Ca sĩ trường khánh là ai?

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Trần Khánh (1931-1981) là một ca sĩ nhạc đỏ. Ông được coi là người có chất giọng "tenor thép"[1]. Tên tuổi ông gắn liền với những ca khúc: Người chiến sĩ ấy, Tôi là người thợ lò, Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam... Ông được truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 2007.

Trần KhánhNghệ sĩ Nhân dânThông tin cá nhânSinh1931
Hải Phòng, Liên bang Đông DươngMất1981 (49 – 50 tuổi)Nghề nghiệpCa sĩLĩnh vựcNhạc đỏSự nghiệp âm nhạcCa khúc

  • "Người chiến sĩ ấy"
  • "Tôi là người thợ lò"
  • "Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam"
  • "Thành phố hoa phượng đỏ"

Giải thưởngNghệ sĩ nhân dân: Đợt 6 (2007)

  • x
  • t
  • s

Trần Khánh sinh năm 1931 tại Hải Phòng. Ông bắt đầu tham gia cách mạng từ năm 13 tuổi, làm liên lạc viên trong tổ công tác cách mạng của Văn Cao, được phân công nhiệm vụ mang sách báo tới các cơ sở cộng sản ở nội thành và biểu diễn tuyên truyền những bài ca cách mạng [2]. Tháng 6 năm 1945, ông rời Hải Phòng tới tòng quân tại chiến khu Đông Triều, Quảng Ninh. Tháng 8, ông trở về Hải Phòng hoạt động trong đội danh dự và tham gia cướp chính quyền. Tháng 12 năm 1945, ông cùng tiểu đoàn 51 Nam tiến, đi chiến đấu tại Đông Nam Bộ và vùng cực Nam Trung Bộ. Sau trận Đèo Cả, ông bị thương và được đưa về thành phố cảng.

Từ tháng 6 năm 1947, ông bắt đầu hoạt động biệt động tại Hải Phòng. Tháng 9/1948, Trần Khánh bị Pháp bắt ở Hà Nội nhưng sau đó được tổ chức thuê luật sư bảo vệ giúp ra khỏi tù. Tháng 1/1949, ông được điều về Ty điệp báo thuộc Nha công an Trung ương, sau đó được sáp nhập vào Ty Công an Hà Nội làm công tác phản gián. Ông đã tham gia trận đánh vào vũ trường Paramouth, định dùng mìn phá đài phát thanh của Pháp ở phố Quán Sứ nhưng không thành.

Năm 1951, khi mất liên lạc với cơ sở ở nội thành, ông một mình đi lên Bắc Giang, trong hành lý có tấm giấy của Phòng Nhì Pháp mà đội trưởng của ông đã trao cho ông để phòng khi lâm sự. Khi tiếp cận được với Ty Công an Bắc Giang thì chính tấm thẻ đấy đã khiến ông bị nghi ngờ là gián điệp và bị bắt giam mặc cho mọi lời giải thích. Tháng 11 năm 1953, ông bị kết án 6 năm tù vì tội làm gián điệp. Đến cuối năm 1954, thực hiện điều khoản của Hiệp định Geneve, Trần Khánh ra khỏi tù và về sinh sống tại xã Đông Sơn, huyện Yên Thế, Bắc Giang.

Hai năm sau, tháng 6 năm 1957, ông về Hà Nội và xin công tác tại Đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam. Từ đó Trần Khánh gắn bó và trở thành một giọng ca xuất sắc của Đài tiếng nói Việt Nam. Nhưng do vụ án trên mà Trần Khánh không được xét vào biên chế cho đến năm 1979 (sau hơn hai mươi năm cống hiến ở Đài).

Tuy nhiên chỉ vài năm sau, năm 1981, ông mất trong một vụ tai nạn giao thông.

Trần Khánh là một giọng ca nổi bật của nền thanh nhạc cách mạng trong những năm 1950-1970. Ông đã gắn liền tên tuổi với nhiều ca khúc, hợp xướng, trường ca đặc biệt là với những nhạc phẩm của nhạc sĩ Hoàng Vân. Những ca khúc như: Người chiến sĩ ấy, Tôi là người thợ lò, Tin chién thắng (Hoàng Vân), Hà Nội niềm tin và hy vọng (Phan Nhân), Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam (Chu Minh), Tiếng đàn xe nước (Vân Đông), Ba Đình nắng (Bùi Công Kỳ), Thành phố hoa phượng đỏ (nhạc Lương Vinh - thơ Hải Như), Tự nguyện (Trương Quốc Khánh), Bình Trị Thiên khói lửa (Nguyễn Văn Thương) - hát với Trần Thụ, Tình ca (Hoàng Việt), hợp xướng Hồi tưởng (Trích đoạn hợp xướng Ca ngợi tổ quốc - Hoàng Vân)... là những tác phẩm được phát sóng rộng rãi trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam và được công chúng yêu thích.

