   3. Ngữ nghĩa: Mỗi câu lệnh đều có một ý nghĩa riêng xác định các thao tác mà máy tính cần thực hiện.

Trả lời:

– Từ khóa: là những từ dành riêng cho ngôn ngữ lập trình, không được dùng các từ khóa này cho bất kì mục đích nào khác ngoài mục đích sử dụng do ngôn ngữ lập trình quy định.

– Tên: Do người lập trình tự đặt ra, nhưng phải tuân thủ theo các quy tắc của ngôn ngữ lập trình cũng như của chương trình dịch. Tuy có thể đặt tùy ý tên, nhưng để dễ sử dụng người ta thường đặt sao cho ngắn gọn nhất, dễ nhớ và dễ hiểu nhất.

– Cách đặt tên trong chương trình: Tùy từng ngôn ngữ lập trình khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau về cách đặt tên, tuy nhiên hầu hết cần phải thỏa mãn những điều sau:

    1. Tên khác nhau đại diện cho với những đại lượng khác nhau.

    2. Tên không được trùng với những từ khóa.

A) a;

B) Tamgiac;

C) 8a;

D)Tam giac;

E) beginprogram;

F) end;

G) b1;

H) abc;

Trả lời:

– Các tên hợp lệ là: A, B, G, H.

– Các tên không hợp lệ:

    C: do có số ở đầu.

    D: do có dấu cách.

    E, F: Do sử dụng từ khóa.

Trả lời:

– Cấu trúc chung mọi chương trình bao gồm:

   1. Phần khai báo thường gồm các câu lệnh:

       + Khai báo tên chương trình

       + Khai báo các thư viện và một số khai báo khác.

2. Phần thân của chương trình gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện. Đây là phần bắt buộc phải có.

    Chú ý: Phần khai báo có thể có hoặc không. Tuy nhiên, nếu có phần khai báo thì nó phải được đặt trước phần thân chương trình.

Chương trình 1 begin end. Chương trình 2 Begin Program CT_thu; Writeln(‘Chao cac ban’); end.

Trả lời:

– Chương trình 1 mặc dù thiếu phần khai báo nhưng phần thân của chương trình vẫn đủ và đúng cú pháp câu lệnh, có begin bắt đầu và end kết thúc có dấu “.” ở cuối. Nên chương trình 1 hợp lệ.

– Chương trình 2 do ở trong phần thân chương trình chứa phần khai báo nên chương trình 2 không hợp lệ.

1. Các ưu điểm của ngôn ngữ lập trình Pascal.

2. Khái niệm ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc và tên của một vài ngôn ngữ lập trình loại này.

Trả lời:

– Lúc đầu, mục đích thiết kế Pascal là để phục vụ cho việc giảng dạy lập trình có cấu trúc, do đó Pascal có các đặc điểm sau:

    + Ngữ pháp, ngữ nghĩa đơn giản và có tính logic.

    + Cấu trúc chương trình rõ ràng, dễ hiểu.

   + Dễ sửa chữa và cái tiến.

   + Trên hết, pascal dễ học và dễ đọc nên được không chỉ nhiều trường mà còn được nhiều quốc gia chọn để dạy học trong chương trình học phổ thông.

– Ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc: Trong một chương trình máy tính, các khối chức năng có thể được thực hiện không chỉ theo trình tự mà còn có thể theo các tình huống và lặp lại nhiều lần. Phương pháp lập trình cấu trúc được dựa trên các mô hình toán học của Bohm và Guiseppe, theo đó, một chương trình máy tính có thể được viết dựa trên ba cấu trúc: trình tự, quyết định và vòng lặp:

   + Trình tự nghĩa là các câu lệnh được thực hiện theo trình tự nhất định: trên xuống.

   + Quyết định là sự quy định sẽ thực hiện chương trình như thế nào phụ thuộc vào sự thoả mãn các điều kiện nhất định.

   + Vòng lặp thể hiện sự thực hiện có tính lặp một số đoạn lệnh của chương trình khi các điều kiện nào đó vẫn được thỏa mãn.

– Thông qua các cấu trúc trên, mã chương trình trở nên sáng sủa và dễ đọc.

– Một số ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc: C, Foxpro,…

Video liên quan

Chủ đề