Cà dây leo sống ở đâu

Mô tả ngắn: Thảo dược quý hỗ trợ điều trị bệnh gan. Đây là một loại cây thuốc quen thuộc, được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và là một trong những cây thuốc quý được nghiên cứu thành công trong điều trị viêm gan, xơ gan, giúp thải độc gan, hạ men gan.

Tên Tiếng Việt: Cà gai leo.

Tên gọi khác: Cà gai dây; Cà vạnh; Cà quýnh; Cà lù; Cà bò; Cà Hải Nam; Cà quạnh; Quánh; Gai cườm.

Tên khoa học: Solanum procumbens.

Đặc điểm tự nhiên

Cây Cà gai leo nhỏ sống nhiều năm, mọc leo hay bò dài đến 6m hoặc hơn. Hóa thân gỗ, nhẵn, phân nhánh nhiều; Các cành được bao phủ bởi lông sao và nhiều gai cong màu vàng. Lá mọc so le, hình bầu dục hay thuôn dài, chẻ không đều, mặt trên có gai, mặt dưới có lông mềm hình sao. Các nách hoa hình 2-5 (7-9) hoa màu tím nhạt. Quả mọng, hình cầu, khi chín có màu đỏ. Hạt hình thận dẹt, màu vàng. Hoa tháng 4 - 5, quả tháng 7 - 8.

Quả cây Cà gai leo

Loài này phân bố ở nhiều quốc gia như, Lào, Campuchia, Trung Quốc.

Ở Việt Nam, Cà gai leo mọc hoang khắp nơi từ miền xuôi đến trung du và đồng bằng ven biển. Các tỉnh có nhiều nhất là Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hóa, Nghệ An. Cũng thường được trồng làm hàng rào. Rễ và cành có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô. Có thể dùng dược liệu dạng cao nước, cao mềm hoặc cao khô.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng của Cà gai leo là rễ và cành.

Toàn cây, đặc biệt là rễ cây Cà gai leo, chứa các thành phần hóa học như flavonoid, diosgenin, saponin steroid, acaloid solasodin và solasodinon, các hoạt chất glycoalcaloid…

Tính vị, quy kinh

Loài Cà gai leo có vị hơi đắng, tính ấm.

Công năng, chủ trị

Trong y học cổ truyền, toàn cây Cà gai leo được dùng để chữa nhiều:

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh ly về gan: Viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, giải độc gan, bảo vệ gan…

  • Giải độc rượu bia.

  • Chữa trị các bệnh ho gà, viêm họng, suyễn.

  • Chưa đau mỏi, đau nhức khớp.

  • Trị phong thấp, sâu răng.

Theo y học hiện đại

Điều trị bệnh về gan

Cà gai leo được các bệnh viện trung ương quân đội 103, 354, 115 hàng đầu cả nước nghiên cứu kỹ lưỡng và thử nghiệm lâm sàng cho kết quả vô cùng khả quan và tốt cho việc điều trị gan, giảm các triệu chứng vàng da, mệt mỏi, tiểu vàng, vàng niêm mạc ở người mắc phải.

Đặc biệt, qua quá trình nghiên cứu và kết quả khám lâm sàng của các chuyên gia Viện Dược liệu Quốc gia trên bệnh nhân viêm gan đã chỉ ra và chứng minh Cà gai leo là cây thuốc có tác dụng hoàn hảo và hiệu quả đối với gan.

Trong Cà gai leo có chất Glycoalcaloid có tác dụng ức chế sự sao chép và tiêu cực của virus viêm gan B. Loại thảo dược này có khả năng làm giảm nồng độ vi rút trong máu của người bệnh, vi rút viêm gan B.

Ngoài ra, nó còn giúp giải độc rượu và giải độc gan, đã được kiểm chứng và chứng minh khả năng ngăn ngừa, làm chậm quá trình tiến triển của xơ gan nhanh chóng.

Tác dụng của Cà gai leo được chứng minh qua nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cho thấy đây là cây thuốc quý có tác dụng ưu việt giúp, điều trị gan nhiễm mỡ, xơ gan và các triệu chứng do rối loạn chức năng gan.