Ngoài ca hát, Trần Khánh còn sáng tác một số ca khúc như: Nắng ấm về trên Tổ quốc, Lời ru trên sóng, Tiếng sáo anh địa chất...

Năm 2007, ông cùng với phát thanh viên Việt Khoa (Đỗ Trọng Thuận) và họa sĩ thiết kế sân khấu Bùi Huy Hiếu là 3 người được truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.[3]

  1. ^ Chuyện ca sĩ Trần Khánh - chiến sĩ Nam tiến trẻ nhất - Bài viết của Dương Trung Quốc trên báo Vietnamnet
  2. ^ Tiếng ca đi cùng năm tháng
  3. ^ Danh sách những nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, NSUT lần thứ 6 - Báo Thanh Niên 06/02/2007

  • Chuyện ca sĩ Trần Khánh - chiến sĩ Nam tiến trẻ nhất - Dương Trung Quốc
  • Trần Khánh trên trang của Bộ Văn hoá Thông tin[liên kết hỏng]

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Trần_Khánh&oldid=68429765”

Đừng nhầm lẫn với Duy Khánh (diễn viên).

Duy Khánh (1936–2003), tên thật là Nguyễn Văn Diệp, còn có nghệ danh Tăng Hồng, Hoàng Thanh, ông là nam ca sĩ, nhạc sĩ người Việt Nam. Ông nổi danh từ thập niên 1960, ban đầu với những bài hát mang âm hưởng dân ca và "dân ca mới" của Phạm Duy, nhạc về quê hương, về sau ông được xem như là 1 trong 4 giọng nam của nhạc vàng thời kỳ đầu (Tứ trụ nhạc vàng), 3 người còn lại là: Nhật Trường, Hùng Cường, Chế Linh. Ông còn được biết đến như một nhạc sĩ tài năng với hơn 30 ca khúc đặc sắc.

Duy KhánhThông tin cá nhânSinhMấtGiới tínhQuốc tịchDân tộcNghề nghiệpSự nghiệp âm nhạcNghệ danhDòng nhạcNhạc cụHợp tác vớiCa khúc

Ca-nhạc sĩ Duy Khánh lúc sinh thời

Nguyễn Văn Diệp
1936
Triệu Phong, Quảng Trị, Đông Dương thuộc Pháp
12 tháng 2, 2003(2003-02-12) (66–67tuổi)
Quận Cam, California, Hoa Kỳ
nam
Hoa Kỳ
Kinh

  • Nhạc sĩ
  • Ca sĩ

Duy Khánh
Tăng Hồng
Hoàng Thanh

  • Nhạc vàng
  • Nhạc quê hương

Giọng hát
Hương Lan

  • Ai ra xứ Huế
  • Thương về miền Trung 1 & 2
  • Xin anh giữ trọn tình quê

Ảnh hưởng tới

  • Băng Tâm, Trường Vũ, Quang Lê

  • x
  • t
  • s

Mục lục

  • 1 Cuộc đời
  • 2 Nhận xét
  • 3 Sáng tác
    • 3.1 Băng nhạc, CD
  • 4 Trình diễn trên sân khấu
    • 4.1 Trung tâm Asia
  • 5 Chú thích
  • 6 Liên kết

Cuộc đờiSửa đổi

Duy Khánh sinh năm 1936 tại làng An Cư, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, là con áp út trong một gia đình vọng tộc gốc thuộc dòng dõi Quận công Nguyễn Văn Tường, Phụ chánh đại thần triều Nguyễn. Dòng họ Nguyễn này có vợ của Trung tướng Hoàng Xuân Lãm.

Năm 1952, Duy Khánh đoạt giải nhất cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của đài phát thanh Pháp Á tại Huế với bài hát Trăng thanh bình. Sau đó ông chuyển vào Sài Gòn để theo đuổi nghề ca hát.

Vào Sài Gòn, ông bắt đầu ghi âm đĩa nhựa và đi diễn khắp nơi với nghệ danh Hoàng Thanh. Ông trở thành một trong ba giọng nam được yêu thích nhất, cùng với Duy Trác, Anh Ngọc. Thời kỳ này tên tuổi của ông gắn liền với những bài có âm hưởng dân ca và "dân ca mới" của Phạm Duy: Vợ chồng quê, Ngày trở về, Nhớ người thương binh, Tình nghèo, Quê nghèo, Về miền Trung... rồi đổi nghệ danh là Duy Khánh. Chữ "Duy" trong Phạm Duy, còn "Khánh" là tên một người bạn thân của ông.

