Ca cổ cây bàng côn đảo

Côn Đảo có nhiều cây bàng cổ thụ với 60 cây có tuổi thọ từ 130-150 tuổi, được xếp vào hàng cây “Di sản Việt Nam”. Bàng Côn Đảo thuộc loại giống cây rừng, lá, quả to hơn bàng nơi khác. Cây bàng ở đảo cao sừng sững, gốc to hai ba người ôm không xuể. Ngày xưa, người ta trồng bàng để chắn gió, bão, bảo vệ đảo. Không những thế, cây bàng còn là sự song hành với lịch sử đẫm nước mắt của “địa ngục trần gian” với biết bao đau thương, mất mát.

Dưới đây là những hình ảnh phóng viên Báo Bà Rịa – Vũng Tàu ghi lại về những cây bàng được vinh danh cây “Di sản Việt Nam”.

Nổi bật nhất là hai bàng di sản Việt Nam tại đường Tôn Đức Thắng, huyện Côn Đảo là hai cây bàng cổ thụ có thân rất to, đứng sừng sững đối diện cầu tàu 914 lịch sử.

Di tích trại Phú Hải (thuộc hệ thống nhà tù Côn Đảo) là nơi có 8 cây bàng di sản ở trong quần thể 60 cây di sản ở Côn Đảo được Hội bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận

Những cây bàng di sản đã chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử: sự đàn áp dã man của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như tinh thần trung kiên, bất khuất của người tù Côn Đảo yêu nước và cả những giây phút trào nước mắt hạnh phúc trong ngày Côn Đảo được giải phóng.Những cây bàng di sản rất đỗi thiêng liêng đối với các chiến sĩ cách mạng bị giam tù ở trại Phú Hải. Nó tiếp thêm sức mạnh cho những con người yêu nước thực hiện lí tưởng cách mạng cao đẹp. Theo những cựu tù Côn Đảo cho biết, mỗi lần được cai ngục cho ra ngoài, người tù nào cũng tìm cách hái lá bàng non và cả lá bàng xanh, nhặt trái bàng lén giấu trong người, ngậm trong miệng vào phòng giam chia cho đồng đội cùng ăn. Lá bàng, quả bàng đối với người tù Côn Đảo như rau xanh, thực phẩm giúp chống chọi với cơn đói...

Mùa cây bàng thay lá được những chiến sĩ cách mạng ghi dấu năm tháng trôi qua chốn địa ngục trần gian giữa biển khơi. Cây bàng di sản trở thành biểu tượng tinh thần của người dân Côn Đảo nói riêng, người dân cả nước nói chung. Côn Đảo hôm nay đổi thay và cây bàng lại chứng kiến màu áo mới ấy.

Không những thế, lá bàng còn giúp vết thương trên người chiến sĩ bớt mưng mủ do bọn thực dân, đế quốc, tay sai gây ra. Đặc biệt, cây bàng còn làm nhiệm vụ của một bưu tá, truyền và nhận thông tin. Lá bàng khô được người chiến sĩ đốt để làm mực, truyền tin cho nhau. Gốc của cây bàng có nhiều ngóc ngách như những hộp thư liên lạc bí mật được chiến sĩ làm nơi cất giấu thư từ.

2. Côn Đảo giữa trưa, mặt trời dồn sức nóng, dãy nhà lao thành những lò thiêu. Gió tháng Ba xô lửa vào vách núi, cây bàng chơ vơ lá đỏ buông cành. Đôi mắt Bác buồn hiu, nghe sóng gọi bên gành. Người sắp chết khóc người đã chết, xao xác hàng dương bãi cát trắng xương khô. Côn Đảo se lòng nén những cơn đau, đang kiệt sức, lịm dần trong hơi nóng. Một đám mây bồng bềnh trôi trên sóng, mưa, mưa đã về, đôi mắt Bác cũng đầy mưa …

Lối
Tháng Tám - mùa dân tộc phá xiềng nô lệ
Cây bàng lớn nhanh phơi phới tuổi hai mươi
Cành lá biếc xanh đón nắng ấm đổi đời
Người trồng cây hái ước mơ đã chín.

Vọng cổ

5. Rời Côn Đảo, chuyến tàu chiều bịn rịn, Bác vịn cây bàng thân yêu vuốt ve an ủi, trong đôi mắt mênh mông còn nặng gánh thương … buồn.
Ôi nghĩa địa hàng dương – những nấm xương tàn của đồng chí, anh em vùi trong cát nóng, họ có cùng về hay ở lại ngàn thu. Lá bàng rơi trong chiều lạnh xương mù, cây cũng khóc, người ngậm ngùi rơi nước mắt. Tiếng còi tàu quặn đau lòng se thắt, bóng tối buông neo, tàu lẫn khuất giữa muôn trùng.

6. Bác Tôn ơi! Con chưa về thăm Bảy Núi, lòng ngậm ngùi thương nhớ Mỹ Hòa Hưng. Con ngắm Sông Hậu chiều nước lưng chừng lớn, lục bình trôi, bông nở tím dòng sông. Một góc quê hương, nơi tuổi thơ Bác sống, mảnh đất êm đềm – ôi đất mẹ quê hương. Hơn nửa thế kỷ đã đi qua, lớp cháu con giờ đây khôn lớn mới hiểu trong màu xanh sông núi có hồn thiêng. Chiều bịn rịn làm rơi từng giọt nắng, biển bờ xa, con sóng lội ngập ngừng.
Bác ơi! Hôm nay con về thăm Côn Đảo
Đứng dưới gốc cây bàng, chiều xuống rưng rưng
Cây bàng Bác trồng – cây đã thành cổ thụ
Màu xanh ngọt ngào, ôi tình Bác thắm đời con./.

Ca cổ cây bàng côn đảo

Tác phẩm này được bảo vệ bản quyền nội dung trên internet bởi DMCA, chúng tôi nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác phẩm, công sức và sự sáng tạo của chúng tôi.