Các bài nghiên cứu của gs tạ văn bình năm 2024

Tên chuyên đề: Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu bệnh ung thư biểu mô tuyến vú sau điều trị hóa chất tiền phẫu

Chuyên ngành: Giải phẫu bệnh và pháp y - 62720105

Toàn văn: Tải file

Tổng Biên tập: TRẦN TUẤN LINH

Phó Tổng Biên tập: TÔ QUANG TRUNG (Thường trực), TRẦN YẾN CHÂU, NGUYỄN NGỌC ĐỨC, NGUYỄN CHÍ LONG

Giấy phép hoạt động báo chí số 390/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 25/06/2021

© Bản quyền thuộc Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế.

Mười năm liên tục tu nghiệp ở những đất nước nổi tiếng thế giới về y học, được làm việc tại những phòng thí nghiệm lớn với các Giáo sư hàng đầu chuyên nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực gen và tế bào, từng có nhiều cơ hội định cư nước ngoài nhưng bác sĩ Tạ Thành Văn vẫn lựa chọn trở lại quê hương để cống hiến. Không nhiều người biết rằng ông là học trò xuất sắc của GS. Tasuku Honjo (Nhật Bản) - người đoạt giải Nobel về Y học năm 2018 vì phát minh về liệu pháp miễn dịch để tấn công tế bào ung thư. Tại Việt Nam, GS.TS, bác sĩ, NGND Tạ Thành Văn tiếp tục có những đóng góp lặng thầm cho y học với những công trình nghiên cứu khoa học vị nhân sinh.

Sự ảnh hưởng của những người thầy lớn GS.TS, bác sĩ, Nhà giáo Nhân dân Tạ Thành Văn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Hà Nội sinh ra và lớn lên ở Đình Bảng (Từ Sơn) trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học. Sự nghiêm khắc trong nuôi dạy con và tấm gương chỉn chu của người cha là một nhà giáo đã góp phần quan trọng xây đắp nền tảng đạo đức, nếp sống giản dị, ngăn nắp, khoa học, ý chí vượt khó ở Tạ Thành Văn. GS. Văn nhớ lại “Cả 10 anh chị em tôi đều không học vỡ lòng mà lên thẳng lớp 1 nhờ bố dạy. Hằng ngày, bố tôi yêu cầu các con dậy từ 5 giờ sáng tập thể dục nâng cao sức khỏe, đúng 9 giờ tối phải đi ngủ, một tuần chỉ duy nhất có ngày thứ 7 được ra phố chơi hoặc đi xem nhờ ti vi, nhưng cũng không có ngoại lệ, đúng 9 giờ tối phải có mặt ở nhà. Có lẽ, sự ảnh hưởng lớn nhất của bố đến tôi là sự nghiêm túc trong công việc và trong cuộc sống, bất kể việc lớn hay nhỏ đều phải có kế hoạch và dù gặp bao nhiêu khó khăn, trở ngại cũng phải cố gắng vượt qua, tận tâm, tận lực để hiện thực hóa kế hoạch đó”. Nhìn vào sự nghiệp của GS. Tạ Thành Văn, có lẽ nhiều người chỉ thấy đỉnh cao trí tuệ mà ít ai biết được chặng đường đi đến thành công đó vô cùng gian nan và quá nhiều thử thách. Vượt qua lũy tre làng Đình Bảng đi học Trường Đại học Y Hà Nội, kể sao cho hết khó khăn giữa những năm tháng miệt mài trên giảng đường vẫn phải xoay vần với cơm áo. Kết thúc 6 năm Đại học, Tạ Thành Văn thi đỗ xuất sắc và tiếp tục học bác sĩ nội trú để học tiếp thêm 3 năm bậc sau Đại học, sau đó anh về làm giảng viên tại bộ môn Hóa sinh tại Trường Đại học Y Hà Nội. Đầu năm 1995, anh được học bổng của Chính phủ Nhật Bản để đi làm Tiến sĩ tại Học viện Kỹ thuật Kyoto (KIT). “Ngày xách va-ly lên đường sang Nhật, tôi chưa từng nghĩ đó là sự khởi đầu của chặng đường 10 năm liên tiếp sau đó. Tôi đã được học tập, làm việc ở những phòng thí nghiệm lớn và với những GS nổi tiếng thế giới về gen và tế bào, trong đó đi sâu nghiên cứu quá trình điều hoà gen và kiểm soát sự phát triển của tế bào. Đó là điều may mắn song cũng là áp lực vô cùng lớn. May mắn vì tôi trưởng thành nhờ những điều học hỏi ở những người thầy lớn, từ những kiến thức, cách tư duy khoa học đến nhân cách, cách thức ứng xử điều hành công tác quản lý. Còn áp lực bởi các thầy luôn đòi hỏi rất cao và cực kỳ nghiêm khắc về chất lượng công việc. Các bạn hiểu rằng, giải Nobel là ý tưởng của thầy, chứng minh ý tưởng đó là công sức của các thế hệ học trò. Điều đó không hề đơn giản” - GS. Văn chia sẻ.