Cây Cà gai leo có tác dụng chữa bệnh gan

Cà gai leo tác dụng lên các dòng tế bào ung thư

Đã thử tác dụng của cà gai leo trên các dòng tế bào ung thư như SIHA, Caski, Hela,… Kết quả cho thấy cà gai leo làm giảm tỷ số tăng sinh của dòng tế bào ung thư.

Dịch chiết toàn phần từ cây Cà gai leo có tác dụng chống oxy hóa rất tốt. Nó còn chống viêm làm giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan, bảo vệ gan.

Trong nghiên cứu của Bác sĩ. Nguyễn Thị Bích Thu và cộng sự về cây Cà gai leo cho biết chiết xuất toàn cây và glycoalkaloid có tác dụng chống oxy hóa đáng kể lần lượt là 47,5% và 47,5%. Cà gai leo cũng được chứng minh là có khả năng ức chế một số dòng tế bào ung thư do virus, chẳng hạn như virus.

Cách dùng

Cà gai leo có thể mua tươi về rửa sạch phơi khô bảo quản nơi thoáng mát. Sử dụng Cà gai leo dạng sắc là dạng truyền thống dễ áp dụng nhất.

Liều dùng

Liều lượng thích hợp của Cà gai leo còn phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của người dùng và một số điều kiện khác. Luôn nhớ rằng các sản phẩm tự nhiên không nhất thiết phải luôn an toàn và liều lượng có thể rất quan trọng. Phải đảm bảo làm theo các hướng dẫn có liên quan trên nhãn sản phẩm và tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác trước khi sử dụng.

Thân lá và rễ cây Cà gai leo khô liều 50 - 60gram/người/ngày.

Cây Cà gai leo phơi khô

Bài thuốc kinh nghiệm giúp giải rượu

Cách 1: Sử dụng 100g Cà gai leo sắc với 400ml nước còn 150ml để uống trong ngày khi thuốc còn ấm.

Cách 2: Cà gai leo khô 50g hãm với nước sôi, cho người say uống thay nước.

Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư

Cách 1: Cà gai leo (thân, rễ, lá) 30g, cây Dừa cạn 10g, cây Chó đẻ răng cưa (Diệp hạ châu) 10g. Tất cả cho vào sao vàng, sắc uống hàng ngày một thang.

Cách 2: Chuẩn bị 30g Cà gai leo, 30g Cây an xoa, 30g Cây bán chi liên. Các vị thuốc đem rửa sạch, sắc với 1 lít nước, sắc cạn còn 500ml cho bệnh nhân uống thành 3 lần vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối sau mỗi bữa ăn. Nếu bệnh nhân xơ gan, kiên trì dùng bài thuốc trên trong thời gian từ 2 đến 3 tháng là có sự chuyển biến tích cực, chức năng gan sẽ dần dần phục hồi.

Bài thuốc kinh nghiệm trị tê thấp, đau lưng, nhức mỏi

Chuẩn bị 10g Cà gai leo, 10g Dây gấm, 10g Thổ phục linh, 10g Kê huyết đằng, 10g Lá lốt. Đem tất cả sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Uống liên tục từ 10 - 30 tháng.

Bài thuốc kinh nghiệm chữa chứng ho gà, suyễn

Chuẩn bị 10g Cà gai leo, 10g Thiên môn, 10g Mạch môn. Đem sắc ngày 1 thang chia 3.

Chữa cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn

Liều dùng 16 - 20g rễ hoặc thân lá Cà gai leo sắc uống hàng ngày.

Bài thuốc kinh nghiệm chữa ho do viêm họng

Sử dụng rễ hoặc thân và lá Cà gai leo khoảng 15g, 30g lá chanh, đem sắc uống làm 2 lần trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm. Dùng trong 5 - 7 ngày.