Ông bắt đầu viết nhạc từ năm 1959, nhạc ông thường nói về tình yêu quê hương, mang hơi dân ca xứ Huế và được đón nhận nồng nhiệt, ngay từ hai sáng tác đầu tay: Ai ra xứ Huế, Thương về miền Trung.

Ngoài ra, từ đầu thập niên 1960 cho đến năm 1975, Duy Khánh còn lập nhóm chủ trương xuất bản tờ nhạc mang tên 1001 Bài Ca Hay quy tụ được nhiều tác phẩm của các nhạc sĩ nổi tiếng thời điểm đó như Trần Thiện Thanh, Nhật Ngân, Hoài Linh, Lam Phương, Trúc Phương... Tờ nhạc do nhóm xuất bản được giới mộ nhạc đánh giá cao vì in ronéo bản đẹp và minh họa công phu do chính Duy Khánh chỉ đạo thực hiện.

Năm 1964, ông thành hôn với Âu Phùng, một vũ công xinh đẹp người Việt gốc Hoa trong ban vũ Lưu Bình Hồng, sinh ra 2 người con. Về sau 2 người đã ly dị.

Năm 1965, ông cùng với nữ danh ca Thái Thanh thu thanh bản trường ca Con đường cái quan của Phạm Duy. Sau đó cả 2 người cùng hát trường ca Mẹ Việt Nam. Cho đến nay, 2 bản trường ca này vẫn gắn liền với giọng hát Thái Thanh, Duy Khánh.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông ở lại Việt Nam và bị cấm hát trong một thời gian dài, sau đó thành lập đoàn nhạc Quê Hương, quy tụ nhạc sĩ Châu Kỳ, Nhật Ngân, ca sĩ Ngọc Minh, Nhã Phương, Bảo Yến,...

Vào khoảng giữa thập niên 1970, ông kết hôn với bà Thúy Hoa rồi sống tại Vũng Tàu. Họ có với nhau 3 người con, 1 trai và 2 gái. Ông chuyển sang theo đạo Công giáo và có tên thánh là Micae.

Sau khi sang Hoa Kỳ vào năm 1988, ông hát độc quyền cho Trung tâm Làng Văn, và xuất hiện trên một số cuốn video của trung tâm Asia, sau đó, thành lập trung tâm Trường Sơn tiếp tục ca hát và dạy nhạc cho đến khi qua đời.

Ông mất vào 12 giờ trưa ngày 12 tháng 2 năm 2003, tại bệnh viện Fountain Valley, Quận Cam, California, hưởng thọ 67 tuổi.

Nhận xétSửa đổi

Trong giọng ca Duy Khánh, nghe âm hưởng tiếng trống cổ thành, tiếng thông reo trên đồi Vọng Cảnh
— Nhạc sĩ Phạm Duy
Danh ca Duy Khánh ngày đó là một người rất đào hoa, tốt với bạn bè, lúc nào cũng chịu chơi, xả láng hết mình, không tiếc gì. Anh đẹp trai, lại có tài nên được rất nhiều người đẹp xung quanh
— Ca sĩ Băng Châu

Sáng tácSửa đổi

  • Ai ra xứ Huế (1964)[1]
  • Anh lên rừng núi cao nguyên
  • Anh về một chiều mưa (1962)[2]
  • Bao giờ em quên (1963)[3]
  • Biết trả lời sao (1965)[4]
  • Chuyện buồn ngày xưa (1962)
  • Đâu bóng người xưa (1961)
  • Đêm bơ vơ (1973)[5]
  • Đêm nao trăng sáng (1959)
  • Điệu buồn chia xa (1994)
  • Đi từ đồng ruộng bao la (1969)
  • Đường trần lá đổ [6]
  • Giã từ Đà Lạt (1964)
  • Hát trên đỉnh đèo (1991)
  • Hoài ca (1956)
  • Huế đẹp Huế thơ
  • Lối về đất mẹ (1965)[7]
  • Màu tím hoa sim (1964)[8]
  • Một lần trong đời
  • Mưa bay trong đời (1966)
  • Mừng anh chiến sĩ
  • Mùa chia tay (1965)
  • Nỗi buồn 20 (1967)
  • Nỗi niềm riêng (1988)
  • Nén hương yêu (1964)[9]
  • Ngày tháng đợi chờ (1961)
  • Ngày xưa lên năm lên ba (1974)[10]
  • Người anh giới tuyến (1968)
  • Ơi người bạn Sài Gòn (1994)
  • Sao không thấy anh về (1962)[11]
  • Sao đành bỏ quê hương (1976)
  • Sầu cố đô (1963)[12]
  • Thư về em gái thành đô (1967)
  • Thương về miền Trung (1962)[13]
  • Tình ca quê hương (1966)
  • Trăm năm bến cũ (1967)
  • Trường cũ tình xưa (1969)
  • Vùng quê tương lai (1967)
  • Xin anh giữ trọn tình quê (1966)[14]