GS.TS Tạ Thành Văn có nhiều đóng góp lặng thầm cho y học.

Trong 10 năm ở Nhật, Mỹ, trải qua những “cú sốc” do xung đột, khác biệt về văn hóa, lối sống, GS. Tạ Thành Văn vừa từ từ chấp nhận, gạn đục khơi trong, hoà mình vào văn hoá bản địa, với ý chí “học tập là quan trọng nhất”, anh đã đặt tất cả tâm huyết vào công việc nghiên cứu ngày đêm trong phòng thí nghiệm. Khi quyết định rời Mỹ về làm việc tại phòng thí nghiệm của GS. Tasuku Honjo vào tháng 4-2001, nhiều người ngạc nhiên hỏi Tạ Thành Văn lý do, bởi GS. Honjo lừng danh song cũng nổi tiếng nghiêm khắc và đòi hỏi khắt khe. “Trung bình khoảng 1,5 tháng nhóm nghiên cứu của thầy Honjo công bố 1 bài báo nằm trong nhóm các tạp chí khoa học nổi tiếng nhất thế giới. Cũng giống như tất cả những người làm khoa học nghiêm túc, tôi quá thấm thía nỗi nhọc nhằn để có được một bài báo như vậy, nhưng được thầy nhận là một sự vinh hạnh, không phải nhà khoa học trẻ nào cũng có được”. GS. Tạ Thành Văn còn nhớ rất rõ câu nói của GS. Honjo trong lần đầu tiên hai thầy trò gặp mặt “Sở dĩ tôi chấp nhận cậu vì dù ở Nhật hay Mỹ cậu đều có các công bố quốc tế. Điều đó chứng tỏ cậu đã lao động miệt mài, liên tục trong khoa học!”. Ở phòng thí nghiệm, mọi người đều gọi GS. Honjo là “Super man” bởi khả năng làm việc ngoài sức tưởng tượng với khoảng 40 nghiên cứu sinh và sau tiến sĩ làm việc ngày đêm. Phòng thí nghiệm không bao giờ tắt đèn, kể cả những ngày lễ, tết. Để tiết kiệm thời gian, cách thức ông viết báo và viết sách (kể cả bằng tiếng Anh) là ông nói vào máy ghi âm rồi các thư ký sẽ đánh máy lại để ông sửa. Khi đó, ông là Trưởng khoa Y thuộc Đại học Tổng hợp Kyoto (nơi sở hữu giải thưởng Nobel nhiều nhất Nhật Bản). Tiếng tăm của GS. Honjo lừng lẫy đến nỗi, chỉ cần là học trò của thầy đã đủ khiến mọi người ngưỡng mộ, dù vào thời gian đó ông vẫn chưa đạt giải Nobel. Tâm huyết của người làm khoa học đích thực Hai năm rưỡi làm việc trong phòng thí nghiệm của GS. Honjo là quãng thời gian GS. Tạ Thành Văn thẩm thấu giá trị cũng như sự khốc liệt của cuộc đua nghiên cứu khoa học. Trong trí nhớ của anh, phòng thí nghiệm của GS. Honjo ngày đó như một công xưởng nghiên cứu. Mỗi tuần, nhóm nghiên cứu họp một lần vào sáng thứ 7, các học trò lần lượt báo cáo kết quả. Những vấn đề đang nghiên cứu đều “nóng” và thực sự là một cuộc đua giữa các nhóm khác trên thế giới. Nếu kết quả công bố chậm hơn thì dù có đổ vào đó bao nhiêu trí tuệ, tiền của, công sức, kết quả cũng chỉ là con số 0 tròn trĩnh. Tại đây, đã có người phải làm đơn xin thôi do mấy tuần liên tiếp không tiến triển, có kỹ thuật viên phải nghỉ việc sau khi pha nhầm hóa chất dù chỉ 1 lần. Trong thời gian làm việc tại nhóm của GS. Honjo, GS. Văn cũng có lần phải mất đến 3 tháng để khắc phục hậu quả. Do áp lực chạy đua kết quả, anh không kiểm định lại kết quả mình làm được sau mỗi giai đoạn nghiên cứu, đến khi phát hiện ra điểm chưa phù hợp, quay trở lại tìm nguyên nhân thì đã chậm 3 tháng. Với anh, gần 100 ngày đó là thời gian căng thẳng cực đỉnh bởi 2 nhóm nghiên cứu khác ở Đức và Mỹ cũng đang ở chặng nước rút cạnh tranh cùng một vấn đề. May mắn, hay nói đúng hơn là nỗ lực của anh và nhóm đã được đền đáp khi công bố sớm nhất kết quả công trình nghiên cứu “Các yếu tố tham gia điều hòa sự chuyển dạng của gen mã hóa kháng thể”, một kết quả có ý nghĩa quan trọng, làm tiền đề cho các nghiên cứu ứng dụng trong điều trị bệnh tự miễn và ung thư. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên Natural Imunology - tạp chí khoa học y học nổi tiếng thế giới. Đây được đánh giá là thành công rất lớn của GS. Tạ Thành Văn, cũng là niềm mơ ước của tất cả những người làm khoa học trên thế giới. Trước khi trở lại Việt Nam, GS. Honjo đã gọi GS. Văn vào phòng và dặn dò: “Khi về nước, cậu chịu khó tham gia các hội nghị khoa học để báo cáo với các nhà khoa học trong nước những gì đã làm, đồng thời nghe để biết nhu cầu về nghiên cứu khoa học của nước nhà vì cậu xa đất nước cũng đã lâu quá rồi. Tôi sẽ hỗ trợ cậu xây dựng nhóm nghiên cứu thông qua việc đào tạo”. Nhớ lời thầy dặn, khi trở lại quê hương, thấy rằng mảng bệnh lý di truyền phân tử và tế bào ở Việt Nam còn là một lĩnh vực gần như trống, GS. Văn “khởi nghiệp” chặng đường khoa học trong nước của mình bằng chủ đề đó. Với quan điểm “Nghiên cứu khoa học y học phải vị nhân sinh”, những đóng góp của GS. Tạ Thành Văn với nền Y học nước nhà đều hướng đến lợi ích của người bệnh. Gần 20 năm qua, GS. Văn âm thầm cống hiến cho khoa học y học nước nhà với nhiều công trình giá trị, công bố hơn 300 bài báo quốc tế và trong nước, chủ biên nhiều sách chuyên khảo, giáo trình về lĩnh vực Hóa sinh học phân tử và tế bào. Anh thiết lập được nhóm nghiên cứu mạnh tại Trường Đại học Y Hà Nội. Đó là Trung tâm Nghiên cứu Gen-Protein, trong đó hầu hết các nghiên cứu viên đều được đào tạo tại Nhật Bản. Trung tâm đã có nhiều công trình ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Trong đó phải kể đến hơn 10 bệnh lý di truyền ở Việt Nam đã được xây dựng bản đồ gen để căn cứ vào đó ứng dụng triển khai việc tư vấn tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và điều trị can thiệp nhằm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Kết quả của đề tài nghiên cứu cấp nhà nước “Chẩn đoán đột biến gen ứng dụng trong điều trị ung thư” (điều trị đích) đã được triển khai rộng rãi tại các bệnh viện hàng đầu về ung bướu hiện nay. Sản phẩm của đề tài “Liệu pháp tế bào miễn dịch trong ung thư” - một cách tiếp cận khác với công trình đạt giải thưởng Nobel của GS. Honjo song có chung 1 đích là ngăn cản sự tiến triển của tế bào ung thư và tăng cường hệ thống miễn dịch tế bào đã được đánh giá là giải pháp mang tính đột phá trong lĩnh vực ung thư và miễn dịch. Rồi nhiều công trình khác nữa của nhóm nghiên cứu của GS. Tạ Thành Văn đã tạo được tiếng vang trong cộng đồng các nhà khoa học Y học trong nước. GS. Tạ Thành Văn cũng là nghiên cứu viên chính Thử nghiệm lâm sàng vắc-xin ARCT-154 do Trường Đại học Y Hà Nội phối hợp với ngành Y tế Bắc Ninh triển khai tại huyện Yên Phong thời gian qua trong nỗ lực đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu và sản xuất vắc-xin phòng COVID-19 trong nước, góp phần đẩy lùi đại dịch. Để hiện thực hóa khát vọng lấp đầy khoảng trống nghiên cứu khoa học y học, nâng tầm và hội nhập thế giới, ở cương vị quản lý, GS. Văn nỗ lực thiết lập môi trường nghiên cứu tốt nhất cho cán bộ Trường Đại học Y Hà Nội bằng việc lựa chọn định hướng ưu tiên, ưu tiên các nhóm nghiên cứu mạnh, hỗ trợ các nhóm nghiên cứu bằng việc tìm kiếm các nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất. Trong định hướng để phát triển của Trường Đại học Y Hà Nội, lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các công nghệ cao trong y học cơ sở và y học lâm sàng để phục vụ bệnh nhân, cộng đồng được đặc biệt chú trọng. Hy vọng, tâm huyết của GS. Tạ Thành Văn sẽ thổi bùng ngọn lửa đam mê nghiên cứu khoa học y học vị nhân sinh ở những thế hệ học trò tiếp theo.

Chủ đề