Nguồn gốc thuốc cần được kiểm tra kĩ: Cung cấp dược liệu Cà gai leo cần được kiểm soát chặt chẽ, về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ…

Mang thai và cho con bú: Chưa có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu Cà gai leo có an toàn để sử dụng khi mang thai hoặc cho con bú hay không. Nên giữ an toàn và tránh sử dụng.

  1. Cà gai leo trị bệnh gan hiệu quả. (n.d.). Retrieved from Sức khỏe đời sống.

  2. Cách dùng cà gai leo cho đúng mà không phải ai cũng biết. (2016). Retrieved from Cây thuốc: //caythuoc.org/cach-dung-ca-gai-leo-lam-thuoc-tot-nhat.html

  3. Cây cà gai leo giải độc và hạ men gan. (2021). Retrieved from Thầy thuốc Việt Nam: //thaythuocvietnam.vn/tim-hieu-ve-cay-ca-gai-leo-chua-benh-gan/

  4. Nguyen Xuan Hai, N. T. (2019). Chemical constituents isolated from the whole plant of Solanum procumbens. Research Gate. Retrieved from //www.researchgate.net/publication/336674786_Chemical_constituents_isolated_from_the_whole_plant_of_Solanum_procumbens

  5. VŨ, B. H. (2019). Cà gai leo trị bệnh gan hiệu quả. Retrieved from Sức khỏe đời sống: //suckhoedoisong.vn/ca-gai-leo-tri-benh-gan-hieu-qua-169160524.htm

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng dược liệu phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Đứng trước nỗi lo của người bệnh gan về tình trạng dược liệu bẩn đang ngày một tràn lan, gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, mới đây, Bộ Y tế vừa công bố vùng trồng Cà gai leo lớn nhất Việt Nam tại xã Mỹ Thành, Mỹ Đức, Hà Nội chính thức nằm trong danh mục dược liệu đạt chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái của Tổ chức Y tế thế giới (GACP – WHO). Đây được xem là một dấu mốc mới cho ngành dược liệt Việt trong tiến trình hoàn thiện chuỗi giá trị “xanh” chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Cà gai leo – thảo dược quý cần được quy hoạch

Trong số các thảo dược có tác dụng bảo vệ gan, Cà gai leo là cây thuốc được nghiên cứu bài bản và kĩ lưỡng nhất cho bệnh viêm gan virus và xơ gan. Đến nay đã có 4 luận án tiến sĩ, 3 đề tài cấp nhà nước về cây này. Tất cả đều khẳng định Cà gai leo là dược liệu duy nhất có khả năng ngăn chặn xơ gan tiến triển, phục hồi tổn thương tế bào gan và làm giảm nồng độ virus viêm gan.

Bởi tác dụng độc đáo này, Cà gai leo đã được trồng và sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Song, dược liệu này chủ yếu được trồng tự phát, thiếu quy hoạch bài bản (trồng lẫn với vùng trồng lúa và hoa màu, chăm sóc theo kinh nghiệm, sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới… tùy tiện, thu hái không theo mùa vụ) làm ảnh hưởng tới chất lượng dược liệu, qua đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chiết xuất từ Cà gai leo.

Trước thực trạng đó, việc xây dựng một quy trình trồng trọt chuẩn cho dược liệu quý này là yêu cầu tất yếu để đảm bảo hàm lượng hoạt chất luôn ổn định nhất, cao nhất và an toàn nhất.

Để làm được điều này, cho đến nay trong số các tiêu chuẩn về trồng trọt dược liệu sạch hiện nay, GACP (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu) là tiêu chuẩn duy nhất được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận, nhằm đảm bảo tạo ra nguồn nguyên liệu làm thuốc sạch, an toàn, hiệu quả bền vững. Những dược liệu đạt tiêu chuẩn này đã được kiểm định khắt khe về: đất trồng, nguồn nước, cây giống, kĩ thuật trồng trọt và chăm sóc, thu hái, cho đến chế biến dược liệu.