Băng nhạc, CDSửa đổi

  • Trường Sơn 1: Hát giữa quê hương (1969)
  • Trường Sơn 2: Quê hương và tuổi trẻ (cuối 1970, đầu 1971)
  • Trường Sơn 3: Người tình và quê hương (1971)
  • Trường Sơn 4: Ca khúc thịnh hành (1971)
  • Trường Sơn 5: Tình trong khói lửa
  • Trường Sơn 6: Quê hương và tuổi loạn (1972)
  • Trường Sơn 7: Quê hương, mùa trăng, mùa thu (1972)
  • Trường Sơn 8
  • Cỏ May 1
  • Cỏ May 2
  • Cỏ May Xuân 1973
  • Trường Sơn Nhạc tuyển
  • Tiếng hát Duy Khánh 1, 2, 3
  • Trường Sơn Duy Khánh 1: Quê hương ta (1990)
  • Trường Sơn Duy Khánh 2: Tình đời, Tình bạn, Tình yêu (1990)
  • Trường Sơn Duy Khánh 3: Lính và đời lính (1990)
  • Trường Sơn Duy Khánh 4: Xa nguồn yêu thương
  • Trường Sơn Duy Khánh 5: Sớm muộn tôi cũng về (1991)
  • Trường Sơn Duy Khánh 6: Không chủ đề 1 (1991)
  • Trường Sơn Duy Khánh 7: Mẹ trong lòng người đi (1991)
  • Trường Sơn Duy Khánh 8: Vườn dâu xanh (1991)
  • Trường Sơn Duy Khánh 9: Những chiều không có em (1991)
  • Trường Sơn Duy Khánh 10: Những mảnh tình quê (1992)
  • Trường Sơn Duy Khánh 11: Lời đầu năm cho con (1992)

Trình diễn trên sân khấuSửa đổi

Trung tâm AsiaSửa đổi

STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Xuân này con không về (Trịnh Lâm Ngân) đơn ca ASIA 10 1995
2 LK Tàu đêm năm cũ, Kẻ Ở Miền Xa, Mưa Nửa Đêm, Ai cho tôi tình yêu (Trúc Phương) Phương Hồng Quế, Thanh Thuý ASIA 11 1996
3 Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê (Duy Khánh) đơn ca ASIA 12 1996
4 LK 24 Giờ Phép (Trúc Phương), Một Người Đi (Mai Châu), Sao Không Thấy Anh Về (Duy Khánh) Hoàng Oanh ASIA 14 1997
5 Người Lính Già Xa Quê Hương (Nhật Ngân) đơn ca ASIA 36 2002

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Cảm tác từ Ai vô xứ Huế thì vô trong Con đường Cái Quan của Phạm Duy.
  2. ^ Đồng sáng tác với Anh Thy.
  3. ^ Viết theo ý thơ bài "Bao giờ em quên" trong tập "Người yêu tôi khóc" (1958) của thi sĩ Thế Viên.
  4. ^ Âm hưởng "Thương về miền Trung".
  5. ^ Viết tặng ca sĩ Băng Châu.
  6. ^ Có giai điệu tương tự bài "Xin anh giữ trọn tình quê" nhưng khác lời.
  7. ^ "Gửi về những ai đang sống thương yêu bên giòng Thạch Hãn" trích lời Duy Khánh trong tờ nhạc.
  8. ^ Viết lời chung với Trọng Khương dựa ý thơ Hữu Loan.
  9. ^ Đồng sáng tác với Châu Kỳ.
  10. ^ Đồng sáng tác với Trầm Tử Thiêng.
  11. ^ Tức Thương về miền Trung 2.
  12. ^ Tức Không bao giờ em quên.
  13. ^ Đây là sáng tác của Duy Khánh ,trong tờ nhạc chỉ đề tên Duy Khánh ngoài ra không còn đề tên nào khác. Không có gì chứng minh ca khúc này của nhạc sĩ Châu Kỳ.
  14. ^ Viết tại Lào nhân dịp ông tham dự lễ hội tại đây.

Liên kếtSửa đổi

  • Tiểu sử Duy Khánh

Video liên quan

Chủ đề