Vùng trồng Cà gai leo lớn nhất tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn GACP của Tổ chức Y tế thế giới

Việc quy hoạch vùng trồng theo tiêu chuẩn GACP – WHO đòi hòi yêu cầu rất nghiêm ngặt mà không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Tại Việt Nam, số lượng vùng trồng đạt tiêu chuẩn này mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Và Công ty TNHH Tuệ Linh là một trong số ít các doanh nghiệp xây dựng thành công vùng trồng Cà gai leo lớn nhất đạt chuẩn GACP - WHO.

Nằm trên bãi đất tự nhiên thuộc Xã Mỹ Thành–Mỹ Đức – Hà Nội, gần 15 ha Cà gai leo được trồng theo một quy trình riêng biệt, tránh được những tác động tiêu cực từ vùng sản xuất nông nghiệp xung quanh.

Vùng dược liệu Cà gai leo sạch đạt chuẩn GACP-WHO tại Mỹ Thành, Mỹ Đức, Hà Nội

Để đạt tiêu chuẩn GACP - WHO, cây Cà gai leo đã được tiến hành kiểm định ngay từ khâu lựa chọn giống. Cây mẹ đem đi nhân giống phải là cây thuần chủng – đã được các chuyên gia định danh chính xác nhằm tránh nhầm lẫn, sau đó đem nuôi trong nhà kính để tránh thụ phấn chéo với các giống cà khác.

Bên cạnh nguồn giống tốt, gần 15ha đất tại Mỹ Đức đã phải trải qua một quá trình xử lý nghiêm ngặt về mẫu nước, mẫu đất. Chỉ khi đảm bảo yêu cầu về dinh dưỡng, không tồn dư thuốc trừ sâu thì mới đủ tiêu chuẩn trồng dược liệu.

Khi nói về việc tuân thủ khắt khe các nguyên tắc trồng trọt, thu hái đạt chuẩn GACP, anh Phạm Văn Chiến (kĩ sư vùng trồng Cà gai leo Tuệ Linh) cho biết: “Bên cạnh việc kiểm soát vô vùng chặt chẽ các khâu đất trồng, nguồn giống, quy trình chăm sóc, sự khác biệt lớn nhất ở đây là việc vùng trồng không dùng phân hoá học nhưng vẫn phải đảm bảo năng suất. Chúng tôi áp dụng phương pháp trồng luân canh cây đậu tương và dùng chính cây đậu tương làm phân.”

Cà gai leo được chăm sóc đảm bảo tiêu chuẩn sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Vì thế, những cây Cà gai leo Tuệ Linh cho hàm lượng dược chất rất cao. Kết quả định lượng tại Viện Dược Liệu Trung ương cho thấy: hàm lượng dược chất Glycoalkaloid trong Cà gai leo Tuệ Linh đạt mức 0.75%, cao hơn 7 đến 8 lần so với hàm lượng dược chất quy chuẩn.

Với việc chuẩn hóa nguyên liệu đầu vào rất cao, kết hợp công nghệ chiết xuất hiện đại, nên sản phẩm Giải độc gan Tuệ Linh, Cà gai leo Tuệ Linh có chất lượng ổn định và vượt trội. Nghiên cứu lâm sàng của Giải độc gan Tuệ Linh tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện Quân y 103, bệnh viện Đại học Y Hà Nội đều cho hiệu quả cao trên bệnh nhân viêm gan virus, xơ gan, men gan cao.

Ngoài ra, sản phẩm Giải độc gan Tuệ Linh từ Cà gai leo và Mật nhân cũng nhận được sự đánh giá cao từ người bệnh. Kết quả khảo sát của Tạp chí Tiêu & dùng (Thời báo Kinh tế Việt Nam) cho thấy: tới 89% người dùng hài lòng về hiệu quả của sản phẩm sau khi sử dụng.

Như vậy, với tiêu chuẩn GACP – WHO, người tiêu dùng không chỉ có cho mình tiêu chí khi lựa chọn các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ tự nhiên mà còn yên tâm về nguồn dược liệu sạch, đảm bảo hàm lượng hoạt chất luôn ổn định ở mức cao nhất.

P.V

Video liên quan

Chủ đề